Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 22: So sánh số có hai chữ số (3 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 22: So sánh số có hai chữ số (3 tiết) - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức, kĩ năng

- YCCĐ 1. Biết cách so sánh hai số có hai chữ số (dựa vào cấu tạo số, so sánh các số chục rồi so sánh số đơn vị). Vận dụng để xếp thứ tự các số (từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé), xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước (có không quá 4 số).

2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực

- YCCĐ 2. Phát triển năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu khi tìm cách so sánh hai số.

- YCCĐ 3. Năng lực vận dụng từ “qui tắc” (mô hình) so sánh hai số có hai chữ số vào các trường hợp cụ thể, giải các bài toán thực tế.

- YCCĐ 4. Học sinh hứng thú và tự tin trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bộ đồ dùng học Toán 1; Những tư liệu, vật liệu để thực hiện được các trò chơi trong bài (SGK).

- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.

 

docx 7 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 38153
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 22: So sánh số có hai chữ số (3 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3
CHỦ ĐỀ 6: CÁC SỐ ĐẾN 100
BAI 22: SO SÁNH SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (3 tiết)
Thời gian thực hiện: Từ ngày 10/02/2022 đến 15/02/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ 1. Biết cách so sánh hai số có hai chữ số (dựa vào cấu tạo số, so sánh các số chục rồi so sánh số đơn vị). Vận dụng để xếp thứ tự các số (từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé), xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước (có không quá 4 số).
2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực 
- YCCĐ 2. Phát triển năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu khi tìm cách so sánh hai số. 
- YCCĐ 3. Năng lực vận dụng từ “qui tắc” (mô hình) so sánh hai số có hai chữ số vào các trường hợp cụ thể, giải các bài toán thực tế. 
- YCCĐ 4. Học sinh hứng thú và tự tin trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
- GV: Bộ đồ dùng học Toán 1; Những tư liệu, vật liệu để thực hiện được các trò chơi trong bài (SGK).
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
 Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”, thực hiện chơi cả lớp 
- Nhận xét, tuyên dương.
 - Tham gia trò chơi.
- Lắng nghe, thực hiện
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút). 
MT: YCCĐ 1, 2
PP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp.
HTTC: cá nhân, cặp, nhóm, cả lớp
Hướng dẫn so sánh: 16 và 19
- GV cho HS quan sát hình vẽ và hỏi:
+ Đĩa thứ nhất có bao nhiêu quả cà chua?
- Vậy số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi bảng : 16
+ Đĩa thứ hai có bao nhiêu quả cà chua?
- Vậy số 19 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi bảng: 19
- GV hướng dẫn HS so sánh số 16 và 19.
- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng chục
- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng đơn vị?
- Vậy 6 đơn vị so với 9 đơn vị như thế nào?
- Vậy số16 như thế nào so với số 19?
- GV ghi bảng: 16 < 19
- Vậy số 19 như thế nào so với số 16?
- GV ghi bảng: 19 > 16
* So sánh: 42 và 25
- GV cho HS quan sát hình vẽ và hỏi:
+ Đĩa thứ nhất có bao nhiêu quả cà chua?
- Vậy số 42 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi bảng: 42
+ Đĩa thứ hai có bao nhiêu quả cà chua?
- Vậy số 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi bảng: 25
- GV hướng dẫn HS so sánh số 42 và 25.
- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng chục
- Vậy 4 chục như thế nào so với 2 chục?
- Vậy sô 42 như thế nào so với số 25?
- GV ghi bảng: 42 > 25
- Số 25 như thế nào so với số 42?
GV ghi: 25 < 42
* Nếu số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chục bằng nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
- HS quan sát, đếm số quả cà chua và nêu
+ Có 16 quả cà chua
- Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
+ Có 19 quả cà chua
- Số 19 gồm 1 chục và 9 đơn vị.
- Hai số 16 và 19 đều có chữ số ở hàng chục bằng nhau là 1 chục.
- Số 16 có 6 đơn vị, số 19 có 9 đơn vị.
- 6 đơn vị bé hơn 9 đơn vị
- 16 bé hơn 19
- 19 lớn hơn 16
- HS đọc: Mười chín lớn hơn mười sáu.
- HS quan sát, đếm số quả cà chua và nêu
+ Có 42 quả cà chua
- Số 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị.
+ Có 25 quả cà chua
- Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.
- HS nêu số 42 có 4 chục; số 25 có 2 chục
- 4 chục lớn hơn 2 chục.
- 42 lớn hơn 25
- HS đọc: Bốn mươi hai lớn hơn hai mươi lăm.
- Số 25 bé hơn số 42
- Hai mươi lăm bé hơn bốn mươi hai.
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động luyện tập thực hành (20-25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4
PP: Thảo luận, vấn đáp, vận dụng
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp,
* Bài 1: So sánh ( theo mẫu)
- GV hướng dẫn mẫu 13 quả táo ít hơn 16 quả táo nên 13 < 16
- Cho HS làm bài vào bảng con
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- Số 25 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?
- Số 15 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh số 25 và số 15?
- Tiến hành tương tự với những bài còn lại.
- GV cùng HS nhận xét
* GV chốt khi so sánh số có hai chữ số nếu số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chục bằng nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
- Quan sát, lắng nghe
+ 25 quả táo nhiều hơn 15 quả táo nên 25 > 15
- Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.
- Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
- HS nêu
+ 14 quả táo ít hơn 16 quả táo nên 14 < 16
+ 20 quả táo bằng 20 quả táo nên 20 = 20
- HS nhận xét bạn
- Lắng nghe
* Bài 2: Số? 
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh câu a
- Số 35 như thế nào so với số 53?
- Túi nào có số lớn hơn?
- Cho HS quan sát tranh câu b
- Số 57 như thế nào so với số 50?
- Túi nào có số lớn hơn?
- Cho HS quan sát tranh câu c
- Số 18 như thế nào so với số 68?
- Túi nào có số lớn hơn? 
- GV cùng HS nhận xét
- Nêu đề bài
- Túi có số 53 có số lớn hơn
- HS quan sát.
- Số 35 bé hơn số 53.
- Túi 53 có số lớn hơn
- Số 57 lớn hơn số 50.
- Túi 57 có số lớn hơn 
- Số 18 bé hơn số 68.
- Túi 68 có số lớn hơn
- HS lắng nghe ghi nhớ
* Bài 3. Số?
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS nêu kết quả
- GV yêu cầu HS trình bày cách làm.
- GV cùng HS nhận xét
- Điền dấu >, < , =
- HS làm bài vào bảng con
- HS trình bày kết quả.
24 > 19 56 < 65
35 89
68 = 68 71 < 81
- HS trình bày
- HS lắng nghe, nhận xét
* Bài 4. 
GV hướng dẫn cách làm khoanh tròn vào:
a) Chiếc lọ nào có số lớn nhất?
b) Chiếc lọ nào có số bé nhất?
- Cho HS trình bày kết quả
- HS làm việc theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Về nhà HS đếm lại các số từ 0 đến 20 xuôi và ngược.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS thực hiện cùng người thân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 2. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
MT: Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại các số từ 10 đến 20
PP: Trò chơi
HTTC: Cả lớp
- GV cho HS chơi trò “truyền điện” tìm số liền sau liền trước. GV hướng dẫn 1 em nêu một số sau đó mình được quyền chỉ định bạn nêu số liền sau, liền trước số mình vừa nêu.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập thực hành (25-30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4
PP: Vấn đáp, thảo luận, vận dụng
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
* Bài 1. Số nào lớn hơn trong mỗi cặp?
- Cho HS đọc yêu cầu
- Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Đính tranh hướng dẫn học sinh so sánh.
- GV cho HS “Đố bạn” theo nhóm đôi: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời, giải thích vì sao?
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe
- HS “Đố bạn” theo nhóm đôi: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời, giải thích vì sao? Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
* Bài 2. Số nào bé hơn trong mỗi cặp?
- Cho HS đọc yêu cầu
- Muốn tìm được số bé hơn em cần làm gì ?
- Y/C HS thảo luận trả lời
- GV nhận xét chốt đáp án.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 
- Cá nhân HS trả lời: ta cần so sánh hai số.
- Cả lớp làm bài tập 
* Bài 3.
- GV đính các ô tô theo hình trong sách.
Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta cần làm gì?
* Chúng ta cần so sánh, các số tìm số bé nhất xếp đầu tiên, số bé nhất xếp sau cùng. Từ đó đổi chỗ hai ô tô để xếp được số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS trả lời.
- HS xung phong lên bảng đổi chỗ hai chiếc ô tô để được kết quả đúng.
- Lắng nghe
* Bài 4
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- GV đính các ô tô theo hình trong sách.
Để sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé ta cần làm gì?
- Quan sát, lắng nghe, thực hiện
- Thực hiện
* Chơi trò chơi
- GV nêu cách chơi:
- Người chơi bắt đầu từ ô xuất phát, khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc. Đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc rồi di chuyển số ô bằng số chấm nhận được. Đọc số bé hơn trong ô đó.
- Khi di chuyển đến chân cầu thang hãy leo lên. Nếu là ô ở đỉnh cầu trượt, hãy trượt xuống.
- Trò chơi kết thúc khi có người về đích.
- GV phân chia nhóm 4 HS chơi.
- GV giám sát các em chơi, nhóm nào thắng sẽ được tuyên dương.
- Quan sát, lắng nghe
- HS chơi theo nhóm 4.
- HS chọn ra nhóm thắng
3. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Vận dụng đếm ví dụ cụ thể giáo viên đưa ra cho HS thực hiện.
- Yêu cầu HS về nhà cùng người thân đếm một số đồ vật
- Thực hành nhận biết số có hai chữ số
- HS lắng nghe, thực hiện
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 3. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
MT: Tạo tâm thế tiếp nhận bài học đồng thời HS ôn lại cách so sánh số
PP: Trò chơi
HTTC: Cả lớp
- Tổ chức trò chơi trò chơi đọc nhanh viết nhanh
GV nêu 1 em đọc một số có hai chữ số trong phạm vi đã học bất kì HS khác viết ngay vào bảng con và ngược lại.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập thực hành (25-30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3, 4
PP: Vấn đáp, thảo luận, vận dụng
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
* Bài 1. Đ, S?
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1
- GV hướng dẫn HS làm bài.
GV đưa mẫu lên màn hình, giải thích mẫu
Mẫu : 18 > 81 S
- GV hướng dẫn sửa từng bài
- GV nhận xét HS làm bài
- HS quan sát, lắng nghe
- HS nêu kết quả từng phần
- HS lắng nghe, nhận xét
b) 90 < 95 điền Đ - HS giải thích
c) 45 > 14 điền Đ - HS giải thích
d) 90 < 49 điền Đ - HS giải thích
- Lắng nghe
* Bài 2. 
a) >,<, = ? 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1
- GV đưa bài lên màn hình để chữa bài
- GV yêu cầu một vài HS giải thích cách làm 
14 ? 29 36 ? 36
80	? 75 78 ? 22
- Muốn điền dấu vào ô trống ta làm thế nào?
b) GV cho HS quan sát bài tập 2 (đã làm phần a)
- Cần quan sát kĩ để tìm đường cho ô tô đi đến trạm xăng.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS làm việc nhóm đôi (2 phút)
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. 
- HS tiếp sức chữa bài (mỗi nhóm 1 phép so sánh)
- Trả lời 
- Lắng nghe, thực hiện
* Bài 3 
a) Yêu cầu HS đọc to câu hỏi a
- Lớp 1A và lớp 1 B, lớp nào có nhiều HS hơn?
b) Yêu cầu HS đọc to câu hỏi b
- Lớp 1B và lớp 1 C, lớp nào có ít HS hơn?
-Yêu cầu HS giải thích
c) GV gọi HS đọc yêu cầu:
Lớp nào có nhiều HS nhất?
GV yêu cầu HS giải thích
d) GV gọi HS đọc yêu cầu
 Lớp nào có ít HS nhất?
- Để trả lời đúng các câu hỏi của bài, em cần làm gì?
- Khi so sánh hai các số có hai chữ số ta so sánh chữ số hàng chục nếu chữ số hàng chục bằng nhau thì chúng ta so sánh sang hàng đơn vị, nếu chữ số ở hàng đơn vị nào bé hơn thì nó bé hơn, chữ số hàng đơn vị nào lớn hơn thì nó lớn hơn.
HS đọc đề bài
- Ta phải so sánh hai số
- HS làm bảng con
- Ta so sánh 33 và 30; 33 > 30
Vậy lớp 1A có nhiều HS hơn lớp 1 B,
HS làm bảng con - Ghi đáp án ở bảng con ( Lớp 1B)- Giơ bảng
- Ta so sánh 30 và 35; 30 < 35
Vậy lớp 1B có ít HS hơn lớp 1 C.
- HS đọc yêu cầu phần c
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS ghi đáp án ở bảng con (lớp 1C). 
- HS giải thích cách làm: Em so sánh ba số: 33, 30, 35, chữ số hàng chục giống nhau, hàng đơn vị: 5 > 3 , 5 > 0
 - Để trả lời đúng các câu hỏi của bài toán, em cần đọc kĩ đề bài, đọc kĩ câu hỏi của bài rồi so sánh các số có hai chữ số để trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Qua bài học hôm nay, các con biết được điều gì?
- Vận dụng đếm ví dụ cụ thể giáo viên đưa ra cho HS thực hiện.
- Đố người thân những số có hai chữ số giống nhau.
- Thực hành nhận biết số có hai chữ số
- HS lắng nghe, thực hiện
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2.docx