Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số (3 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số (3 tiết) - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức, kĩ năng

- YCCĐ 1: Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (hình thành phép trừ qua bài toán thực tế).

- YCCĐ2. Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực

- YCCĐ3. Giải các bài toán thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

- YCCĐ4. Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế (Biểu hiện của NL Giải quyết vấn đề toán học).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bộ đồ dùng học Toán 1.

- HS: Bộ đồ dùng môn toán.

 

docx 10 trang Kiều Đức Anh 21903
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số (3 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3
CHỦ ĐỀ 8: PHÉP CỘNG PHÉP TRỪ (không nhớ) TRONG PHẠM VI 100
BÀI 32: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (3 TIẾT)
Thời gian thực hiện: Từ ngày /3/2022 đến /03/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ 1: Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (hình thành phép trừ qua bài toán thực tế).
- YCCĐ2. Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực
- YCCĐ3. Giải các bài toán thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
- YCCĐ4. Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế (Biểu hiện của NL Giải quyết vấn đề toán học).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bộ đồ dùng học Toán 1.
- HS: Bộ đồ dùng môn toán.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại cách cộng số có hai chữ số với số có một chữ số, cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Tổ chức trò chơi: “Vượt chướng ngại vật”. Mỗi hòn đảo là 1 câu hỏi:
Câu 1. Phép tính nào tính đúng?
Câu 2. 36 - 5 = ?
Câu 3. Cây cam có 38 quả. Các bạn đã hái xuống 5 quả. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu quả cam?
- GV dẫn dắt vào bài.
Vượt chướng ngại vật:
Câu 1: A
Câu 2. B
Câu 3. B 
- Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4
PP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
* Có 76 que tính, bớt đi 32 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
- GV yêu cầu HS cho biết bài toán cho biết gì và hỏi gì? 
- Để tìm số que tính còn lại, ta cần thực hiện phép tính gì ?
- 76 – 32 là phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
- GV hướng dẫn HS đặt tính. Chú ý HS đặt tính thẳng cột.
- GV hướng dẫn HS thực hiện tính. Thực hiện trừ từ phải qua trái, bắt đầu từ hàng đơn vị)
- Gv yêu cầu HS tính và nêu kết quả 76 – 32 = ?
- GV nhận xét.
*GV nêu bài toán: Mẹ có 52 quả táo, mẹ biếu bà 20 quả. Hỏi mẹ còn lại mấy quả táo?
- GV hỏi: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Để thực hiện bài toán, ta làm phép tính gì? 
- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và tính.
- Gv nhận xét.
- Cho HS tự thực hiện tính và nêu kết quả.
- HS theo dõi.
- HS trả lời:
+ Có 76 que tính, bớt đi 32 que tính.
+ Hỏi còn lại mấy que tính.
- Phép trừ
- 76 - 32
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- 76 – 32 = 44
- Lắng nghe
- HS theo dõi, đọc đề
- HS trả lời.
+ Mẹ có 52 quả táo, mẹ biếu bà 20 quả.
+ Hỏi mẹ còn lại mấy quả táo?
- Phép trừ 
 52 – 20 
- Đặt thẳng cột các hàng đơn vị, hàng chục. Thực hiện tính từ phải sang trái. Bắt đầu từ hàng đơn vị.
- HS theo dõi
- HS trả lời: 52 – 20 = 32
3. Hoạt động luyện tập thực hành (20- 25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
* Bài 1. Tính 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 5 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe
* Bài 2. Đặt tính rồi tính (căp đôi) 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS lại cách đặt tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con.
- Gọi HS nhận xét bài chiếu trên bảng.
- GV nhận xét, sửa sai.
- HS nêu yêu cầu
- Bài toán có 2 yêu cầu, đặt tính; tính
- Khi đặt tính chữ số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng hàng chục, dấu cộng đặt giữa hai số về bên phải, thực hiện phép tính từ phải sang trái.
- HS thực hiện làm bảng con
68-15; 79-59; 67-50; 88-33- Lắng nghe
* Bài 3. Quả dưa nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất?
- GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp.
- Dùng bút chì viết kết quả vào từng quả dưa
- GV gọi 3-4 HS đọc kết quả.
- GV nhận xét.
Hs thực hiện tính sau đó tìm quả dưa ghi kết quả lớn nhất.
- Chia sẻ về kết quả trước lớp
- Lắng nghe
*Bài 4. Giải bài toán
- Tổ chức hoạt động: Áp dụng kĩ thuật “ Khăn trải bàn”
- GV gọi 2 HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
+ Trong vườn cây ăn quả có tất cả bao nhiêu cây nhãn và cây vải?
+Trong đó có bao nhiêu cây nhãn?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết trong vườn có bao nhiêu cây vải thì các em làm như thế nào?
- HS thực hiện theo nhóm 4 viết phép tính giải bài toán bằng cách viết ý kiến cá nhân vào 4 góc trên bảng nhóm được kẻ theo Kĩ thuật Khăn trải bàn. 
Nhóm trưởng thống nhất ý kiến ghi kết quả đúng vào ô ở giữa.
- Chốt 2 nhóm, nhận xét 2 nhóm còn lại.
- HS đọc đề bài
- HS trả lời:
+ Trong vườn cây ăn quả có tất cả 75 cây nhãn và cây vải.
+ Trong đó có 25 cây nhãn
+ Trong vườn có bao nhiêu cây vải?
+ Muốn biết trong vườn có bao nhiêu cây vải thì chúng ta thực hiện phép tính trừ.
- Phép tính: 75 - 25 = 50 (cây nhãn);
- Phép tính: 75 - 25 = 50 (cây nhãn);
- Lắng nghe
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Vận dụng tính số phấn màu và phấn trắng sau kh đã dung, còn lại bao nhiêu?
 - Yêu cầu HS về nhà cùng người thân thực hành trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- HS chia sẻ trước lớp
- Trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại cách trừ số có hai chữ số với số có hait chữ số. 
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Tổ chức trò chơi: “Chuyền hoa”. Mỗi lần chuyền là 1 câu hỏi:
Câu 1. 78 - 25 = ?
Câu 2. 67 – 41 =?
Câu 3. Bạn An có 98 cái kẹo, bạn An cho em 43 cái kẹo. Hỏi bạn An còn lại bao nhiêu cái keo?
- GV dẫn dắt vào bài
Chuyền hoa
Câu 1. 53
Câu 2. 26
Câu 3. 55
- Lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập (25- 30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
*Bai 1 : Tính nhẩm (theo mẫu)
Tổ chức hoạt động: Cá nhân
- GV đọc nội dung bài 1
- Gv hướng dẫn HS thực hiện
+ 60 còn gọi là mấy?
+ 20 còn gọi là mấy? 
+ Vậy nếu ta lấy 6 chục trừ 2 chục còn lại bao nhiêu? 
- GV yêu cầu HS tính nhẩm và điền vào phiếu bài tập.
- GV quan sát lớp và chấm bài một số HS.
- GV sửa bài và nhận xét.
+ 6 chục và 0 đơn vị
+ 2 chục và 0 đơn vị
+ 6 chục – 2 chục = 4 chục (60 – 20 = 40).
- HS thực hiện cá nhân vào phiếu bài tập.
- Thực hiện
- Lắng nghe, ghi nhớ
* Bài 2. Đặt tính rồi tính
- Tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm đôi, sau đó làm việc cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Nêu cách thực hiện phép tính
- GV yêu cầu HS làm bảng con
- Nhận xét
- Đọc lại đề
- Viết các số thẳng cột với nhau, hàng chục thẳng cột với hàng chuc, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị. Thực hiện phép tính từ phải sang trái, tính hàng đơn vị trước rồi đến hàng chục, viết kết quả thẳng cột với các số ở trên.
- HS lên bảng làm và lớp thực hiện bài tập vào bảng con. 
- HS lắng nghe và sửa bài.
* Bài 3. Số?
- Tổ chức hoạt động: trò chơi ai nhanh ai đúng
- GV hướng dẫn HS cách làm: thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải (theo chiều mũi tên)
- GV yêu cầu HS hỏi đáp theo nhóm đôi.
- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày.
- GV sửa bài và nhận xét.
- Thực hiện tương tự với bài robot màu xanh.
b) GV củng cố quy tắc phép trừ đã học đồng thời hướng dẫn HS cách làm.
- GV gọi HS lên bảng làm vào 5 ô trống trên bảng.
- GV sửa bài và nhận xét.
- GV mời các nhóm lên trình bày phép tính của nhóm mình.
- HS lắng nghe.
HS1: Theo bạn robot màu vàng điền số mấy?
HS2: Theo mình điền số 60.
HS1: Vì sao bạn biết?
HS2: Vì mình lấy 85 – 25 = 60.
HS1: Bạn trả lời đúng rồi.
- Kết quả: 60 – 20 = 40.
- Lắng nghe thực hiện
- HS biết được 9 – 4 = 5 nên số trong ô ở hàng đơn vị là số 9.
- Thực hiệc
- HS quan sát bạn làm và nhận xét.
*Bài 4. Giải bài toán
- GV gọi 2 HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Trong tranh vẽ cảnh các chú robot đang cầm những viên gạch để xây tường Vậy các em cho cô biết:
- Đề bài cho biết điều gì?
- Đề bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập.
- GV yêu cầu một số HS đọc phép tính.
- GV sửa và nhận xét.
- 2 HS đọc đề bài.
- HS trả lời:
+ Có 86 viên gạch
+ Lấy đi 50 viên
+ Còn lại bao nhiêu viên gạch?
+ Muốn biết có còn lại bao nhiêu viên gạch thì các em dùng phép tính trừ
- Phép tính: 86 - 50 = 36
- Lắng nghe
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Vận dụng tính ví dụ cụ thể giáo viên đưa ra cho HS thực hiện.
- Yêu cầu HS về nhà cùng người thân thực hành trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hiện tính
- Thực hành cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại cách trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số. 
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”.
- GV dẫn dắt vào bài
- Thực hiện chơi
- Lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập (25- 30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
* Bài 1. Đặt tính rồi tính (căp đôi) 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS lại cách đặt tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con.
- Gọi HS nhận xét bài chiếu trên bảng.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Bài toán có 2 yêu cầu, đặt tính; tính
- Khi đặt tính chữ số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng hàng chục, dấu cộng đặt giữa hai số về bên phải, thực hiện phép tính từ phải sang trái.
- HS thực hiện làm bảng con
- Lắng nghe, sửa bài
*Bài 2. Bạn nào cầm thẻ ghi phép tính kết quả lớn nhất?
- Tổ chức hoạt động: Thảo luận căp đôi.
- GV nêu yêu cầu bài tập và hướng dẫn cách làm bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài 2 vào phiếu bài tập.
- GV sửa bài cho HS qua trò chơi Chuyền hoa. GV nêu luật chơi : Cả lớp cùng hát theo bài hát: “Cá vàng bơi” và cùng chuyền bông hoa đi. Bài hát dừng lại, học sinh nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ nêu số.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm vào phiếu BT.
- HS chơi trò chơi.
* Bài 3. Bạn rô – bốt nào cao nhất, bạn nào thấp nhất?
- Tổ chức hoạt động: Áp dụng trò chơi “ ai nhanh, ai đúng”
- GV gọi 2 HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Hãy tưởng tượng em là bác sĩ đang đo chiều cao cho các bạn robot. Vậy theo bác sĩ, bạn robot nào cao nhất, bạn robot nào thấp nhất?
GV yêu cầu 3 HS đọc chiều cao của 3 bạn robot.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hỏi đáp.
- GV yêu cầu HS trình bày.
- Tương tự như vậy với bạn robot thấp nhất.
* Muốn có chiều cao tốt, các em có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển tốt.
- 2 HS đọc đề bài.
- HS trả lời:
Đo chiều cao của ba bạn robot được kết quả như hình vẽ. Hỏi bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
- HS lắng nghe và quan sát.
- Bạn robot A cao 87cm
- Bạn robot B cao 97cm
- Bạn robot C cao 91cm
- HS thảo luận.
- Theo cháu, bạn robot nào cao nhất nào?
Theo cháu bạn robot B cao nhất ạ. Vì sao?
- Vì cháu thấy số 97 lớn nhất ạ.
- Bạn robot A thấp nhất (87cm)
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- Lắng nghe
Trò chơi, Trang 57: 
- Tổ chức hoạt động: Nhóm, trò chơi hái nấm.
- GV chia nhóm, hướng dẫn cách chơi: 
- GV dán sẵn các số 6, 12, 34, 35, 50, 67 vào sáu mặt của con xúc xắc. GV chia lớp thành các nhóm. Khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc để nhận được một số mặt trên xúc xắc. Hái cây nấm ghi phép tính có kết quả bằng số nhận được. Trò chơi sẽ kết thúc khi hái được 4 cây nấm
- GV cho HS tham gia trò chơi.
- GV tổng kết trò chơi.
- GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS
- Thực hành chơi
- Lắng nghe
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Vận dụng tính tất cả số ghế của lớp, trừ đi số ghế của 1 dãy bất kì (dãy ghế số1/2/3).
- Yêu cầu HS về nhà cùng người thân thực hành trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hiện tính
- Thực hành cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
_____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3.docx