Giáo án Toán Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26 - Năm học 2020-2020
Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
42 + 4 = . 73 + 6 = .
34 + 5 = . 11+ 8 = .
- GVNX
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi)
2. Khám phá:
- GV cho HS thao tác với que tính để minh họa và hình thành phép cộng 32 + 15.
- GV yêu cầu HS lấy 3 bó que tính 1 chục và 2 que tính rời màu đỏ, 1 bó que tính 1 chục và 5 que tính rời màu xanh và xếp thành 2 hàng.
- GV nêu: Ở hàng thứ nhất có 3 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 3 và có 2 que tính ứng với chữ số hàng đơn vị là 2.
Ở hàng thứ hai có 1 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 1 và có 5 que tính ứng với chữ số hàng đơn vị là 5.
- GV hướng dẫn HS đặt phép tính cộng 32 + 15 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính.
- GV nêu: Viết 32 rồi viết 15 dưới 32 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị, viết dấu +, kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái.
32 * 2 cộng 5 bằng 7, viết 7
+ * 3 cộng 1 bằng 4, viết 4
15 Vậy: 32 + 15 = 47
TUẦN 26 Tiết: . BÀI 30: PHÉP CỘNG SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (qua bài toán thực tế để hình thành phép cộng cần tính). - Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số (không nhớ). - Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản. 2. Phát triển năng lực: - Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. - Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế, 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Que tính, các mô hình. HS: Đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy - học: TIẾT 1 Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 2’ 10’ 10’ 7’ Hoạt động 1: Khởi động: - Trò chơi – Bắn tên - Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình. 42 + 4 = ... 73 + 6 = .... 34 + 5 = ... 11+ 8 = ..... - GVNX 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi) Khám phá: - GV cho HS thao tác với que tính để minh họa và hình thành phép cộng 32 + 15. - GV yêu cầu HS lấy 3 bó que tính 1 chục và 2 que tính rời màu đỏ, 1 bó que tính 1 chục và 5 que tính rời màu xanh và xếp thành 2 hàng. - GV nêu: Ở hàng thứ nhất có 3 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 3 và có 2 que tính ứng với chữ số hàng đơn vị là 2. Ở hàng thứ hai có 1 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 1 và có 5 que tính ứng với chữ số hàng đơn vị là 5. - GV hướng dẫn HS đặt phép tính cộng 32 + 15 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính. - GV nêu: Viết 32 rồi viết 15 dưới 32 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị, viết dấu +, kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái. 32 * 2 cộng 5 bằng 7, viết 7 + * 3 cộng 1 bằng 4, viết 4 15 Vậy: 32 + 15 = 47 47 - GV yêu cầu HS đếm lại số que tính ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả phép tính cộng. * Tương tự cho VD với quả táo 3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập * Bài 1: Tính - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở. - GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét. * Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV lưu ý HS lại cách đặt tính. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con. - Chiếu bài 3-4 nhóm, dưới lớp các nhóm giơ bảng con. - Gọi HS nhận xét bài chiếu trên bảng. - GV nhận xét, sửa sai. * Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho trực thăng: - GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp. - Dùng bút chì nối kết quả (chỗ đỗ cho trực thăng). - GV gọi 3-4 HS đọc kết quả. - HS nhận xét. - GV nhận xét. * Bài 4: Giải bài tập: - Gọi 2 HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: Muốn biết có tất cả bao nhiêu quả cà chua thì các em làm phép tính gì? - GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở. - HS kiểm tra vở 1 số HS. - GV chốt đáp án. 4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng *Ví dụ: GV nêu phép tính, Hs cài kết quả vào bảng cài. - HSNX – GV kết luận . - NX chung giờ học - Dặn dò: về nhà ôn lại cách cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HSNX (Đúng hoặc sai). - HS thao tác với que tính. - HS lấy que tính theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS đếm lại số que tính, kiểm tra so với phép cộng GV hướng dẫn. - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện. - HS đổi vở kiểm tra kết quả. - HS nhận xét - HS lắng nghe, sửa (nếu sai). - HS nêu yêu cầu. - HS lắng nghe. - HS thảo luận, viết kết quả. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS thực hiện. - HS dùng bút chì nối. - HS đọc kết quả. - HS đọc to trước lớp. - HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính cộng. - HS thực hiện. - HS chơi. - HS lắng nghe, thực hiện. BÀI 30: PHÉP CỘNG SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾP). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn lại cách đặt tính để thực hiện phép cộng các số có hai chữ số với số có hai chữ số. 2. Phát triển năng lực: - Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. - Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế, 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Que tính, các mô hình. HS: Đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy - học: TIẾT 1 Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 25’ 5’ Hoạt động 1: Khởi động: - Trò chơi – Bông hoa điểm tốt. - Thực hiện nhanh các phép tính khi bốc được bông hoa chứa phép tính. 39 + 40 = ... 70 + 10 = .... 60 + 5 = ... 11+ 23 = ..... - GVNX 2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập * Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở. - GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét. * Bài 2: Qủa xoài lớn nhất, bé nhất: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả phép tính mỗi quả xoài, tìm quả xoài có phép tính lớn nhất, bé nhất. - Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, sửa sai. * Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho trực thăng: - Gọi 2 HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: Trên cây có 15 con chim, có thêm 24 con chim đến đậu cùng thì các em làm phép tính gì? - GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở. - HS kiểm tra vở 1 số HS. - GV chốt đáp án. * Bài 4: Tính nhẩm (theo mẫu): - GV yêu cầu HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở. - HS kiểm tra vở 1 số HS. - GV chốt đáp án. * Bài 5: Tìm số bị rơi trên mỗi chiếc lá chứa dấu (?): - GV hỏi: Muốn tìm số bị rơi các em cần thực hiện phép tính gì với 2 số trước dấu (=). - GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính nào trước, phép tính nào sau. - HS tính nhẩm hoặc đặt tính viết kết quả vào những chiếc lá. - HS chiếu đáp án trên bảng. 3. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng *Ví dụ: GV nêu phép tính, Hs cài kết quả vào bảng cài. - HSNX – GV kết luận . - NX chung giờ học - Dặn dò: về nhà ôn lại cách cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. - Chuẩn bị bài: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HSNX (Đúng hoặc sai). - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện. - HS đổi vở kiểm tra kết quả. - HS nhận xét - HS lắng nghe, sửa (nếu sai). - HS nêu yêu cầu. - HS thảo luận, viết kết quả. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS nhận xét. - HS đọc to trước lớp. - HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính cộng. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trả lời: Phép tính cộng. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chơi. - HS lắng nghe, thực hiện. BÀI 31: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính). - Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản. 2. Phát triển năng lực: - Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế, 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Que tính, các mô hình, vật liệu, xúc xắc,.. để tổ chức trò chơi trong bài học (SGK). HS: Đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy - học: TIẾT 1 Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 2’ 10’ 10’ 7’ Hoạt động 1: Khởi động: - Trò chơi – Bắn tên - Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình. 70 + 20 = ... 73 + 11 = .... 34 + 26 = ... 13+ 22 = ..... - GVNX 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi) Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh có 76 que tính, lấy đi 5 que tính. - GV yêu cầu HS lấy 7 bó que tính 1 chục và 6 que tính rời. - GV nêu: Nếu ta lấy đi 5 que tính thì chúng ta còn bao nhiêu que tính. Các em hãy thao tác trên những que tính chúng ta vừa lấy ra. - GV nêu: Có 7 bó que tính 1 chục chúng ta giữ nguyên, chúng ta lấy ra 5 que tính lẻ tức là trừ đi 5 que. Coi những bó que tính bó thành chục là hàng chục, những que tính lẻ là hàng đơn vị. Vậy chúng ta trừ hàng đơn vị đi 5, còn hàng chục không cần trừ. - GV hướng dẫn HS đặt phép tính trừ 76 - 5 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính. - GV nêu: Viết 76 rồi viết 5 dưới 76 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị, viết dấu - , kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái. 76 * 6 trừ 5 bằng 1, viết 1 - * 7 trừ 0 bằng 7, viết 7 5 Vậy: 76 – 5 = 71 71 - GV yêu cầu HS đếm lại số que tính sau khi lấy đi 5 que để kiểm tra kết quả phép tính trừ. * Tương tự cho VD với quả táo 3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập * Bài 1: Tính - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở. - GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét. * Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV lưu ý HS lại cách đặt tính. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con. - Chiếu bài 3-4 nhóm, dưới lớp các nhóm giơ bảng con. - Gọi HS nhận xét bài chiếu trên bảng. - GV nhận xét, sửa sai. * Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho xe oto: - GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp. - Dùng bút chì nối kết quả (chỗ đỗ cho xe oto). - GV gọi 3-4 HS đọc kết quả. - HS nhận xét. - GV nhận xét. * Bài 4: Giải bài tập: - Gọi 2 HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: Muốn biết trên xe buýt còn lại bao nhiêu hành khách thì các em làm phép tính gì? - GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở. - HS kiểm tra vở 1 số HS. - GV chốt đáp án. 4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng *Ví dụ: GV nêu phép tính, Hs cài kết quả vào bảng cài. - HSNX – GV kết luận . - NX chung giờ học - Dặn dò: về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HSNX (Đúng hoặc sai). - HS thao tác với que tính. - HS lấy que tính theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS đếm lại số que tính, kiểm tra so với phép trừ GV hướng dẫn. - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện. - HS đổi vở kiểm tra kết quả. - HS nhận xét - HS lắng nghe, sửa (nếu sai). - HS nêu yêu cầu. - HS lắng nghe. - HS thảo luận, viết kết quả. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS thực hiện. - HS dùng bút chì nối. - HS đọc kết quả. - HS đọc to trước lớp. - HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính trừ. - HS thực hiện. - HS chơi. - HS lắng nghe, thực hiện.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_26_na.docx