Giáo án Toán Lớp 1 - Sách Cùng học để phát triển năng lực - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Hồng Lê

Giáo án Toán Lớp 1 - Sách Cùng học để phát triển năng lực - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Hồng Lê

I. Yêu cầu cần đạt:

- Hình thành và củng cố khái niệm số: mỗi số 4,5 là số lượng của một nhóm vật. Biết đọc viết số 4,5.

- GD HS yêu thích môn học; rèn tính cẩn thận chăm chỉ trong học tập.

- Góp phần phát triển năng lực đọc viết số 4,5 tự chủ và tự học ; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, bài soạn PowerPoint, ti vi. Bộ đồ dùng học Toán, SGK

 - HS:, SGK ,Vở bài tập Toán, tập một, bảng con, vở ô ly, bộ THT

III. Hoạt động dạy học:

1.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV gắn từng hình vuông lên bảng. HS đếm theo đủ 4 hình thì dừng lại

- GV khoanh tròn 4 hình vuông và hỏi có bao nhiêu hình vuông?

- HS cùng nói: 4 hình vuông, 4 hình tròn

- Có điểm gì chung trong hai kết quả đó? GV giới thiệu “bốn “ chỉ số lượng như: số lượng hình vuông, số lượng hình tròn

- GV giới thiệu: Bài học hôm nay: Số 4, số 5.

 

docx 13 trang Hải Thư 21/11/2023 4410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Sách Cùng học để phát triển năng lực - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Hồng Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2023
TOÁN: SỐ 4, SỐ 5
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hình thành và củng cố khái niệm số: mỗi số 4,5 là số lượng của một nhóm vật. Biết đọc viết số 4,5.
- GD HS yêu thích môn học; rèn tính cẩn thận chăm chỉ trong học tập.
- Góp phần phát triển năng lực đọc viết số 4,5 tự chủ và tự học ; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, bài soạn PowerPoint, ti vi. Bộ đồ dùng học Toán, SGK 
 - HS:, SGK ,Vở bài tập Toán, tập một, bảng con, vở ô ly, bộ THT
III. Hoạt động dạy học:
1.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV gắn từng hình vuông lên bảng. HS đếm theo đủ 4 hình thì dừng lại 
- GV khoanh tròn 4 hình vuông và hỏi có bao nhiêu hình vuông?
- HS cùng nói: 4 hình vuông, 4 hình tròn
- Có điểm gì chung trong hai kết quả đó? GV giới thiệu “bốn “ chỉ số lượng như: số lượng hình vuông, số lượng hình tròn
- GV giới thiệu: Bài học hôm nay: Số 4, số 5.
2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
(Cá nhân hoặc cặp đôi)
- GV chiếu hoặc treo tranh của mục Khám phá trong SHS lên đế cả lớp cùng theo dõi khi thảo luận chung.
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh đếm chính xác số lượng đồ vật.
a. Nhận biết số lượng “bốn”, viết số 4 và cách đọc.
- GV cho HS quan sát tranh SGK và hỏi:
“Có bao nhiêu lá cờ?”, 
"Có bao nhiêu bông hoa cúc?”, 
“Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?”.
- GV giới thiệu số lượng mỗi nhóm đồ vật ở đây đều là “bốn" và đều được viết là 4, được đọc là “bốn".
b. Nhận biết số lượng “năm”, viết số 5 và cách đọc
Các bước tương tự như mục 1 với cột bên phải của tranh.
3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Tiêu chí đánh giá: Học sinh nhận biết được các số và lấy đúng thẻ số.
a. (Hoạt động chung cả lớp với GV) 
GV YC Mỗi HS lấy ra năm thẻ số
- GV gán trên bảng một nhóm có năm đồ vật
- GV HS được chỉ định lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật.
b. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ1 trong SHS
- GV cho HS HS nhận biết yêu cầu của HĐ1 qua mẫu, tự thực hiện HĐ1. GV theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng.
- HS được chỉ định lên thực hiện trước lớp đếm và nói số lượng mỗi nhóm vật rồi chỉ tay vào số. HS khác nhận xét 
- GV xác nhận kết quả đúng.
c. (Cá nhân) HS tập viết số 4, số 5. 
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh viết được số 4,5.
- GV viết mẫu số 4 lên bảng: điểm bắt đầu, hướng viết mỗi nét trên số 4 .
- GV thực hiện HD viết số 5, tương tự.
d. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ2 trong SHS. GV nói cho HS yêu cầu của HĐ
- GV đánh giá từng HS về kĩ năng đếm. xác định số lượng và viết số
- GV cho HS viết vở:
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh đếm chính xác số lượng đồ vật.
- (Cá nhân) GV nói: Mỗi loại có bao nhiêu?
- HS tự xác định số lượng mỗi loại và viết số vào vở.
- GV đánh giá từng HS qua sản phẩm học tập này. 
- Một số HS được chỉ định trình bày kết quả thực hiện trước lớp 
- HS sủa bài( nếu sai) 
- GV: kết quả viết số vào ô từ trái sang phải là: 3, 5, 4, 2.
* Hoạt động cặp đôi: HS1 nói: “Bốn”, “Năm” . HS 2: vỗ tay đúng 4, 5 lần, sau đó làm ngược lại.
- GV quan sát từng cặp để giúp HS chưa biết làm.
* Cá nhân HS lấy đủ số hình vuông màu vàng theo yêu cầu của GV lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5) rồi xếp trên bảng theo cột.
- Một HS thực hiện với hình vuông to của Gv gắn trên bảng lớp. Đây là mô hình của năm số 1, 2, 3, 4, 5.
- GV yêu cầu HS chỉ vào từng cột và đọc số. 
* GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện BT số quanh ta trong SHS.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
 Thứ 4 ngày 13 tháng 9 năm 2023
Luyện toán : ÔN LUYỆN : SÔ 4, SỐ 5, SỐ 6, SỐ 7
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết được những nhóm có số lượng là 4, 5,6,7.
 - Đọc, viết được các số 4, 5,6,7.
 - Trả lời được câu hỏi Có bao nhiêu?
 - GD HS yêu thích môn học; rèn tính cẩn thận chăm chỉ trong học tập.	
 - Góp phần phát triển năng lực đọc viết số 4, 5,6,7. tự chủ và tự học ; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học. mạnh dạn trong trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - HS: VBT
 - Màn hình TV
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Khởi động
- Hs quan sát, Gv giơ nhón tay hoặc bàn tay lên hỏi : Cô giơ bao nhiêu ngón tay hoặc bàn tay? Em làm gì để có bao ngón tay hoặc bàn tay được giơ lên ? (Em đếm)
- Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh.Chốt : bốn, năm, sáu chính là số lượng.
Hoạt động 2 : Luyện tập
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh đếm chính xác số lượng đồ vật và vẽ thêm hình phù hợp.
Bài 1 : Viết số (VBT T9,10).
- Gv vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết mẫu số 4, 5,6,7.
- Hs quan sát mẫu và tô rồi viết vào vở BT. Gv giúp đỡ hs.
- Nghe Gv nhận xét tuyên dương hs.
Bài 2 : Trả lời câu hỏi Có bao nhiêu ?VBT T 9,10
Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi : Có bao nhiêu ngòi bút ? Có bao nhiêu đồ vật ? Có bao nhiêu con vật ? Có bao nhiêu quả táo?..
Hs tự đếm và viết số vào chỗ chấm.
Hs trả lời các câu hỏi trước lớp : Có 2 ngòi bút. Có 7 con vật. Có 6 quả táo .
Hs khác nhận xét và nhắc lại câu trả lời. Hỏi hs vì sao em biết được Có bao nhiêu ?
Hs trả lời : Em đếm. NGhe gv nhắc lại cách đếm.
Bài 3 : Vẽ thêm hình cho đủ số lượng.VBT T9
HS quan sát tranh và vẽ thêm cho đủ số lượng là 2,3,4,5
HS vẽ thêm 1 hình tam giác, 1 hình vuông, 2 hình tròn, 3bông hoa.
Hs khác nhận xét, bổ sung nếu sai.
Nghe Gv nhận xét tuyên dương.Gv : 2,3,4,5 chính là số lượng.
Bài 4 : Trả lời câu hỏi Có bao nhiêu ?VBT T 11
Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi : Có bao nhiêu con sóc? Có bao nhiêu con thỏ Hs tự đếm và viết số vào chỗ chấm.
Hs trả lời các câu hỏi trước lớp : Có 7con sóc... 
Hs khác nhận xét và nhắc lại câu trả lời. Hỏi hs vì sao em biết được Có bao nhiêu ?
Hs trả lời : Em đếm. Nhhe gv nhắc lại cách đếm.
3.Hoạt động vận dụng: 
- Nhận xét tiết học
- Hs quan sát bàn học và đếm xem có bao nhiêu đồ vật để ở trên bàn? Có bao nhiêu bút chì ?...
4. Củng cố - dặn dò
-Hệ thống lại bài học cách đọc viết số 6.7
-Dặn làm bài ở vở BT
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .
*************************************
 Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2023
TOÁN: SỐ 6, SỐ 7.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hình thành và củng cố khái niệm số: mỗi số 6,7 là số lượng của một nhóm vật. Biết đọc viết số 6,7
- GD HS yêu thích môn học; rèn tính cẩn thận chăm chỉ trong học tập.	
- Góp phần phát triển năng lực đọc viết số 6,7 tự chủ và tự học ; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học. mạnh dạn trong trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, bài soạn PowerPoint, ti vi. Bộ đồ dùng học Toán, SGK 
 - HS: SGK ,Vở bài tập Toán, tập một. bảng con, vở ô ly, bộ THT
III. Các hoạt động dạy học: 
1.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- HS trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?”
Ví dụ: Cho 6 HS xếp hàng trước lớp và hỏi: có bao nhiêu bạn?. Đưa cho mỗi em một lá cờ và hỏi: Có bao nhiêu lá cờ?
GV giới thiệu: Bài học hôm nay là về số 6, số 7.
2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
GV treo tranh ở mục khám phá lên bảng để HS theo dõi và thảo luận chung.
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh đếm chính xác số lượng đồ vật.
1. Nhận biết số lượng “sáu”, viết số 6 và cách đọc.
Các bước:
- HS xem kĩ cột bên trái, tự trả lời các câu hỏi: “Có bao nhiêu quả bóng?”, “Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?”.
- HS trả lời câu hỏi trước lớp, một số HS khác nhận xét.
GV giới thiệu: Số lượng mỗi nhóm đồ vật ở đây đều là “sáu” và đều được viết là 6, đọc là “sáu”.
- HS đọc theo tay GV chỉ: sáu quả bóng, sáu hình vuông, sáu.
2. Nhận biết số lượng “bảy”, viết số 7 và cách đọc. Các bước tương tự như mục 1 với cột bên phải của tranh.
3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. (Hoạt động cả lớp) Mỗi HS lấy ra bảy thẻ số.
1
2
3
4
5
6
7
Mỗi lần GV gắn trên bảng một nhóm có từ một đến bảy đồ vật thì HS giơ thẻ số thích hợp. Mỗi HS lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật, đếm số vật của nhóm để khẳng định mình gắn thẻ số đúng, rồi đọc số. Cả lớp đọc số. HS nào giơ thẻ sai phải đổi lại thẻ đúng. Với mỗi số từ 1 đến 5 làm như vậy nhiều nhất 1 lần; với mỗi số 6, 7 làm như vậy một lần, không theo thứ tự về số lượng.
2. (Cá nhân) HS thực HĐ 1 trong SHS. 
- HS nhận biết yêu cầu của HĐ 1, tự thực hiện.GV theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng.
- Một số HS lên bảng trình bày: đếm và nói số lượng mỗi nhóm đồ vật rồi chỉ tay vào số. HS khác nhận xét, cùng GV xác nhận kết quả đúng. HS sai phải làm lại.
3. (Cá nhân) HS tập viết số 6, số 7.
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh viết được số 6,7.
- HS theo dõi GV viết mẫu trên bảng: điểm bắt đầu, hướng viết mỗi nét trên số 6.
- HS viết lên không khí để thuộc hướng viết số, su đó dùng ngón trỏ tay phải đặt lên điểm bắt đầu và tô theo số mẫu.
- HS tự viết vào vở.
Hoạt động tương tự như vật với số 7.
4.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh đếm chính xác số lượng đồ vật.
1. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ 2 trong SHS. GV nói cho HS yêu cầu của HĐ để HS tự xác định số lượng mỗi loại và viết số vào vở. GV đánh giá từng HS qua sản phẩm học tập này. Một số HS lên bảng thực hiện. GV nhận xét chốt kết quả đúng.
2. (HĐ cặp đôi) HS 1 nói số lượng đồ vật nào thì HS 2 lấy dduur đồ vật đó (trong hộp đồ dùng học toán) đặt lên bàn. Ví dụ: “Lấy ra 6 thẻ số”, “Lấy ra bảy hình tròn”, Đổi vai trò giữ 2 HS.
3. (Cá nhân) HS lấy đủ số hình vuông màu vàng theo yêu cầu của GV và xếp vào bảng con theo cột số (lần lượt là 1,2,3,4,5,6,7.
Một HS thực hiện với hình vuông to của GV, gắn trên bảng. Đây là mô hình của bảy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. GV yêu cầu HS chỉ tay vào từng cột và đọc số.
4. GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện trong SHS. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .
 Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2023
TOÁN: SỐ 8, SỐ 9
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hình thành và củng cố khái niệm số: mỗi số 8,9 là số lượng của một nhóm vật. Biết đọc viết số 8,9
- GD HS yêu thích môn học; rèn tính cẩn thận chăm chỉ trong học tập.	
- Góp phần phát triển năng lực đọc viết số 8,9, tự chủ và tự học ; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học. mạnh dạn trong trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, bài soạn PowerPoint. Bộ đồ dùng học Toán, SGK 
 - HS: SGK ,Vở bài tập Toán, tập một. bảng con, vở ô ly, bộ THT
III. Các hoạt động dạy học: 
1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
- Y/C HS QS : cho 8 bạn lên đứng xếp hàng HS đếm có bao nhiêu bạn?
- Mỗi em cầm 1 đồ vật, cô cầm 1 đồ vât, có bao nhiêu đồ vật?
- Cho mỗi em cầm 1 bông hoa có bao nhiêu bông hoa?
- GV NX chốt lại từ đó dẫn dắt vào bài học.
- GV treo tranh của mục khám phá trong SHS lên để cả lớp cùng theo dõi khi thảo luận chung
2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh đếm chính xác số lượng đồ vật.
1. Nhận biết số lượng tám, viết số 8 và cách đọc số 8
 - Yêu cầu HS quan sát tranh cột bên trái, GV hỏi: 
- Có bao nhiêu ô tô ?” 
- Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?”
- Nhận xét, chốt
- Số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là “tám” và đều được viết là 8, đọc là “tám”
- HS nói, đọc vài lần theo tay cô chỉ từ trên xuống: “tám chiếc ô tô”, “tám hình vuông”, “tám” hay “số tám”
2. Nhận biết số lượng chín, viết số 9 và cách đọc số 9
 - Yêu cầu HS quan sát tranh cột bên phải, hỏi: 
- Có mấy cái chong chóng? 
- Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?
- Nhận xét, chốt
- Số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là “chín” và đều được viết là 9, đọc là “chín”. 
- GV chỉ từ trên xuống, đọc: “chín chiếc chong chóng”, “tám hình vuông”, “số tám, số chín”.
3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh đếm chính xác số lượng đồ vật.
1. Hoạt động chung của cả lớp và GV
- Yêu cầu HS lấy ra 9 thẻ số từ 1 đến 9
- GV gắn lên bảng một nhóm có từ 1 đến 9 đồ vật, 
- YC HS giơ thẻ số thích hợp (gắn 1 đồ vật thì HS giơ thẻ số 1, tương tự đến 9 đồ vật, 
- Mời 1 HS lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật, yêu cầu HS đếm số vật của nhóm để khẳng định bạn đó gắn thẻ số đúng rồi đọc số 
? Có mấy con vật?......
- Cả lớp đọc số 
- Cho HS thực hiện 1-2 lần ko theo thứ tự. 
- GV nhận xét.
2. Hoạt động cá nhân
- GV hướng dẫn HS nhận biết yêu cầu của HĐ 1
- HS tự thực hiện HĐ 1 trong SHS, GV quan sát từng HS để kịp thời hướng dẫn
- Một số HS được chỉ định lên thực hiện ở trên lớp: đếm và nói số lượng mỗi nhóm vật rồi chỉ tay vào số
- HS khác nhận xét, cùng GV xác nhận kq
3. HS tập viết số 8, 9
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh viết được số 8,9.
- HS theo dõi GV viết mẫu số 8 lên bảng: điểm bắt đầu, hướng viết mỗi nét trên số 8
- HS viết lên không khí để thuộc hướng viết số, sau đó dùng ngón trỏ tay phải đặt lên điểm bắt đầu và tô theo số mẫu
- HS tự viết số vào vở
- HĐ tương tự với số 9
4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. HS thực hiện HĐ 2 trong SHS
- GV nói cho HS y/ cầu của HĐ để HS tự xác định số lượng mỗi loại và viết số vào vở
- Một số HS được chỉ định trình bày trước lớp
2. HĐ chung của cả lớp
- HS lấy đủ số đồ vật theo yêu cầu GV rồi giơ lên
3. HĐ cá nhân
- HS lấy đủ số hình vuông màu vàng theo yêu cầu của GV rồi xếp vào bảng con theo cột, yêu cầu HS chỉ vào từng cột và đọc số
4. GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện “số quanh ta” trong SHS.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .
Luyện toán : ÔN LUYỆN : SÔ 8, SỐ 9.
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết được những nhóm có số lượng là 8,9
 - Đọc, viết được các số 8,9
 - Trả lời được câu hỏi Có bao nhiêu? Tô màu vào đúng số lượng đồ vật yêu cầu.
 - GD HS yêu thích môn học; rèn tính cẩn thận chăm chỉ trong học tập.	
 - Góp phần phát triển năng lực đọc viết số 8,9, tự chủ và tự học ; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học. mạnh dạn trong trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - HS: VBT
 - Màn hình TV
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động khởi động
- Hs quan sát, Gv giơ nhón tay hoặc bàn tay lên hỏi : Cô giơ bao nhiêu ngón tay hoặc bàn tay? Em làm gì để có bao ngón tay hoặc bàn tay được giơ lên ? (Em đếm)
- Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh.Chốt : bốn, năm, sáu chính là số lượng.
2.Hoạt động Luyện tập
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh đếm chính xác số lượng đồ vật, tô màu và vẽ thêm hình phù hợp.
Bài 1 : Viết số (VBT T12).
- Gv vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết mẫu số 8,9
- Hs quan sát mẫu và tô rồi viết vào vở BT. Gv giúp đỡ hs.
- Nghe Gv nhận xét tuyên dương hs.
Bài 2 : Trả lời câu hỏi Có bao nhiêu chấm tròn?VBT T 12
Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi : Có bao nhiêu chấm tròn ?
Hs tự đếm và viết số vào chỗ chấm.
Hs trả lời các câu hỏi trước lớp : H1 Có 6 chấm tròn, H2 có 7 chấm tròn, 
Hs khác nhận xét và nhắc lại câu trả lời. Hỏi hs vì sao em biết được Có bao nhiêu ?
Hs trả lời : Em đếm. 
Bài 3 : Hãy tô màu đỏ vào 8 bông hoa, tô màu vàng vào 9 bông hoa.VBT T12
HS quan sát tranh vẽ tô màu vào đúng số lượng các bông hoa theo yêu cầu.
Nghe Gv nhận xét tuyên dương.
Bài 4 : Viết số, tô màu xanh vào 8 quả bóng, trong đó có 3 chấm tròn ?VBT T 13
Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi : Có bao nhiêu quả bóng? Có bao nhiêu quả tròn ? Hs tự đếm và viết số vào ô vuông.
Hs tô màu vào 8 quả bóng theo yêu cầu. GV giúp đỡ hs.
Hs khác nhận xét và nhắc lại câu trả lời. 
Nghe gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 5 : Vẽ thêm hình vào ô cho đủ số lượng. Nói số hình vẽ thêm ở mỗi dòng ?VBT T 13
Hs vẽ thêm các hình tam giác, tròn, thoi vào ô cho đủ số lượng là 9.
Hs trả lời số hình vẽ thêm ở mỗi dòng : 2 hình tròn, 3 hình tam giác, 4 hình thoi...
Hs khác nhận xét . 
Nghe gv nhận xét, tuyên dương.
3.Hoạt động vận dụng: 
- Nhận xét tiết học
- Hs quan sát bàn học và đếm xem có bao nhiêu đồ vật để ở trên bàn? Có bao nhiêu bút chì ?...
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .
 ***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_tuan.docx