Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 6 - Năm học 2020-2021
Chủ đề 3: QUAN TÂM, CHĂM SÓC
NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 6. LỄ PHÉP, VÂNG LỜI ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ
I. MỤC TIÊU:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời.
- Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
2. CHUẨN BỊ
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Con chim vành khuyên” – sáng tác: Hoàng Vân),
Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TUẦN 6 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020 Chủ đề 3: QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH Bài 6. LỄ PHÉP, VÂNG LỜI ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ I. MỤC TIÊU: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời. - Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị. 2. CHUẨN BỊ GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1 - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Con chim vành khuyên” – sáng tác: Hoàng Vân), Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện) HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Con chim vành khuyên” - GV tổ chức cho HS hát bài “Con chim vành khuyên”. - GV đặt câu hỏi: Vì sao chim vành khuyên lại được khen ngoan ngoãn? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Chim vành khuyên biết nói lời lễ phép, chào hỏi mọi người nên luôn được mọi người yêu thương, quý mếm. HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có trang phục gọn gàng, sạch sẽ em cần biết giữ gìn trang phục hằng ngày. 2. Khám phá Tìm hiểu vì sao cần lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị - GV treo lần lượt từng tranh ở mục Khám phá trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để trình chiếu). GV yêu cầu HS quan sát kĩ hành động và lời nói của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi “Bạn trong tranh đã thể hiện sự lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị như thế nào?” - GV lắng nghe, khen ngợi HS và tổng kết: + Tranh 1: Bà gọi dậy, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép (ạ ở cuối câu). + Tranh 2: Chị gái hỏi, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép. + Tranh 3: Mẹ nói, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép. + Tranh 4: Trước khi đi học, bạn đã lễ phép chào ông bà. - GV nêu câu hỏi: Vì sao em cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Lễ phép, vâng lời là thể hiện lòng kính yêu mọi người trong gia đình. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, cử chỉ phù hợp. 3. Luyện tập Hoạt động 1. Em chọn việc nên làm - GV treo 3 tranh ở mục Luyện tập trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để lựa chọn: Bạn nào biết lễ phép, vâng lời? Bạn nào chưa biết lễ phép, vâng lời? Vì sao? - HS có thể dùng sticker mặt cười (thể hiện sự đồng tình), mặt mếu (thể hiện không đồng tình) hoặc thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận dưới các tranh. + Mặt cười: việc làm ở tranh 1 và 2. + Mặt mếu: việc làm ở tranh 3. - GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao lựa chọn việc làm ở tranh 1 và 2. + Việc làm ở tranh 1: Trời nóng, thấy bố làm việc vất vả, bạn gái mang nước lễ phép mời bố. + Việc làm ở tranh 2: Mẹ nhờ bạn phụ giúp nhặt rau, bạn gái lễ phép, vâng lời và làm giúp mẹ. - GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao không lựa chọn việc làm ở tranh 3. + Việc làm ở tranh 3: Ông nhắc nhở bạn cho nhỏ tiếng ti-vi, bạn không nghe lời. - GV khen ngợi các ý kiến của HS và kết luận. Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình. Không đồng tình với những việc làm chưa biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị. Hoạt động 2. Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em chia sẻ với bạn những việc em đã làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị. 4. Vận dụng Hoạt động 1. Xử lí tình huống - GV chia HS theo nhóm đôi để phù hợp với hai nhân vật trong các tình huống ở mục Luyện tập trong SGK. GV nêu rõ yêu cầu của từng tình huống, cho HS nhắc lại lời mẹ và chị gái (giai đoạn này HS chưa tự đọc được lời thoại). - GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, trao cho nhóm đạo cụ để đóng vai. - GV hướng dẫn HS nhận xét: Bạn nào đóng vai mà em thích nhất? Vì sao? (tránh chê, cần khen ngợi, động viên HS). - GV có thể đưa ra thêm các phương án trả lời để HS thảo luận, ví dụ: Tình huống 1: + Con đang xem ti-vi mà mẹ! + Mẹ bảo anh (chị) làm đi! + Con xem xong đã! + Vâng ạ! Con làm ngay ạ! Tình huống 2: + Mặc kệ em! + Chị cứ đi ngủ đi! + Em vẽ xong đã! + Vâng! Em cất ngay đây ạ! - HS cả lớp nêu ý kiến: Lời nói nào thể hiện sự lễ phép, vâng lời? Lời nói nào chưa thể hiện sự lễ phép vâng lời? Vì sao? (Hành động vào lời nói: “Vâng ạ! Con làm ngay ạ!”; “Vâng! Em cất ngay đây ạ!” thể hiện lễ phép, vâng lời. Những lời nói còn lại thể hiện chưa vâng lời, chưa lễ phép). - HS chia sẻ những việc mình đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị. - GV khen ngợi và chỉnh sửa. Kết luận: Em luôn thể hiện sự lễ phếp, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói, việc làm phù hợp: biết chào hỏi trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà; khi được đưa thứ gì thì nên nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn Hoạt động 2. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị GV nhắc nhở HS thể hiện lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, việc làm phù hợp với bản thân. Đồng thời gợi ý HS đóng vai xử lí các tình huống giả định ở mục Luyện tập hoặc các tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hằng ngày nhằm giúp HS cùng nhau rèn luyện thói quen tốt. Kết luận: Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói và việc làm cụ thể. Thông điệp: Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học. TIẾNG VIỆT: BÀI 21: R, r, S, s I.MỤC TIÊU Giúp HS: 1.Năng lực: Đọc: Nhận biết và đọc đúng các âm r, s; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm r, s; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết: Viết đúng các chữ r, s; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ r, s. - Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm r,s có trong bài học. Phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn. Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tranh sẻ non ríu ra ríu rít bên mẹ; tranh chợ có gà ri, cá rô, su su, rổ rá; tranh bé cảm ơn người thân trong gia đình). 2. Phẩm chất - Giúp HS phát triển kĩ năng giao tiếp. - Cảm nhận được tình cảm gia đình khi được cùng ăn, cùng chơi, cùng trò chuyện với những người thân. II.CHUẨN BỊ - GV cần nắm vững cách phát âm của các âm r, s; cấu tạo, và cách viết các chữ r, s. - Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. - GV cần biết những lỗi chính tả liên quan đến chữ r/ d/ gi/ s/ x mà HS dễ mắc. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 1.Ôn và khởi động - Cho HS đọc: ng, nga, ngh, nghỉ - Cho HS hát chơi trò chơi. 2. Nhận biết - Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS dọc theo. - GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo. - GV và HS lặp lại nhận biết một số lần: Bầy sẻ non ríu rít bên mẹ. - GV giúp HS nhận biết tiếng có r, s và giới thiệu chữ ghi âm r, s 3. Đọc HS luyện đọc âm 3.1. Đọc âm - GV đưa chữ r lên bảng để giúp HS nhận biết chữ r trong bài học này. - GV đọc mẫu âm r. - GV yêu cầu một số HS đọc âm r, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần. - Âm s hướng dẫn tương tự 3.2. Đọc tiếng - GV đọc tiếng mẫu - GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: ra, sẻ (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mô hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng ra, sẻ. - GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng mẫu ra, sẻ. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. -GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm r •GV đưa các tiếng chứa âm m ở yêu cầu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm r). • Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm đang học. • Một số HS đọc trong các tiếng có cùng âm r đang học. -GV yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm r đang học: Một số HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một dòng. - GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng. *Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa r. + GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép. + Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. Tương tự với âm s 3.3. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: rổ rá, cá rô, su su, chữ số. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn: rổ rá. - GV nêu yêu cầu nói sự vật trong tranh. GV cho từ rổ rá xuất hiện dưới tranh. - Cho HS phân tích và đánh vần rổ rá, đọc trơn từ rổ rá. - GV thực hiện các bước tương tự đối với: cá rô, su su, chữ số - HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS dọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần, 3.4. Đọc lại các tiếng, từ ngữ - Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV hướng dẫn HS chữ r,s. - GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm r, âm s và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm r, âm s - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. - GV quan sát và sửa lỗi cho HS. TIẾT 2 5. Viết vở - GV hướng dẫn HS tô chữ r, s HS tô chữ r, s (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 6. Đọc - Cho HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm r, âm s. - GV đọc mẫu cả câu. - GV giải thích nghĩa tử ngữ (nếu cần). - Cho HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. - Cho HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: Chợ có gì? Chợ có gì nữa? - GV và HS thống nhất câu trả lời. 7. Nói theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. - GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: +Tranh vẽ gì? +Họ đang làm gì? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV giới thiệu nội dung tranh: Tranh: Bà tặng quà sinh nhật cho Nam và Nam cảm ơn bà. Tranh 2: Bạn nhỏ cảm ơn bố khi bố đi công tác về mua quà cho bạn ấy. - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai - Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét. 8. Củng cố - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm r, s. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT BÀI 22: T t Tr tr I.MỤC TIÊU Giúp HS: 1.Năng lực: - Đọc:Nhận biết và đọc đúng các âm t, tr hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc đúng các tiếng, từ ngữ, có các âm t, tr. - Viết: Viết đúng các chữ t, tr; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ t, tr. - Nói và nghe: Phát triển vốn tử dựa trên những từ ngữ chứa các âm t, tr có trong bài học. Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Bảo vệ môi trường được gợi ý trong tranh. Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tranh Nam tô bức tranh cây tre; tranh hồ cá; tranh cá heo). 2.Phẩm chất: Thông qua cảnh vật, cây cối, GV giúp HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm t, âm tr. GV cần nắm vũng cấu tạo và cách viết chữ ghi âm t, âm tr. - Hiểu biết sơ giản về tập tính, môi trường sống của một số loài vật có tên gọi bắt đầu bằng t, tr xuất hiện trong bài như: sư tử, cá trê, - Sư tử: là loài thú họ mèo duy nhất có lông đuôi, có bờm; thường sống ở khu vực sa van (đồng cỏ) và thảo nguyên. - Cá trê là loài cá nước ngọt, da trơn, sống dưới tầng đáy, có râu ở đầu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 1. Ôn và khởi động - Cho HS ôn lại chữ r, s. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ r, s - Cho HS viết chữ r, s 2. Nhận biết - Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. -GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam tô bức tranh cây tre. - GV giúp HS nhận biết tiếng có âm t, âm tr và giới thiệu chữ ghi âm t, âm tr. 3. Đọc HS luyện đọc âm 3.1. Đọc âm - GV đưa chữ t lên bảng để giúp HS nhận biết chữ t trong bài học. - GV đọc mẫu âm t –hs lắng nghe. - GV yêu cầu HS đọc – hs đọc . -Tương tự với âm tr 3.2. Đọc tiếng - Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm t ở nhóm thứ nhất •GV đưa các tiếng chứa âm g ở nhóm thứ nhất: yêu cầu HS tìm diểm chung cùng chứa âm t). • Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm t đang học. • GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng có cùng âm t đang học. + Đọc trơn các tiếng chứa âm t đang học: Một số HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một nhóm. + GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng. Ghép chữ cái tạo tiếng + GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa g. + GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép. + Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. Tương tự âm tr 3.3. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ô tô, sư tử, cá trê, tre ngà -Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. - GV cho từ ô tô xuất hiện dưới tranh. - Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ô, tô, đọc trơn từ ô tô. -GV thực hiện các bước tương tự đối với sư tử, cá trê, tre ngà - HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ t, chữ tr và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ t, chữ tr. - Cho HS viết chữ t, chữ tr (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. TIẾT 2 5. Viết vở - GV hướng dẫn HS tô chữ t, chữ tr HS tô chữ t, chữ trr (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 6. Đọc - Cho HS đọc thầm câu - Tìm tiếng có âm t - GV đọc mẫu - Cho HS đọc thành tiếng sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV - Cho HS trả lời câu hỏi về nội dung câu văn đã đọc: +Hà làm gì? +Hồ thể nào? + Hồ có những cá gì? + Cần phải làm gì để bảo vệ môi trường của hồ, không để cá chết? GV và HS thống nhất câu trả lời. Tương tự với âm tr 7. Nói theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nhận xét về hành động của bạn nhỏ trong tranh nhấn mạnh hậu quả của hành động đó? - GV đặt câu hỏi gợi ý: + Vì sao cả heo bị chết? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cá heo? - HS chia nhóm thảo luận trả lời từng câu hỏi theo gợi ý của GV. - Cho đại diện nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp, GV và HS nhận xét. 8. Củng cố - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm t, âm tr. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. TOÁN: MẤY VÀ MẤY (Tiết 3) I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh 1.Kiến thức - Nắm các số trong phạm vi 10 để thực hiện đúng tính cộng. 2. Năng lực - Biết mối liên hệ giữa các số trong phạm vi 10 làm cơ sở cho phép cộng sau này 3. Phẩm chất - Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản - Biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng. II. CHUẨN BỊ: - Bộ đồ dùng học toán 1. - Các tấm thẻ từ 5 chấm đến 6 chấm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1:Khởi động - Kiến thức: Ổn định tổ chức - Phương pháp: Cá nhân *Hình thức tổ chức hoạt động - Cho học sinh đểm từ 1- 10 2.Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập - Kiến thức: Nắm các số từ 0-10 - Phương pháp: Luyện tập- Thực hành *Hình thức tổ chức hoạt động Bài 1: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài. - HD HS đếm số châm tròn - Giáo viên cho HS đếm bài - Giáo viên nhận xét , bổ sung Bài 2 - Giáo viên nêu yêu cầu của bài. - Giáo viên hướng dẫn Hs đếm số bánh ở từng đĩa , sau đó đếm số bánh ở cả 2 đĩa - HD HS đếm số bánh số bánh trong đĩa, sau đó đếm từng loại bánh - HS nêu kết quả - Giáo viên nhận xét , kết luận Bài 3: Nêu yêu cầu bài tập HD HS dựa vào màu của các viên bi để tìm ra đáp án đúng Yêu cầu HS đếm, nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét, kết luận 3. Hoạt động 3: Tổng kết giờ học - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? TẬP VIẾT ÔN LUYỆN TUẦN 6 I. MỤC TIÊU: - Giúp HS củng cố về viết các âm r, s, t, tr đã học. II. ĐỒ DÙNG: - Vở ô ly. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. r, s, t, tr, rá, sẻ, tủ, tre. Mỗi chữ 2 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 2. Chấm bài: - GV chấm vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 3. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà. ________________________________________________________ ÔN TIẾNG VIỆT: ÔN R r – S S I. MỤC TIÊU: - Giúp HS củng cố về viết các âm r, s, t, tr đã học. II. ĐỒ DÙNG: - Vở bài tập Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ôn đọc: - GV ghi bảng. r, s. - GV nhận xét, sửa phát âm. 2. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. r, s, rá, sẻ.Mỗi chữ 2 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 3. Chấm bài: - GV chấm vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà. ÔN TOÁN: MẤY VÀ MẤY I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố hình thành: 1. Phát triển các kiến thức. - Biết mối liên hệ giữa các số trong phạm vi 10 làm cơ sở cho phép cộng sau này 2. Phát triển các năng lực, phẩm chất + Năng lực: - Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản - Biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng. - Biết gộp 2 số lượng đồ vật giống nhau ở 2 nhóm thành 1 nhóm. - Biết tách số lượng đồ vật ở 1 nhóm thành 2 nhóm khác nhau. + Phẩm chất: Rèn tính tự lập, kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, hứng thú trong môn học. II. CHUẨN BỊ - GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 1 số đồ vật phục vụ cho trò chơi. - HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KHỞI ĐỘNG - Cho cả lớp hát bài: Tập đếm (Hoàng Công Sử) - GV dẫn dắt vào bài, ghi bảng LUYỆN TẬP Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) (Vở BT/ 31) - GV nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở BT. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm - GV chấm 1 số bài, nhận xét, tuyên dương. - GV yêu cầu 1 HS nêu cách làm bài a) - GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống (Vở BT/ 32) - GV nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở BT. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm KT. - GV chấm 1 số bài, nhận xét, tuyên dương. - GV yêu cầu 1HS nêu cách làm - GV nhận xét, tuyên dương Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống (vở BT/ 32) - GV nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở BT. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/ KT. - GV yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài làm của bạn - Yêu cầu các nhóm nêu phát hiện lỗi sai của bạn. - GV nhận xét, tuyên dương, sửa bài Có 10 con chó Cột 1: có 7 con chó đốm, có 3 con chó không đốm. 10 gồm 7 và 3 Cột 2: có 4 con chó đứng, có 6 con chó ngồi. 10 gồm 4 và 6 VẬN DỤNG + Trò chơi: “Đi siêu thị” - Chia lớp thành 2 đội chơi. - GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Cho cả lớp chơi. - GV nhận xét tuyên dương đội thắng. + Dặn dò: Về nhà tập gộp 2 nhóm đồ vật giống nhau thành 1 nhóm; tách số lượng đồ vật ở 1 nhóm thành 2 nhóm khác nhau Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 23: TH, th, ia I.MỤC TIÊU Giúp HS: - Nhận biết và đọc đúng các âm th, ia; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm th, ia; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết đúng các chữ th, ia; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ th, ia. - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm th, ia có trong bài học. - Phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy doán nội dung tranh minh hoạ. -Cảm nhận được tinh cảm gia đình, tình cảm bạn bè II.CHUẨN BỊ - Nắm vững đặc điểm phát ảm của các âm th, ia; cấu tạo và cách viết các chữ th, ia; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. - GV nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. - Trung thu: ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, trẻ em thường được chia quà bánh và tổ chức các trò vui như rước đèn ông sao, phá cổ trung thu, múa lân,... III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 1. Ôn và khởi động - HS ôn lại chữ t, tr. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ t, tr. - HS viết chữ t, tr 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo. - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Trung thu,/ bé được chia quà. - GV giúp HS nhận biết tiếng có âm th, ia và giới thiệu chữ ghi âm th, ia. 3. Đọc HS luyện đọc âm a. Đọc âm - GV đưa chữ th lên bảng để giúp HS nhận biết chữ gh trong bài học. - GV đọc mẫu âm th. - GV yêu cầu HS đọc âm , sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần -Tương tự với âm ia b. Đọc tiếng - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): thu, chia. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng thu, chia. + GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu thu, chia. - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. + GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm th •GV đưa các tiếng yêu cầu HS tìm điểm chung • Đánh vấn tiếng: GV yêu cầu HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm th. • GV yêu cầu đọc trơn các tiếng có cùng âm th. + Đọc tiếng chứa âm th Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa âm ia. + Đọc trơn các tiếng chứa các âm th, ia đang học: Một số (3 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3- 4 tiếng có cả hai âm th, ia. + HS đọc tất cả các tiếng. - Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa gh, nh. + GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép. + Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ Thủ đô, lá thư, thìa dĩa, lá tía tô.. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ - GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ Thủ đô xuất hiện dưới tranh - GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần Thủ đô, đọc trơn từ Thủ đô. GV thực hiện các bước tương tự đối với lá thư, thìa dĩa, lá tía tô - GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ th, ia và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ th, ia. - HS viết chữ th, ia (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng - HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. TIẾT 2 5. Viết vở - GV hướng dẫn HS (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 6. Đọc - HS đọc thầm - Tìm tiếng có âm th, ia -GV đọc mẫu - HS đọc thành tiếng câu (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Gia đình bạn nhỏ cỏ những ai? Bạn nhỏ chia thìa dĩa to cho ai? Bạn nhỏ chia thìa dĩa nhỏ cho ai? Em đã bao giờ chia thia dia cho cả nhà giống bạn nhỏ trong bài chưa? - GV và HS thống nhất câu trả lời. 7. Nói theo tranh Nói theo tranh GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nhận xét về các tình huống trong tranh. Tranh: Cô cho Nam mượn bút và Nam cảm ơn cô. Tranh 2: Bạn cho Nam mượn sách, Nam cảm ơn bạn. - Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét. 8. Củng cố - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm th, ia. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp __________________________________________ TOÁN BÀI 6: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : 1. Phát triển các kiến thức. - Đếm , đọc viết được các số trong phạm vi 10 - So sánh và sắp xếp được thứ tự các số trong phạm vi 10 - Gộp và tách được số trong phạm vi 10 2. Phát triển các năng lực chung - Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, - Biết quan Sát để tìm kiếm sự tương đồng. II. CHUẨN BỊ: - Bộ đồ dùng học toán 1. - Những mô hình , vật liệu, xúc xắc,....để tổ chức các hoạt động trò chơi trong bài học III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Tiết 1 : 1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài : 3.LUYỆN TẬP * Bài 1: Tìm số - GV nêu yêu cầu của bài. - Cho HS quan sát tranh – theo nhóm - Gợi ý HS tìm ra một số để HS hiểu yêu cầu của bài toán và xác định các số còn lại - HS quan sát tranh tìm số - Nêu kết quả BT - GV nhận xét, bổ sung. * Bài 2: Đếm - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS đếm số cá trong mỗi bể và nêu kết quả - HS đếm - Gv nhận xét , kết luận * Bài 3: Nối số với hình tương ứng - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS tìm chậu hoa ghi số là số bông hoa trong mỗi hình. Ví dụ: Chậu ghi số 3 thì ghép với hình có 3 bông hoa. - HS tìm và nối số với hình thích hợp - Gv nhận xét , kết luận * Bài 4: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn quan sát tranh - GV hỏi : Trong tranh có mấy cánh diều? Mấy con thuyền? Mấy cây dừa? . - HS nêu kết quả - Gv nhận xét , kết luận 3.Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Về nhà tập đếm các đồ vật trong nhà TỰ NHIÊN XÃ HỘI: Bài 5 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH I.MỤC TIÊU Sau bài học, HS sẽ: - Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Gia đình. - Kể được với bạn bè, thầy cô về gia đình mình. - Nhận biết các tình huống có thể xảy ra trong gia đình và cách ứng xử với những tình | huống cụ thể. - Trân trọng, yêu quý mọi người trong gia đình, tự giác tham gia và biết chia sẻ công việc nhà cung nhau II. CHUẨN BỊ - GV Chuẩn bị tranh ảnh về đồ dùng trong nhà ( phụ thuộc vào cách tổ chức hoạt động học tập). - Hs Chuẩn bị các bức ảnh về các thành viên trong gia đình mình III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 3 1Mở đầu: Khởi động -GV có thể cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học xong những bài học về chủ đề Gia đình. HS có thể phát biểu đúng hoặc sai, GV khuyến khích, động viên và dẫn dắt vào tiết học. 2. Hoạt động vận dụng - GV tổ chức HS thành 3 nhóm, lu đó hướng dẫn HS quan sát 3 tình huống trong SGK và thảo luận, Các nhóm lựa chọn tình huống nhòm yêu thích và đóng vai thể hiện tình huống đủ - Dành thời gian cho các em nói cảm xúc của mình về tình huống và vai diễn, khuyến khích các nhóm có sự sáng tạo trong cách xử lý tình huống phù hợp khác SGK. Yêu cầu cần đạt: Nói và thể hiện được cảm xúc, cách xử lý của mình trong những tính huống cụ thể trong bài. Tự đánh giá cuối chủ đề: - Sau khi học xong chủ đề này. HS tự đánh giá xem mình đã thực hiện được nội dung nào nếu trong khung - HS tự làm một sản phẩm học tập (như gợi ý ở hình), có thể làm theo nhóm hoặc cá nhân). GV hướng dẫn HS dung giấy bìa, hổ dụng để làm sân nhắn. - GV đánh giá tổng kết sau khi HS học xong chủ để thông qua sản phẩm học tập 3. Đánh giá - HS ghi nhớ những kiến thức đã học về chủ đề Gia đình, để được với bạn về gia đình mình và thể hiện được cảm xúc yêu quý đối với các thành viên trong gia đình - Định vị cung phát triển năng lực, phẩm chất: GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nội dụng hình tự đánh giá cuối chủ đề, HS tự liên hệ và kể về những việc đã làm được và sẽ tiếp tục làm gì sau khi học các bài học về chủ đề (ví dụ: chơi với em, nói được địa chỉ nhà, sử dụng kéo thành thạo, nhổ tóc sâu cho ông bà, tự sắp xếp đồ chơi và góc học tập của mình,...) từ đó hình thành và phát triển kĩ năng cần thiết cho bản thân. 4. Hướng dẫn về nhà Kể với ông bà, bố mẹ điều em ấn tượng sau khi học xong chủ đề này: * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau TẬP VIẾT: ÔN LUYỆN TUẦN 6 I. MỤC TIÊU: - Giúp HS củng cố về viết các âm r, s, t, tr đã học. II. ĐỒ DÙNG: - Vở ô ly III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. r, s, t, tr, rá, sẻ, tủ, tre. Mỗi chữ 2 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 2. Chấm bài: - GV chấm vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 3. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà. ÔN TIẾNG VIỆT: ÔN T t- TR tr I. MỤC TIÊU: - Giúp HS củng cố về viết các âm r, s, t, tr đã học. II. ĐỒ DÙNG: - Vở BT Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ôn đọc: - GV ghi bảng. t, tr - GV nhận xét, sửa phát âm. 2. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. t, tr, tủ, tre. Mỗi chữ 2 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 3. Chấm bài: - GV chấm vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà. ________________________________________________________ TỰ NHIÊN XÃ HỘI: Chủ đề 2 : TRƯỜNG HỌC Bài 6: Lớp học của em I. MỤC TIÊU : Sau bài học này, HS sẽ - Nói được tên, địa chỉ trường học, lớp học, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn trong lớp học. - Nói được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học và công dụng của các loại đồ dùng đó. - Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong lớp học. - Kể được các hoạt động học tập và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp. - Kính trọng thầy cô giáo, hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong lớp. - Tích cực tham gia các hoạt động của lớp
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.docx