Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 40: Ôn tập hình học và đo lường (2 tiết) - Năm học 2021-2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ1. Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- YCCĐ2. Nhận biết được: dài hơn, ngắn hơn, đơn vị đo độ dài cm
- YCCĐ3. Nhận biết được tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ; xác định được thứ, ngày trong tuần lễ dựa vào tờ lịch hằng ngày.
- YCCĐ4. Thực hiện được việc đọc đúng giờ trên đồng hồ.
2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực
- YCCĐ5. Thực hiện được các thao tác tư duy như quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, diễn dịch (ở mức độ đơn giản).
- YCCĐ6. Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm và ước lượng độ dài của các vật que thuộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Các đồ dùng, chuẩn bị mô hình, tranh ảnh để phục vụ các bài trong SGK.
- HS : Bộ đồ dùng toán.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3 CHỦ ĐỀ 9: THỜI GIAN. GIỜ VÀ LỊCH BÀI 40: ÔN TÂP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (2TIẾT) Thời gian thực hiện: Từ ngày / /2022 đến / ./2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức, kĩ năng - YCCĐ1. Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật. - YCCĐ2. Nhận biết được: dài hơn, ngắn hơn, đơn vị đo độ dài cm - YCCĐ3. Nhận biết được tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ; xác định được thứ, ngày trong tuần lễ dựa vào tờ lịch hằng ngày. - YCCĐ4. Thực hiện được việc đọc đúng giờ trên đồng hồ. 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực - YCCĐ5. Thực hiện được các thao tác tư duy như quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, diễn dịch (ở mức độ đơn giản). - YCCĐ6. Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm và ước lượng độ dài của các vật que thuộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các đồ dùng, chuẩn bị mô hình, tranh ảnh để phục vụ các bài trong SGK. - HS : Bộ đồ dùng toán. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút) Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại bài. Phương pháp (PP): Trò chơi Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp - Trò chơi Hái hoa dân chủ. Sau mỗi bông hoa là một phép tính, bạn nào bốc trúng bông nào thì sẽ trả lời câu hỏi cho phép tính đó. - GV dẫn dắt vào bài. - Cả lớp chơi 40 + 30 = ... 50 + 5 = .... 80 – 40 = ... 44 - 34 = ..... - Lắng nghe 2. Hoạt động luyện tập thực hành (25- 30 phút) MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4, 5, 6 PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng. HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp. * Bài 1. - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Nêu cách nhận biết hình khối lập phương? Khối lập chữ nhật - YC HS chia sẻ - GV nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe, thực hiện - Đọc yêu cầu - Khối lập phương có bề mặt là hình vuông, khối hộp chữ nhật có bề mặt là hình chữ nhật - Chia sẻ trước lớp - Lắng nghe, ghi nhớ, thực hành *Bài 2. Xem hình rồi tìm số thích hợp - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh - HD HS quan sát hình sau đó điền vào số hình bên cạnh. - GV nhận xét, kết luận. - Đọc đề bài - Quan sát, thảo luận - HS lắng nghe *Bài 3 a) Lấy 9 que tính xếp thành hình b) Hình bên có mấy hình tam giác? c) Nhấc ra 2 que tính để hình còn lại có 2 hình tam giác a) GV yêu cầu HS lấy 9 que tính rồi xếp thành hình như SGK b) Yêu cầu HS đếm số hình tam giác theo thứ tự sao cho hợp lí, không bỏ sót, không trùng lặp. c) Yêu cầu lấy ra một que tính rồi đếm xem hình còn lại có mấy hình tam giác. Sau đó quan sát lấy tiếp tục que thứ hai sao cho hình còn lại có đúng hình tam giác - GV và HS nhận xét, bổ sung. - HS quan sát, đọc yêu cầu - Có 5 hình tam giác - có 3 hình tam giác - Lắng nghe, thực hiện - HS lắng nghe thực hiện - HS thực hiện như hướng dẫn - Lắng nghe *Bài 4. Tìm hình thích hợp đặt vào dấu “?” - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh - Làm thế nào để nhận biết hình còn thiếu ở dấu chấm hỏi “?” trong câu a và b? - Em hãy nêu hình còn thiếu trong dấu chấm “?” - GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét để rút ra quy luật sắp xếp các hình đã cho. Từ đó chọn được hình thích hợp đặt vào dấu chấm hỏi “?” - GV gọi HS lên bảng chia sẻ - GV nhận xét, kết luận - HS đọc yêu cầu đề bài - Quan sát tranh - Nhìn theo thứ tự sắp xếp vị trí của hình - Suy nghĩ trả lời - Hình D; Hình C - Chia sẻ trước lớp - Lắng nghe 3. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút) - Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì? - Về nhà ôn lại các hình học và đơn vị đo lường đã học cùng người thân. - HS chia sẻ trước lớp - Thực hiện cùng người thân IV. Điều chỉnh sau bài dạy: - - - TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút) Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại bài. Phương pháp (PP): Trò chơi Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp - Trò chơi “Ai nhanh hơn” - Đoán hình và xác định hình khối đã học - GV dẫn dắt vào bài - HS chơi - Lắng nghe 2. Hoạt động luyện tập (25- 30 phút) MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4, 5, 6 PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng. HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp. *Bài 1. Chọn đồng hồ thích hợp với mỗi tranh - Tổ chức hoạt động: thảo luận cặp đôi - HD học sinh cách thực hiện - GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương các HS làm nhanh và chính xác - HS lắng nghe, thực hiện - Việt tập thể dục lúc 6 giờ - Việt ăn trưa lúc 12 giờ - Việt chơi đàn lúc 8 giờ tối - Việt đi học lúc 7 giờ sang - Việt tập bơi lúc 5 giờ chiều - Việt đi ngủ lúc 9 giờ tối - HS lắng nghe nối đúng đồng hồ. - HS lắng nghe *Bài 2. Chọn câu trả lời đúng - Tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm đôi - HS đọc yêu cầu bài toán - HD HS cách tính ngày, ngày hôm nay, ngày hôm qua, ngày mai. - Trong một tuần, nếu ngày 20 là thứ hai thì ngày 22 là thứ mấy? - Nếu hôm qua là thứ ba thì ngày mai là thứ mấy? - GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm nhanh và đúng. - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu của bài toán - Lắng nghe - Trong một tuần, nếu ngày 20 là thứ hai thì ngày 22 là thứ tư - Nếu hôm qua là thứ ba thì ngày mai là thứ năm - Lắng nghe *Bài 3. Đo độ dài mỗi vật sau với đơn vị là xăng-ti-mét. - Tổ chức hoạt động: cá nhân - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, HD HS dùng thước để đo độ dài từng vật bằng đơn vị xăng-ti-mét. - Trong 3 đồ dùng, đồ dùng nào ngắn nhất, đồ dùng nào dài nhất. - GV nhận xét, tuyên dương - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện - Lắng nghe, thực hiện - Đồ vật ngắn nhất là hộp hồ, đồ vật dài nhất là bàn chải đánh răng - Lắng nghe, chia sẻ trước lớp *Bài 4. Trong hình dưới đây, băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất? - Tổ chức hoạt động: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. + Băng giấy vàng dài mấy ô vuông? + Băng giấy xanh dài mấy ô vuông? + Băng giấy hồng dài mấy ô vuông? + Băng giấy cam dài mấy ô vuông? + Băng giấy nào dài nhất? Băng giấy nào ngắn nhất? - GV yêu cầu HS chia sẻ. - GV nhận xét, tuyên dương - 5 ô vuông - 8 ô vuông. - 6 ô vuông. - 4 ô vuông - Băng giấy xanh lá cây dài nhất 8 ô, băng giấy cam ngắn nhất 4 ô. - Chia sẻ trước lớp - Lắng nghe *Bài 5. Chọn câu trả lời đúng - Tổ chức hoạt động: Cá nhân - HD học sinh cách ước lượng và đo - Độ dài gang tay của mỗi bạn sẽ khác nhau - Bàn học của em cao khoảng? - Bẳng lớp học dài khoảng ? - GV yêu cầu HS chia sẻ. - GV nhận xét, tuyên dương - Quan sát, lắng nghe, thực hiện - Lắng nghe Lăng nghe - Khoảng 10 cm - Khoảng 6 gang tay - Khoảng 3 sải tay - Chia sẻ trước lớp - Lắng nghe 3. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút) - Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì? - Yêu cầu HS về nhà cùng người thân thực hiện xem giờ và đo các đồ dùng bằng đơn vị đo độ dài - HS chia sẻ trước lớp - Thực hành cùng người thân IV. Điều chỉnh sau bài dạy: - - - ____________________________________________________________
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_4.docx