Giáo án Toán Lớp 1 - Chương trình cả năm (Bộ sách Cánh diều)

Giáo án Toán Lớp 1 - Chương trình cả năm (Bộ sách Cánh diều)

Bài 2. HÌNH VUÔNG - HÌNH TRÒN

HÌNH TAM GIÁC - HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.

- Nhận ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.

- Ghép được các hình đã biết thành hình mới.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Hoạt động khởi động

HS xem tranh khởi động chia sẻ theo cặp đôi về hình dạng của những đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: mặt đồng hồ có dạng hình tròn, lá cờ có dạng hình tam giác.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động sau:

- HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- GV hướng dần HS quan sát lần lượt từng tấm bìa hình vuông (có màu sắc, kích thước khác nhau) và nói: “Hình vuông”.

- HS lấy ra một số hình vuông khác có trong bộ đồ dùng, nói: “Hình vuông”.

- Thực hiện tương tự với hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

2. HS thảo luận nhóm: Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Sau đó, các nhóm chia sẻ trước lớp.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS thực hiện theo cặp:

- HS xem hình vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- GV hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói.

Bài 2. HS thực hiện theo cặp:

- HS quan sát hình vẽ, chỉ vào hình vẽ và nói: hình tam giác có màu vàng, hình vuông có màu xanh, hình tròn và hình chữ nhật có màu đỏ, .

- GV khuyến khích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em; rèn cho HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách quan sát và phân loại hình theo màu sắc, theo hình dạng.

Bài 3. HS thực hiện theo nhóm:

- Các nhóm HS suy nghĩ, sử dụng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật đế ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích.

- HS chia sẻ với bạn hình mới ghép được và ý tưởng ghép hình của mình. GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.

 

docx 190 trang hoaithuqn72 4761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Chương trình cả năm (Bộ sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN 1
BỘ CÁNH DIỀU
Bài 1. TRÊN - DƯỚI, PHẢI - TRÁI
TRƯỚC – SAU. Ở GIỮA
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Xác định được các vị trí: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thế và có thế diễn đạt được bằng ngôn ngữ.
- Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau,ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.
Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.
II. CHUẨN BỊ
Tranh tình huống.
Bộ đồ dùng Toán 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động
GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sẽ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.
GV hướng dẫn HS các hoạt động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu,...
HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HS quan sát tranh trong khung kiến thức và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh theo cách quan sát và cách diễn đạt của các em.
Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây, ...
GV chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nhấn mạnh các thuật ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa.
Lưu ý: Để HS hứng thú, sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, GV có thể kể chuyện hoặc tạo bối cảnh cho tình huống bức tranh. Vì quan hệ vị trí có tính tương đối nên khi mô tả vị trí của đồ vật, sự vật, cần xác định rõ vị trí của đối tượng nào so với đối tượng nào.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: Hộp bút ở trên mặt bàn, ...
GV có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan đến bức tranh:
+ Kể tên những vật ở dưới gầm bàn.
+ Kể tên những vật ở trên mặt bàn.
+ Trên bàn có vật nào ở bên tay trái bạn gái?
+ Trên bàn có vật nào ở bên tay phải bạn gái?
GV có thể hướng dẫn để HS thao tác: Lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì,...
Bài 2. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
HS sử dụng các từ: bên phải, bên trái để nói chỉ dẫn cho bạn nhỏ trong bức tranh muốn đến trường học thì rẽ sang bên nào, muốn đến bưu điện thì rẽ sang bên nào.
GV đặt câu hỏi giúp HS sử dụng các từ “phải, trái” để định hướng không gian. Ví dụ: Nếu muốn đi bộ về nhà, khi ra khỏi cổng trường em rẽ sang bên nào?
Bài 3
HS thực hiện lần lượt các động tác theo yêu cầu của bài toán dưới sự chỉ dẫn của GV.
HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào?
Lưu ý: GV có thế tổ chức thành trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm” cho HS hoạt động. Chẳng hạn: GV (hoặc chủ trò) giơ tay phải nhưng hô thành: “Các em hãy giơ tay trái.”, HS giơ tay trái theo lời GV (hoặc chủ trò) nói, ai làm sai thì bị phạt.
D. Hoạt động vận dụng
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?
Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?
Sự khác nhau của hai biển báo giao thông này là gì?
E. Củng cố, dặn dò
Có rất nhiều quy tắc trong cuộc sống được xây dựng liên quan đến “phải - trái”, khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự. về nhà, các em tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải - trái”.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc quan sát tranh và sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh; thảo luận, đặt câu hỏi cho nhau về vị trí của những đồ vật, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc thao tác: lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì,...; liên hệ những quy tắc trong cuộc sông liên quan đến “phải - trái”,..., HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.
Bài 2. HÌNH VUÔNG - HÌNH TRÒN
HÌNH TAM GIÁC - HÌNH CHỮ NHẬT
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.
Nhận ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.
Ghép được các hình đã biết thành hình mới.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động
HS xem tranh khởi động chia sẻ theo cặp đôi về hình dạng của những đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: mặt đồng hồ có dạng hình tròn, lá cờ có dạng hình tam giác.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động sau:
HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
GV hướng dần HS quan sát lần lượt từng tấm bìa hình vuông (có màu sắc, kích thước khác nhau) và nói: “Hình vuông”.
HS lấy ra một số hình vuông khác có trong bộ đồ dùng, nói: “Hình vuông”.
Thực hiện tương tự với hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
HS thảo luận nhóm: Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Sau đó, các nhóm chia sẻ trước lớp.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện theo cặp:
HS xem hình vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
GV hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói.
Bài 2. HS thực hiện theo cặp:
HS quan sát hình vẽ, chỉ vào hình vẽ và nói: hình tam giác có màu vàng, hình vuông có màu xanh, hình tròn và hình chữ nhật có màu đỏ, ...
GV khuyến khích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em; rèn cho HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách quan sát và phân loại hình theo màu sắc, theo hình dạng.
Bài 3. HS thực hiện theo nhóm:
Các nhóm HS suy nghĩ, sử dụng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật đế ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích.
HS chia sẻ với bạn hình mới ghép được và ý tưởng ghép hình của mình. GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
Hoạt động vận dụng
Bài 4. HS quan sát xung quanh lớp học, chỉ ra các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc lắp ghép tạo hình mới từ các hình đã học, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
Thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời về các hình đã học, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
Bài 3. CÁC SỐ 1, 2, 3
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Thông qua đó, HS nhận
biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 1, 2, 3.
Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, 3.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ	
Tranh tình huống.
Một số chấm tròn; thẻ số 1, 2, 3 (trong bộ đồ dùng Toán 1).
Một số đồ vật quen thuộc với HS: 1 bút chì, 3 que tính, 2 quyển vở, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động
HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được.
HS chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hình thành các số 1, 2, 3
HS quan sát khung kiến thức:
HS đếm số con vật và số chấm tròn tương ứng.
HS nói, chẳng hạn: “Có 1 con mèo. Có 1 chấm tròn. Số 1”.
Tương tự với các số 2, 3.
HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, ...) rồi đếm (1, 2, 3 đồ vật).
HS giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng số lượng GV yêu cầu.
HS lấy đúng thẻ số phù hợp với tiếng vồ tay của GV (ví dụ: GV vỗ tay 3 cái, HS lấy thẻ số 3).
Viết các số 1, 2, 3
HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 1 rồi thực hành viết số 1 vào bảng con.
Tương tự với các số 2, 3.
Lưu ý: GV nên đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở HS tránh những lỗi sai đó.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
Đếm số lượng các con vật, đọc số tương ứng.
Trao đổi, nói với bạn về số lượng các con vật vừa đếm được. Chẳng hạn: HS chỉ vào hai con mèo rồi nói: “Có 2 con mèo”; đặt thẻ số 2.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
Quan sát hình vẽ bên trái có 1 chấm tròn và ở dưới ghi số 1.
Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho phù hợp.
Lấy số chấm tròn cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại.
Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả.
Bài 3
HS đếm các khối lập phương, rồi đọc số tương ứng.
HS đếm tiếp từ 1 đến 3 và tập đếm lùi từ 3 đến 1.
D. Hoạt động vận dụng
Mỗi HS quan sát tranh, suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng đồ vật theo mỗi tình huống yêu cầu. Chia sẻ trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS cách đếm và dùng mẫu câu khi nói. Chẳng hạn: Có 3 quyến vở.
GV khuyến khích HS đếm các đồ dùng học tập trên bàn của mình, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp. Chẳng hạn: Trên bàn có mấy quyển vở?
E. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tưcmg ứng; đọc sổ, xác định số lượng hình cần lấy, HS có cơ hội được phát triển một số NL: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về số lượng đồ vật, sự vật trong từng tình huống, HS có cơ hội được phát triên
NL giao tiếp toán học.
LƯU Ý 
Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài về các số trong phạm vi 10. Vì vậy, bên cạnh các nội dung kiến thức, GV cần chú ý rèn cho HS các kĩ năng học tập môn Toán như: làm việc nhóm đôi, quan sát tranh khởi động thảo luận với bạn, cách đếm số lượng của sự vật trong tranh. GV cũng cần chú ý khai thác những kinh nghiệm, trải nghiệm về số lượng mà HS đã biết khi học ở Mầu giáo và trong cuộc sống.
Bài 4. CÁC SỐ 4, 5, 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.
Đọc, viết được các số 4, 5, 6.
Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Tranh tình huống.
Một số chấm tròn, hình vuông; các thẻ số từ 1 đến 6, ... (trong bộ đồ dùng Toán 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được.
HS chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hình thành các số 4, 5, 6
HS quan sát khung kiến thức:
HS đếm số bông hoa và số chấm tròn.
HS nói, chẳng hạn: “Có 4 bông hoa. Có 4 chấm tròn, số 4”.
Tương tự với các số 5, 6.
HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, ...) rồi đếm (4, 5, 6 đồ vật).
HS giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng số lượng GV yêu cầu.
HS lấy đúng thẻ số phù họp với tiếng vồ tay của GV (ví dụ: GV vồ tay 4 cái,
HS lấy thẻ số 4).
Viết các số 4, 5, 6
HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 4 rồi thực hành viết số 4 vào bảng con.
Tương tự với các số 5, 6.
Lưu ý: GV nên đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc HS tránh những lỗi sai đó.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
Đếm số lượng mỗi loại quả, đọc số tương ứng.
Trao đổi, nói với bạn về số lượng mỗi loại quả vừa đếm được. Chẳng hạn: Chỉ 
Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe cách làm và kết quả.
Lưu ý: Khi chữa bài GV nên đặt câu hỏi đề HS nói cách nghĩ, cách làm bài.
Bài 3. HS thực hiện theo cặp:	
Đếm các số theo thứ tự từ 1 đến 6, rồi đọc số còn thiếu trong các bông hoa.	
Đếm tiếp từ 1 đến 6, đếm lùi tù’ 6 về 1.
Đếm tiếp, đếm lùi từ một số nào đó. Chẳng hạn đếm tiếp từ 3 đến 6.
Lưu ý: GV có thể cho HS xếp các thẻ số từ 1 đến 6 theo thứ tự rồi đếm tiếp từ 1 đến 6, đếm lùi từ 6 đến 1.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4
Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và nói cho bạn nghe số lượng đồ vật theo mỗi tình huống yêu cầu. Chia sẻ kết quả trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS cách đếm và dùng mầu câu khi nói. Chẳng hạn: Có 5 chiếc cốc.
GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp về số lượng của những đồ vật khác có trong tranh. Chẳng hạn hỏi: Có mẩy chiếc tủ lạnh?
Trả lời: Có 1 chiếc tủ lạnh.
E. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?	
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
Lấy ví dụ sử dụng các số đã học để nói về số lượng đồ vật, sự vật xung quanh em.
Về nhà, em hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các sổ đã học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng; đọc số, lấy số hình phù hợp, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về số lượng đồ vật, sự vật trong từng tình huống và sử dụng từ ngữ toán học để diễn đạt cách làm của mình, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học.
Bài 5. CÁC SỐ 7, 8, 9
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 9. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 7, 8, 9.
Đọc, viết được các số 7, 8, 9.
Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 7, 8, 9.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Tranh tình huống.
Một số que tính, chấm tròn, hình tam giác; thẻ số từ 1 đến 9, ... (trong bộ đồ dùng Toán 1).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động khởi động
HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì. Chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).
Hoạt động hình thành kiến thức
Hình thành các số 7, 8, 9
HS quan sát khung kiến thức:
HS đếm số chiếc trống và sổ chấm tròn.
HS nói, chẳng hạn: “Có 7 chiếc trống. Có 7 chấm tròn, số 7”.
Tương tự với các số 8, 9.
HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, ...) rồi đếm (7, 8, 9 đồ vật).
HS giơ ngón tay hoặc lấy ra các đồ vật đúng số lượng GV yêu cầu.
HS lấy đúng thẻ số phù họp với số lần vồ tay của GV (ví dụ: GV vỗ tay 8 lần, HS lấy thẻ số 8).
Viết các số 7, 8, 9
HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 7 rồi thực hành viết số 7 vào bảng con.
Tương tự với các số 8, 9.
Lưu ỷ: GV nên đưa ra một số trường hợp viết số sai, ngược đê nhắc HS tránh những lồi sai đó.	
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
Đếm số lượng mỗi loại đồ vật rồi đọc số tương ứng.
Trao đổi, nói với bạn về số lượng mỗi loại đồ vật vừa đếm được. Chẳng hạn:
Chỉ vào 8 con gấu, nói: “Có 8 con gấu”; đặt thẻ số 8.
Lưu ý: GV đặt câu hỏi để tìm hiếu cách HS đếm. Chú ý rèn cho HS cách đếm, chỉ vào từng đối tượng cần đếm tránh đếm lặp, khi nói kết quả đếm có thể làm động tác khoanh vào tất cả đối tượng cần đếm, nói: Có tất cả 8 con gấu.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:	
Quan sát mẫu, đếm số hình tam giác có trong mẫu.	
Đọc số ghi dưới mỗi hình.
Lấy ra các hình tam giác cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại.
Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe cách làm và kết quả.
Lưu ý: GV có thể tổ chức theo nhóm, theo cặp hoặc tổ chức thành trò chơi. GV cũng có thể thay đổi vật liệu và số lượng để hoạt động phong phú hơn. Chẳng hạn: 
Lấy cho đủ 8 hình vuông hoặc vẽ cho đủ 9 chấm tròn, ...
Bài 3. HS thực hiện các thao tác:
Đếm các số theo thứ tự từ 1 đến 9, rồi đọc số còn thiếu trong các ô.
Đếm tiếp từ 1 đến 9, đếm lùi từ 9 đến 1.
Đếm tiếp, đếm lùi từ một số nào đó. Chẳng hạn đếm tiếp từ 7 đến 9.
Lưu ý: GV có thể cho HS xếp các thẻ số từ 1 đến 9 theo thứ tự rồi đếm tiếp từ 1 đến 9, đếm lùi từ 9 đến 1.
Hoạt động vận dụng
Bài 4
Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và nói cho bạn nghe số lượng đồ vật theo mỗi tình huống yêu cầu. Chia sẻ kết quả trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS cách đếm và dùng mẫu câu khi nói. Chẳng hạn: có 8 hộp quà.
GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp về số lượng của những đồ vật khác có trong tranh. Chẳng hạn hỏi: Có mấy quả bóng? Trả lời: Có 9 quả bóng.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
Lấy ví dụ sử dụng các số đã học nói về sổ lượng đồ vật, sự vật xung quanh em.
Về nhà, em hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các số đã học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng iực cho học sinh
Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng; đọc số, lấy số hình cho phù hợp, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đối chia sẻ với bạn về cách đếm, cách lấy cho đủ số lượng, HS có cơ hội được phát triền NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học
LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN
Khi đếm số người hoặc những đồ vật có nhiều hơn 3, GV nên tạo cơ hội cho HS nói về cách nhận biết số lượng, đếm trước lớp để cả lớp có thể đánh giá cách đếm có đúng không.
Chú ý dạy HS cách đếm, đếm tiếp, đếm lùi, đếm từ một số bất kì.
Bài 6. SỐ 0
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Bước đầu hiểu ý nghĩa của số 0.
Đọc, viết số 0.
Nhận biết vị trí số 0 trong dãy các số từ 0 đến 9.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Tranh tình huống.
Các thẻ số từ 0 đến 9.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.
HS đếm số cá trong xô của mỗi bạn mèo trong bức tranh và nói. Chẳng hạn:
“Bạn mèo thứ nhất có 3 con cá, bạn mèo thứ hai có 2 con cá, bạn mèo thứ ba có 1 con cá, bạn mèo thứ tư B. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hình thành số 0
HS quan sát khung kiến thức:
HS đếm số cá trong mỗi xô và đọc số tương ứng.
HS nói. Chẳng hạn: “Xô màu xanh nước biển có 3 con cá. Ta có số 3”.
“Xô màu hồng có 2 con cá. Ta có số 2”.
“Xô màu xanh lá cây có 1 con cá. Ta có số 1”.
“Xô màu cam không con cá nào. Ta có số 0”.
HS lấy các thẻ số tương ứng với số cá của mỗi bạn mèo.
HS quan sát thêm một số tình huống xuất hiện số 0:Ví dụ: Quan sát tranh hai đĩa táo. Trả lời câu hỏi: Mỗi đĩa có mấy quả táo?
HS đếm số quả táo trên các đĩa, nói: “Đĩa thứ nhất có 3 quả táo. Ta có số 3; Đĩa thứ hai không cỏ quả táo nào. Ta có số 0”.
Tương tự với một chiếc lọ có 5 chiếc kẹo, một chiếc lọ không có chiếc kẹo nào. Chơi trò chơi “Tập tầm vông, tay không tay có”.Cách chơi: Chủ trò (GV) dùng một vật nhỏ lén bỏ vào lòng một bàn tay rồi nắm lại và quay hai tay tròn trước ngực. Chủ trò vừa quay vừa đọc: “Tập tầm vông, tay không, tay có. Tập tầm vó, tay có tay không. Tay nào có, tay nào không? Tay nào không, tay nào có?”. Hết câu ai đoán đúng sẽ được thưởng.
Viết số 0
HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 0.
HS thực hành viết số 0 vào bảng con.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
Đếm xem mỗi rổ có mấy con rồi đặt các thẻ số tương ứng vào mỗi rổ đó.
Đếm xem mỗi hộp có mấy chiếc bút rồi đặt các thẻ số tương ứng vào mỗi hộp đó.
Chia sẻ, nói kết quả với bạn cùng bàn.
Bài 2
HS đếm tiếp các số theo thứ tự từ 0 đến 9, rồi đọc số còn thiếu trong các ô.
HS đếm lùi các số theo thứ tự từ 9 về 0, rồi đọc số còn thiếu trong các ô.
HS đếm tiếp, đếm lùi từ một số nào đó. Chẳng hạn: đếm tiếp từ 5 đến 9.
Lưu ý: GV có thể cho HS xếp các thẻ số từ 0 đến 9 theo thứ tự rồi đếm tiếp từ 0 đến 9, đếm lùi từ 9 về 0.
Hoạt động vận dụng
Bài 3. HS thực hiện các thao tác sau theo nhóm hoặc theo cặp:
Tìm số 0 ở các đồ vật trong bài 3. Kể tên những đồ vật, sự vật có số 0 mà em biết xung quanh mình. Chẳng hạn: số 0 trên quạt điện, số 0 trên máy tính, số 0 trong bộ đồ dùng học toán của em, ...
Thảo luận: Người ta dùng số 0 trong các tình huống trên có ý nghĩa gì?
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
Số 0 giống hình gì?
Về nhà, em hãy tìm thêm các ví dụ có số 0 trong cuộc sống để hôm sau chia
sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc sử dụng số 0 để biểu thị số lượng, trao đối chia sẻ với bạn các ví dụ về số 0 trong thực tiễn, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học.
Bài 7. SỐ 1O
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 10. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 10.
Đọc, viết được số 10.
Lập được các nhóm có đến 10 đồ vật.
Nhận biết vị trí số 10 trong dãy các số từ 0 đến 10.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Tranh tình huống.
Một số chấm tròn, que tính, hình vuông, hình tam giác (trong bộ đồ dùng Toán 1).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động khởi động
HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.
HS đếm số quả mỗi loại có trong cửa hàng và nói. Chẳng hạn: “Có 5 quả xoài”, “Có 6 quả cam”,...
Chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).
Hoạt động hình thành kiến thức
Hình thành số 10
HS quan sát khung kiến thức:
HS đếm số quả táo và số chấm tròn.
HS nói: “Có 10 quả táo. Có 10 chấm tròn, số 10”.
HS lấy thẻ số trong bộ đồ dùng học toán gài số 10 lên thanh gài.
HS tự lấy ra 10 đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, ...) rồi đếm.
Viết số 10
HS nghe GV giới thiệu số 10, GV hướng dẫn cách viết số 10.
HS thực hành viết số 10 vào bảng con.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
a) Đếm số lượng mỗi loại quả, đọc số tương ứng.
b) Trao đổi, nói với bạn về số lượng mỗi loại quả đếm được. Chẳng hạn: Chỉ vào hình vẽ bên phải nói: Có mười quả xoài, chọn số 10.
Lưu ỷ: GV chủ ý rèn cho HS cách đếm, chỉ vào từng đối tượng cần đếm để tránh đếm lặp, khi nói kết quả đếm có thể làm động tác khoanh vào tất cả đối tượng cần đếm, nói: Có tất cả 10 quả xoài.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
Quan sát hình vẽ, đếm số hình vuông có trong mẫu.
Đọc số ghi dưới mỗi hình.
Lấy hình cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại.
Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe cách làm và kết quả.
Lưu ý: GV có thể tổ chức theo nhóm, theo cặp hoặc tổ chức thành trò chơi. GV cũng có thể thay đổi vật liệu và số lượng để hoạt động phong phú hơn. Chẳng hạn:
Lấy cho đủ 10 hình tam giác hoặc vẽ cho đủ 10 hình tròn, ...
Bài 3
HS đếm tiếp các số theo thứ tự từ 0 đến 10, rồi đọc số còn thiếu trong các ô.
HS đếm lùi các số theo thứ tự từ 10 về 0, rồi đọc số còn thiếu trong các ô.
Đếm tiếp từ 0 đến 10 và đếm lùi từ 10 về 0.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4. HS thực hiện đếm và chỉ ra đủ 10 bông hoa mỗi loại.
Lưu ý:
GV có thể tổ chức thành trò chơi: tô màu vào 10 bông hoa, khoanh vào 10 chữ cái hoặc lấy cho đủ 10 que tính.
Lấy ví dụ số 10 để nói về số lượng đồ vật, sự vật xung quanh em. Chẳng hạn:
Có 10 ngón tay, có 10 ngón chân; Trong hộp có 10 chiếc bút, ...
E. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
Về nhà, em hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các số đã học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.
B
Bài 8. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết, các số trong phạm vi 10, thứ tự vị trí của mỗii số trong dãy số từ 0 đến 10.
Lập được các nhóm có đến 10 đồ vật.
Nhận dạng và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Bộ đồ dùng Toán 1.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động
Chơi trò chơi “Tôi cần, tôi cần”: Với mỗi lượt chơi, chủ trò nêu yêu cầu, chẳng hạn: “Tôi cần 5 cái bút”. Nhóm nào lấy đủ 5 chiếc bút nhanh nhất được 2 điểm.
Nhóm được 10 điểm trước sẽ thắng cuộc.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
Đếm và nói cho bạn nghe về số bông hoa vừa đếm được, chẳng hạn: Chỉ vào chậu hoa màu hồng, nói: “Có mười bông hoa”; đặt thẻ số 10.
Bài 2. HS thực hiện theo nhóm hoặc theo cặp:
Một HS viết số ra nháp hoặc ra bảng con, yêu cầu nhóm hoặc cặp lấy ra số hình tương ứng với số bạn vừa viết. Chẳng hạn: Bạn A: Viết số 4. Bạn B: Lấy tương ứng 4 hình tam giác (hoặc hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật). Hai bạn cùng đọc kết quả: Có 4 hình tam giác, số 4.
Đổi vai cùng thực hiện.
Bài 3
- HS đếm để tìm số còn thiếu trong mỗi ô trống, chẳng hạn:
+ Đếm 3, 4, 5.
+ Gắn thẻ số 4 vào ô ?
- Đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách tìm số còn thiếu.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 4. HS quan sát hình vẽ các con vật, đếm số chân của mỗi con vật.
GV có thế tố chức thành trò chơi “Đố bạn”: Con gì có 2 chân? Con gì có 4 chân?
Con gì có 6 chân? Con gì có 8 chân? Con gì có 0 chân? (không có chân).
Bài 5. HS quan sát dãy các hình, tìm hình còn thiếu rồi chia sẻ với bạn cách làm.
Lưu ý: GV có thể cho HS dùng các hình trong bộ đồ dùng học Toán 1 đế xếp thành chuỗi các hình theo quy luật trên. GV khuyến khích HS xếp tiếp các hình theo quy luật đó.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Từ ngữ toán học nào em cấn chú ý?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực chơ học sinh
Thông qua các hoạt động: đếm số lượng nêu số tương ứng hoặc với mỗi số lấy tương ứng số lượng đồ vật, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
- Thông qua việc tìm quy luật xếp hình đơn giản, liên hệ thực tế tìm những con vật có 2 chân, 4 chân,... HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học.
Bài 9. NHIỀU HƠN - ÍT HƠN – BẰNG NHAU
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
Biết sử dụng các từ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau khi so sánh về số lượng.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Các thẻ bìa: 7 cái cốc, 6 cái đĩa, 5 cái thìa, 6 cái bát; thẻ đúng, thẻ sai.
Một số tình huống đơn giản liên quan đến: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS xem tranh, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ bức tranh. Chẳng hạn: Bức tranh vẽ 6 bạn gấu đang ngồi ở bàn ăn, trên bàn có 6 cái bát, có 7 cái cốc, ...
HS nhận xét về số bạn gấu so với số bát, số cốc hay số thìa có trên bàn.
Lưu ý: GV khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em. HS có thể đưa ra những nhận xét trực giác như: số cốc nhiều hơn số gấu, số thìa ít hơn số bát, ... GV dẫn dắt: Nhưng làm thế nào để biết được điều đó, chúng ta tìm hiếu bài hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:
Quan sát hình vẽ, rồi nói:
+ Có một số bát (GV gắn các thẻ bát lên bảng, HS đặt các thẻ bát trước mặt).
+ Có một số chiếc cốc (GV gắn các thẻ cốc lên bảng, HS đặt các thẻ cốc trước mặt).
HS trao đổi theo cặp, nói cho nhau nghe số bát nhiều hơn hay số cốc nhiều hơn.
Nghe GV hướng dẫn cách xác định số cốc nhiều hơn (GV vẽ đường nối tương ứng thẻ bát và cốc, HS làm tương tự).
GV nhận xét: Thừa ra một chiếc cốc. Vậy: số cốc nhiều hơn số bát; số bát ít hơn số cốc.
HS nhắc lại: số cốc nhiều hơn số bát; số bát ít hơn số cốc.
HS thực hiện tương tự với số bát và số thìa, số bát và số đĩa. Qua đó rút ra
nhận xét:
+ Số thìa ít hơn số bát; số bát nhiều hơn số thìa.
+ Số bát bằng số đĩa; số đĩa và số bát bằng nhau.
2. Tương tự như trên, HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm với các bát và thìa. Đặt tương ứng mỗi bát với một thìa, rút ra nhận xét: số bát nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số bát.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
Cá nhân HS làm bài 1: Quan sát tranh, sử dụng các từ: nhiều hơn, ít hơn,bằng nhau để nói về bức tranh. Chắng hạn: Số cốc ít hơn số thìa; số thìa và số đĩa bằng nhau, ...
HS đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau nghe nhận xét về số cốc, số thìa, số đĩa trong bức tranh rồi chia sẻ kết quả trước lóp.
Bài 2. Cá nhân HS tự làm bài 2: Quan sát tranh, nói và chỉ vào cây có nhiều quả hơn.
GV khuyến khích HS nói, diễn đạt cách các em xác định cây bên nào có nhiều quả hơn.
Hoạt động vận dụng
Bài 3
Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
GV đọc từng câu hỏi, HS giơ thẻ đúng hoặc thẻ sai.
HS giải thích tại sao lại chọn đúng hoặc chọn sai.
GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. Khuyến khích HS quan sát tranh đặt các câu hỏi liên quan đến bức tranh sử dụng các từ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau rồi mời bạn khác trả lời.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
Về nhà, em hãy tìm tinh huống thực tế liên quan đến so sánh số lượng sừ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc đặt tương ứng 1 - 1 để so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc quan sát tranh tinh huống, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến, sử dụng các từ ngừ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để mô tả, diễn đạt so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
LƯU Ý 
Nếu còn thời gian, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Cách chơi: Chọn một số bạn, một số ghế (số người nhiều hơn số ghế). Cả lớp hát một bài, trong khi 4 bạn đi vòng quanh ghế. Khi hát hết bài, chủ trò ra hiệu mỗi bạn phai ngồi vào một ghế. Ai nhanh (có ghế ngồi) sẽ được khen,...
- GV nêu nhận xét: Một bạn không có ghế ngồi vi số ghế ít hơn số người. Như vậy, chúng ta có thể so sánh số 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_chuong_trinh_ca_nam_bo_sach_canh_dieu.docx