Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 15 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 15 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

Nêu được những việc cẩn làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp và hiểu ý nghĩa của việc làm đó.

Thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp.

Nhắc nhở bạn bè cùng giữ gin tài sản của trường, lớp.

II. CHUẨN BỊ

SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em yêu trường em” - sáng tác: Hoàng Vân),. gắn với bài học “Giữ gìn tài sản của trường, lớp”;

Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint„. (nếu có điểu kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động

 

docx 47 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 15 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020.
ĐẠO ĐỨC:
BÀI 13: GIỮ GÌN TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG, LỚP
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được những việc cẩn làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp và hiểu ý nghĩa của việc làm đó.
Thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp.
Nhắc nhở bạn bè cùng giữ gin tài sản của trường, lớp.
II. CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em yêu trường em” - sáng tác: Hoàng Vân),... gắn với bài học “Giữ gìn tài sản của trường, lớp”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint„.. (nếu có điểu kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể- hát bài "Em yêu trường em"
GV tổ chức cho HS hát bài “Em yêu trường em”.
GV đặt cầu hỏi:
+ Trong bài hát có nhắc tới những gì? (Trường lớp, bàn ghê, sách vở, thấy cô, các bạn,...)
+ Bài hát nói về điều gì? (Bài hát nói về tình yêu của các bạn HS với mái trường
thân yêu.)
Kết luận: Chúng ta đang học dưới mái trường thân yêu có thầy cô, bè bạn, bàn ghế, sách vở,... Để thể hiện tình yêu với mái trường, chúng ta phải cùng nhau giữ gìn tài sản của trường, lớp.
2. Khám phá
Hoạt động 1 Tìm hiểu vì sao phải giữ gìn tài sản của trường, lớp
GV treo/chiếu tranh ở mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).
GV nêu yêu cầu:
+ Em hãy nhận xét về hành vi của các bạn trong tranh.
+ Vì sao em cẩn giữ gìn tài sản của trường, lớp?
- HS quan sát, lắng nghe, thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt.
Kết luận:
- Hành vi đứng lên bàn, ghế để đùa nghịch của hai bạn trong tranh là sai, em không nên làm theo bạn.
- Giữ gìn tài sản của trường, lớp là nhiệm vụ của mỗi HS. Giữ gìn tài sản của trường, lớp giúp em có điều kiện để học tập, sinh hoạt ở trường, lớp được tốt hơn.
Hoạt động 2 : Khám phá những việc cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp
GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh nhỏ trong mục Khám phá (SGK) và thực hiện theo yêu cầu: Em hãy kể tên các tài sản của nhà trường. Để giữ gìn các tài sản đó, em cần làm gì?
HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời đúng.
Kết luận:
Tài sản của trường, lớp bao gồm: bàn ghế, bảng, cửa, cây cối, tường, nước, đồ dùng thiết bị dạy học,...
Những việc em cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp là: khoá vòi nước khi dùng xong; tắt điện khi ra khỏi phòng; không nhảy lên bàn ghế; giữ gìn sách, truyện trong thư viện; lau cửa sổ lớp học; không vẽ lên tường,...
Luyện tập
Hoạt động 1 Em chọn việc làm đúng
- GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát bốn bức tranh trong mục Luyện tập (SGK), sau đó thảo luận, lựa chọn việc làm đúng.
- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh.
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có câu trả lời đúng.
Kết luận:
- Việc làm đúng: Tắt điện, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng (tranh 1); Nhắc nhở bạn khoá vòi nước khi không dùng nữa (tranh 2).
- Việc em không nên làm là: Viết lên bàn (tranh 3); Vẽ lên tường lớp học (tranh 4).
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn những việc em đã làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp.
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ gìn tài sản của trường, lớp.
Kết luận: Để có môi trường học tập tốt em cẩn thực hiện nội quỵ giữ gìn tài sản của trường, lớp.
Vận dụng
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận và đưa ra phương án xử lí trong tình huống: Em sẽ làm gì khi thấy một bạn đang hái hoa trong vườn hoa của nhà trường?
Gợi ý: HS có thể đưa ra các cách xử lí khác nhau: 1/ Báo với cô giáo chủ nhiệm hoặc bảo vệ; 2/ Khuyên bạn không nên làm thế; 3/ Mặc kệ bạn;...
GV cho HS trình bày các cách xử lí, phân tích để lựa chọn cách xử lí tốt nhất.
Kết luận: Em cần biết giữ gìn tài sản của trường, lớp bằng những hành động cụ thể.
Hoạt động 2 Em cùng bạn nhác nhau giữ gìn tài sản của trường; lớp
Tuỳ năng lực HS và thời gian của bài học, GV có thể yêu cẩu HS đóng vai tình huống ở hoạt động Luyện tập với cách xử lí nhắc bạn không nên viết lên bàn, viết lên tường. HS cũng có thể tưởng tượng ra một tình huống khác với hành động nhắc nhau cùng giữ gìn tài sản của trường, lớp.
Kết luận: Các em cần nhắc nhau luôn giữ gìn tài sản của trường, lớp.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
- ----------------------˜&™----------------------- 
TIẾNG VIỆT
BÀI 66: UÔI, UÔM
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh:
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôi, uôm (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôi, uôm. Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôi, uôm có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về việc đi lại trên biển. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết cảnh sắc bình minh trên biển, các phương tiện trên biển và các hoạt động trên biển; suy đoán nội dung tranh minh hoạ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.
II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tranh minh họa, sách HS, 
 - Học sinh : Sách HS, vở tập viết, .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động. 
- HS hát chơi trò chơi
2. Nhận biết. 5’
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói cầu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo : Thuyền buồm xuôi theo chiều gió.
- GV gìới thiệu bài 66 : uôi, uôm. 
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần.
 + GV giới thiệu vần uôi, uôm.
 + GV yêu cầu HS so sánh vần uôi, uôm để tìm ra điểm giống và khác nhau. GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần các vần.
 + GV đánh vần mẫu các vần uôi, uôm.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. 
-Đọc trơn các vần.
- Ghép chữ cái tạo vần.
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôi.
+ GV yêu cầu HS thảo chữ i, ghép m vào để tạo thành uôm.
+ GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh uôi, uôm một số lần.
b. Đọc tiếng.
- Đọc tiếng mẫu.
+ GV giới thiệu mô hình tiếng xuôi. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng xuôi.
+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng xuôi.
+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng xuôi. 
- Đọc tiếng trong SHS.
+ Đánh vần tiếng. 
+ GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau .
+ Đọc trơn tiếng. 
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. 
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Ghép chữ cái tạo tiếng.
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôi, uôm.
+ GV yêu cầu 1- 2 HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.
c. Đọc từ ngữ.
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con suối, buổi sáng, quả muỗm. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn chong chóng.
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần uôi trong suối, phân tích và đánh vần tiếng suối, đọc trơn con suối. GV thực hiện các bước tương tự đối với buổi sáng, quả muỗm - GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ. 
4. Viết bảng.
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôi, uôm. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôi, uôm.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôi, uôm, chong, bông, suối, muỗm. 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
TIẾT 2
Khởi động. 2-3’
5. Viết vở. 12’
- Yêu cầu HS viết vào VTV1, tập một các vần uôi, uôm từ ngữ con suối, quả muỗm.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc đoạn. 15’
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uôi, uôm.
- Yêu cầu HS đọc trơn các tiếng mới. 
- Yêu cầu HS xác định số cầu trong đoạn.
- YC HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Buổi sớm mai, mặt biển được miêu tả như thế nào?
+ Có thể nhìn thấy những gì trên trời và trên biển vào lúc đó?
 7. Nói theo tranh. 8’
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi HS trả lời: 
Các em nhìn thấy những phương tiện gì trong tranh? 
Em có biết tên những phương tiện đó không? 
Em có biết các phương tiện này di chuyển bằng cách nào không?
 Theo em, phương tiện nào di chuyển nhanh hơn? 
Nếu đi lại trên biển, em chọn phương tiện nào? Vì sao?
 8. Củng cố. 2-3’
- Yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa vần uôi, uôm và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học. GV lưu ý HS ôn lại các văn ac, ắc, đc và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
- ----------------------˜&™----------------------- 
 MĨ THUẬT:
CHỦ ĐỀ 5: MÀU CƠ BẢN TRONG MĨ THUẬT
(Thời lượng: 4 tiết)
Mục tiêu
Sau bài học. học sinh sẽ:
Nhận biết và đọc được tên một số màu cơ bản trên đồ vật, sự vật.
Bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng đến một số đồ vật, sự vật có màu cơ bản.
Biết sử dụng màu cơ bản trong thực hành, sáng tạo.
Chuẩn bị
-Bảng màu cơ bản.
-Một số tranh vẽ, đồ vật có màu cơ bản.
-Dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy a4, bút chì, màu, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn,...
Học sinh có thể chuẩn bị đồ chơi của bản thân để trang trí.
Các hoạt động dạy học chủ yếu
3. Hoạt động 3: Thảo luận
- Hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm để giới tiệu về sản phẩm của bản thân và thảo luận về sản phẩm của các thành viên trong nhóm theo gợi ý:
+ Bạn đã làm con vật (đồ vật) gì?
+ Những vật nào có màu xanh lam?
+ Những vật nào có màu đỏ?
+ Những vật nào có màu vàng?
+ Em thích sản phẩm mĩ thuật nào nhất?
- Giáo viên kết luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
- Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham khảo sgk trang 38 – 39.
- Yêu cầu học sinh: Sử dụng màu cơ bản để trang trí một món đồ chơi em yêu thích (đã được chuẩn bị trước ở nhà). Nếu học sinh không chuẩn bị được đồ chơi, giáo viên chuẩn bị các lõi giấy để tạo dáng thành con vật và hướng dẫn học sinh sử dụng màu cơ bản để trang trí.
- Giáo viên cho học sinh giới thiệu sản phẩm của cá nhân.
+ Món đồ chơi được em trang trí là gì?
+ Em đã sử dụng màu cơ bản nào để trang trí món đồ chơi này?
+ Em trang trí như thế nào?
+ Em có thích sản phẩm của mình sau khi trang trí không?
- Giáo viên giáo dục học sinh giữ gìn và cất giữ đồ chơi cẩn thận, dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong.
 -----------------------------------------------------
ÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 66: uôi, uôm
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố hình thành:
1. Phát triển các kiến thức:
- Tìm được được các tiếng có chứa vần uôi, uôm. Nhìn vào tranh có thể nối được các hình với từ ngữ. Nhìn vào tranh điền được tiếng tạo thành từ có nghĩa.
2. Phát triển các năng lực, phẩm chất: 
+ Năng lực: 
- HS quan sát, chú ý lắng nghe, thao tác nhanh nhẹn
- HS tự giác hoàn thành và giải quyết được bài tập có vần uôi, uôm
+ Phẩm chất:
- Rèn cho học sinh tính chăm chỉ, cẩn thận, đoàn kết, yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
GV: Vở bài tập Tiếng Việt, phiếu học tập
HS: Vở bài Tiếng Việt, bút
III.Các hoạt động dạy học 
1.Khởi động:
 - GV cho học sinh nêu lại vần sáng nay đã học
- GV dẫn dắt vào bài
2. Luyện tập:
Bài 1: Khoanh theo mẫu 
- GV nêu cầu bài 
- GV hướng dẫn cách làm và cho hs nêu lại 
- GV cho HS làm bài vào phiếu bài tập làm việc cá nhân
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Nối
- GV nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm 
- GV cho HS làm bài vào vở bài tập 
- GV xuống bao quan sát, giúp đỡ
- GV chữa bài nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Điền chuối, suối muỗn hoặc buồm
- GV nêu yêu cầu
- GV để học nêu cách làm
- Gv cho HS làm bài vào vở Bài tập 
- GV xuống bao quát giúp đỡ 
- GV nhận xét bài học sinh. Tuyên dương, khen ngợi
3. Hoạt động trải nghiệm:
- GV cho HS tự tìm tiếng có chứa vần uôi, uôm và nêu trước lớp.
- GV nhận xét giờ học
 -----------------------˜&™----------------------- 
 ÔN TOÁN:
 BÀI 13: LUYỆN TẬP CHUNG ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Củng cố được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vân dụng tính nhẩm.
- Qua việc xây dựng bảng cộng, bảng trừ thấy được mối quan hệ ngược giữa phép cộng và phép trừ.
- Phát triển tư duy lôgic, liên hệ giải các bài toán có tình huống thực tế và vận dụng vào tính nhẩm.
II. CHUẨN BỊ:
GV:- VBT Toán, phiếu học tập
HS: - VBT
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Khởi động
2. Bài cũ.
- GV cho HS nêu bảng cộng, trừ trong phạm vi 10
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập
Bài 1: Nối ( theo mẫu)
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn: Trong bông hoa ở giữa ghi các kết quả. Mỗi chú ong mang 1 phép tính. Các em tính nhẩm kết quả từ mỗi chú ong sau đó nối vào cánh hoa tương ứng.
VD: 2 + 0 = 2. Nối vào cánh hoa mang số 2
- Dán phiếu bài tập cho HS lên nối trên bảng
- GV nhận xét bài làm của HS
Bài 2: Số?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn mẫu: 2 + 2 = 4. Ghi 4 vào hình tròn
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài: Tren cây bưởi có rất nhiều quả bưởi mang các phép tính giống nhau, các em tìm xem bạn Việt, Mai , Nam hái được những quả bưởi nào.
- GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Dặn HS về đọc lại bài và xem trước bài sau.
 Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020.
TIẾNG VIỆT
BÀI 67: UÔT, UÔC
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Nhận biết và đọc dúng các vần uôt, uôc; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôt, uôc; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôt, uôc (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôt, uôc.
- Phát triển vốn từ, phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm đi dự sinh nhật bạn như: chuẩn bị quà đi dự sinh nhật bạn, nói lời chúc mừng sinh nhật bạn,...
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết những sự vật, hoạt động liên quan đến những sinh hoạt thường nhật trong gia đình, sự chăm sóc, tình cảm mẹ con qua việc quan sát tranh.
- Cảm nhận được tình cảm gia đình, nhất là tình cảm giữa mẹ và con và sự chăm sóc của mẹ đối với con qua đoạn văn đọc và hình ảnh trong bài.
II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tranh minh họa, sách HS, 
 - Học sinh : Sách HS, vở tập viết, .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động. 3-4’
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng uôi, uôm
2. Nhận biết. 5’
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói cầu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
 Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà.
- GV gìới thiệu các vần mới uôt, uôc. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần. 
+ GV gìới thiệu vần uôt, uôc.
+ GV yêu cầu HS so sánh các vần uôt, uôc để tìm ra điểm gìống và khác nhau.
+ GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần các vần.
+ GV đánh vần mẫu các vần uôt, uôc.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. 
- Đọc trơn các vần.
- Ghép chữ cái tạo vần. 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôt.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ t, ghép c vào để tạo thành uôc.
- YC lớp đọc ĐT uôt, uôc một số lần.
b. Đọc tiếng.
- Đọc tiếng mẫu. 
+ Giới thiệu mô hình tiếng buộc. Khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng buộc.
+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng buộc. 
+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng buộc. 
- Đọc tiếng trong SHS.
+ Đánh vần tiếng trong SHS.
+ Đọc trơn tiếng.
- GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ Mỗi HS đọc trong các tiếng chứa một các tiếng.
- YC lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả.
- Ghép chữ cái tạo tiếng.
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôt, uôc
+ GV yêu cầu 1- 2 HS phân tích tiếng, 1-2 HS nêu lại cách ghép.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ. 
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ngọn đuốc, viên thuốc, con chuột. 
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết và phấn tích tiếng chứa vần uôt, uôc.
- YC HS đọc trơn nối tiếp các từ trên.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ.
4. Viết bảng. 12’
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôt, uôc. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôt, uôc.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôt, uôc , đuốc, chuột (chữ cỡ vừa). 
- HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
 TIẾT 2
Khởi động. 3-4’
5. Viết vở. 12’
- YC HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần uôt, uôc; từ ngữ ngọn đuốc, con chuột. GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. Đọc. 12’
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uôt, uôc.
- GV yêu cầu HS đọc trong các tiếng mới. 
- YC HS xác định số cầu trong đoạn văn. 
- YC HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu.
- GV yêu cầu một số (2-3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Mẹ cho Hà đi đâu?
+ Từ ngữ nào thể hiện Hà rất vui?
+ Hà mặc gì khi đi chơi?
+ Theo mẹ Hà, khi đi chơi, cần phải ăn mặc như thế nào?
 7. Nói theo tranh. 8’
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Em nhìn thấy những ai và những gì trong bức tranh? 
Các bạn ấy đang làm gì? 
Em đã bao giờ làm những việc đó chưa? Nếu đã làm, em có cảm thấy thích thú khi làm việc đó không?
8. Củng cố. 2-3’
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vần uôt, uôc và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học. GV lưu ý HS ôn lại các vần uôt, uôc và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp nhà.
 -----------------------˜&™----------------------- 
TOÁN
Bài 13 : LUYỆN TẬP CHUNG
( 3 TIẾT)
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép cộng, phép trừ. Thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhẩm) trong phạm vi 10.
- Tiếp tục củng cố năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp khi nêu được tính thích hợp với mỗi tình huống thực tế (qua tranh vẽ).
- Có ý thức tự học, tự chịu trách nhiệm với việc học tập của mình. Biết chăm chỉ trong học tập.
II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học toán 1. 
III. Hoạt động dạy học:
	TIẾT 3
1. Khởi động. 3-4’
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài : Luyện tập chung (t2)
2. Hoạt động: Luyện tập. 30’
Bài 1: Bài 1: Số ? 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ hình thành các phép tính rồi tính kết quả, tìm ra số thích hợp trong ô trống : 3 + 3 = 6.
- GV cùng HS nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc lại từng phép tính.
Bài 2: Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ hình thành các phép tính rồi tính kết quả, tìm ra số thích hợp trong ô trống : 8 + 2 = 10.
- HS thực hiện.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: > , < , =
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tính kết quả rồi so sánh.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ hình thành các phép tính rồi tính kết quả, tìm ra số thích hợp trong ô trống : 8 - 2 = 6.
- Yêu cầu thực hiện theo nhóm.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò. 3’
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- YC HS đọc bảng cộng, trừ trong PV 10.
 -----------------------˜&™----------------------- 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI:
BÀI 12. VUI ĐÓN TẾT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
- Nói được thời gian diễn ra ngày Tết cổ truyền và kể được một số công việc của người thân và người dân trong cộng đồng để chuẩn bị cho ngày Tết
- Bộc lộ được cảm xúc và tự giác tham gia các hoạt động phù hợp cùng người thân chuẩn bị cho ngày Tết.
- Kể được hoạt động chính của mình, người thân và người dân, cộng đồng trong dịp tết cổ truyền
- Biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến ngày tết
- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc
II. CHUẨN BỊ
- GV:
+ Một số tranh ảnh về hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết
+ Một số tranh, ảnh, video nói về hoạt động của cộng đồng trong dịp tết cổ truyền
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết cổ truyền và ngày tết Trung thu
III. Các hoạt động dạy- học
1. Mở đầu: 
-GV yêu cầu HS nhớ và kể lại những hoạt động thường diễn ra vào ngày Tết cổ truyền mà em đã quan sát hoặc tham gia, sau đó dẫn dắt vào tiết học mới. 
2. Hoạt động khám phá 
- HS quan sát hình trong SGK thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV, từ đó các em nêu được nội dung chính là các hoạt động phổ biến diễn ra trong ngày Tết cổ truyền: Con cháu chúc Tết ông bà, bố mẹ, mọi người tham gia các trò chơi dân gian: ném còn, xin chữ, đánh đu và ý nghĩa của các hoạt động này, đồng thời biết cách ứng xử phù hợp (biết nói lời cảm ơn, nói lời chúc Tết...).
3. Hoạt động vận dụng 
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý của GV 
+Tết diễn ra trong khoảng thời gian nào?
+ Gia đình em thường làm gì để chuẩn bị cho ngày Tết?
+ Mọi người có vui vẻ không? 
+Em đã tham gia hoạt động nào? Hoạt động nào em thích nhất? Vì sao?,..., Từ đó nêu được những điểm giống và khác với gia đình Hoa 
- Khuyến khích HS nói được những phong tục tập quán riêng của địa phương mình khi chuẩn bị cho ngày Tết. 
Yêu cầu cần đạt: HS kể lại được hoạt động chuẩn bị Tết của gia đình mình và khi được cảm xúc của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
- Ngoài những hoạt động diễn ra trong ngày Tết ở SGK, khuyến khích các em kể về những hoạt động, phong tục, trò chơi có ở địa phương mình (cờ người, kéo co, pháo đất,...). 
-GV có thể giới thiệu một số hoạt động khác trong dịp Tết bằng tranh ảnh hoặc video. Yêu cầu cần đạt: HS kể được những hoạt động diễn ra trong dịp Tết và ý nghĩa của hoạt động đó. Đồng thời HS biết cách ứng xử phù hợp khi tham gia các hoạt động 
3. Hoạt động thực hành 
Hoạt động 1 
- Từng cặp đôi HS nói cho nhau những nội dung theo câu hỏi gợi ý của GV :
+Trong ngày Tết, em đã tham gia hoạt động nào? 
+Hoạt động nào em thích nhất?...
 GV có thể gọi một vài HS trả lời trước lớp. 
- GV và các bạn khuyến khích, động viên, Yêu cầu cần đạt: HS nói được những hoạt động mà em đã tham gia vào ngày Tết cổ truyền và biết cách ứng xử (ở mức độ đơn giản), phù hợp trong các tình huống liên quan
Hoạt động 2 
- GV tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV (Những hình này nói về ngày tết nào? Vì sao em biết...). 
-Sau khi HS trả lời, GV cho từng cặp HS nói cho nhau nghe về những hoạt động chủ yếu trong thày tết Trung thu
- Khuyến khích HS liên hệ thực tế. 
+Ngoài ngày tết Trung thu, còn có ngày tết nào dành cho thiếu nhi? 
+Em đã làm những gì trong ngày đó?
 Yêu cầu cần đạt: HS biết được các ngày tết dành cho thiếu nhi Việt Nam và nói được những hoạt động phổ biến, biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan. Hoạt động vận dụng GV cho HS tự làm và trang trí thiệp chúc Tết ở lớp để tặng người thân hoặc về nhà sưu tầm tranh ảnh nói về ngày Tết cổ truyền (có thể qua Internet, tuỳ điều kiện từng nơi). 
Yêu cầu cần đạt: Thể hiện tình cảm yêu quý, trân trọng của HS đối với ngày Tết cố truyền của dân tộc qua việc làm và trang trí thiệp chúc Tết. 
3. Đánh giá
Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm về hình tổng kết cuối bài: Đây là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa giúp các em sử dụng tiền mừng tuổi đúng mục đích, vừa giúp đỡ các bạn khó khăn. Các em không chỉ để dành tiền mà còn có thể giữ gìn sách vở cẩn thận để ủng hộ các bạn nữa. 
-GV cho HS tự liên hệ: 
+Em đã để dành tiền mừng tuổi giúp đỡ các bạn khó khăn chưa? 
+Sau bài học này em rút ra điều gì? Từ đó hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất tốt đẹp và những kĩ năng cần thiết.
4.Hướng dẫn về nhà
Hỏi ông bà, bố mẹ về một số lễ hội tiêu biểu ở địa phương
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
 -----------------------˜&™----------------------- 
ÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 67: uôc, uôt
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố hình thành:
1. Phát triển các kiến thức:
- Tìm được được các tiếng có chứa vần uôc, uôt. Nhìn vào tranh có thể nối được các hình với từ ngữ. Đọc được các vần đã học áp dụng vần vào làm bài tập có liên quan.
2. Phát triển các năng lực, phẩm chất: 
+ Năng lực: 
- HS quan sát, chú ý lắng nghe, mạnh dạn tự tin chía sẻ kết quả học tập trước lớp
- HS tự giác hoàn thành và giải quyết được bài tập có vần uôc, uôt
+ Phẩm chất:
- Rèn cho học sinh tính chăm chỉ, cẩn thận, đoàn kết giúp đỡ bạn trong khi bạn gặp khó khăn.
II. Chuẩn bị
GV: Vở bài tập Tiếng Việt, bảng con
HS: Vở bài Tiếng Việt, bút, bảng con
III.Các hoạt động dạy học 
1.Khởi động:
 - GV cho HS tìm tiếng có chứa vần uôc, uôt
- GV dẫn dắt vào bài
2. Luyện tập:
Bài 1: Nối 
- GV nêu cầu bài 
- GV hướng dẫn cách làm và cho hs nêu lại 
- GV cho HS làm bài vào Vở bài tập
- GV xuống bao quát giúp đỡ HS gặp khó khăn
- GV chữa bài, khen ngợi, tuyên dương trước lớp.
Bài 2: Điền uôc hoặc uốt
- GV nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm 
- GV cho HS làm bài vào vở bài tập 
- GV xuống bao quan sát, giúp đỡ
- GV chữa bài nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Viết hai tiếng có vần dưới đây
- GV nêu yêu cầu
- GV để học nêu cách làm
- Gv cho HS làm bài vào bảng con
- GV xuống bao quát giúp đỡ 
- GV nhận xét bài học sinh. Tuyên dương, khen ngợi
3. Hoạt động trải nghiệm:
- CTHĐTQ cho các bạn thi tìm tiếng có chứa các vần đã học
- GV nhận xét giờ học
 -----------------------˜&™----------------------- 
	ÔN TOÁN:
BÀI 13: LUYỆN TẬP CHUNG ( TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Củng cố được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vân dụng tính nhẩm.
- Qua việc xây dựng bảng cộng, bảng trừ thấy được mối quan hệ ngược giữa phép cộng và phép trừ.
- Phát triển tư duy lôgic, liên hệ giải các bài toán có tình huống thực tế và vận dụng vào tính nhẩm.
II. CHUẨN BỊ:
GV:- VBT Toán
HS: - VBT.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Khởi động
2.Bài cũ.
- GV cho HS nêu bảng cộng, trừ trong phạm vi 10
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập
Bài 1: Số?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn: Các em hãy điền kết quả của phép tính vào các ô trống
- HS nối tiếp nêu kết quả:
3 + 5 = 8	6 - 4 = 2
6 + 4 = 10	6 - 3 = 3
- GV nhận xét bài làm của HS
Bài 2: >, <, =?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn mẫu: Các em thực hiện phép tính bên phía có phép tính rồi so sánh với kết quả phía còn lại
- GV yêu cầu HS nêu cách làm phép tính: 8 > 6+ 1
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
Bài 3: Viết phép tính thích hợp?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài
Bài 4: Tô màu?
- GV hướng dẫn HS làm bài:
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Dặn HS về đọc lại bài và xem trước bài sau.
 Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2020.
TIẾNG VIỆT
BÀI 68: UÔN, UÔNG
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh :
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôn, uông; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôn, uông; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng các vần uôn, uông (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôn, uông.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôn, uông có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết về các hiện tượng thời tiết, đặc biệt là khi trời mưa với những dự báo theo kinh nghiệm dân gian của người Việt.
- Cảm nhận được những nét đáng yêu của đời sống con người và loài vật được thể hiện qua tranh và phần thực hành nói; từ đó yêu quý hơn cuộc sống.
II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tranh minh họa, sách HS, 
 - Học sinh : Sách HS, vở tập viết, .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động. 3-4’
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng uôt, uôc 
2. Nhận biết. 5’
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói cầu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
 Chuồn chuồn bay qua/ các luống rau.
- GV gìới thiệu các vần mới uôn, uông. Viết tên bải lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần.
+ GV gìới thiệu vần uôn, uông.
+ GV yêu cầu HS so sánh các vần uôn, uông để tìm ra điểm gìống và khác nhau. GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần các vần.
+ GV đánh vần mẫu các vần uôn, uông.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. 
- Đọc trơn các vần.
- Ghép chữ cái tạo vần.
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôn.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ n, ghép ng vào để tạo thành uông.
- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh uôn, uông.
b. Đọc tiếng.
- Đọc tiếng mẫu. 
+ GV gìới thiệu mô hình tiếng chuồn. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng chuồn.
+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng chuồn.
+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng chuồn.
- Đọc tiếng trong SHS.
+ Đánh vần tiếng.
+ Đọc trơn tiếng. 
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôn, uông.
+ GV yêu cầu 1-2HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ.
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: cuộn chỉ, buồn chuối, quả chuông. 
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết, phân tích và đánh vần tiếng có chứa vần uôn , uông. 
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp các từ trên
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ.
4. Viết bảng.
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôn, uông.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôn, uông.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôn, uông và cuộn,

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.docx