Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

HĐ2: So sánh các số có hai chữ số

* So sánh 85 và 48

 - Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong bài học ( hoặc dùng que tính thực hành ) và dựa vào hình ảnh trực quan để nhận ra: 85 có 8 chục và 5 đơn vị, 48 có 4 chục và 8 đơn vị; 85 và 48 có số chục khác nhau : 8 chục lớn hơn 4 chục (80>40) nên 85>48. Có thể, cho học sinh tự giải thích, ví dụ: 85 và 48 đều có 4 chục, 85 còn có thêm 4 chục và 5 đơn vị, tức là có thêm 45 đơn vị, mà 48 chỉ có thêm 8 đơn vị. Ta có 45>8 nên 85>48.

 - Tập cho HS nhận biết: nếu 85>48 thì 48<85 (="" chẳng="" hạn,="" bằng="" nhận="" xét="" và="" sử="" dụng="" hình="" vẽ,="" que="" tính.="" để="" giúp="" học="" sinh="" tự="" nhận="" ra="" nếu="" 85="">48 thì 48<>

 * So sánh 73 và 76 :

 - Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong Sgk ( hoặc dùng que tính thực ) và dựa vào hình ảnh trực quan để nhận ra: 73 có 7 chục và 3 đơn vị, 76 có 7 chục và 6 đơn vị; 73 và 76 có số chục bằng nhau ( cùng có 7 chục), mà 3<6 nên=""><>

 

docx 10 trang thuong95 11980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Bài 72. 	SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- So sánh được các số có hai chữ số và vận dụng được vào cuộc sống.
- Xác định được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Toán lớp 1, Vở bài tập Toán 1, bảng phụ.
- Các bó que tính ( bó chục) và các que tính rời trong bộ đồ dùng dạy học.
- Máy chiếu vật thể (nếu có). 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Khởi động:
- Tổ chức trò chơi " Truyền điện"
+ Đọc số theo thứ tự tiếp theo: Người chơi đầu tiên đứng tại chỗ , đọc một số có hai chữ số, chẳng hạn, số 32 và gọi tên bất kì bạn nào đó trong lớp, bạn có tên đó đứng tại chỗ đọc số theo thứ tự tiếp theo ( là số 33). Nếu đọc đúng thì được gọi tên bất kì người bạn nào đó trong lớp ( đọc sai thì bị loại khỏi cuộc chơi ), bạn được gọi tên đứng tại chỗ đọc số theo thứ tự tiếp theo ( là số 34) và đọc tên 1 bạn trong lớp, cuộc chơi cứ tiếp tục diễn ra như vậy...
- GV nhận xét chung về cuộc chơi.
HĐ2: So sánh các số có hai chữ số
* So sánh 85 và 48
 - Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong bài học ( hoặc dùng que tính thực hành ) và dựa vào hình ảnh trực quan để nhận ra: 85 có 8 chục và 5 đơn vị, 48 có 4 chục và 8 đơn vị; 85 và 48 có số chục khác nhau : 8 chục lớn hơn 4 chục (80>40) nên 85>48. Có thể, cho học sinh tự giải thích, ví dụ: 85 và 48 đều có 4 chục, 85 còn có thêm 4 chục và 5 đơn vị, tức là có thêm 45 đơn vị, mà 48 chỉ có thêm 8 đơn vị. Ta có 45>8 nên 85>48.
 - Tập cho HS nhận biết: nếu 85>48 thì 48 48 thì 48<85).
 * So sánh 73 và 76 :
 - Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong Sgk ( hoặc dùng que tính thực ) và dựa vào hình ảnh trực quan để nhận ra: 73 có 7 chục và 3 đơn vị, 76 có 7 chục và 6 đơn vị; 73 và 76 có số chục bằng nhau ( cùng có 7 chục), mà 3<6 nên 73<76.
 - Tập cho HS nhận biết: Nếu 73 73.
Lưu ý: Chưa yêu cầu HS biết "quy tắc"khi so sánh hai số có hai chữ số nhưng có thề giúp HS tập diễn đạt, so sánh như:
 + 56 và 59 đều có 5 chục, mà 6<9 nên 56<59
 + 64 và 92 có số hàng chục khác nhau, 6 chục bé hơn 9 chục nên 64<9
 HĐ 3: Thực hành và luyện tập
 Bài tập 1:
 - Học sinh nêu yêu cầu bài.
 - HS làm bài cá nhân vào Vở bài tập Toán. 
 - Từng cặp HS kiểm tra bài làm của nhau.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
 - Có thể gọi 1 vài HS giải thích vì sao chọn được dấu ( ,=) thích hợp khi so sánh 2 số trong bài.
Bài tập 2: 
 - HS làm bài cá nhân vào Vở bài tập Toán hoặc có thể chia nhóm HS để trao đổi, tranh luận với nhau.
 - Trình bày kết quả ở bảng phụ.
 - GV sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để chữa bài.
 Lưu ý: Không chỉ có một số thích hợp thay cho dấu ?, chẳng hạn: 67<? thì 92 và 76 đều có thể chọn thay cho dấu ? (vì cả 92 và 76 đều thích hợp)
Bài tập 3: 
- Học sinh nêu yêu cầu bài.
- Làm bài cá nhân vào Vở bài tập Toán.
- GV chữa bài.
- GV cần rèn cho HS nêu các cách giải thích khác nhau. Chẳng hạn: 90 lớn hơn 83, 90 lớn hơn 79 nên 90 là số lớn nhất, hoặc 90 lớn hơn 83, 83 lớn hơn 79, vậy 90 là số lớn nhất.
HĐ 4: Vận dụng
Bài tập 4: 
 - HS nêu yêu cầu bài.
 -Làm cá nhân vào Vở bài tập Toán.
 - Với HS gặp khó khăn khi làm bài, GV gợi ý cho HS mối liên hệ giữa "nhiều hơn" với "lớn hơn"giữa "ít hơn" với "bé hơn" để đưa về bài toán so sánh 2 số.
 - GV cho HS trả lời miệng và yêu cầu giải thích cụ thể vì sao chọn được cụm từ " nhiều hơn" hay cụm từ" ít hơn"phù hợp thay cho dấu ?.
HĐ 5: Củng cố
 - Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu xem trong gia đình ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất.
- Học sinh chơi Truyền điện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS quan sát và dùng que tính thực hành
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS thực hành.
- HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu bài.
- Cá nhân làm bài tập vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân hoặc chia nhóm.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài tập vào vở.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Cá nhân làm bài tập vào vở
- HS trả lời 
- HS về nhà tìm hiểu.
Tiết : TOÁN
Bài 73:	Luyện tập
I .MỤC TIÊU:
Giúp học sinh đọc, viết, so sánh thành thạo các số trong phạm vi 100 và vận dụng được trong cuộc sống.
Biết xếp được các số theo thứ tự trong phạm vi 100.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK Toán 1, vở bài tập Toán 1, bảng phụ, phiếu học tập. 
HS: SGK Toán 1, vở bài tập Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ1: Khởi động
- GV cho HS tìm hiểu và so sánh:
Số bạn nam và số bạn nữ trong lớp
Số HS ở Tổ 1 và số HS ở Tổ 2 
 GV nhận xét, tuyên dương.
2. HĐ2: Thực hành – luyện tập
Bài 1: 
-1 HS nêu yêu cầu bài
- GV nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn bài mẫu cho học sinh: Gv ghi số 32 lên bảng và gọi HS trả lời:
Số trên gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 -2 HS lên bảng viết phần Đọc số và Viết số.
-1 số HS nhận xét, GV nhận xét.
-1 số HS phân tích và đọc lại số 32
 - GV đính bảng phụ lên bảng và gọi 3 HS lần lượt lên bảng làm 6 dòng còn lại, dưới lớp làm vào vở bài tập Toán. 
 - HS trình bày bài làm của mình- lớp nhận xét- GV nhận xét , chốt lại.
Bài 2:
 -2 HS đọc yêu cầu bài
 - Gọi 1 số HS nhắc lại: 
Khi so sánh 2 số với nhau thì ta 
so sánh chữ số ở hàng nào trước?
Nếu 2 số ở hàng chục bằng nhau
thì ta làm thế nào?
 -HS thảo luận và làm bài theo nhóm 4 vào phiếu bài tập.
 - Đại diện 1 số nhóm trình bày- nhóm khác nhận xét- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 3:
 -1HS đọc yêu cầu bài
 - GV đọc yêu cầu bài
 - Cho HS làm bài cá nhân vào vở bài tập Toán.
 - Gv quan sát HS làm bài và kiểm tra vở 1 số HS.
 - Gọi 1 số HS trình bày bài làm trong vở của mình – HS khác nhận xét- GV nhận xét.
Bài 4:
 -2 HS đọc yêu cầu bài
 - Gv hướng dẫn và giải thích thêm cho các em về cách sắp xếp các số.
 - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập Toán.
 - GV theo dõi HS làm, hướng dẫn cho 1 số HS găp khó khăn, kiểm tra vở 1 số HS.
 - HS trên bảng trình bày- lớp nhận xét- GV nhận xét, tuyên dương.
3. HĐ3: Vận dụng
Bài 5:
2 HS đọc yêu cầu bài
Gv đọc lại yêu cầu bài
GV hỏi:
Bạn Hồng đếm được bao nhiêu quả bưởi? Quả cam? Quả mít?
Vậy để biết được loại quả nào có số lượng nhiều nhất hay ít nhất thì ta làm thế nào?
 - HS trả lời- HS khác nhận xét- GV nhận xét.
 - Cho HS thảo luận làm bài theo nhóm 2 để hỏi- trả lời 2 câu hỏi ở trong sách.
 - 1 số nhóm trình bày- nhóm khác nhận xét- GV nhận xét, chốt lại.
4. HĐ 4: Củng cố
 - Hôm nay học bài gì ?
 -GV cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”
 - GV đưa ra các số và yêu cầu HS tìm dấu để đính vào chỗ trống sao cho thích hợp.
 - 2 đội lên bảng tham gia chơi, lớp cổ vũ
 - GV nhận xét và tuyên dương 2 đội chơi.
 - GV nhận xét tiết học.
HS tìm hiểu và so sánh số 
HS lắng nghe
HS đọc yêu cầu bài
HS lắng nghe
HS chú ý và trả lời câu hỏi
Số trên gồm 3 chục và 2 đơn vị.
2 HS lên bảng làm, lớp theo dõi bạn.
HS nhận xét- lắng nghe
HS đọc bài
HS làm bài tập 1
HS trình bày- HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài
So sánh chữ số ở hàng chục trước.
Thì ta so sánh đến chữ số ở hàng đơn vị, chữ số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn; chữ số nào bé hơn thì số đó bé hơn.
HS thảo luận và làm bài tập 2
HS trình bày
HS đọc yêu cầu bài- lớp lắng nghe
HS lắng nghe
HS làm bài tập 3 vào vở bài tập Toán.
HS trình bày bài làm- HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS làm bài tập 4
HS nhận xét, lắng nghe
HSTL: 19 quả bưởi, 21 quả cam, 16 quả mít.
Ta so sánh các số mà đề bài đã cho để tìm ra được số nào lớn nhất, số nào bé nhất.
HS nhận xét, lắng nghe
HS thảo luận theo nhóm 2 để làm bài tập 5
HS trình bày, nhận xét
- Bài Luyện tập
:
- Hs nêu
HS tham gia chơi
HS lắng nghe
-----------------------------------------------------------
Tiết : TOÁN
Bài 74:	Em đo độ dài
I .MỤC TIÊU:
Học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đo độ dài đã học để đo độ dài các đồ vật xung quanh, đo độ dài các đồ vật, đối tượng trong lớp học và khoảng cách giữa các vật ở ngoài sân trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK Toán 1, vở bài tập Toán 1, bảng phụ, phiếu thực hành đo độ dài ( mỗi nhóm 3 phiếu cho 3 nhiệm vụ ), thước có vạch chia xăng-ti-mét.
HS: SGK Toán 1, vở bài tập Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ1: Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi đố nhau: “ Đo theo đơn vị nào”
- GV giới thiệu về cách chơi của trò chơi này: HS1 nêu tên một đồ vật hoặc khoảng cách giữa 2 đồ vật, sau đó gọi 1 bạn trả lời( HS2), HS2 sẽ cho biết đồ vật đó được đo bằng gì ( gang tay, bước chân, xăng-ti-mét ), nếu HS2 trả lời đúng thì được đố bạn tiếp theo.
- GV cho lớp bắt đầu tham gia chơi trò chơi.
- GV nhận xét về các câu hỏi và câu trả lời của HS đưa ra, tuyên dương HS.
2. HĐ2: Thực hành – luyện tập
a) Chủ đề 1: Thực hành đo độ dài các đồ vật thường dùng xung quanh em.
-1 HS nêu yêu cầu của chủ đề 1
- GV nêu yêu cầu của chủ đề 1
Lựa chọn đồ vật cần đo:
- GV gọi HS kể tên một số đồ vật xung quanh em mà em biết.
- GV yêu cầu HS lựa chọn 1 số đồ vật mà em đã kể để đo độ dài đồ vật đó.
Lựa chọn đơn vị đo phù hợp:
 - GV gọi HS nêu một số đơn vị đo thường dùng mà em biết.
 - GV nhận xét, kết luận lại: Một số đơn vị đo thường dùng là: xăng-ti-mét, gang tay, bước chân, sải tay 
- GV đưa ra một số đồ vật và gọi HS chọn đơn vị đo phù hợp với từng đồ vật.
- GV giải thích rõ từng đơn vị đo cho HS hiểu để khi đo lựa chọn đơn vị đo cho phù hợp.
Tiến hành đo:
 - GV hướng dẫn cho HS cách ước lượng độ dài của đồ vật trước khi dùng đơn vị đo để đo và ghi kết quả.
- GV đưa ra 1 số đồ vật và yêu cầu HS ước lượng độ dài của đồ vật đó.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để điền vào “ Mẫu phiếu thực hành đo độ dài”
GV gọi 1 số nhóm trình bài bài làm của nhóm mình.
Đại diện nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, tuyên dương.
b) Chủ đề 2: Thực hành đo độ dài các đồ vật trong lớp học.
- Lựa chọn đồ vật cần đo; Lựa chọn đơn vị đo; Tiến hành đo: tương tự như chủ đề 1.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 6 để điền vào” Mẫu phiếu thực hành đo độ dài”.
- Mỗi nhóm phân công 2 bạn thực hiện; 1 bạn đo, 1 bạn nêu kết quả; các bạn còn lại ghi lại kết quả vào phiếu thảo luận; sau đó cả nhóm tập hợp lại kết quả. 
- GV gọi một số nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình; mỗi nhóm gồm 2 HS lên bảng; 1 HS đo và 1 HS nêu kết quả của đồ vật đo được.
- Đại diện các nhóm nhận xét; GV nhận xét, tuyên dương.
c) Chủ đề 3: Thực hành đo độ dài, khoảng cách giữa các vật ở ngoài sân trường.
 - Lựa chọn đồ vật cần đo; Lựa chọn đơn vị đo; Tiến hành đo: tương tự như chủ đề 1, 2.
 - GV cho HS thảo luận nhóm 6 để thực hiện chọn đơn vị đo,sau đó đo và ghi chép kết quả đo vào “ Mẫu phiếu thực hành đo độ dài “.
- Từng nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác hỏi và nhận xét về : tính hợp lí của việc chọn đơn vị đo, việc ghi chép kết quả đo có chính xác không.
- GV nhận xét từng nhóm, tuyên dương các nhóm. 
3. HĐ 3: Củng cố
- Hôm nay học bài gì ?
Kể tên một số đồ vật mà hôm nay e đã lựa chọn để đo?
Nêu độ dài, khoảng cách của 2 đồ vật em vừa đo ?
Nêu một số đơn vị đo mà em biết?
Nêu cách tiến hành đo đồ vật?
GV nhận xét, kết luận lại:
+ Kết quả đo độ dài của cùng một đối tượng, khoảng cách nào đó bằng gang tay, bước chân, của các nhóm là khác nhau vì đơn vị đo phụ thuộc vào cơ thể từng bạn tham gia đo.
+ Nhưng nếu đo độ dài bằng xăng-ti-mét thì số đo của các nhóm đều giống nhau, vì đây là độ dài quốc tế, ai đo cũng cho kết quả giống nhau.
 - GV nhận xét tiết học.
HS chú ý 
HS lắng nghe
HS tham gia chơi trò chơi
HS lắng nghe GV nhận xét
HS nêu, lớp lắng nghe
HS lắng nghe
HS kể: hộp bút, thước kẻ, sách Toán 
HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời câu hỏi
HS chú ý lắng nghe
HS trả lời câu hỏi
HS thảo luận nhóm 4 để tìm tên đồ vật cần đo,ước lượng, kết quả đo của đồ vật đó.
Các nhóm trình bày
Các nhóm nhận xét, HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS thảo luận nhóm 6 để làm vào phiếu
HS tiến hành đo và ghi lại kết quả
Các nhóm trình bày
HS nhận xét, lắng nghe
HS chú ý 
HS thảo luận nhóm 6 để làm bài.
HS trình bày bài làm của nhóm mình, lớp chú ý lắng nghe.
HS chú ý lắng nghe
HS trả lời: độ dài hộp bút, thước kẻ, vở bài tập toán, 
HSTL: khoảng cách từ cổng trường đến cột cờ, khoảng cách từ cây phượng đến cây bàng, 
HSTL: xăng-ti-mét, gang tay, bước chân, .
HSTL: ước lượng khoảng cách đã chọn; đo và ghi kết quả đo.
HS lắng nghe và nhắc lại
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong_giao_duc.docx