Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 37: Luyện tập chung (2 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 37: Luyện tập chung (2 tiết) - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức, kĩ năng

- YCCĐ1. Giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng và xem lịch.

 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực

- YCCĐ2. Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.

- YCCĐ3. Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.

- YCCĐ4. Xác định cách thức giải quyết vấn đề.

- YCCĐ5. Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bộ đồ dùng học Toán 1.

- HS: Bộ đồ dùng môn toán.

 

docx 5 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 9264
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 37: Luyện tập chung (2 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3
CHỦ ĐỀ 9: THỜI GIAN. GIỜ VÀ LỊCH
BÀI 37: LUYỆN TẬP CHUNG (2 TIẾT)
Thời gian thực hiện: Từ ngày / /2022 đến / ./2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ1. Giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đọc giờ đúng và xem lịch.
 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực
- YCCĐ2. Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát. 
- YCCĐ3. Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
- YCCĐ4. Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
- YCCĐ5. Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bộ đồ dùng học Toán 1.
- HS: Bộ đồ dùng môn toán.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại cách xem giờ, xem ngày 
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Trò chơi – Ô cửa bí mật
- Mời 4 học sinh lần lượt đại diện 4 nhóm chọn 1 ô cửa trong 4 ô cửa, trong đó chứa hình ảnh đồng hồ chỉ giờ. Nhiệm vụ cuả HS là đọc đúng giờ của đồng hồ đã cho.
- GV dẫn dắt vào bài.
- Cả lớp chơi
1) 6 giờ 2) 5 giờ, 
3) 11 giờ 4) 9 giờ
- Lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập thực hành (25- 30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4, 5
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
*Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ
- GV chiếu bài tập cho HS quan sát tranh từng đồng hồ 
- HS nêu kết quả BT 
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, lắng nghe, thực hiện
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hành
*Bài 2. Quan sát tranh rồi trả lời 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh
- 4 bức tranh mô tả 4 hoạt động nào của bạn Việt?
- GV hướng dẫn HS xác định thời gian bạn Việt làm những hoạt động đó.
- Em có nên ngủ dậy vào lúc 10 giờ sáng như bạn Việt không? Tại sao không nên?
- Em có nên đá bóng vào lúc 2 giờ chiều không? Vì sao không nên?
- Em có nên ăn tối vào lúc 9 giờ tối không? Vì sao không nên?
- Em có nên chơi điện tử vào lúc 11 giờ đêm không? Vì sao không nên?
- GV hỏi HS kể về những hoạt động HS thường làm vào ngày chủ nhật.
- Đọc yêu cầu
- HS quan sát 
- HS nêu miệng
- HS lắng nghe
- Em không nên ngủ dậy vào lúc 10 giờ sáng như bạn Việt, vì ngủ dậy muộ cơ thể miệt mỏi và không làm được việc gì đã hết buổi.
- Em không nên đá bóng vào lúc 2 giờ chiều, vì lúc này trời nắng dễ bị ốm
- Em không nên ăn tối vào lúc 9 giờ vì ăn muộ không tốt cho sức khỏe
- Em không nên chơi điện tử vào lúc 11 giờ đêm vì ảnh hưởng đến sức khỏe.
- HS kể các hoạt động.
*Bài 3. Quan sát tranh rồi trả lời
- GV chiếu bài tập cho HS quan sát.
- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập.
a) Rô – bốt chơi môn thể thao nào vào thứ tư?
b) Rô – bốt chơi bóng bàn vào những ngày nào?
c) Ngày nào Rô – bốt chơi các môn thể thao giống ngày thứ hai?
- GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm nhanh và đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát
- HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe
a) Rô – bốt chơi môn thể thao nào vào thứ tư là buổi sáng môn quần vợt, buổi chiều chạy bộ
b) Rô – bốt chơi bóng bàn vào những ngày thứ năm và thứ bảy
c) Ngày Rô – bốt chơi các môn thể thao giống ngày thứ hai là thứ sáu.
- HS lắng nghe
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Yêu cầu HS về nhà cùng người thân thực hành xem lịch và xem giờ.
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại cách xem giờ, xem ngày. 
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Trò chơi Truyền điện
- HS kể tên các ngày trong tuần theo hình thức truyền điện
- HS chơi
- Một tuần có 7 ngày: Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu.
2. Hoạt động luyện tập (25- 30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4, 5
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
*Bài 1. Em hãy quan sát bức tranh rồi trả lời.
- GV chiếu bài lên bảng cho HS quan sát.
- GV dẫn dắt câu kể câu Món ăn yêu thích cho HS nghe.
- GV gợi ý câu hỏi:
a) Vào các ngày nào đàn thỏ ăn số củ cà rốt bằng nhau?
b) Vào các ngày nào đàn thỏ ăn nhiều hơn 27 củ cà rốt?
- GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương các HS làm nhanh và chính xác
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS lắng nghe
a) Vào các ngày thứ bà, thứ bảy đàn thỏ ăn số củ cà rốt bằng nhau.
b) Vào các ngày thứ năm, thứ sáu, chủ nhật đàn thỏ ăn nhiều hơn 27 củ cà rốt.
- HS lắng nghe
*Bài 2. Quan sát tranh rồi trả lời
- GV chiếu bài lên bảng cho HS quan sát.
- GV HD HS dựa vào lời đối thoại của các nhân vật trong bức tranh thu được câu hỏi “Hôm qua là thứ tư, vậy ngày mai là thứ mấy?”
- GV gợi ý HS bằng câu hỏi: “Hôm qua là thứ tư thì hôm nay là thứ mấy?”, “Ngày mai là thứ mấy”
- GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm nhanh và đúng.
- HS quan sát
- HS quan sát và thảo luận.
- Hôm qua là thứ tư thì hôm nay là thứ năm, ngày mai là thứ sáu
- Lắng nghe
Trò chơi Đưa ong về tổ
- Người chơi bắt đầu từ ô xuất phát. 
- Khi đến lượt người chơi lần lượt gieo xúc xắc và di chuyển số ô theo số chấm nhận được.Đọc giờ tại đồng hồ đi đến. Nếu xác định đúng giờ thì người chơi được ở nguyên vị trí đó, nếu xác định sai thì người chơi phải quay về vị trí cũ.
- Nếu đến được ô may mắn (ô có hình chú ong) thì chú ong được về tổ ngay.
- Trò chơi kết thúc khi có người đưa ong về tổ.
- GV phân chia nhóm HS chơi 
- GV giám sát HS chơi, nhóm nào thắng sẽ được tuyên dương. 
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện
- Lắng nghe
- Lắng nghe
-Thực hiện
- Chia sẻ trước lớp
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Yêu cầu HS về nhà cùng người thân thực hành xem lịch và xem giờ.
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hành cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3.docx