Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100 (3 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100 (3 tiết) - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức, kĩ năng

- YCCĐ1. Ôn tập và củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 (số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích số, xếp thứ tự, so sánh số.

- YCCĐ2. Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tính trong trường hợp có hai dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.

2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực

- YCCĐ3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua việc giải các bài toán thực tế, phát triển trí tưởng tượng, tư duy lôgic qua bài toán vui, trò chơi, năng lực mô hình hóa, giao tiếp (qua việc áp dụng quy tắc tính, diễn đạt, )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: Các đồ dùng, chuẩn bị mô hình, tranh ảnh để phục vụ các bài trong SGK.

- HS : Bộ đồ dùng toán.

 

docx 7 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 9713
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100 (3 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3
CHỦ ĐỀ 9: THỜI GIAN. GIỜ VÀ LỊCH
BÀI 39: ÔN TÂP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH
TRONG PHẠM VI 100 (3 TIẾT)
Thời gian thực hiện: Từ ngày / /2022 đến / ./2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ1. Ôn tập và củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 (số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích số, xếp thứ tự, so sánh số. 
- YCCĐ2. Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tính trong trường hợp có hai dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời. 
2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực 
- YCCĐ3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua việc giải các bài toán thực tế, phát triển trí tưởng tượng, tư duy lôgic qua bài toán vui, trò chơi, năng lực mô hình hóa, giao tiếp (qua việc áp dụng quy tắc tính, diễn đạt, )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: Các đồ dùng, chuẩn bị mô hình, tranh ảnh để phục vụ các bài trong SGK.
- HS : Bộ đồ dùng toán.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại bài.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
Trò chơi: Hái hoa dân chủ 
Câu 1: 2+ =10
Câu 2: Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Câu 3: Số bé nhất có hai chữ số là số mấy?
Câu 4: Số lớn nhất có hai chữ số là số mấy?
- GV dẫn dắt vào bài.
- Cả lớp chơi
1) 2+8=10 
2) Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị
3) Số bé nhất có hai chữ số là số 10 
4) Số lớn nhất có hai chữ số là số 99 
- Lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập thực hành (25- 30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
*Bài 1. số?
GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài
* Số 35. Cho HS quan sát tranh vẽ que tính
- Có bao nhiêu que tính?
- Số 35 viết như thế nào?
- Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Đọc số?
Tương tự với các số 44, 61, 80, 53
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS quan sát tranh.
- Có 35 que tính?
- Số 35 có số 3 đứng trước số 5 đúng sau
- Số 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị, đọc là ba mươi lăm
- Chia sẻ trước lớp
- Lắng nghe, ghi nhớ
*Bài 2. Số? 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh
 a) Hướng dẫn HS phân tích cấu tạo số (gồm mấy chục và mấy đơn vị) rồi điền số tương ứng vào chỗ trống theo mẫu. 
b) GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo số và trình bày phép cộng tương ứng, tìm các số tương ứng trong các ô. 
- GV nhận xét, kết luận.
- Đọc yêu cầu
- Quan sát
a) 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị
37, 84, 66
b) số 47 = 40 + 7
53; 69; 96
- HS lắng nghe
*Bài 3. Độ dài của một bước chân của Mai, Việt, Nam lần lượt là 32cm, 30cm, 34cm.
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS nêu số đo độ dài một bước chân của ba bạn Mai, Việt, Nam và trả lời câu hỏi:
- Ai có bước chân dài nhất?
- Ai có bước chân ngắn nhất?
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, đọc yêu cầu
- Đọc đề bài
- HS lắng nghe, trả lời
- Nam có bước chân dài nhất.
- Việt có bước chân ngắn nhất
- Lắng nghe
*Bài 4. Bạn Việt ghép hai trong ba tấm thẻ như hình vẽ để được các số có hai chữ số. Việ có thể ghép được những số nào?
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh 
- GV hướng dẫ cho HS cách ghép các số
- GV gọi HS lên bảng chia sẻ
- GV nhận xét, kết luận
- Quan sát, lắng nghe, thực hiện
- HS đọc yêu cầu đề bài
- Tranh vẽ các số 3;0;7
- Các số: 37, 73, 30, 70.
- Chia sẻ trước lớp
- Lắng nghe
3. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Về nhà ôn lại các phép cộng trừ trong vi 100 cùng người thân.
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại bài.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Trò chơi chèo thuyền 
- HS thực hiện nhanh các phép tính đưa ra cộng, trừ trong phạm vi 100
- GV dẫn dắt vào bài
- HS chơi
15 + 34 = 49 – 55 = 
58 – 5 = 89 – 74 = 
- Lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập (25- 30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
*Bài 1.
a) Tính nhẩm
- HD cho HS cách thực hiện cộng từ số tròn chục
b) Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặtc tính
- Làm bảng con
- GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương các HS làm nhanh và chính xác
- HS lắng nghe, thực hiện
80 + 10; 30 + 40; 60 +20
90 – 10; 70 – 40; 80 – 20
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS nêu
- Thực hiện
- HS lắng nghe
*Bài 2. Hai phép tính nào có cùng kết quả? (con mèo sẽ bắt được con cá nào có cùng kết quả với nó)
- Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS thực hiện phép tính ở trên các con mèo và các con cá
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính trong hình vẽ con mèo và con cá
- Yêu cầu HS tìm và nối 2 con vật có cùng kết quả với nhau.
- GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm nhanh và đúng.
- Lắng nghe
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài toán
- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. 
- HS thực hiện phép tính 
35 + 12 = 40 + 7
53 + 6 = 40 + 19
60 + 20 = 30 + 50
- Lắng nghe
*Bài 3. Số?
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, Để tìm được kết quả viết vào mỗi ô tương ứng em tính lần lượt từ trái sang phải; số trong mỗi ô cộng hoặc trừ với các số theo dấu mũi tên sẽ ra kết quả cần tìm.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Lắng nghe, thực hiện, điền phiếu 
a) 23+41=64- 50=14+32=46 
b) 46+30=76-6=70+10=80
- Lắng nghe, chia sẻ trước lớp
*Bài 4. Số?
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV tổ chức HS tham gia trò chơi cả lớp cùng nhẩm, các phép tính ghi trên con rồng. Sau đó nêu kết quả tương ứng với dấu ? trong bảng.
 - GV yêu cầu HS chia sẻ. 
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS đọc
40 – 10= 
66 -16 = 
38 – 8= .
53 – 3= 
- Chia sẻ trước lớp
- Lắng nghe
3. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Yêu cầu HS về nhà cùng người thân thực hiện các phép cộng, trừ trong phạm vi 100
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hành cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
 TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại bài.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Trò chơi Ô cửa may mắn
- HS thực hiện nhanh các phép tính đưa ra cộng, trừ trong phạm vi 100
Câu hỏi
13 + 3 = ... 48 - 4 = ....
98 – 2 = ... 74 - 34 = .....
- GV dẫn dắt vào bài
- HS chơi
13 + 3 = 16 48 - 4 = 44
98 – 2 = 96 74 - 34 = 40
- Lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập (25- 30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
* Bài 1. Số?
- GVyêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- Số nào cộng với 5 bằng 6?
Vậy 4+ 3 bằng mấy?
Tương tự 2 + mấy bằng 7?
4 cộng mấy bằng 6? 
- Gv yêu cầu học sinh nhẩm trong 2 phút
 – GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi tiếp sức đồng đội để sửa bài.
- Vậy các em đã biết nhẩm tính cộng trừ các số có hai chữ số. 
- GV nhận xét 
- HS lắng nghe
- 5 + 1 = 6
- 4+ 3 = 7
- 2 + 5 = 7
- 4 + 2 = 6
- Thực hiện
- HS lắng nghe, thực hiện
- Lắng nghe
- Lắng nghe
*Bài 2.
a) Tìm kết quả phép tính trong mỗi ngôi sao.
b) Tìm những ngôi sao ghi phép tính có kết quả lớn hơn 26.
- GV chiếu bài lên bảng cho HS quan sát.
- Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS cách tìm kết quả trên mỗi ngôi sao, sau đó tìm ra những ngôi sao kết quả lớn hơn 26.
- GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm nhanh và đúng.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài toán
- Quan sát, thực hiện tính
66 – 41 = 26; 23 + 3 = 26
47 – 7 = 40; 76 – 50 = 26
50 + 5 = 55; 30 + 10 = 40
- Lắng nghe
* Bài 3. Lớp em chăm sóc 75 cây hoa hồng trong vườn hoa của trường. Sau một thời gian, sáng nay đã có 52 cây hoa nở. Hỏi còn bao nhiêu cây hoa hồng chưa nở hoa?
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Làm thế nào để tính được số cây hoa hồng chưa nở?
- Yêu cầu HS giải bài toán
- GV nhận xét, tuyên dương 
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện
- Quan sát, lắng nghe
- Lớp chăm sóc 75 cây hoa ở trường, có 52 cây nở hoa
- Có bao nhiêu cây chưa nở hoa
- Thực hiện phép tính trừ
- Thực hiện
- Chia sẻ trước lớp
*Bài 4. Trong một buổi cắm trại, lớp 1A có 32 bạn, lớp 1B có 35 bạn cùng tham gia. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu bạn cùng tham gia buổi cắm trại?
- Tổ chức hoạt động: Áp dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn”
- GV gọi 2 HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
+ Lớp 1A có bao nhiêu HS?
+ Lớp 1B có bao nhiêu HS?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết cả hai lớp có bao nhiêu bạn thì các em làm như thế nào?
- HS thực hiện theo nhóm 4 viết phép tính giải bài toán bằng cách viết ý kiến cá nhân vào 4 góc trên bảng nhóm được kẻ theo Kĩ thuật Khăn trải bàn. 
- Nhóm trưởng thống nhất ý kiến ghi kết quả đúng vào ô ở giữa.
- Chốt 2 nhóm, nhận xét 2 nhóm còn lại.
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện
- Đọc đề
- Lắng nghe, thực hiện
+ Lớp 1A có 32 bạn
+ Lớp 1B có 35 bạn
+ Cả 2 lớp có bao nhiêu bạn
+ Muốn biết cả hai lớp có bao nhiêu bạn thì em làm phép tính cộng 
- Phép tính: 32 + 35 = 67 (bạn)
- HS lắng nghe, thực hiện
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Trong lớp có 12 bạn nữ và 16 bạn nam. Hỏi lớp mình có tất cả bao nhiêu bạn?
- Yêu cầu HS về nhà cùng người thân thực hiện các phép cộng, trừ trong phạm vi 100
- HS chia sẻ trước lớp
- Trả lời
- Thực hành cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3.docx