Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016 - Đàm Thị Tình

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016 - Đàm Thị Tình

1 + 2. TẬP ĐỌC

Tiết 55 - 56: BÁC ĐƯA THƯ

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Luyện ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.

- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vã trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác.

- Giáo dục cho hs lòng yêu mến và tôn trọng những người lao động.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 

docx 27 trang chienthang 31/08/2022 6660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016 - Đàm Thị Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
 (Từ ngày 12/5 đến 18/5/2016)	 Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2016
1 + 2. TẬP ĐỌC
Tiết 55 - 56:	 BÁC ĐƯA THƯ
I. Mục tiêu: 
- Đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Luyện ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.
- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vã trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác.
- Giáo dục cho hs lòng yêu mến và tôn trọng những người lao động.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III.Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1.KTBC : (4’) Gọi Hs đọc bài tập đọc “Nói dối hại thân” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu, ai đã chạy tới giúp?
+ Khi sói đến thật chú kêu cứu có ai đế giúp không? Sự việc kết thúc ra sao?
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới: (36’)
a.Giới thiệu bài:
+ GV cho hs quan sát tranh để giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc rõ, to, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ)
Gọi hs đọc bài.
Hướng dẫn hs xác định câu:
- Câu 1 từ đâu đến đâu ?
( những câu còn lại tương tự)
- Bài này có mấy câu ?
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
- Cho học sinh tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ hs đã nêu. 
- Gọi hs đọc và phân tích một số từ khó đã nêu.
Gv kết hợp giải nghĩa từ: mừng quýnh, nhễ nhại.
 * Luyện đọc từng câu.
- Gọi học sinh đọc trơn từng câu theo cách: 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.
* Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn)
- Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau. 
- Đọc cả bài.
c. Ôn lại các vần inh, uynh.
- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập1:Tìm tiếng trong bài có vần inh ?
- Yêu cầu HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm được 
- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần inh, có vần uynh ?
- Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét và giáo dục hs. 
3 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Các bác nông dân làm việc quanh đó chạy tới giúp chú bé đánh sói nhưng họ chẳng thấy sói đâu cả.
+ Không ai đến cứu. Kết cuộc bầy cừu của chú bị sói ăn thịt hết.
+ Quan sát tranh và nghe cô giới thiệu.
+ Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
+ 1 hs (khá, giỏi) đọc cá nhân.
- Câu 1: Bác đưa thư bức thư.
- Bài này có 8 câu.
- Hs tìm và nêu các từ khó đọc: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép 
- Một số đọc các từ khó trên bảng.
- Học sinh tiếp nối đọc theo dãy bàn.
- Đọc nối tiếp 2 em (3 lượt) sau đó thi đọc đoạn giữa các nhóm.
- 2 em, lớp đồng thanh.
- Minh.
+ 2 hs đọc từ trong sgk : tủ kính, chạy hỳnh huỵch
+ Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các từ có chứa tiếng mang vần inh, vần uynh, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng.
Inh:xinh xinh, hình ảnh, cái kính, 
Uynh: phụ huynh, khuỳnh tay, 
- 1 hs đọc lại bài.
Tiết 2 (40’)
d.Tìm hiểu bài đọc:
- Gv đọc mẫu lần 2
- Gọi học sinh đọc bài.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
+ Nhận được thư của bố, Minh muốn làm gì?
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
+ Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh muốn làm gì?
đ.Luyện nói:
Đề tài: Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư.
+ GV tổ chức cho từng nhóm 2 học sinh đóng vai bác đưa thư và vai Minh để thực hiện cuộc gặp gỡ ban đầu và lúc Minh mời bác đưa thư uống nước (Minh nói thế nào ? bác đưa thư trả lời ra sao ?)
Tuyên dương nhóm hoạt động tốt.
e.Luyện đọc SGK:
- Hs luyện đọc theo nhóm
- Gọi các nhóm thi đọc. Nhận xét
3.Củng cố, dặn dò (4’)
Hỏi tên bài, gọi hs đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, làm VBT. Đọc trước bài mới “Làm anh”.
- Hs đọc, trả lời:
+ Chạy vào nhà khoe với mẹ ngay.
+ Chạy vào nhà rót nước mát lạnh mời bác uống.
+ Học sinh quan sát tranh SGK và luyện nói theo nhóm nhỏ 2 em, đóng vai Minh và bác đưa thư để nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư. Sau đó lên trình bày trước lớp.
Ví dụ:
Cháu chào bác ạ. Bác cám ơn cháu, cháu ngoan nhĩ ! Cháu mời bác uống nước cho đỡ mệt. Bác cám ơn cháu. 
- Hs luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc bài theo nhóm
Nhắc tên bài và nội dung bài học, 1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
--------------------------------------------------------------------------------
2.TOÁN
Tiết 134: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I.Mục tiêu :
-Thực hiện phép cộng và phép trừ (tính nhẩm và tính viết) các số trong phạm vi 100 (không nhớ).
-Thực hiện xem giờ đúng trên mặt đồng hồ
-Giải toán có lời văn.
* Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác và lòng say mê học toán.
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: (4’)
Gọi học sinh chữa bài tập số 5 trên bảng lớp
Nhận xét KTBC của học sinh.
2.Bài mới : (33’)
a. Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên tổ chức cho các em thi đua nêu phép tính và kết quả nối tiếp theo dãy bàn.
Bài 2:(cột 1,2) Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh nêu cách tính và thực hành ở VBT và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 3:(cột 1,2) Hs nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh nêu cách đặt tính và cách tính rồi cho thực hiện ở bảng con theo từng bài tập.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh đọc đề toán, tự nêu tóm tắt và giải.
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Tổ chức cho các em thi đua quay kim ngắn (để nguyên vị trí kim dài) chỉ số giờ đúng để hỏi các em.
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Giải
Số máy bay cả hai bạn gấp được là:
12 + 14 = 26 (máy bay)
	Đáp số : 26 máy bay 
Nhắc tựa.
60 + 20 = 80	, 80 – 20 = 60, 40 + 50 = 90
70 + 10 = 80, 90 – 10 = 80, 90 – 40 = 50
50 + 30 = 80, 70 – 50 = 20, 90 – 50 = 40
Tính từ trái sang phải:
15 + 2 + 1 = 17 + 1 = 18
Học sinh làm và chữa bài trên bảng lớp.
Các số cùng hàng được đặt thẳng cột với nhau, thực hiện từ phải sang trái
 63 94 87 62 
 + - - - 
 25 34 14 62 
 88 60 73 0 
Học sinh tự giải và chữa bài trên bảng lớp.
 Giải:
Sợi dây còn lại có độ dài là:
72 – 30 = 42 (cm)
 Đáp số : 42 cm
Học sinh nhóm này quay kim ngắn chỉ giờ đúng, nhóm khác trả lời và ngược lại
Đồng hồ a) chỉ 1 giờ
Đồng hồ b) chỉ 6 giờ
Đồng hồ c) chỉ 10 giờ
Tương tự với số giờ đúng ở các đồng hồ khác.
Nhắc tênbài.
Thực hành ở nhà.
------------------------------------------------------------------------------------------
4. THỦ CÔNG
Tiết 34: 	 ÔN TẬP CHƯƠNG III: KĨ THUẬT CẮT, DÁN GIẤY
I.Mục tiêu:
-Học sinh nắm được kĩ thuật cắt, dán giấy.
-Hs chọn được giấy màu phù hợp, cắt, dán được các hình và biết cách ghép , dán, trình bày thành bức tranh tương đối hoàn chỉnh.
-Gd hs yêu quý sản phẩm mình làm ra và ý thức lao động tự phục vụ. 
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bài mẫu một số học sinh có trang trí.
-Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán, 1 tờ giấy trắng làm nền.
-Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
Kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học của học sinh .
2. Bài mới : (34’)
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn hs ôn tập:
- Gọi hs nhắc lại các hình cắt dán đã học và ghi lên bảng.
+Giáo viên yêu cầu : Chọn một trong các hình để thực hiện. Cắt xong hãy sắp xếp , dán lên tờ giấy nền và trình bày sao cho cân đối , đẹp.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại tên bài trên bảng và gợi ý để học sinh tự chọn một nội dung thích hợp với mình.
-Trước khi Hs làm bài, giáo viên cho học sinh xem lại hình mẫu các bài và nhắc học sinh chọn màu cho phù hợp với nội dung. Chú ý :Kĩ thuật cắt sao cho đều, đẹp, sắp xếp hình, dán và trình bày cho cân đối, đẹp.
-Tổ chức cho hs thực hành .Nhắc học sinh giữ trật tự khi làm bài , khi cắt cần thận trọng , bôi hồ vừa phải , tránh dây hồ ra bài , sách vở, quần áo .
Nhăc hs thu dọn giấy thừa và rửa tay sạch khi hoàn thành bài.
c. Đánh giá sản phẩm:
Nhận xét các tiêu chí: 
-Chọn màu phù hợp với nội dung bài .
-Đường cắt đều , hình cắt cân đối .
-Cách ghép , dán và trình bày cân đối.
-Bài làm sạch sẽ, màu sắc đẹp.
-Biết trình bày thành bức tranh tương đối hoàn chỉnh.
3. Củng cố – Dặn dò: (3’)
-Cho học sinh nhắc lại tên bài học .
- Gv chốt bà và giáo dục hs.
	- Nhận xét tiết học 
- Hs để đồ dùng học thủ công lên bàn để gv kiểm tra.
- Hs nối tiếp nêu .
+ Cắt, dán hình chữ nhât.
+ Cắt, dán hình vuông.
+ Cắt, dán hình tam giác.
+ Cắt, dán hình hàng rào đơn giản.
+ Cắt, dán hình ngôi nhà.
-Một số học sinh đọc lại tên bài trên bảng và chọn nội dung thích hợp để cắt dán và trang trí lên tờ giấy.
-Học sinh quan sát lại hình mẫu các bài trên bảng lớp.
-Hs thực hành cắt dán hình đã chọn sau đó dán vào tờ giấy trắng làm nền trang trí.
-Hs trưng bày sản phẩm lên bàn gv cùng hs đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí 
-Một số hs nêu và lắng nghe để thực hiên ở nhà.
Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2016
1.TOÁN
Tiết 135: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I.Mục tiêu : 
-Nhận biết thứ tự của các số từ 0 đến 100, đọc viết số trong phạm vi 100.
-Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 (không nhớ)
-Giải toán có lời văn.
-Đo độ dài đoạn thẳng.
+ Giáo dục hs tính độc lập và chính xác trọng lúc làm bài.
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: (4’)
Gọi học sinh chữa bài tập số 4 trên bảng lớp
Nhận xét KTBC của học sinh.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài và ghi tựa.
b.Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên tổ chức cho các em làm VBT rồi chữa bài trên bảng lớp.
Đối với học sinh giỏi giáo viên cho các em nhận xét từ cột thứ 2 tính từ trên xuống dưới, mỗi số đều bằng số liền trước cộng với 10.
Bài 2:(a,c) Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh thực hành ở bảng con và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 3:(cột 1,2) Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh làm bảng con từng phép tính.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học đọc đề toán, nêu tóm tắt và giải trên bảng lớp.
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Học sinh thực hiện đo ở SGK và ghi số đo được vào bảng con. Gọi nêu cách đo độ dài.
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Giải:
Sợi dây còn lại có độ dài là:
72 – 30 = 42 (cm)
 Đáp số : 42 cm
Nhắc tựa.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
Học sinh thực hiện và chữa bài trên lớp.
a) 82, 83, 84, , 90
c) 20, 30, 40, , 100
22 + 36 = 58, 96 – 32 = 64, 
89 – 47 = 42, 44 + 44 = 88, 
32 + 3 – 2 = 33, 56 – 20 – 4 = 32,
23 + 14 – 15 = 22
Tóm tắt:
Có tất cả: 36 con
Thỏ :12 con
Gà : ? con
Giải:
Số con gà là:
36 – 12 = 24 (con)
 Đáp số : 24 con gà
Học sinh thực hiện đo đoạn thẳng AB ở SGK và ghi số đo được vào bảng con.
Đoạn thẳng AB dài: 12cm.
Nhắc tênbài.
Thực hành ở nhà.
------------------------------------------------------------------------------------------
2. CHÍNH TẢ
Tiết 19:	 BÁC ĐƯA THƯ
-HS tập chép chính xác, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Bác đưa thư. Đoạn: “Bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại”
-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần inh hoặc uynh, chữ c hoặc k.
-Giáo dục hs tính cẩn thận kiên trì, cẩn thận khi viết bài.
 II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC : (4’)
Giáo viên đọc cho học sinh viết hai dòng thơ sau: 	Trường của em be bé
	Nằm lặng giữa rừng cây.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới: (33’)
a.GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
b.Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
+ Trong bài có mấy dấu chấm ?
+ Chữ đầu sau dấu chấm phải viết như thế nào ?
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai (tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.)
- Cho hs viết vào bảng con các từ khó vừa nêu.
- Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
c. Thực hành viết bài (chép chính tả).
- Gọi 1 số hs lên chỉ những chỗ có dấu chấm trong bài. 
- Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 1 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi câu văn.
- Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng phụ hoặc SGK để viết.
d. Chấm bài và chữa lỗi:
+ Thu bài nhận xét 1/4 số vở. Số vở còn lại hs đổi chéo bài để kiểm tra.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi dưới bài viết.
e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2 và 3.
- Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập.
- Gọi học sinh làm bảng lớp theo hình thức thi đua giữa các nhóm. 
3.Nhận xét, dặn dò: (3’)
- Yêu cầu học sinh về nhà chép lại những từ viết sai cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
+ Trong bài có 5 dấu chấm.
+ Chữ đầu sau dấu chấm phải viết hoa.
- Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai.
- Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: mừng quýnh, khoe, nhễ nhại..
- 3 hs lên bảng chỉ, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để chép bài chính tả vào vở chính tả.
- Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
-Từng cặp hs đổi vở soát và sữa lỗi cho nhau.
-Bài 2: Điền vần inh hay uynh
 Bài 3: Điền chữ c hay k.
- Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 4 học sinh
 Giải 
Thứ tự các từ cần điền: Bình hoa, khuỳnh tay, cú mèo, dòng kênh.
- Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------
3. KỂ CHUYỆN
Tiết 10: HAI TIẾNG KÌ LẠ
I.Mục tiêu : 
 -Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi.
-Học sinh nhận ra: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
- Giáo dục hs ý thức lễ phép, lịch sự trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : (4’)
Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. 
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới : (33’)
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Một cậu bé giận cả nhà nên ra công viên ngồi, vì sai câu giận cả nhà ? viậc gì xảy ra tiếp theo? Các em nghe câu chuyện “ Hai tiếng kì lạ” sẽ hiểu những điều vừa nêu trên.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:
Đoạn đầu: Kể chậm rãi, làm rõ các chi tiết.
Lời cụ già: thân mật, khích lệ Pao-lích. 
Lời Pao-lích nói với chị, với bà, với anh: nhẹ nhàng âu yếm.
Các chi tiết tả phản ứng của chị Lê-na, của bà, của anh cần được kể với sự ngạc nhiên, sau đó là sự thích thú trước thay đổi của Pao-lích.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1.
- Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4
	Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện.
 	Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Theo em, hai tiếng kì lạ mà cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào? Vì sao Pao-lích nói hai tiếng đó, mọi người lại tỏ ra yêu mến và giúp đỡ cậu
 3.Củng cố dặn dò: (3’)
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
- Hs kể lại câu chuyện “Cô chủ không biết quý tình bạn” theo 4 đoạn, mỗi em kể mỗi đoạn.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
Học sinh nhắc tựa.
- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
+ Pao-lích đang buồn bực. Câu hỏi dưới tranh: Cụ già nói điều gì làm em ngạc nhiên?
- Học sinh thi kể đoạn 1 (mỗi nhóm đại diện 1 học sinh)
Lớp góp ý nhận xét các bạn đóng vai và kể.
- Tiếp tục kể các tranh còn lại.
- Mỗi tổ cử đại diện một em thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Hai tiếng vui lòng cùng lời nói dịu dàng, cách nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Hai tiếng vui lòng đã biến em bé Pao- lích thành em bé ngoan ngoãn, lễ phép, đáng yêu. Vì thế em được mọi người yêu mến và giúp đỡ.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
------------------------------------------------------------------------------------------
4.TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 34: 	 THỜI TIẾT
I. Mục tiêu: 
- Sau giờ học học sinh biết: Thời tiết luôn luôn thay đổi.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết.
- Giáo dục hs ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các hình trong SGK, hình vẽ các hiện tượng về thời tiết các bài trước đã học.. 
-Giấy khổ to, bút màu, 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: (4’) Hỏi tên bài.
Hãy kể các hiện tượng về thời tiết mà em biết?
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới: (33’)
a.Giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài.
b. Giảng bài mới:
Hoạt động 1 : Trò chơi
Giáo viên phổ biến cách chơi.
Chọn đúng tên dạng thời tiết ghi trong tranh
Cài tên dạng thời tiết tranh nào vẽ cảnh trời nóng, tranh nào vẽ cảnh trời rét ? Vì sao bạn biết ?
Học sinh tiến hành chơi, mỗi lần 2 học sinh tham gia chơi, lần lượt đến tất cả các em đều chơi.
Giáo viên nhận xét cuộc chơi.
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Nhìn tranh các em thấy thời tiết có thay đổi như thế nào?
Giáo viên kết luận: Thời tiết luôn luôn thay đổi trong một năm, một tháng, một tuần thậm chí trong một ngày, có thể buổi sáng nắng, buổi chều mưa.
+ Vậy muốn biết thời tiết ngày mai như thế nào, ta phải lam gì ?
Giáo viên nêu: Chúng ta cần theo dõi dự báo thời tiết để biết cách ăn mặc cho phù hợp đảm bảo sức khoẻ 
Hoạt động 2: Thực hiện quan sát.
Giáo viên giao nhiệm vụ và định hướng cho học sinh quan sát : Các em hãy quan sát bầu trời, cây cối hôm nay như thế nào? Vì sao em biết điều đó?
Giáo viên hướng dẫn các em ra hành lang hoặc sân trường để quan sát.
Cho học sinh vào lớp.
Gọi đại diện các em trả lời câu hỏi nêu trên.
Hoạt động 3: Trò chơi ăn mặc hợp thời tiết.
Giáo viên phổ biến cách chơi: đưa ra các tranh có những học sinh ăn mặc theo thời tiết.
Cho học sinh nhìn tranh nối đúng cách ăn mặc đúng theo tranh theo thời tiết.
Tổ chức cho học sinh tiến hành chơi.
Tuyên bố người thắng cuộc động viên khuyến khích các em.
3.Củng cố dăn dò: (3’)
Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
Dặn dò: Học bài, sưu tầm các tranh ảnh, ca dao, tục ngữ nối về thời tiết, xem bài mới.
Các hiện tượng về thời tiết đó là: nắng, mưa, gió, rét, nóng, 
Học sinh nhắc tựa.
+ Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm 2 học sinh.
+ Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện.
+ Thời tiết thay đổi liên tục theo ngày, theo tuần, 
Nhắc lại.
+ Nghe đài dự báo thời tiết khí tượng thuỷ văn, 
+ Quan sát và nêu những hiểu biết của mình về thời tiết hôm nay.
+ Đại diện các nhóm nêu kết quả quan sát được.
+ Học sinh lắng nghe và nắm luật chơi.
+ Học sinh tiến hành nối các tranh cho thích hợp theo yêu cầu của giáo viên.
Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
Thực hành ở nhà.
---------------------------------------------------------------------------------------
5. SINH HOẠT
Tiết 34: 	NHẬN XÉT CUỐI TUẦN 34
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá tuần 34. Đề ra KH học tập tuần 35 từ đó biết phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm và rút kinh nghiệm cho tuần học sau.
 - Rèn cho hs có thói thực hiện tốt nội quy lớp học.
 - GDHS đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập.
II. Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhận xét tuần 34:
1.1 Lớp trưởng, tổ trưởng báo cáo tình hình lớp
- Mời các tổ trưởng lần lượt báo cáo
- Mời lớp trưởng tổng kết lại và báo cáo
1.2 Giáo viên nhận xét chung về ưu khuyết điểm: 
a. Học tập: 
- Đa số các em trước khi đến lớp có chuẩn bị bài và đồ dùng học tập đầy đủ, ngồi học chú ý nghe cô giáo giảng bài và phát biểu ý kiến xây dựng bài sôi nổi, chữ viết cẩn thận, sạch sẽ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em lười viết bài, học bài ở nhà.
b. Hạnh kiểm: 
Đa số các em ngoan, lễ phép. 
c. Chuyên cần:
 Trong tuần lớp đi học đều nhưng có một số em còn đi học muộn, nghỉ học không có lí do 
d. Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ.
2. Kế hoạch tuần 35: 
- Học tập bình thường
- Thường xuyên luyện viết và đọc, làm toán ở nhà
- Tăng cường ôn tập để chuẩn bị thi cuối học kì 2
- Thành lập đôi bạn cùng tiến trong học tập
- Trước khi đi học soạn sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ. 
- Nhắc Hs giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cẩn thận. 
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp thường xuyên. 
3. Tổ chức cho hs hát tập thể và chơi trò chơi 
- Mời Hs hát 
- Tổ chức trò chơi tập thể
- Tổ trưởng báo cáo
- Lớp trưởng báo cáo
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe, thực hiện
- Hs hát đơn ca, tốp ca
- Hs chơi trò chơi
Thứ hai ngày 16 tháng 5 năm 2016
1 + 2. TẬP ĐỌC
Tiết 57 - 58:	 LÀM ANH
I. Mục tiêu: 
- Đọc trơn cả bài Làm anh: Phát âm đúng các từ ngữ : làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng. Luyện đọc thơ 4 chữ
 - Hiểu được nội dung bài: Anh chị phải yêu thương em, nhường nhịn em.
 - Giáo dục cho hs thái độ và cách cư xử với em nhỏ.
II. Chuẩn bị :
 GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc, phần luyện nói.
 III. Các hoạt động d.h:
TIẾT 1:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : 
- Gọi 2 học sinh đọc bài: “Bác đưa thư” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
+ Nhận được thư của bố, Minh muốn làm gì?
+ Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh muốn làm gì?
- GV nhận xét 
2. Bài mới : (33’)
 a.Giới thiệu bài:
 Cho hs quan sát tranh và giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn luyện đọc. 
+ Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng đọc dịu dàng, âu yếm)
- Gv gọi hs đọc.
+ Hướng dẫn hs xác định số khổ thơ. 
- Bài này có mấy khổ thơ ?
- Cho hs tìm các từ khó đọc và nêu, Gv gạch chân dưới các từ hs nêu. 
- GV gọi HS đọc từ kết hợp phân tích tiếng, từ khó trên bảng
- GV cho HS luyện đọc từng dòng thơ.
- GV nhận xét – chỉnh sửa.
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 4 khổ)
Cho học sinh đọc từng khổ thơ nối tiếp nhau.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc cả bài.
c. Ôn lại các vần ia, uya.
- Gọi hs yêu cầu bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần ia ?
- Yêu cầu HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm được. 
- Gọi hs nêu y/c bài tập 2:Tìm tiếng ngoài bài có vần ia, uya ?
- Gọi hs đọc lại bài.
- Gv nhận xét tiết học.
- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Chạy vào nhà khoe với mẹ ngay.
+ Chạy vào nhà rót nước mát lạnh mời bác uống.
Hs quan sát tranh và lắng nghe.
- HS lắng nghe và theo dõi đọc thầm bài trên bảng lớp.
- 1 hs khá đọc cá nhân.
- Bài này có 4 khổ thơ.
- Hs tìm và nêu các từ: người lớn, dỗ dành, dịu dàng 
-HS đọc CN - ĐT
- Hs đọc nối tiếp theo dãy bàn.( 3 lượt)
+ Đọc nối tiếp 4 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
- Hs đọc nhẩm cả bài, sau đó mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- Chia 
- Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm.
Ia: tia chớp, tia sangs, tỉa ngô, 
Uya: đêm khuya, khuya khoắt, 
- 2 hs đọc lại bài thơ.
	 Tiết 2 (40’)
d. Tìm hiểu bài:
 + GV đọc mẫu lần 2.
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 1,2 và trả lời câu hỏi.
- Làm anh phải làm gì?
khi em bé khóc ?
khi em bé ngã ?
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi.
khi mẹ cho quà bánh ?
khi có đồ chơi đẹp ?
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 4 và trả lời câu hỏi.
+ Muốn làm anh phải có tình cảm gì với em bé?
- Giáo viên đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại.
đ. Luyện nói 
Đề tài: Kể về anh (chị em) của em.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh kể cho nhau nghe về anh chị em của mình (theo nhóm 4 học sinh)
Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai.
3. Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. GV chốt bài và giáo dục hs.
Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
+ HS lắng nhe và đọc thầm trong SGK.
+ Anh phải dỗ dành.
+ Anh phải nâng dịu dàng.
+ Anh chia quà cho em phần hơn.
+ Anh phải nhường nhị em.
+Phải yêu thương em bé.
- Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ.
- Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên. Sau đó một số hs kể trước lớp về anh chị của mình. 
Nhắc tên bài và nội dung bài học
1 học sinh đọc lại bài.
Lắng nghe, thực hiện
--------------------------------------------------------------------------------
3. ÂM NHẠC
 (Giáo viên bộ môn soạn giảng)
------------------------------------------------------------------------------------------
4. ĐẠO ĐỨC
Tiết 34: 	 ĐI HỌC CHUYÊN CẦN VÀ ĐÚNG GIỜ (Tự chọn)
 I. Mục tiêu:	
- Giúp học sinh.
+ nhận thức được đi học chuyên cần sẽ giúp các em hiểu bài hơn, ham học hỏi hơn.
+Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
- Giáo dục hs học tập những tấm gương đi học chuyên cần để phấn đấu trở thành những hs khá giỏi của lớp.
II.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ:
-Hs1:Em hãy nêu những việc làm giữ gìn vệ sinh thân thể?
-Hs2:Giữ gìn vstt có ích lợi gì ?
+Gọi hs nhận xét,gv nhận xét và ghi điểm.
 2.Dạy bài mới:
 Hoạt động 1:Trao đổi ý kiến
+Đi học chuyên cần và đúng giờ sẽ giúp em nhận được những gì ?
-Gv kết luận: Kiến thức mỗi bài học thường liên quan tới nhau bài học sau là nâng cao của bài học trước nên cần phải đi học chuyên cần để hiểu được bài .
+Hs thảo luận nhóm 4 sau đó phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của mình.
 (Tiếp thu bài tốt, hiểu bài, không làm phiền cô và các bạn )
 Hoạt động 2:Xử lí tình huống.
-Yêu cầu hs làm việc theo nhóm 4, thảo luận giải quyết các tình huống sau.
1.Nhà em ở xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn em sẽ làm gì?
2.Sắp đến giờ đi học bố bảo :Thôi hôm nay con nghỉ học một hôm đi trồng mì với mẹ và chị cho xong. Thì em sẽ làm gì ?
3. Nam chưa làm xong bài tập cô giáo ra nên ở nhà để làm cho xong thì em sẽ nói với bạn như thế nào?
Gv kết luận:Trong cuộc sống cũng như trong học tập có thể gặp một số khó khăn và với mỗi khó khăn các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập, duy trì và đạt được kết quả tốt điều đó rất hoan nghênh.
-Hs làm việc theo nhómthảo luận sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả
+Em sẽ mặc áo mưa đến trường.
+Em sẽ nói vơi bố: Nghỉ học hôm sau sẽ không hiểu bài đi học về chiều con sẽ giúp mẹ và chi trồng mì.
+Khuyên bạn đi học đến lớp sẽ làm tiếp ( )
 Hoạt động 3:Liên hệ thực tế.
-Cho hs nêu ra những bạn trong lớp, trong trường nghỉ học nhiều và kết quả học tập của những bạn ấy ra sao.Nêu ra những bạn đi học chuyên cần ,chăm học,biết vượt qua khó kăn để đến lớp thì kết quả học tập ra sao.
-Hs thảo luận nhóm 4 sau đó phát biểu ý kiến trước lớp.
 3.Củng cố dặn dò:
-Gv chốt bài và giáo dục hs.
-Dặn hs đi học chuyên cần và chăm học hơn.
-Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------------------------------------
5. CHÀO CỜ
Tiết 30: 	CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN 
Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2016
1.TOÁN
Tiết 132: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I.Mục tiêu : 
- Giúp học sinh củng cố về: Đếm, đọc, viết, các số đến 100. Cấu tạo của số có hai chữ số. Phép cộng và trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Rèn kĩ năng đếm, đọc , viết các số đã học một cách chính xác.
- Giáo dục cho hs tinh thần vượt khó và lòng say mê học toán.
II.Cuẩn bị : 
- Sgk, bảng phụ, .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: (4’)
Gọi học sinh chữa bài tập số 4 trên bảng lớp
Nhận xét KTBC của học sinh.
2.Bài mới : (33’)
a. Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài rồi cho hs làm.
- Gọi học sinh đọc lại các số vừa được viết.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh thực hành trên bảng theo hai tổ. 
Gọi học sinh đọc lại các số được viết dưới vạch của tia số.
Bài 3:(cột 1,2,3) Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh làm VBT và tổ chức cho các nhóm thi đua hỏi đáp tiếp sức bằng cách:
45 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
45 gồm 4 chục và 5 đơn vị.
Bài 4:(cột 1,2,3,4) Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh thực hiện trên bảng con và chữa bài trên bảng lớp.
3.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
 Giải:
Số con vịt là:
10 – 3 = 7 (con)
 Đáp số : 7 con vịt
Nhắc tựa.
- Một số hs lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
a.Từ 11 đến 20: 11, 12, 13, 14, ., 20
b.Từ 21 đến 30: 21, 22, 23, 24, , 30
c.Từ 48 đến 54: 48, 49, 50, ., 54
 ( các phần còn lại làm tương tự)
- Đọc lại các số vừa viết được.
- Hai hs lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
Câu a: 0, 1, 2, 3, ., 10
Câu b: 90, 91, 92, , 100
Đọc lại các số vừa viết được.
Làm VBT và thi đua hỏi đáp nhanh.
95 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
95 gồm 9 chục và 5 đơn vị.
27 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
27 gồm 2 chục và 7 đơn vị.
(tương tư các cột còn lại)
- Một số hs làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con và chữa bài.
a) 24 53 45 36 
 + + + + 
 31 40 33 52 
 55 83 78 88 
b) 68 74 96 87 
 - - - - 
 32 11 35 50 
 36 63 61 37 
Nhắc tênbài.
Thực hành ở nhà.
------------------------------------------------------------------------
2. CHÍNH TẢ
Tiết 17: ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
- HS nghe viết chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài: Đi học.
- Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần ăn hoặc ăng, chữ ng, ngh.
- Giáo dục hs tính cẩn th

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_33_nam_hoc_2015_2016_dam_thi_tinh.docx