Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

HĐ1: Khởi động:

 GV cho HS tham gia trò chơi “ Truyền bóng” để giải BT1.

HĐ2 : Luyện tập kĩ năng vận dụng bảng cộng 1.

Bài 2: Điền dấu <,>,=

_ Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài.

Bài 3: HS quan sát SGK và nêu yêu cầu bài toán.

-GV ghi bài mẫu trên bảng và nêu câu hỏi để HS trình bày bài( theo mẫu)

-Yêu cầu HS làm bài vào vở.

HĐ3: Luyện tập kĩ năng lắp ghép hình.

Bài 4: HS quan sát SGK và nêu yêu cầu bài toán

-Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

HĐ4: Vận dụng

 Yêu cầuHS quan sát SGK và nêu yêu cầu bài toán.

-Cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2 hoặc 4 nêu thành bài toán và viết phép tính tương ứng. Chấp nhận cách viết 7+ 1= 8 hoặc 1+ 7= 8.

HĐ5: Củng cố bằng trò chơi:” Ai nhanh,ai đúng”

Một bên là phép tính, một bên là số , 2 nhóm tham gia lên bảng tiếp sức thi nối.

-GV nhận xét tiết học

 

docx 6 trang thuong95 4410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
TOÁN
Tiết 21: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
. Thuộc bảng cộng 1 trong phạm vi 10.
. Vận dụng được bảng cộng 1 để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 . SGK Toán 1, Vở bài tập Toán 1, bộ ĐDHT.
 . Bức tranh bài tập 5 SGK.
 . Máy chiếu ( nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Khởi động:
 GV cho HS tham gia trò chơi “ Truyền bóng” để giải BT1.
HĐ2 : Luyện tập kĩ năng vận dụng bảng cộng 1.
Bài 2: Điền dấu ,=
_ Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài.
Bài 3: HS quan sát SGK và nêu yêu cầu bài toán.
-GV ghi bài mẫu trên bảng và nêu câu hỏi để HS trình bày bài( theo mẫu)
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
HĐ3: Luyện tập kĩ năng lắp ghép hình.
Bài 4: HS quan sát SGK và nêu yêu cầu bài toán
-Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
HĐ4: Vận dụng
 Yêu cầuHS quan sát SGK và nêu yêu cầu bài toán.
-Cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2 hoặc 4 nêu thành bài toán và viết phép tính tương ứng. Chấp nhận cách viết 7+ 1= 8 hoặc 1+ 7= 8.
HĐ5: Củng cố bằng trò chơi:” Ai nhanh,ai đúng”
Một bên là phép tính, một bên là số , 2 nhóm tham gia lên bảng tiếp sức thi nối.
-GV nhận xét tiết học
-HS tham gia trò chơi để nêu kết quả bài tập 1
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS thảo luận và làm bài vào vở
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.
- HS quan sát SGK và nêu yêu cầu bài.
- HS chú ý cô giảng và trả lời.
-HS làm bài vào vở.
-HS đổi vở kiểm tra chéo, chép và hoàn thiện các ý còn lại.
-HS nêu yêu cầu bài.
-HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra cách ghép và thực hành ĐDHT
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và chữa bài.
- HS quan sát và nêu yêu cầu bài
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. Các bạn nhận xét và chữa bài.
-2 đội tham gia thi, các nhóm khác nhận xét.
-HS lắng nghe.
********************************
TOÁN
Tiết 22: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
. So sánh và tách được các số trong phạm vi10.
. Vận dụng được kiến thức về số, so sánh số trong phạm vi10 vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
. SGK toán , Vở bài tập toán.
.Hai bộ bìa, mỗi bộ gồm 10 miếng bìa( có dây đeo) đánh số từ 1 đến 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1:Khởi động
Tổ chứ HS tham gia trò chơi ‘’ Xếp hàng thứ tự từ 1 đến 10”
Chia lớp thành 2 đội,mỗi đội 10 người.GV phổ biến luật chơi.
HĐ2:Luyện tập kiến thức về các số, so sánh các số trong phạm vi 10 và tách số.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
-Gọi vài HS trả lời miệng.
Bài 2: Sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần và giảm dần.
Chú ý: Yêu cầu HS phải nhớ thứ tự các số từ 0 đến 10 để làm bài.
Bài 3: Hương dẫn HS phân tích từ yêu cầu của bài tìm ra cá bước giải bài toán này.
Hỏi: Để so sánh và tìm ra số lớn nhất ta phải làm gì?
Bài 4: Rèn kĩ năng tách số.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và làm bài vào vở.
HĐ3:Vận dụng
Bài 5: Ôn kiến thức hình tròn, hình chữ nhật gắn với đồ dùng quen thuộc.
-GV nhận xét qua từng nhóm.
HĐ4: Củng cố
Tổ chức HS có thể tham gia trò chơi:
“ Kết bạn cùng số”.
GV chuẩn bị 10 tấm bìa màu đỏ ,10 tấm bìa màu xanh. Màu xanh ghi các số từ 1đến 10.Màu đỏ 9 tấm bìa ghi phép tính còn 1 tấm bìa ghi số 1.Kết quả của phép cộng này là các số từ 2 đến 10.Mỗi lần chơi có 20 bạn tham gia(10 nam,10 nữ)
-GV hướng dẫn HS cách tham gia trò chơi
-HS tham gia trò chơi khi nghe hiệu lệnh GV.
-HS nêu
- HS tự làm bài vào vở. Đổi vở kiểm tra chéo bài.
-HS trả lời miệng.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS thực hiện bảng con.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-Thực hiện phép tínb, rồi so sánh.
- HS làm bài vào vở, trao đổi vở kiểm tra chéo bài.
-HS thảo luận nhóm và làm bài.
-Kiểm tra chéo bài. Một số HS nêu kết quả bài làm. Nhận xét.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS thảo luận nhóm 4,trao đổi và tranh luận với nhau, đại diện nhóm trình bày.
-HS tham gia trò chơi.Các bạn khác cổ động. Nhận xét.
*************************
TOÁN
Tiết 23: PHÉP TRỪ
I.MỤC TIÊU:
 .Bước đầu thực hiện được các phép tính trừ trong phạm vi 4.
 . Viết được phép trừ theo tranh vẽ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 . SGK Toán 1, Vở bài tập Toán 1, bảng phụ, que tính.
. Các tranh vẽ hoặc hình ảnh như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1:Khởi động
 -GV cho HS ôn lại cách viết phép cộng tương ứng tình huống có thao tác
 “ thêm”,sau đó đưa vấn đề viết phép tính tương ứng vớ tình huống có thao tác “bớt”.
 Chẳng han,GV nêu tình huống,yêu cầu HS viết phép tính tương ứng bài toán: 
“ Có 2 quả dưa,thêm 1 quả dưa, được mấy quả dưa”.HS thực hiên bảng con
( nêu thêm vài tình huống như thế)
-GV đặt vấn đề, như vậy nếu thêm vào thì ta viết phép cộng. Bây giờ ngược lại,GV nêu tình huống “ bớt” đi thì ta viết phép tính thế nào?( HS sẽ thảo luận các ý khác nhau)
HĐ2:Hình thành phép trừ
* Phép trừ 3-1
Hành động với que tính.GV làm mẫu và HS thực hiên theo:
 -Lấy 3 que tính cầm trên tay và nói “có 3 que tinh”.
-Bớt đi 1 que và nói “bớt đi 1 que tính”,
- Giơ 2 que còn lại lên và nói “còn lại 2 que tính”( có thể lặp lại 1 đến 2 lần)
. Viết phép tính:
 - GV hướng dẫn cách viết phép tính: 
.Đọc kí hiệu phép trừ:
-GV cho HS đọc 3 - 1= 2 như sau “ 3 trừ 1 bằng 2”
- GV cho HS quan sát SGK và nêu tình huống và phép tính.
* Phép trừ 3 – 2 = 1
-GV cho HS quan sát hình vẽ SGK
-Yêu cầuHS thực hiện thao tác bớt trên que tính và viết một số phép trừ như SGK ( GV giải thích trường hợp: 3 -3 = 0, 4 – 4 = 0)
* HS rèn đọc thuộc bảng trừ.
HĐ 3:Thực hành – luyện tập
Bài 1: Thực hiện phép tính trừ
-Yêu cầu HS đọc đề bài và nhẩm kết quả.
Bài 2: GV đọc yêu cầu đề bài
-Yêu cầu HS nhìn chùm quả bưởi, phân tích bài toán.
-Tương tự yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, làm việc với các trường hợp còn lại.
Bài 3: GV nhắc HS vận dụng các kết quả
Trừ trong phạm vi 4 để làm bài tập.
HĐ 4: Vận dụng
Bài 4:GV yêu cầu HS đọc đề để hiểu tình huống.
Yêu cầu HS làm việc theo cặp,cùng nhau giải thích và viết phép trừ.
HĐ5:Củng cố
-Tổ chức HS truyền điện nêu kết quả phép tính trừ trong phạm vi 4
-Có thể cho HS nêu các tình huống đa dạng gắn với phép trừ, như: bớt,rơi,rụng,mất,vỡ,bay đi,chạy đi 
.GV nhận xét tiết học.
-HS thực hiện bảng con.
-HS thảo luận và nêu.
-HS thực hiện trên que tính
-HS chú ý cô viết bảng
 3 – 1= 2
-Có 3 con ếch,1 con ếch nhảy đi, còn lại 2 con.Ta có phép tính trừ 3 – 1= 2
-HS quan sát nêu “có 3 quả dưa,ăn 2 quả còn lạ 1 quả. Có 3 que tính,bớt 2 que tính, còn lạ 1 que tính.
Viết phép tính: 3 – 2 = 1
-HS thực hiện: 2 – 1= 1, 4 – 1= 3,
 4 – 2 =2, 4 – 3 = 1, 3 – 3 = 0, 4 – 4 = 0
-HS rèn đọc cá nhân, đồng thanh. HS xung phong đọc.
-HS truyền điện ,nêu kết quả.
-HS lắng nghe
-HS nêu:Một chùm có 3 quả bưởi, rơi xuống 1 quả bưởi.Còn lại 2 quả bưởi.
Phép tính phù hợp là: 3 – 1= 2
-HS thảo luận làm bài vào vở.
-HS tự làm bài vào vở.Trao đổi chéo vở chấm bài.3HS nêu kết quả bài làm.
-HS đọc đề
-HS thảo luận: có 4 con bướm,bay đi 2 con,còn 2 con đậu lại.Ta có phép trừ: 
4 – 2 = 2
-HS thực hiện theo yêu cầu GV
HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong_giao_duc.docx