Giáo án Toán Lớp 1 - Sách Cùng học để phát triển năng lực - Tuần 4 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Hồng Lê
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết nối ghép một vật ở nhóm này với một vật ở nhóm kia và nhận biết được hai nhóm có số lượng vật bằng nhau.
- Thực hành làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: VBT
- GV Màn hình TV
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1 : Khởi động
- Hs quan sát, Gv giơ ngón tay hoặc bàn tay lên hỏi : Cô giơ bao nhiêu ngón tay hoặc bàn tay? Em làm gì để có bao ngón tay hoặc bàn tay được giơ lên ? (Em đếm)
- Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh.Chốt : tám, chín, chính là số lượng.
-Giới thiệu bài ghi đề.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1 : Nối mỗi vật ở hình A với một vật thích hợp ở hình B. Đánh dấu tích vào ô trống nếu thấy số lượng vật ở hai hình bằng nhau. (VBT/ 20).
-Tiêu chí đánh giá :Nối đúng số lượng vật ở 2 hình bằng nhau
- Hs lắng nghe gv Hd để nối. VD : đôi giày nối với đôi tất, Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm,
- Sau khi nối, GV hỏi học sinh xem số lượng vật ở hai hình có bằng nhau không ? nếu bằng nhau thì đánh dấu vào ô trống.
- Nghe Gv nhận xét tuyên dương hs.
TUẦN 4 Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm2023 Ôn Luyện toán : ÔN LUYỆN SỐ LƯỢNG BẰNG NHAU I. Yêu cầu cần đạt: - Biết nối ghép một vật ở nhóm này với một vật ở nhóm kia và nhận biết được hai nhóm có số lượng vật bằng nhau. - Thực hành làm đúng các bài tập theo yêu cầu. II. Đồ dùng dạy học: - HS: VBT - GV Màn hình TV III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1 : Khởi động - Hs quan sát, Gv giơ ngón tay hoặc bàn tay lên hỏi : Cô giơ bao nhiêu ngón tay hoặc bàn tay? Em làm gì để có bao ngón tay hoặc bàn tay được giơ lên ? (Em đếm) - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh.Chốt : tám, chín, chính là số lượng. -Giới thiệu bài ghi đề. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Nối mỗi vật ở hình A với một vật thích hợp ở hình B. Đánh dấu tích vào ô trống nếu thấy số lượng vật ở hai hình bằng nhau. (VBT/ 20). -Tiêu chí đánh giá :Nối đúng số lượng vật ở 2 hình bằng nhau - Hs lắng nghe gv Hd để nối. VD : đôi giày nối với đôi tất, Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, - Sau khi nối, GV hỏi học sinh xem số lượng vật ở hai hình có bằng nhau không ? nếu bằng nhau thì đánh dấu vào ô trống. - Nghe Gv nhận xét tuyên dương hs. Bài 2 : Hãy tô cùng một màu vào những con vật có số chân bằng nhau. VBT/ T20 -Tiêu chí đánh giá ;Tô màu đúng con vật có số chân bằng nhau Hs quan sát tranh thảo uận nhóm bàn đếm xem những con vật nào có số chân bằng nhau. Đại diện Hs nêu : Con rắn và con ốc sên, con thằn lằn và con ếch, Hs tô cùng màu vào những con vật có số chân bằng nhau. Nghe Gv nhận xét. Bài 3 : Hãy nối mỗi đĩa thìa với một khay kem cốc thích hợp. VBT/ T21 -Tiêu chí đánh giá :Đếm và nối đúng số lượng các vật HS đếm số lượng của mỗi đĩa thìa (H1 :có 8 thìa, H2 có 9 thìa)và số lượng của mỗi khay kem cốc, sau đó nối đúng tương ứng với số lượng của mỗi loại. Nghe Gv nhận xét tuyên dương. Bài 4 : Vẽ cho đủ số đĩa ?VBT/ T21 -Tiêu chí đánh giá :Đếm đúng số lượng để vẽ Hs đếm số lượng chén và ấm trà.(có 6 chiếc chén trà, có 1 ấm trà) Hs tìm xem còn thiếu bao nhiêu cái đĩa (còn thiếu 3 cái đĩa) Hs vẽ thêm 3 cái đĩa Nghe Gv nhận xét. Hoạt động 3 : Vận dụng -Củng cố: Hs đếm số chân của các con vật chiếu ở màn hình(gà, bò, nhện, rắn). Còn có những con vật nào có cùng số chân với các con vật này? -Hs trả lời, nhận xét, bổ sung. -Nhận xét tiết học IV.Điều chỉnh sau bài dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... **************************** Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm2023 Toán: ÔN TẬP 1 I.Yêu cầu cần đạt: -Đếm, đọc, viết thành thạo từ 1 đến 10 và nhận biết số 0 là số lượng vật của nhóm không có vật nào. Xác định được số lượng vật của một nhóm và lấy được một số lượng vật đã định trước. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Bộ đồ dùng học toán . - Máy tính , ti vi ,GA điện tử HS : Bộ đồ dùng học toán, SGK , vở bài tập toán. III Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Hoạt động khởi động: .- Hình thành những nhóm đồ vật có số lượng khác nhau để hs khắc sâu kiến thức đã học. - HS nắm kiến thức nêu ra được các nhóm đồ vật đựng trong mỗi chiếc hộp. Nhận xét. - Muốn biết số lượng của nhóm đó thì phải đếm.cách đếm đúng là: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, đếm không lặp lại và không bỏ sót vật nào Giới thiệu bài 2.Hoạt động luyện tập: Bài 1: -Tiêu chí đánh giá: Đếm, đọc, viết thành thạo từ 1 đến 10 - Hs quan sát tranh, nghe gv nói yêu cầu BT1 -HSTL. Gv có thể gợi ý cho những hs còn hạn chế +Muốn biết số bút chì có trong hộp ta phải làm gì? -+Em hãy đếm số bút chì trong hộp? -HS viết số đã đếm vào vở Bài 2: -Tiêu chí đánh giá: Đếm, đọc, viết thành thạo từ 1 đến 10 - Gv chiếu tranh -Gv nêu yêu cầu -1Hs nhắc lại - HS đếm số bông hoa đã được tô màu trong tranh -HSTL. GV nhận xét, tuyên dương Bài 3: -Gv nêu yêu cầu - Hs quan sát và đếm -HSTL. Nhận xét. 3 Hoạt động vận dụng: -Tiêu chí đánh giá: Đếm đúng số lượng hình vuông, hình tam giác, hình tròn có trong bộ đồ dùng. -HS sử dụng bộ đồ dùng học toán để đếm - Trò chơi:Ai nhanh ai đúng + Cách chơi: Gv chiếu các hình ảnh lên bảng Hs quan sát và đếm nhanh xem có bao nhiêu hình vuông, tam giác, hình tròn.... trong vòng 1 phút, ai giơ tay nhanh có quyền trả lời, trả lời đúng được thưởng 1 ngôi sao. + HS tham gia chơi. +GV theo dõi nhận xét, tuyên dương. * Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học IV.Điều chỉnh sau bài dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm2023 TOÁN: SỐ LƯỢNG BẰNG NHAU I. Yêu cầu cần đạt: -Biết nối ghép một vật ở nhóm này với một vật ở nhóm kia và nhận biết được hai nhóm có số lượng vật bằng nhau. - Rèn luyện tính cẩn thận,nhanh nhẹn,góp phần phát triển năng lực mô hình hóa toán học ,năng lực giao tiếp toán học và năng lực sử dụng công cụ phương tiện toán học. -Nhận biết nhóm nào có nhiều vật hơn trong hai nhóm đồ vật cho trước. - Rèn luyện tính cẩn thận,nhanh nhẹn,góp phần phát triển năng lực mô hình hóa toán học ,năng lực giao tiếp toán học và năng lực sử dụng công cụ phương tiện toán học. II.Đồ dùng dạy học: - Sách học sinh,thước kẻ.Bộ đồ dùng. - Sách giáo viên. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động khởi động: * -HS chơi trò chơi ” nhanh chân tìm ghế”.Gv chuẩn bị 4 chiếc ghế nhỏ xếp vòng tròn ,chọn 5 HS chơi. - GV phổ biến cách chơi:Cả lớp hát một bài hát quen thuộc 5 bạn vừa hát theo vừa hát theo vừa nhảy múa di chuyển theo nhịp bài hát vòng quanh 4 chiếc ghế.Khi bài hát vừa kết thúc thì mỗi bạn nhanh chống tìm một chiếc ghế và ngồi vào,1 chiếc ghế chỉ được 1 người ngồi. - Sau 1 lần tìm ghế thì cho HS dừng chơi và HS ngồi nguyên trên ghế mà mình đã tìm được.HS quan sát tình huống này trả lời câu hỏi:Số người nhiều hơn số ghế hay số người ít hơn số ghế? * GV chuẩn bị 6 quyển vở và 6 chiếc bút giơ lên cho cả lớp xem.HS nghe Gv nói:Cô có một số quyển vở và một số chiếc bút .Gọi HS lên cài bút vào vở rồi hỏi:có chiếc bút nào thừa ra không?Có quyển vở nào thừa ra không? -GV giới thiệu : Có hai nhóm vật ta ghép đôi mỗi vật của nhóm này với một vật của nhóm kia mà vừa vặn không nhóm nào có vật thừa ra ,như nhóm vở và nhóm bút ta thấy thì ta sẽ nói gì về hai hai nhóm đồ vật này đó?bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết về điều đó. 2. Hoạt động khám phá. -HS quan sát tranh trong SGK và tự trả lời câu hỏi:Nếu cứ một bông hoa có một con bướm đậu thì có thừa ra con bướm nào không,có thừa ra bông hoa nào không? -Một số HS trả lời trước lớp HS khác nhận xét. -HS nghe GV hướng dẫn :Cứ một con bướm đậu một bông hoa mà vừa vặn không bị thừa ra bướm hay hoa .GV chốt:Số con bướm bằng số bông hoa.HS nói lại nhiều lần câu trên. - Chốt kiến thức bằng mô hình.Gv gắn hoặc vẽ 5 hình vuông vàng và 5 hình vuông xanh như trong SHS lên bảng.HS cũng xếp như vậy trên bàn : - HS thực hiện theo lệnh : hãy nối một hình vuông màu vàng với một hình vuông màu xanh.Một HS thực hiện HS khác nhận xét. -HS tự trả lời số hình vuông màu vàng và số hình vuông màu xanh có bằng nhau không ?vì sao? 3. Hoạt động Luyện tập a.HS thực hiện BT1 trong SHS: -Tiêu chí đánh giá:Biết nối ghép đúng một vật ở nhóm này với một vật ở nhóm kia - Mỗi cặp HS trao đổi ,tìm kết quả.GV theo sát từng cặp,gợi ý nếu cần. - Một số đại diện cặp đôi nói kết quả và giải thích trước lớp.HS khác nhận xét. -GV xác nhận kết quả đúng.Hình a và hình b có số ếch bằng số chiếc lá vì nối mỗi con ếch với một lá không thừa ếch cũng không thừa lá. b.HS thực hiện BT2 trong SHS - Yêu cầu Hs đếm số lượng trong mỗi hình và dùng bút chì nối nhóm con vật, đồ vật có số lượng bằng nhau. - Gọi HS nêu kết quả bài làm. Nhận xét, tuyên dương. c. HS thực hiện BT 2 trang 29 -Tiêu chí đánh giá: Đếm đúng số lượng và so sánh Trả lời câu hỏi: Số mũ nhiều hơn hay ít hơn số người? Số hoa màu nào ít hơn? Yêu cầu HS đếm và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, tuyên dương. 4: Hoạt động vận dụng - HS thực hiện HĐ 3 trong SHS chú ý mỗi con sóc đều ôm một quả thông tức là nối mỗi con sóc với một quả thông thì không thừa quả và không có con sóc nào không có quả.Vì vậy có bao nhiêu con sóc thì có bấy nhiêu quả.Có 10 con sóc có 10 quả thông.Các bước như các HĐ khác. - .GV hướng dẫn hS về thực hiện trong SHS. * Củng cố, dặn dò: - tiết học hôm nay chúng ta học bài gì? - Về nhà chỉ ra các đồ vật có số lượng bằng nhau ở trong gia đình em. IV.Điều chỉnh sau bài dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ***************************** .Thứ sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2023 Toán: Nhiều hơn, ít hơn I. Yêu cầu cần đạt - HS tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của GV nêu ra. - Năng lực tư duy và lập luận toán học (HS biết quan sát hình ảnh để thực hiện các yêu cầu và trả lời được các câu hỏi) - Năng lực giao tiếp toán học (HS nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do GV đưa ra). - Nhận biết nhóm nào có nhiều vật hơn trong hai nhóm đồ vật cho trước. - Biết được thuật ngữ toán học nhiều hơn, ít hơn. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn. II. Đồ dùng dạy - GV: Tranh ảnh mục khám phá trong SHS, 5 hình vuông đỏ và 4 hình vuông xanh như trong SHS, 5 bông hoa đỏ, 3 bông hoa xanh. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu 1.Hoạt động khởi động: - GV cho HS chơi trò chơi “ Nhanh chân tìm ghế” - GV chuẩn bị 4 chiếc ghế nhỏ xếp vòng tròn, chọn 5 HS chơi. + GV phổ biến cách chơi: Cả lớp hát 1 bài hát quen thuộc ( cho HS chọn ) 5 bạn vừa hát theo vừa nhảy múa di chuyển theo nhịp bài hát vòng quanh 4 chiếc ghế. Khi bài hát vừa kết thúc thì mỗi bạn nhanh chóng tìm một chiếc ghế và ngồi vào, 1 chiếc ghế chỉ được 1 người ngồi. - Sau 1 lần “tìm ghế” thì cho HS dừng chơi và HS ngôi nguyên trên chiếc ghế mà mình “ tìm được” HS quan sát tình huống thực này , trả lời câu hỏi: “ Số người nhiều hơn số ghế hay số người ít hơn số ghế?” - GV giới thiệu bài học mới: Bài học hôm nay đó là xem trong hai nhóm đồ vật, nhóm này có nhiều đồ vật hơn hay ít đồ vật hơn nhóm kia. 2. Hoạt động khám phá ( cá nhân hoặc cặp đôi ) -Tiêu chí đánh giá: HS quan sát tranhđếm đúng số lượng và so sánh vật náo nhiều hơn ,ít hơn GV Chiếu hoặc treo tranh của mục khám phá trong SHS lên để cả lớp cùng theo dõi khi thảo luận chung. - YCHS quan sát tranh. - Số người nhiều hơn số ghế hay số người ít hơn số ghế? Vì sao? - GV Tóm tắt tổng hợp các ý kiến của HS và chốt: “ Các em đã thấy 1 ghế chỉ được 1 người ngồi, có 1 người thừa ra vì không đủ ghế, và ta nói Số người nhiều hơn số ghế.” - GV chốt kiến thức bằng mô hình: GV gắn hoặc vẽ 5 hình vuông đỏ và 4 hình vuông xanh như trong SHS lên bảng. - GV Yêu cầu Hãy nối 1 hình vuông đỏ với 1 hình vuông xanh. - YCHS nhận xét. - GV nhận xét và chốt : Ghép đôi 1 hình vuông đỏ với 1 hình vuông xanh. Có hình vuông đỏ thừa ra thì nói là: số hình vuông đỏ nhiều hơn số hình vuông xanh” , cũng còn nói là “ Số hình vuông xanh ít hơn số hình vuông đỏ”. 3. Hoạt động luyện tập ( cặp đôi ) -Tiêu chí đánh giá:Nhận biết nhóm nào có nhiều vật hơn trong hai nhóm đồ vật cho trước. - GVYC HS thực hiện HĐ 1 trong SHS theo cặp. - GV mời đại diện 1 số cặp trình bày - GV mời HS khác nhận xét - GV nhận xét chốt 4. Hoạt động vận dụng * Hoạt động cá nhân: -Tiêu chí đánh giá:Nhận biết nhóm nào có nhiều vật hơn trong hai nhóm đồ vật cho trước - GV yêu cầu HS đọc HĐ2 SHS - Các bước trong mỗi HĐ 2 a, 2b tương tự như HĐ1 nhưng việc nối ghép ở HĐ2 a là việc hình dung mỗi bạn đội một chiếc mũ xem thừa hay thiếu mũ, ở HĐ 2b nối ghép một bông hoa xanh với một bông hoa đỏ và thấy thừa ra 2 bông hoa đỏ. - YCHS trả lời - GV nhận xét chốt: 2a: Số mũ nhiều hơn số người ( giải thích nếu mỗi người đội một mũ thì thừa mũ ) 2b: Số hoa màu xanh ít hơn số hoa màu đỏ ( giải thích ghép 1 bông hoa xanh và 1 bông hoa đỏ thanh 1 cặp thì thừa ra 2 bông hoa màu đỏ ) -GV đưa ra 1 số câu hỏi với 2 nhóm đồ vật trong lớp. ( Thực hiện như vậy với khoảng thời gian còn lại của tiết học ) - YCHS trả lời -GV gọi nhận xét -GV Nhận xét, chốt. 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau IV.Điều chỉnh sau bài dạy: ..................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Ôn Luyện Toán : ÔN LUYỆN : NHIỀU HƠN , ÍT HƠN I Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được nhóm nào có đồ vật nhiều hơn trong hai nhóm cho trước. - Thực hành làm đúng các bài tập theo yêu cầu. II. Đồ dùng dạy học: - HS: VBT - GVMàn hình TV III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - HS chơi trò chơi : Thỏ tìm cà rốt - HS dưới lớp quan sát và trả lời : Số thỏ nhiều hơn hay số cà rốt nhiều hơn. Vì sao ? B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 a: Đánh dấu x vào ô trống ở nhóm nhiều hơn (VBT/ T22). -Tiêu chí đánh giá :Đếm đúng số lượng và so sánh - Hs làm việc theo nhóm đôi đếm số lượng cá voi và trả lời có 6 con cá voi. Có 7 con chim cánh cụt. - Hs so sánh trả lời số chim cánh cụt nhiều hơn số cá voi. Đánh dấu vào ô trống cá voi - Nghe Gv nhận xét tuyên dương hs. b. Đánh dấu x vào ô trống có nhóm ít hơn. VBT T 22. -Tiêu chí đánh giá : Nhận biết được nhóm vật ít hơn Hs đếm số thỏ và trả lời có 5 con thỏ. Có 3 con voi. Hs trả lời số con voi ít hơn số con thỏ. Đánh dấu x vào ô số voi. Nghe gv nhận xét. Bài 2 : Đánh dấu tích vào dưới bạn có nhiều bóng hơn.VBT /T22 -Tiêu chí đánh giá : Nhận biết được nhóm vật nhiều hơn HS làm việc theo nhóm đôi đếm số lượng bóng của mỗi bạn, sau đó so sánh xem bạn nào có số bóng nhiều hơn. Đánh dấu x vào bạn nữ. Vì bạn nữ có số bóng nhiều hơn. Nghe Gv nhận xét tuyên dương. Bài 3 : Trả lời câu hỏi : Đã đủ cho mỗi bạn một ô chưa ?.VBT /T23 HS ghép mỗi bạn với một chiếc ô. Số bạn nhiều hơn số ô. Hay số ô ít hơn số bạn. Hs trả lời chưa đủ mỗi bạn một ô. Còn thiếu 1 chiếc ô. Nghe Gv nhận xét tuyên dương. Bài 4 : Trả lời câu hỏi : Khỉ hay quả nhiều hơn ?VBT /T23 a. Khỉ và chuối. b. Khỉ và táo. C. Khỉ và na. HS ghép một con khỉ với một quả chuối. Một con khỉ với một quả táo. Một con khỉ với một quả na. Sau đó trả lời . Số quả chuối nhiều hơn số khỉ. Số Khỉ bằng số quả táo. Số khỉ nhiều hơn số quả na. Nghe Gv nhận xét tuyên dương. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG -Củng cố:Hs quan sát các hình vuông, hình tam giác gv đưa ra. Trả lời câu hỏi : Số hình vuông nhiều hơn hay tam giác nhiều hơn. -Nhận xét tiết học, dặn dò. IV.Điều chỉnh sau bài dạy: ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ********************************
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_1_sach_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_tuan.docx