Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số (2 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số (2 tiết) - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức, kĩ năng

- YCCĐ 1: Nhận biết được đơn vị đo độ dài dạng đơn vị tự quy ước và đơn vị đo cm (xăng-ti-mét). Có biểu tượng về “độ dài” của vật (theo số đo bằng đơn vị quy ước hoặc đơn vị đó cm).

- YCCĐ 2: Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước.

 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực

- YCCĐ 2: Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ dài các vật theo số đo của vật.

 - YCCĐ 3: Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ dài của các vật trong thực tế.

- YCCĐ 4: Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ dài các vật theo số đo của vật. Từ đó học sinh được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bộ đồ dùng học Toán 1, thước kẻ có vạch chia cm.

- HS: Bộ đồ dùng môn toán.

 

docx 5 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4941
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số (2 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3
CHỦ ĐỀ 8: PHÉP CỘNG PHÉP TRỪ (không nhớ) TRONG PHẠM VI 100
Bài 29: PHÉP CỘNG SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (2 tiết)
Thời gian thực hiện: Từ ngày /3/2022 đến /03/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ 1: Nhận biết được đơn vị đo độ dài dạng đơn vị tự quy ước và đơn vị đo cm (xăng-ti-mét). Có biểu tượng về “độ dài” của vật (theo số đo bằng đơn vị quy ước hoặc đơn vị đó cm).
- YCCĐ 2: Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước.
 2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực
- YCCĐ 2: Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ dài các vật theo số đo của vật.
 - YCCĐ 3: Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ dài của các vật trong thực tế.
- YCCĐ 4: Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ dài các vật theo số đo của vật. Từ đó học sinh được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bộ đồ dùng học Toán 1, thước kẻ có vạch chia cm.
- HS: Bộ đồ dùng môn toán.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Tổ chức trò chơi “Dài ngắn, cao thấp”, thực hiện chơi cả lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV cho HS thực hành đo thước kẻ và bút chỉ của mình bằng bao nhiêu gang tay.
- Gọi 3 HS đo và nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, gọi thêm vài HS nữa đứng tại chỗ nêu kết quả.
- GV lưu ý: Mỗi “gang tay” là một đơn vị “quy ước” (thường dùng để ước lượng độ dài).
Vận dụng :
a) HS quan sát tranh, đếm số gang tay đo chiều cao của mỗi lọ hoa, rồi nêu số đo mỗi lọ hoa (bằng gang tay).
- GV nhận xét, kết luận.
b) GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như câu a giúp các em nhận thấy bút chì dài hơn 1 gang tay, quyển sách dài hơn 2 gang tay, hộp bút chì bằng 2 gang tay, từ đó xác định được đồ vật nào dài nhất.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS lấy ra một số vật thật mà mình đã chuẩn bị ở nhà, thực hành đo rồi nêu sỗ đo của mỗi vật (bằng gang tay) với bạn theo nhóm đôi
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét và lưu ý HS: “Gang tay” là đơn vị quy ước của mỗi em nên số đo độ dài của đồ vật có thể khác nhau đối với mỗi em trong lớp.
- Dựa vào kết quả đã đo bằng gang tay GV cho HS xác đinh trong các vật mình mang theo, vật nào dài nhất, vật nào ngắn nhất.
- Nhận xét
- HS quan sát
- HS thực hành đo.
- HS thực hiện trước lớp. HS khác nhận xét.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS quan sát tranh, đếm số gang tay ở mỗi vật rồi xác định đồ vật nào dài nhất.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS thực hành đo rồi trao đổi với bạn theo nhóm đôi. 
- HS trình bày.
- HS so sánh các số đo được rồi đưa ra kết quả.
- Lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập thực hành (20- 25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
Khám phá lớp học 
- GV cho HS lần lượt quan sát các đồ vật thường thấy ở lớp học như: Cạnh cửa sổ, cạnh bàn, chiều dài của ghế, chiều dài bảng lớp, chiều cao của bàn rồi tập ước lượng chiều dài hoặc chiều cao mỗi đồ vật theo “gang tay” của em (con số ước lượng này là “vào khoảng” mấy gang tay, chưa chính xác). 
- Gọi nhiều HS nêu số đo mà em ước lượng.
- GV cho HS đo thực tế mỗi đồ vật đó (xác định đúng chiều dài, chiều cao mỗi vật đó theo “gang tay”). 
- Cho HS so sánh số đo theo ước lượng với số đo thực tế để kiểm tra mình ước lượng đã đúng chưa.
- GV nhận xét và nhắc lại “Gang tay” là đơn vị quy ước của mỗi em nên số đo độ dài của đồ vật có thể khác nhau đối với mỗi em trong lớp.
- HS thực hiện theo dướng dẫn của GV.
- HS phát biểu.
- HS thực hiện đo.
- HS nêu số đo mình đo được và so sánh kết quả với số đo đã ước lượng.
- Lắng nghe
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
- Em thích nhất điều gì trong tiết học ?
- Đo độ dài một số vật thật ở nhà 
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS chia sẻ trước lớp
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Thi đo chiều cao của các bạn trong lớp, bạn nào nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Thực hiện chơi cả lớp.
- Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
Xăng-ti-mét
 - GV giới thiệu để HS nhận biết được thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét, đơn vị
đo xăng-ti-mét (ước lượng độ dài khoảng 1 đốt ngón tay của HS), cách viết tắt 1 xăng-ti-mét là cm (1 cm đọc là một xăng-ti-mét).
- GV giới thiệu cách đo một vật (bút chỉ) bằng thước có vạch chia xăng-ti-mét (đặt một đầu bút chì ở vạch 0 của thước, vạch cuối của bút chỉ ứng với số nào của thước, đó là số đo độ dài của bút chỉ).
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện, ghi nhớ
- HS quan sát, lắng nghe 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập (20- 25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng.
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
* Bài 1
- HS kiểm tra cách đo độ dài bút chỉ của ba bạn (đặt thước thẳng và phải áp sát thước với bút chì thẳng hàng, đặt dấu vật cần đo vào đúng số 0 trên thước). Từ đó xác định được ai đặt thước đo đúng.
+ Ai đặt thước sai?
+ Bút chì dài mấy xăng-ti-mét?
- Có thể chiếu hình hoặc vẽ to lên bảng để HS thấy rõ các trường hợp đặt thước củaba bạn.
- GV yêu cầu HS thực hiện lại cách đo đúng giống như bạn Nam.
- HS nhắc lại cách đo.
- Bạn Mai, bạn Việt
- 5 cm
- Quan sát
- HS tập đo đặt thước lại giống bạn Nam.
* Bài 2
- GV cho HS thực hành bài tập theo nhóm bốn. HS trong nhóm sẽ tự chọn 3 loại bút như yêu cầu trong bài tập. 
a) Dựa vào cách đo độ dài ở phần khám phá, HS biết đùng thước có vạch chia
xăng-ti-mét để đo độ đài bút chì, bút mực và bút màu sáp nêu số đo (cm) ở vào trong mỗi ô tương ứng.
b) Từ các số đo độ dài tìm được, HS so sánh các số đo, xác định được bút dài nhất, bút ngắn nhất.
- HS thực hành theo nhóm. Ba bạn thay phiên nhau đo. Một bạn làm thư kí kiểm tra lại kết quả làm của nhóm.
- HS tự thảo luận nhận xét trong nhóm.
- Thực hiện
* Bài 3. HS nêu yêu cầu
- GV đưa ra bốn đồ vật trên bảng lớp.
- HS quan sát rồi ước lượng độ dài mỗi vật (dài khoảng bao nhiêu cm). 
- Sau đó HS biết “kiểm tra” lại bằng thước có vạch chia xăng-ti-mét (đo chính xác). Từ
đó nêu “số đo độ dài ước lượng” và “số đo độ dài chính xác” thích hợp trong mỗi ô.
* GV có thể sử dụng những vật đo khác, phù hợp với điều kiện của trưởng lớp.
xung quanh các em.
- HS ghi số ước lượng trong bảng.
- HS cùng nhau đo kiểm tra lại các vật dụng trong nhóm 4.
- HS thực hành
* Bài 4 
- HS có thể đếm số ô trong mỗi băng giấy để biết mỗi băng giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét (ước lượng mỗi ô dài 1 cm). Sau đó học sinh sẽ cắt các băng giấy màu.
Bảng giấy màu đỏ: 6 cm;
Băng giấy màu xanh: 9 cm;
Băng giấy màu vàng: 4 cm
- Quan sát, lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện đếm số ô ở mỗi bang giấy.
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
- Em thích nhất điều gì trong tiết học ?
- HS chia sẻ trước lớp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2.docx