Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

HĐ 1. Khởi động (1-3’)

- GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể bài “Một con vịt”.

HĐ 2. Hình thành biểu tượng các số 1, 2, 3 ( 8-10’)

* Bước 1:

- GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có một đồ vật ở bức tranh trong SGK (hoặc máy chiếu) và yêu cầu HS nêu số lượng.

- GV chỉ vào từng đồ vật vẽ ở bức tranh và đọc: “một cái ba lô, một cái thước kẻ, một cái hộp bút, một chấm tròn, một khối lập phương”. Ta viết, đọc là “một” (viết lên bảng lớp).

* Bước 2

- GV hướng dẫn HS quan sát số 1 in, số 1 viết thường và yêu cầu HS chỉ vào từng số và đều đọc là “một”

Hình thành biểu tượng số 2, số 3 làm tương tự đối với số 1.

HĐ 3. Đếm từ 1 đến 3 và đếm từ 3 đến 1 (5’)

- GV yêu cầu HS nhìn SGK hoặc hướng lên bảng lớp quan sát tranh vẽ các khối lập phương như trong SGK đã được phóng to trên máy chiếu.

- GV chỉ vào hình vẽ các cột khối lập phương để đếm từ 1 đến 3 (một, hai, ba) rồi đếm từ 3 đến 1 (ba, hai, một), Sau đó cho HS nhắc lại như vậy với hình vẽ trong SGK.

 

docx 12 trang thuong95 4970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Toán – Tuần 2
 Bài 4: Các số 1, 2, 3
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS:
- Nhận dạng, đọc, viết được các số 1, 2, 3.
- Đếm được các số từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
- Bước đầu vận dụng được các số 1, 2, 3 vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
2. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
- Máy chiếu hoặc tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Khởi động (1-3’)
- GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể bài “Một con vịt”.
HĐ 2. Hình thành biểu tượng các số 1, 2, 3 ( 8-10’)
* Bước 1: 
- GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có một đồ vật ở bức tranh trong SGK (hoặc máy chiếu) và yêu cầu HS nêu số lượng.
- GV chỉ vào từng đồ vật vẽ ở bức tranh và đọc: “một cái ba lô, một cái thước kẻ, một cái hộp bút, một chấm tròn, một khối lập phương”. Ta viết, đọc là “một” (viết lên bảng lớp).
* Bước 2
- GV hướng dẫn HS quan sát số 1 in, số 1 viết thường và yêu cầu HS chỉ vào từng số và đều đọc là “một”
Hình thành biểu tượng số 2, số 3 làm tương tự đối với số 1.
HĐ 3. Đếm từ 1 đến 3 và đếm từ 3 đến 1 (5’)
- GV yêu cầu HS nhìn SGK hoặc hướng lên bảng lớp quan sát tranh vẽ các khối lập phương như trong SGK đã được phóng to trên máy chiếu.
- GV chỉ vào hình vẽ các cột khối lập phương để đếm từ 1 đến 3 (một, hai, ba) rồi đếm từ 3 đến 1 (ba, hai, một), Sau đó cho HS nhắc lại như vậy với hình vẽ trong SGK.
HĐ 4. Thực hành – luyện tập (12 - 14’)
Bài 1. Viết số:
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu lần lượt số 1, số 2, số 3.
Bài 2. Số?
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của BT (nhìn tranh, tìm số thích hợp thay cho dấu ? theo mẫu) rồi làm bài vào VBT Toán.
- GV chữa bài, nhận xét.
- GV cần tập cho HS nhận ra ngay số lượng đối tượng trong mỗi tranh vẽ.
Bài 3. Số?
- GV tập cho HS biết đếm theo thứ tự 1, 2, 3 và đếm ngược lại 3, 2, 1 để từ đó tìm số thay cho dấu ? phù hợp với thứ tự 1, 2, 3 và ngược lại 3, 2, 1. 
HĐ 5. Vận dụng ( 3 -5’)
Bài 4. Số?
- Dạng bài tập này thường được sử dụng trong các bài học về số trong phạm vi 10, vì vậy trước hết cần hướng dẫn HS nắm được yêu cầu cầu của bài và cách làm bài.
- GV tập cho HS biết quan sát bức tranh tổng thể để tìm ra được số lượng (1, 2, 3) những đối tượng dùng loại theo yêu cầu của bài (khối ru-bic, quả bóng, ô tô thay cho dấu ? )
HĐ 6. CỦNG CỐ (2 -3’)
- GV cho HS nhắc lại các số 1, 2, 3 đã học 
- GV yêu cầu HS tìm những đồ vật ở lớp (bảng lớp, cửa ra vào, cửa sổ, khẩu hiệu, ), dụng cụ cá nhân (cặp sách, bút, vở, ) có số lượng tương ứng là 1, 2, 3 (có thể trả lời bằng miệng).
- HS hát múa bài “Một con vịt”.
- HS nêu:
+ Có một cái ba lô.
+ Có một cái thước kẻ.
+ Có một cái hộp bút.
+ Có một chấm tròn.
+ Có một khối lập phương.
- HS lắng nghe.
- HS đọc số.
- HS quan sát.
- HS đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1 theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp viết theo hướng dẫn của GV vào VBT Toán.
- HS nêu yêu cầu và làm bài vào VBT Toán.
- HS chữa bài.
- HS làm bài vào VBT.
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV và hoàn thành bài vào VBT.
- HS nhắc lại các số 1, 2, 3.
- HS tìm các đồ vật có số lượng là 1.
Giáo án Toán – Tuần 2
 Bài 5 : Luyện tập
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS:
- Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
- Đếm thành thạo các số từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
- Vận dụng được các số 1, 2, 3 vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
- Bộ ĐDHT cá nhân.
2. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
- Máy chiếu hoặc tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.
- Bộ ĐDHT cá nhân.
- Các tấm bìa có hình con vật, hoa, quả, và bìa ghi các số 1, 2, 3.
- Máy chiếu hoặc tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Khởi động ( 2 – 3’)
- GV tổ chức hoạt động trò chơi “Kết bạn/Kết hai, kết ba” một cách sinh động, linh hoạt tùy thuộc tình hình của lớp.
- HS chơi trò chơi, tự chọn bạn để kết thành nhóm đôi, nhóm ba theo hiệu lệnh của GV.
HĐ 2. Luyện tập, củng cố kiến thức về các số 1, 2, 3 đã học (14-15’)
Bài 1. Số?
- GV tập cho HS đọc thầm nội dung BT rồi nêu yêu cầu của BT này (nhận biết số lượng rồi tìm số thích hợp điền vào ô trống). Đây là tiết 5 (tuần 2 của năm học) nên GV hướng dẫn cụ thể, từng bước để HS hiểu được yêu cầu của BT này.
- GV cho HS làm việc cá nhân, sau đó từng cặp đôi HS kiểm tra kết quả của nhau. Có thể hướng dẫn HS đọc kết quả theo hàng, chẳng hạn: hàng trên cùng đọc là: có ba chấm tròn, số 3 thích hợp; có 1 cái thìa, số 1 thích hợp; có hai khối lập phương, số 2 thích hợp (hoặc chỉ cần đọc một, hai, ba)
- GV chữa bài.
Bài 2. Viết số
- GV hướng dẫn HS viết số 1, 2, 3 theo thứ tự trong VBT Toán. GV uốn nắn những trường hợp viết sai, chưa chuẩn.
- GV chữa bài.
Bài 3. Khoanh vào số thích hợp (theo mẫu)
- Tương tự BT 1 nhưng nhắc HS thay lệnh “Tìm số thích hợp cho dấu ? bằng lệnh “Chọn số thích hợp” theo mẫu.
- Có thể yêu cầu HS đọc các số 1, 2, 3 hoặc 3, 2, 1 ở dưới mỗi hình trước khi chọn số thích hợp.
- GV chữa bài.
Bài 4. Số?
- GV hướng dẫn HS tương tự BT 1 nhưng đối tượng là các hình tam giác, khối lập phương, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật. GV có thể kiểm tra bằng cách cho HS trả lời miệng sau khi đã làm xong.
- HS đọc thầm nội dung bài tập rồi lắng nghe GV hướng dẫn từng bước để làm BT.
- HS làm bài vào VBT.
- HS chữa bài.
- HS viết số vào VBT Toán.
- HS chữa bài.
- HS làm BT 3 vào VBT Toán.
- HS chữa bài.
- HS làm BT 4 vào VBT Toán.
- HS chữa bài.
HĐ 3. Vận dụng (4-5’)
Bài 5. Số?
- GV hướng dẫn HS biết quan sát bức tranh tổng thể để tìm ra được số lượng (1, 2, 3) những đối tượng cùng loại theo yêu cầu của BT (bánh xe đạp, người và bông hoa) và tìm được số thích hợp điền vào ô trống.
- GV chữa bài.
- HS làm BT 5 vào VBT Toán.
HĐ 4. Củng cố ( 4- 5’)
- GV tổ chức trò chơi: Trò chơi nhận biết số lượng.
- GV giơ tờ bìa có vẽ một (hoặc hai, ba) đối tượng nào đó (con mèo, quả na, ), HS thi nhau giơ các tờ bìa có số tương ứng (1 hoặc 2, 3)
- HS tham gia trò chơi để củng cố bài học
HĐ 5. CỦNG CỐ (2-3’)
- GV cho HS nhắc lại các số 1, 2, 3 đã học 
- GV yêu cầu HS tìm những đồ vật ở lớp (bảng lớp, cửa ra vào, cửa sổ, khẩu hiệu, ), dụng cụ cá nhân (cặp sách, bút, vở, ) có số lượng tương ứng là 1, 2, 3 (có thể trả lời bằng miệng).
- HS nhắc lại các số 1, 2, 3.
- HS tìm các đồ vật có số lượng là 1.
Giáo án Toán – Tuần 2
Bài 6: So sánh các số trong phạm vi 3
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS:
- Nhận biết được các dấu nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau và các dấu , =.
- So sánh được các số trong phạm vi 3.
- Vận dụng được việc so sánh các số trong phạm vi 3 vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1, bộ đồ dùng học Toán. 
2. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
- Các tấm bìa ghi từng số 1, 2, 3 và các tấm bìa ghi từng dấu , =.
- Máy chiếu hoặc tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Khởi động (4 – 5’)
- GV yêu cầu HS tự tìm những đồ vật quen thuộc trong cuộc sống mà em quan sát được có số lượng tương ứng là 1, 2, 3 (có thể trả lời bằng miệng).
- HS tìm các đồ vật có số lượng là 1, 2, 3.
HĐ 2. Hình thành kiến thức mới (9-10’)
* Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
1. So sánh số lượng cốc và thìa
- GV cho HS quan sát tranh ở phần bên trái và hỏi: Nếu bỏ mỗi thìa vào một cốc, còn cốc nào không có thìa?
- GV nêu: Khi đặt mỗi cái cốc vào một cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói: “số cốc nhiều hơn số thìa”. GV gọi một vài HS nhắc lại.
- GV nêu: Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại. Ta nói: “số thìa ít hơn số cốc”. GV gọi một vài HS nhắc lại.
2. So sánh số lượng ca và bàn chải
- GV cho HS quan sát tranh ở phần bên phải và cách làm tương tự cách so sánh số lượng cốc và thìa. Ở đây, số ca vừa vặn với số bàn chải. Ta nói: “số ca bằng số bàn chải”. GV gọi một vài HS nhắc lại.
* So sánh các số trong phạm vi 3
a) GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở phần bên trái để nhận biết số lượng của từng nhóm trong hai nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đó. Hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi:
- Trong tranh có mấy cái cốc?
- Cốc và đĩa loại nào ít hơn?
- GV nhận xét. Cho một vài HS nhắc lại 2 cái đĩa ít hơn 3 cái cốc.
- GV giới thiệu: “2 cái đĩa ít hơn 3 cái cốc”, ta nói: “2 bé hơn 3” và viết là “2 < 3”.
- GV viết lên bảng: 2 < 3 và giới thiếu dấu < đọc là “bé hơn”.
- GV chỉ vào 2 < 3 và gọi lần lượt HS đọc.
- GV hỏi: “3 cái cốc có nhiều hơn 2 cái đĩa không?” 
- GV cho một vài HS nhìn tranh và nhắc lại: “3 cái cốc nhiều hơn hai cái đĩa”.
- GV giới thiệu: “3 cái cốc nhiều hơn 2 cái đĩa”, ta nói: “3 lớn hơn 2” và viết là 3 > 2.
- GV viết lên bảng: 3 > 2 và giới thiếu dấu > đọc là “lớn hơn”.
- GV chỉ vào 3 > 2 và gọi lần lượt HS đọc.
Chú ý: Hướng dẫn HS nhận xét sự khác nhau giữa dấu (tên gọi, cách sử dụng) và lưu ý khi đặt dấu giữa hai số thì bao giờ chiều nhọn cũng chỉ vào số bé hơn.
b) GV hướng dẫn HS quan sát tranh có xe máy và ô tô để nhận biết số lượng của từng nhóm trong hai nhóm đồ vật (xe máy, ô tô) rồi so sánh các số chỉ số lượng đó. Cách làm tương tự ở trên, từ đó ta có 2 = 2 để giới thiệu dấu = và đọc là “hai bằng hai”.
- HS trả lời và có thể lên bảng chỉ vào cốc chưa có thìa.
- 2-3 HS nhắc lại.
- 2-3 HS nhắc lại.
- 2-3 HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 2-3 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lần lượt đọc 2 < 3.
- HS trả lời.
- 2-3 HS nhìn tranh và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lần lượt đọc 3 > 2.
- HS quan sát tranh và kết luận 2 = 2.
HĐ 3. Thực hành – luyện tập (10 -12’)
Bài 1. Viết dấu
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu lần lượt dấu >, <, dấu =. 
Bài 2. , = ?
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của BT: So sánh hai số rồi chọn dấu , = thích hợp điền vào ô trống.
- GV chữa bài: cho HS đổi vở kiểm tra chéo kết quả của nhau và GV dùng máy chiếu hoặc bảng phụ chữa bài.
Bài 3. Nối (theo mẫu)
- GV chiếu BT lên màn hình hoặc hoặc cho HS nhìn vào SGK (hay VBT Toán) thảo luận nhóm và lần lượt làm theo yêu cầu.
- Cả lớp tập viết vào VBT Toán.
- HS làm bài cá nhân vào VBT Toán.
- HS chữa bài.
- HS làm bài vào VBT Toán.
HĐ 4. Vận dụng (5’)
Bài 4. Đ-S
- Bài này yêu cầu HS so sánh giữa 2 nhóm đối tượng để tìm được đáp án Đ – S.
- GV hướng dẫn cách làm và yêu cầu HS hoàn thành bài vào VBT Toán.
- HS làm bài vào VBT Toán.
HĐ 5. Củng cố (3-4’)
- GV chốt lại nội dung bài học, cách sử dụng các dấu , =.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong_giao_duc.docx