Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

HĐ2. Hình thành kiến thức mới

1.Dài hơn, ngắn hơn, dài bằng nhau.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: So sánh độ dài thước kẻ và bút chì, hai bút chì với nhau.

- Mời đại diện một số nhóm lên thực hành đo và nêu kết quả.

-GV cho HS quan sát các băng giấy trong từng cặp:

+ Cặp 1 có hai băng giấy không bằng nhau: GV hỏi băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn?

+ Căp 2 có hai băng giấy bằng nhau: GV yêu cầu HS so sánh độ dài của hai băng giấy?

-GV nhận xét.

2. Cách đo độ dài

- GV hướng dẫn cách đo độ dài mặt bàn bằng gang tay, que tre.

+ GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hành đo.

+ Gọi vài HS nêu kết quả.

-GV hướng dẫn cách đo độ dài bảng lớp bằng sải tay.

+ Gọi một vài HS lên đo và nêu kết quả.

-GV hướng dẫn cách đo độ dài lớp học bằng bước chân, bằng đoạn tre.

 

docx 7 trang thuong95 12640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 21 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
Bài 60: ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU
- So sánh được độ dài hai vật.
- Đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; vài đoạn tre dùng để đo độ dài lớp học, đoạn tre nhỏ để đo độ dài mặt bàn, thước kẻ, bút chì cho từng HS.
- Tranh vẽ như trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ1. Khởi động
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”. Bạn nào giơ tay nhanh hơn sẽ dành được quyền trả lời.
+ Cho HS quan sát hai dây băng và hỏi: Dây băng nào dài hơn – dây băng nào ngắn hơn.
+ Gọi 2 bạn trong lớp lên bảng đứng cạnh nhau và hỏi: Bạn nào cao hơn – bạn nào thấp hơn.
GV dẫn dắt vào bài – ghi đề bài lên bảng.
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
1.Dài hơn, ngắn hơn, dài bằng nhau.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: So sánh độ dài thước kẻ và bút chì, hai bút chì với nhau.
- Mời đại diện một số nhóm lên thực hành đo và nêu kết quả.
-GV cho HS quan sát các băng giấy trong từng cặp:
+ Cặp 1 có hai băng giấy không bằng nhau: GV hỏi băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn?
+ Căp 2 có hai băng giấy bằng nhau: GV yêu cầu HS so sánh độ dài của hai băng giấy?
-GV nhận xét.
2. Cách đo độ dài
- GV hướng dẫn cách đo độ dài mặt bàn bằng gang tay, que tre.
+ GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hành đo.
+ Gọi vài HS nêu kết quả.
-GV hướng dẫn cách đo độ dài bảng lớp bằng sải tay.
+ Gọi một vài HS lên đo và nêu kết quả.
-GV hướng dẫn cách đo độ dài lớp học bằng bước chân, bằng đoạn tre.
+ Gọi hai nhóm lên thực hành đo độ dài lớp học bằng bước chân, các nhóm khác đo độ dài lớp học bằng đoạn tre.
-GV nhận xét.
HĐ3. Thực hành – luyện tập
Bài 1. HS quan sát từng tranh trong Vở bài tập Toán, so sánh độ dài các đồ vật và điền Đ/S vào ô trống:
- Bút chì ngắn hơn đoạn gỗ, đoạn gỗ dài hơn bút chì.
- Bút mực dài hơn bút xóa, bút xóa ngắn hơn bút mực.
- Lược dài bằng lọ keo khô, lược và lọ keo khô dài bằng nhau.
GV gọi HS nêu kết quả.
-GV nhận xét.
Bài 2. GV cho HS quan sát mẫu, giải thích tại sao ghi số 1, tại sao ghi số 2 trên các đoạn thẳng.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm số thích hợp thay cho dấu .?.. trong bài.
-GV nhận xét.
HĐ4. Vận dụng
Bài 3. GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, mỗi nhóm 1 nhiệm vụ:
+ Đo chiều dài mặt bàn bằng gang tay.
+ Đo chiều dài bảng lớp học bằng sải tay.
GV lưu ý: gang tay, sải tay, bước chân...là các đơn vị đo độ dài, kết quả khác nhau phụ thuộc người đo, đây là đơn vị đo tự quy ước.
Bài 4. GV cho HS quan sát, ước lượng chiều dài lớp học.
-Gọi một vài HS lên đo chiều dài lớp học và kiểm tra ước lượng của mình.
-GV kết luận.
HĐ5. Củng cố
-Hôm nay các em học các đơn vị đó nào?
 GV lưu ý: gang tay, sải tay, bước chân...là nhưng đơn vị đo tự quy ước, với những bạn khác nhau có thể cho kết quả đo khác nhau.
-Nhận xét tiết học – dặn dò tiết sau.
- HS trả lời
-HS làm việc theo nhóm đôi
-Các nhóm lên thực hành đo và nêu kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
-HS trả lời.
-HS quan sát.
-Hai bạn ngồi chung bàn kiểm tra thao tác đo và kết quả đo.
- HS nêu kết quả.
- HS quan sát
- 2 HS lần lượt lên thực hành đo và nêu kết quả.
-Các nhóm thực hành đo và nêu kết quả.
-Cả lớp nhận xét.
-HS thực hiện vào vở bài tập Toán
- 3HS nêu kết quả
- Lớp nhận xét.
-HS quan sát và lắng nghe
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm lên điền kết quả
-Các nhóm khác nhận xét.
-HS làm việc theo nhóm đôi thực hành đo và thông báo kết quả đo.
-HS ước lượng kết quả và ghi vào vở.
-Lớp theo dõi cách làm và nhận xét.
-gang tay, sải tay, bước chân, que tre.
TOÁN
Bài 61: XĂNG - TI - MÉT
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài xăng - ti - mét.
- Sử dụng được thước thẳng có vạch chia xăng - ti - mét để đo độ dài các đồ vật cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1. 
- Băng giấy, kéo, keo dán giấy, thước kẻ có vạch chia xăng - ti - mét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ1. Khởi động
GV đặt câu hỏi:
+ Em hãy nêu kết quả và cách làm khi đo chiều dài cái bàn bằng gang tay?
+ Với những bạn khác nhau, đo chiều dài mặt bàn bằng gang tay thì kết quả có giống nhau hay không? Vì sao?
GV dẫn dắt vào bài – ghi đề bài lên bảng.
HĐ2. Hình thành kiến thức mới: Xăng - ti - mét.
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK 
( có vẽ đoạn giấy màu cam và thước đo có vạch chia xăng – ti – mét), chỉ tay vào đoạn 1cm và nói: “độ dài đoạn băng giấy màu cam là 1 xăng - ti – mét”.
- GV giới thiệu: xăng - ti – mét là đơn vị đo độ dài, xăng – ti – mét kí hiệu là cm.
- GV hướng dẫn HS xác định độ dài của đoạn băng giấy màu tím trong SGK bằng thước kẻ có vạch chia xăng - ti – mét. Áp mép thước sát với một mép của đoạn băng giấy, dịch chuyển để một đầu của đoạn băng giấy khớp với vạch số 0, nhận thấy đầu kia khớp với vạch số 3.Kết luận: Đoạn băng giấy màu tím dài 3 xăng - ti -mét
HĐ3. Thực hành – luyện tập
Bài 1. GV cho HS nhìn hình vẽ trong SGK, viết độ dài của các đồ vật thay cho từng ô trống trong vở bài tập Toán.
-Gọi HS nêu kết quả
-GV nhận xét
Bài 2. GV cho HS quan sát lần lượt từng hình vẽ, xác định cách đặt thước đúng, cách đặt thước sai và giải thích tại sao.
-GV nhận xét.
Bài 3. GV cho HS dùng thước đo độ dài của các vật, con vật trong các tranh vẽ ở SGK.
-GV gọi một số HS nêu kết quả.
-GV nhận xét.
HĐ4. Vận dụng
Bài 4. GV cho HS đọc đề bài
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách làm, sau đó cắt băng giấy dài 8cm và dán vào vở bài tập Toán.
-GV mời đại diện một số nhóm đem vở bài tập Toán đính lên bảng để cả lớp cùng quan sát.
- GV nhận xét.
HĐ5. Củng cố
GV hỏi :
+ Hôm nay các em học đơn vị đo độ dài nào?
+ Xăng - ti - mét viết tắt là gì?
+ Cách đo độ dài của các vật?
-GV nhận xét tiết học - dặn dò tiết sau.
- HS trả lời
-HS quan sát và đọc theo.
-HS lắng nghe và đọc theo.
-HS lắng nghe và dùng thước thực hành đo theo sự hướng dẫn của GV.
-HS thực hiện vào vở bài tập Toán
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-HS tự đo rồi viết kết quả vào vở bài tập Toán.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau kiểm tra chéo cách đo, kết quả đo và cách đọc số.
- HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
- HS đọc
- Các nhóm làm việc
-Đại diện một số nhóm đính vở bài tập Toán lên bảng.
-Lớp nhận xét
-Xăng - ti –mét
- cm
- Áp mép thước sát với một mép của vật cần đo, dịch chuyển để một đầu của vật cần đo khớp với vạch số 0 của thước. 
TOÁN
Bài 62: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Đo được độ dài một số đồ vật bằng thước thẳng có vạch chia xăng - ti – mét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1. 
- Thước có vạch chia xăng - ti – mét, băng giấy, sợi dây, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ1. Khởi động
GV cho HS nhắc lại cách đo độ dài đồ vật bằng thước có vạch chia xăng - ti – mét.
-Thử ước lượng độ dài của cái tẩy, viên phấn, chiếc bút chì....
GV dẫn dắt vào bài – ghi đề bài lên bảng.
HĐ2. Thực hành – luyện tập
Bài 1. 
-GV yêu cầu HS quan sát và điền vào từng ô trống trong vở bài tập Toán.
- Gọi một số HS nêu kết quả.
- GV nhận xét
Bài 2. GV cho HS thảo luận nhóm đôi, một bạn dùng thước đo, một bạn kiểm tra thao tác đo của bạn rồi xác định kết quả đo, hai bạn đổi vai trò cho nhau. Các bạn thống nhất kết quả rồi điền số đo thích hợp vào ô trống trong vở bài tập Toán.
-Mời đại diện một số nhóm nêu kết quả
-GV hỏi: + Đồ vật nào dài nhất?
 + Đồ vật nào ngắn nhất?
-GV nhận xét
Bài 3. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân dùng thước có vạch chia xăng - ti – mét để đo độ dài cái tẩy và độ dài ngón tay út của em. Sau đó hai bạn ngồi cùng bàn kiểm tra chéo về cách đo và kết quả đo cho nhau.
-Gọi một số HS nêu kết quả đo.
-GV nhận xét.
HĐ3. Vận dụng
Bài 4. GV cho HS đọc đề bài
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách làm, sau đó cắt băng giấy dài 10cm và dán vào vở bài tập Toán.
-GV mời đại diện một số nhóm đem vở bài tập Toán đính lên bảng để cả lớp cùng quan sát.
- GV nhận xét.
Bài 5. GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát hình vẽ, thảo luận, phân tích đề bài và nêu cách làm.
-Mời đại diện một số nhóm nêu kết quả.
-GV yêu cầu HS dùng thước đo trên tranh vẽ để kiểm tra lại xem kết quả có đúng 10cm không.
-GV nhận xét.
HĐ4. Củng cố
-GV cho HS đo và cắt ra đoạn dây có độ dài 9cm.
-GV nhận xét tiết học - dặn dò tiết sau.
- Áp mép thước sát với một mép của vật cần đo, dịch chuyển để một đầu của vật cần đo khớp với vạch số 0 của thước.
-HS ước lượng
- HS trả lời
-Nêu yêu cầu bài
- HS thực hiện
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-Thảo luận nhóm đôi
-HS lắng nghe và đọc theo.
-Đại diện một số nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
-HS trả lời
-HS thực hiện
-HS nêu kết quả đo. 
-HS đọc đề bài
- Các nhóm làm việc
-Đại diện một số nhóm đính vở bài tập Toán lên bảng.
-Lớp nhận xét
-Thảo luận nhóm đôi
-Đại diện một số nhóm nêu kết quả.
-Các nhóm khác nhận xét.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong_giao_duc.docx