Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài: Xăng-ti-mét - Năm học 2020-2021 - Bùi Bích Thủy

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài: Xăng-ti-mét - Năm học 2020-2021 - Bùi Bích Thủy

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

XĂNG-TI-MÉT

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

- Biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là cm.

 - Cảm nhận được độ dài thực tế 1 cm.

 - Biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

 - Phát triển các NL toán học.NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II. CHUẨN BỊ

 - Thước có vạch chia xăng-ti-mét.

- Một số băng giấy với độ dài xăng-ti-mét định trước.

 

docx 12 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 29291
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài: Xăng-ti-mét - Năm học 2020-2021 - Bùi Bích Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN LỚP 1
Người thực hiện: Bùi Bích Thủy
Ngày thực hiện: 23/02/2021
Hình thức: trực tuyến
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
XĂNG-TI-MÉT
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
- Biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là cm.
	- Cảm nhận được độ dài thực tế 1 cm.
	- Biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
	- Phát triển các NL toán học.NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. 
II. CHUẨN BỊ
	- Thước có vạch chia xăng-ti-mét.
- Một số băng giấy với độ dài xăng-ti-mét định trước.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.	Hoạt động khởi động
Trước khi vào bài mới, cô trò mình cùng ôn lại bài cũ nhé.
Câu 1:Tòa nhà nào cao hơn?
 B.
Các con hãy nhanh tay chat đáp án đúng vào hộp chat nào.
-Đáp án của cô chính là đáp án . Chúc mừng tất cả các bạn có đáp án đúng. Cô sẽ thưởng sao cho 3 bạn trả lời đúng và nhanh nhất. Đó chính là bạn 
Câu 2: Ở tiết học trước, chúng ta đã học mấy cách để đo độ dài?
1 cách
2 cách
3 cách
- Mời B, con chọn đáp án nào? Đáp án của cô chính là đáp án C. Chúc mừng con.
- Bây giờ chúng mình cùng dùng gang tay để đo cạnh ngắn của bảng con.
( GV cũng dùng gang tay của mình đo chiều rông bảng con)
Mời A.
- Còn cô thì lại đo được chiều rộng của bàn là ..gang tay. 
- Các con ạ, cô đang thắc mắc, tại sao cùng đo chiều rộng của bảng con nhưng mỗi người đo lại có kết quả khác nhau. Bạn nào giúp cô giải đáp thắc mắc này nhỉ?
- Một tràng pháo tay cho bạn nào. Cô khen bạn A giải thích rất chính xác.
- Các con ạ, cùng đo độ dài một vật bằng gang tay nhưng mỗi người lại có một kết quả khác nhau . Đấy là do độ dài gang tay của mỗi bạn khác nhau. Vậy làm thế nào để có kết quả đo chính xác? Khi đo một vật, ai cũng có kết quả giống nhau? Cô trò mình cùng đến với bài học hôm nay: Xăng-ti-mét.
- Nhắc lại cho cô, hôm nay chúng mình học bài gì?
B.	Hoạt động hình thành kiến thức
1.	Quan sát và nhận xét
- Các con ạ, trong cuộc sống, chúng ta sử dụng rất nhiều loại thước khác nhau để đo độ dài các vật, như thước cuộn dùng trong xây dựng, thước dây để các cô chú thợ may đo quần áo 
- Ở lớp mình, bạn nào cũng có một đồ dùng học tập cần thiết, đó chính là thước kẻ. Các con hãy để thước của mình lên mặt bàn nào. 
- Cô khen các bạn trong lớp mình đều có đủ đồ dùng học tập rồi đấy. Các con hãy quan sát thước của mình và cho cô biết: Trên mặt thước có những gì?
- Mời B
- Cô thấy các con đã quan sát thước kẻ rất kĩ.
- Mời các con cùng hướng mắt lên màn hình. Đây là thước kẻ của cô đã được phóng to. Các con ạ,
+ Trên thước kẻ có các số, được đánh từ 0, 1, 2 , cho đến 10 hoặc có thước kẻ đánh đến số 20 hoặc 30, 50, thậm chí là 100 nữa đấy.
+ Ngoài ra trên thước còn có các vạch dài và vạch ngắn.(nháy đỏ).Các vạch ngắn được chia theo đơn vị đo độ dài chúng mình sẽ học sau. Còn khoảng cách giữa các vạch dài là đều nhau và chúng được chia theo đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét.. 
Xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài đầu tiên và duy nhất các con được học trong chương trình Toán 1, nó được viết tắt là cm.
- Đọc lại cho cô đơn vị đo độ dài này, mời A, B, C.
+ Các con tiếp tục quan sát. Mỗi vạch dài ứng với một số, bắt đầu từ số 0, tiếp theo là các số 1, 2, 3, Độ dài từ vạch số 0 đến vạch số 1 là 1 xăng-ti-mét.
- Độ dài từ vạch số 1 đến vạch số 2 cũng là 1cm.
- Bây giờ, các con tìm trên thước các độ dài 1 cm và dùng bút chì tô vào một đoạn giữa hai vạch ghi số đó.
- Đoạn con tô từ vạch số mấy đến vạch số mấy?
- Một câu hỏi khó hơn, độ dài từ vạch số 0 đến vạch số 2 là mấy cm?
- Độ dài từ vạch số 2 đến vạch số 5 là bao nhiêu cm?
- Nghe cô đọc các số đo độ dài này nhé. (GV đọc, yêu cầu 2 HS đọc lại theo thứ tự và không thứ tự)
- Giỏi lắm. Cô thấy các con đã hiểu về đơn vị đo độ dài cm rồi. 
- Các con ạ, xăng-ti-mét được viết tắt là cm. Khi viết, ta viết con chữ c đứng trước, con chữ m đứng sau, 2 con chữ này đều cao 1 ô li.
- Bây giờ, các con hãy thực hành viết tắt đơn vị đo cm vào bảng con nào.
- Share bài, nhận xét.
-Bạn nào giỏi tìm cho cô các đồ vật có độ dài khoảng 1cm?
- Qua hoạt động vừa rồi, cô khen các con đã hiểu về đơn vị đo độ dài cm và liên hệ thực tế rất tốt rồi. 
2.Hướng dẫn HS dùng thước đo độ dài theo 3 bước:
- Vậy dùng thước để đo độ dài như thế nào? Trước khi sang phần thực hành đo, cô muốn hỏi chúng mình:Thước kẻ của con dài bao nhiêu cm? 
- Tốt lắm. Các con ạ, bạn Lan rất muốn biết chiều rộng của cuốn sách Toán của chúng mình là bao nhiêu xăng-ti-mét nhưng bạn lại đang lúng túng, không biết làm thế nào. Các con hãy suy nghĩ để tìm ra cách đo giúp bạn Lan nhé.
- Cô thấy mỗi bạn lại có một cách trả lời khác nhau. Vậy để giúp lớp mình và bạn Lan tìm ra câu trả lời thì cô đã mời đến lớp mình một bạn nhỏ. Chúng mình cùng xem đó là bạn nào nhé!
🡪 Doraemon: Xin chào các bạn, mình là Doraemon. Hôm nay, mình đến đây để hướng dẫn các bạn dùng thước đo độ dài của vật đấy! Các bạn ơi, để đo độ dài, ta thực hiện theo 3 bước sau:
+ Bước 1: Đặt vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật, để mép thước dọc theo chiều dài của vật. Các bạn chú ý, phía trước vạch số 0 có một đoạn ngắn, chúng mình đừng nhầm đầu này với vạch số 0 nhé.
+ Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu còn lại của vật, đọc kèm theo đơn vị đo cm.
+ Bước 3: Viết số đo độ dài của vật.
- Các bạn đã nắm rõ 3 bước để đo độ dài chưa nào? Các bạn hãy thực hành theo 3 bước mình vừa nêu nhé! Chúc các bạn thành công!
- Vậy là vừa rồi, bạn B đã nêu tương đối đúng phải không nào? Cô khen bạn.
- Bạn A và các bạn trong lớp hãy ghi nhớ lời nhắc của Doraemon nhé. Các con lưu ý đặt vạch số 0 trùng với đầu thứ nhất của vật cần đo nhé.
- Bây giờ, để xem các con đã hiểu rõ cách đo chưa, chúng mình cùng thực hành đo cạnh ngắn của bảng con nhé.
- Gọi 1, 2HS nêu kết quả.
- Cô khen chúng mình đã thực hành đo độ dài rất tốt rồi. Các con thấy đấy, khi đo bằng gang tay, mỗi bạn lại ra một kết quả khác nhau, có bạn đo được hơn 1 gang tay nhưng có bạn lại đo được 2 gang tay. Đó là cách đo cho ra kết quả tương đối. Còn khi đo bằng thước, ta sẽ có kết quả chính xác.
Trước khi vào phần LT, cô trò mình cùng thư giãn với bài đồng dao 
Giáo dục: Qua bài đồng dao vừa rồi, các con đã hiểu được sự nguy hiểm của virus corona và cách phòng tránh. Cô mong các con cần thực hiện tốt quy tắc phòng dịch 5K và nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện nhé.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bây giờ, cô trò mình cùng chuyển sang phần Luyện tập.
Trước tiên, chúng ta cùng đến với BT1.
Bài 1.
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
BT1 yêu cầu gì?
Đây là một hộp màu nước. Nhiệm vụ của chúng mình là xem hộp màu này dài bao nhiêu xăng-ti-mét bằng cách quan sát số đo trên thước. 
Mời con.
Vì sao con biết hộp màu dài 14 cm?
Tốt lắm. Cô đồng ý với cách giải thích của bạn.
Tương tự như vậy, cho cô biết, ngọn nến này dài bao nhiêu cm? 
Cô khen các con đã biết đọc số ghi trên thước khi đo độ dài rồi. Bây giờ, cô trò mình cùng chuyển sang BT2.
Bài 2. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- BT2 yêu cầu gì?
- Cho cô biết, 3 băng giấy này màu gì?
- Để đo độ dài mỗi băng giấy, con dùng dụng cụ nào?
- Con đo theo mấy bước?
- Bước 1, con làm gì?
- Bước 2?
- Bước 3?
- Để làm BT này, con hãy mở VBT Toán trang 30, vận dụng 3 bước đo để đo độ dài 3 băng giấy ở BT2 a.
- Bạn nào làm xong sẽ chụp bài và gửi vào zalo cho cô nhé.
- Share bài.
- YC HS nhận xét.
- Nào B, con đã đo độ dài các băng giấy này như thế nào?
- GV chốt. Cô cũng có kết quả giống các con. Vậy trong 3 băng giấy này, băng giấy nào dài nhất?
-Chốt: Đúng rồi đấy. Băng giấy xanh lá cây dài nhất. Ngoài cách sử dụng kết quả đo để xác định băng giấy nào dài nhất, ai có cách so sánh khác?
- Các con thấy đấy, băng giấy màu xanh lá cây dài hơn băng giấy màu xanh da trời. Băng giấy màu xanh lá cây cũng dài hơn băng giấy màu hồng. Vậy ta kết luận băng giấy màu xanh lá cây dài nhất. Như vậy, các con có thể xác định băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất bằng cách so sánh trực tiếp các băng giấy hoặc so sánh qua số đo của chúng.
Bài 3
- Vừa rồi các con đã được thực hành đo băng giấy và xác định băng giấy nào dài nhất rồi. Bạn Bi và bạn Li vừa nói với cô hai bạn đang có một thắc mắc muốn nhờ các con giúp đỡ. Chúng mình cùng đến gặp hai bạn Bi và Li nhé!
(Slide 2 nhân vật hoạt hình có thu âm để ra tình huống)
- Theo các con, nhãn vở dài 8 cm hay 9 cm?
- Vì sao?
- Vậy là bạn Li đã đo đúng rồi. Nhãn vở dài 8cm. Khi đo độ dài của một vật, con chú ý một đầu của vật trùng với vạch số 0 và mép thước trùng với cạnh cần đo để kết quả đo chính xác nhé. Tuy nhiên, các con cũng có thể linh hoạt trong trường hợp không thể đo từ vạch số 0 (thước gẫy, thước bị mờ ) thì vẫn có thể đo được nhưng cần đếm số xăng-ti-mét tương ứng với độ dài vật cần đo nhé. VD ở đây, con có thể đếm 1, 2, 3, 8cm. Vậy thước dài 8cm.
D.	Hoạt động vận dụng
- Bây giờ, cô trò mình cùng chuyển sang BT4.
- BT4 yêu cầu gì?
- Các con ạ, trên tay cô là cuốn VBT Toán. Các con thử ước lượng xem cạnh ngắn của cuốn vở này là bao nhiêu xăng-ti-mét và chat đáp án của con vào hộp chat nhé.
- Nào, cô đã nhận được đáp án của rất nhiều bạn rồi đấy.
- Bạn Giang nghĩ rằng cạnh ngắn cuốn vở VBT Toán là 12cm, bạn Quân cho rằng là 14cm 
- Để xem bạn nào ước lượng đúng nhất, cô mời các con cùng thực hành đo nào.
- Giang, con đo được bao nhiêu cm?
- Vậy là cô thấy các bạn ước lượng tương đối chính xác rồi. Và người ước lượng chính xác nhất chính là ..Chúc mừng con. 1 sao dành cho con.
- Lượt thứ hai, hôm trước cô đã dặn chúng mình chuẩn bị một viên phấn nguyên các con hãy giơ lên nào. Hãy thử ước lượng xem độ dài viên phấn này là bao nhiêu cm và nhanh tay chat đáp án cho cô nào.
-Tingg tingg. Thời gian đã hết. Cô đã nhận được rất nhiều đáp án. Chúng ta tiếp tục kiểm tra xem bạn nào ước lượng chính xác trong lần chơi thứ hai này nhé.
- Chúc mừng B. 1 sao dành cho con!
- Vậy là qua trò chơi vừa rồi, tặng sao .Cô thấy chúng mình đã bước đầu biết ước lượng độ dài. Các con ạ, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dùng thước để đo độ dài các vật. Vì vậy, việc ước lượng độ dài cũng rất cần thiết trong thực tế cuộc sống. Kết thúc tiết học, các con sẽ tập ước lượng một số đồ vật rồi dùng thước chia vạch cm kiểm tra lại nhé.
E.	Củng cố, dặn dò
 - Hôm nay, cô thấy các con học tập rất chăm chỉ, cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi nhé! Trò chơi mang tên: Đánh bay Covid.
Các con ạ, Trái đất của chúng ta đang trong cuộc chiến cam go với Covid-19. Các con hãy chung tay bảo vệ Trái đất của mình bằng cách trả lời các câu hỏi. Cô sẽ nhờ máy lựa chọn ngẫu nhiên một bạn trả lời câu hỏi, các bạn còn lại sẽ đánh đáp án vào hộp chat. Với mỗi câu trả lời đúng, các con đã góp phần tiêu diệt 1 con virus rồi đấy! Nào, các con đã sẵn sàng trở thành những siêu anh hùng đánh bay Covid chưa nào?
Câu hỏi 1. Ai sẽ may mắn được trả lời đây? Chúc mừng A. Nào, 
Câu hỏi 1: Đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét được viết tắt là:
cm
xm
mc
Đáp án đúng của cô chính là đáp án A> Chúc mừng con! Cô cũng nhận được rất nhiều đáp án đúng của các bạn rồi đấy!
Tiếp theo là câu hỏi thứ hai. Máy sẽ chọn ạn nhỏ nào đi tiêu diệt virus đây? Đó chính là bạn B. Con hãy cho cô biết,
Câu hỏi 2: Chiếc bút chì dài bao nhiêu cm?
A. 6 cm
B. 7 cm
C. 8 cm
Chúc mừng con. B chính là câu trả lời đúng!
Chỉ còn 1 câu hỏi cuối cùng, ai sẽ trở thành siêu anh hùng? Chúc mừng bạn C.
Con hãy trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 3: Cách đo nào đúng?
Hình A B. Hình B
Đó cũng chính là đáp án của cô!
Rất nhiều bạn trong lớp mình cũng có đáp án như vậy đấy! Cô thấy các bạn thật giỏi, đều xứng đáng trở thành những siêu anh hùng đánh bay Covid 19. Cô tặng mỗi bạn 1 sao. Ngoài ra, 3 bạn may mắn được máy chọn và trả lời đúng cũng được nhận thêm mỗi bạn 1 sao. Chúc mừng tất cả các con.
Vậy là trò chơi Đánh bay Covid đã khép lại tiết học ngày hôm nay của chúng mình. Cô mong rằng những siêu anh hùng của cô sẽ tiếp tục chăm chỉ học tập trong thời gian nghỉ dịch, thực hiện tốt thông điệp 5K, đẩy lùi Covid 19 để cô trò mình sớm được đến trường nhé. Cô chào tất cả các con.
-HS tham gia chơi
-HS dùng gang tay đo cạnh ngắn của bảng con.
-HS TL: Con thấy có bạn tay to hơn, có bạn tay nhỏ hơn ạ.
- HS nhắc lại tên đề bài.
- HS giơ thước kẻ lên.
Con thấy có số, có vạch
Con thấy có chữ cm
...
HS quan sát
HSTL
2 cm
3cm
HS viết bảng con
HSTL
- Cạnh của ô vuông trong vở ô li.
- Canh của hình vuông trong khối rubic.
- Canh của con xúc xắc.
HS1: Con sẽ đặt cuốn sách lên bàn, đặt 1 đầu thước trùng với đầu cuốn sách, sau đó đọc số ghi ở vạch thước trùng với đầu còn lại, con đo được .
- HS 2: Con không làm như bạn ạ. Con đặt vạch số 0 trùng với đầu cuốn sách sau đó đặt mép thước dọc theo chiều rộng cuốn sách, đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu còn lại cuốn sách.
-HS đọc yêu cầu
- BT1 hỏi: Hộp màu dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
-Vì con thấy vạch số 0 trùng với một đầu hộp màu, số 14 ghi trên thước trùng với đầu còn lại. Vậy hộp màu dài 14 cm ạ.
-HS nêu
-HS đọc
- HS nêu
-Con dùng thước có chia vạch cm.
-3 bước 
-HS nêu
+HS1: Con thấy băng giấy xanh lá cây dài nhất vì nó dài tận 11cm còn 2 băng giấy kia chỉ dài 8 và 9cm.
+HS 2: Con so sánh băng giấy màu xanh da trời với băng giấy xanh lá cây, thấy băng giấy xanh lá cây dài hơn. Sau đó, con so sánh băng giấy xanh lá cây với băng giấy màu hồng thì băng giấy xanh lá cây cũng dài hơn. Vậy băng giấy màu xanh lá cây dài nhất ạ.
- Vì con đếm được 8 cm
- Vì con thấy bạn đặt thước sai, đáng ra bạn phải đặt thước từ vạch số 0 cơ.Nếu đặt ở vạch số 0 thì vạch kia sẽ chỉ 8cm ạ.
-HS quan sát, lắng nghe
-HSTL
-HS chat đáp án
-HS đo, nêu kết quả đo chính xác
-HS chat đáp án
-HS quan sát, đọc đáp án đúng.
-HS tham gia chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_canh_dieu_bai_xang_ti_met_nam_hoc_20.docx