Giáo án Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

HS chơi trò chơi “Bắn tên”, như sau:

Chủ trò nói: “Bắn tên, bắn tên”.

Cả lóp hỏi: “Tên gì, tên gì?”

Chủ trò nói: “Số ba mươi lăm”, mời bạn Lan.

Bạn Lan nói: “Số 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị”.

Quá trình chơi cứ tiếp tục như vậy.

HS thực hiện các thao tác sau rồi nói cho bạn nghe, chẳng hạn, tranh a):

+ Quan sát, nói: Có 41 khối lập phương.

+ Viết vào bảng chục - đơn vị (đã kẻ sẵn ô trên bảng con hoặc bảng lớp).

Chục Đơn vị

4 1

+ Nói: Số 41 gồm 4 chục và 1 đơn vị.

Cá nhân HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả:

Số 27 gồm 2 chục và 7 đơn vị.

Số 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị.

Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị.

HS có thể đặt câu hỏi để đố bạn với các số khác, chẳng hạn: số 82 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

HS chơi trò chơi “Tìm số thích hợp” theo cặp hoặc theo nhóm:

Đặt lên bàn các thẻ ghi số. Quan sát các tấm thẻ ghi.

Quan sát các thẻ, ngầm chọn ra một số, đặt câu hỏi để bạn tìm đúng thẻ ghi số đó, chẳng hạn: số nào gồm 5 chục và l đơn vị.

 

doc 6 trang thuong95 5380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 23 
 MÔN: TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP 
Ngày: - - 2021
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Thực hành nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.
Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc quan sát, phân tích cấu tạo của số có hai chữ số, xác định được giá trị của mỗi số dựa vào vị trí của số đó, HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.
II/ CHUẨN BỊ
Bảng chục - đơn vị đã kẻ sẵn.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động khởi động
Lưu ý: Trong trò chơi “Bắn tên” ở trên. Tuỳ vào trình độ HS mà GV có thể đưa ra những câu hỏi khác nhau, hỏi xuôi, hỏi ngược, ví dụ: “Số nào gồm 3 chục và 5 đơn vị ?”.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1 Số
- 
- Làm tương tự với các câu b), c), d).
Bài 2
Nếu HS gặp khó khăn, thì GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời bằng cách viết số vào bảng chục - đơn vị:
Bài 3. 
Bài 4. 
C. Hoạt động vận dụng
Bài 5. HS thực hiện các thao tác:
HS dự đoán xem có bao nhiêu quả chuối và đếm kiểm tra. Chia sẻ kết quả với bạn.
HS thực hiện tương tự với quả xoài, quả thanh long, quả lê.
D. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Từ ngữ toán học nào em cần nhớ?
Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống mọi người có dùng “chục” và “đơn vị” không. Sử dụng trong các tình huống nào.
HS chơi trò chơi “Bắn tên”, như sau:
Chủ trò nói: “Bắn tên, bắn tên”.
Cả lóp hỏi: “Tên gì, tên gì?”
Chủ trò nói: “Số ba mươi lăm”, mời bạn Lan.
Bạn Lan nói: “Số 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị”.
Quá trình chơi cứ tiếp tục như vậy.
HS thực hiện các thao tác sau rồi nói cho bạn nghe, chẳng hạn, tranh a):
+ Quan sát, nói: Có 41 khối lập phương.
+ Viết vào bảng chục - đơn vị (đã kẻ sẵn ô trên bảng con hoặc bảng lớp).
Chục
Đơn vị
4
1
+ Nói: Số 41 gồm 4 chục và 1 đơn vị.
Cá nhân HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả:
Số 27 gồm 2 chục và 7 đơn vị.
Số 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị.
Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị.
HS có thể đặt câu hỏi để đố bạn với các số khác, chẳng hạn: số 82 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
HS chơi trò chơi “Tìm số thích hợp” theo cặp hoặc theo nhóm:
Đặt lên bàn các thẻ ghi số. Quan sát các tấm thẻ ghi.
Quan sát các thẻ, ngầm chọn ra một số, đặt câu hỏi để bạn tìm đúng thẻ ghi số đó, chẳng hạn: số nào gồm 5 chục và l đơn vị.
HS nhặt thẻ số 51, nói: số 51 gồm 5 chục và l đơn vị.
HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm:
- Viết số thích hợp vào mỗi ô ? trong bảng rồi đọc số đó.
- Chỉ vào số vừa viết nói cho bạn nghe, chẳng hạn: số có 1 chục và 3 đơn vị là số 13 hoặc số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 23 
 MÔN: TOÁN
BÀI : SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1OO
Ngày: - - 2021
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
So sánh được các số có hai chữ số.
Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc so sánh hai số sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các kí hiệu (>, <, =), HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
II/ CHUẨN BỊ
Tranh khởi động. Bảng các số từ 1 đến 100.
Các băng giấy đã chia ô vuông và ghi số như ở bài 1, 2, 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động khởi động
Bài hôm nay các em sẽ biết so sánh các số trong phạm vi 100.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
So sánh các số trong phạm vi 30
a) GV hướng dần HS cắt hai băng giấy ở Bảng các số từ l đến ỉ 00, ghép thành một băng giấy đặt trước mặt. GV gắn các băng giấy lên bảng như sau:
GV chốt: 3 bé hơn 8; 3 < 8.
8 lớn hơn 3; 8 > 3.
c) GV hướng dẫn 
GV hướng dẫn HS cắt thêm băng giấy thứ ba, rồi yêu cầu HS tô màu vào hai số 18 và 21 và so sánh tương tự như trên:
18 đứng trước 21; 18 bé hơn 21; 18 < 21.
21 đứng sau 18; 21 lớn hơn 18; 21 > 18.
- HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập.
So sánh các số trong phạm vi 60
Thực hiện tương tự như so sánh các số trong phạm vi 30:
GV chọn hai số, chẳng hạn 36 và 42, yêu cầu HS so sánh.
So sánh các số trong phạm vi 100
Thực hiện tương tự như so sánh các số trong phạm vi 60:
GV gắn phần còn lại trong bảng các số đến 100 lên bảng (có thể không cần cắt rời)
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
GV khoanh tròn vào hai số, chăng hạn 62 và 67, yêu cầu HS so sánh.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1 Số
Bài 2. Làm tương tự như bài 1.
Bài 3. Làm tương tự như bài 1.
Hoạt động vận dụng
Bài 4
Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, đếm số bông hoa mỗi bạn đang cầm, thảo luận với bạn xem ai có nhiều bông hoa nhất, ai có ít bông hoa nhất, giải thích.
GV gợi ý để HS nêu tên các bạn có số bông hoa theo thứ tự từ ít nhất đến nhiều nhất.
GV chữa bài, khuyến khích HS nêu tình huống so sánh số lượng các đồ vật trong cuộc sống.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống việc so sánh các số trong phạm vi 100 được sử dụng trong các tình huống nào.
b) HS thực hiện lần lượt các thao tác (tô, nhận xét, nói, viết);
+ Tô màu vào hai số trong phạm vi 10. Chẳng hạn: tô màu hai số 3 và 8.
+ Quan sát, nhận xét. 3 đứng trước 8; 8 đứng sau 3.
+ Nói: 3 bé hơn 8; 8 lớn hơn 3.
+ Viết: 3 3.
HS tô màu vào hai số 14 và 17 và so sánh tưong tự như trên:
14 đúng trước 17; 14 bé hơn 17; 14 < 17.
17 đứng sau 14; 17 lớn hơn 14; 17 > 14.
HS nhận xét:
36 đứng trước 42; 36 bé hơn 42; 36 < 42.
42 đứng sau 36; 42 lớn hơn 36; 42 > 36.
HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập.
HS nhận xét:
62 đứng trước 67; 62 bé hơn 67; 62 < 67.
67 đứng sau 62; 67 lớn hơn 62; 67 > 62.
HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập.
HS thực hiện các thao tác:
Điền số còn thiếu vào băng giấy.
So sánh các số theo các bước sau:
+ Đọc yêu cầu: 11 18.
+ Quan sát băng giấy, nhận xét: “11 đứng trước 18”, nói: “11 bé hơn 18”, viết “11 < 18”.
Chia sé với bạn cách làm. Tương tự HS làm các phần còn lại.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 23 
 MÔN: TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP 
Ngày: - - 2021
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
So sánh được các số có hai chữ số.
Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tế.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc so sánh hai số sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các kí hiệu (>, <, =), HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
Thông qua việc đặt câu hoi và trả lời liên quan đến các tình huống có quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
II/ CHUẨN BỊ
Bảng các số từ 1 đến 100.
Các thẻ số 38, 99, 83 và một số thẻ số khác.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động khởi động
GV chiếu Bảng các sổ từ 1 đến 100.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1 (>, <, =)
Lưu ý:Nếu HS gặp khó khăn thì GV hướng dẫn HS sử dụng Bảng các số từ 1 đến 100 để xác định số nào đứng trước, số nào đứng sau.
Bài 2
Bài 3
GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về so sánh liên quan đến tình huống bức tranh.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 4
GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về các thông tin liên quan đến các số trong bức tranh.
Trong các số em vừa đọc ở câu a): số lớn nhất là số 50; số bé nhất là số 1; Số tròn chục bé nhất là số 10; số tròn chục lớn nhất là số 50.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Để có thế so sánh hai số chính xác em nhắn bạn điều gì?
Chơi trò chơi “Đố bạn”:
HS chọn hai số bất kì trong bảng rồi đố bạn so sánh hai số đó.
Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở.
Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. GV đặt câu hỏi để HS giải thích cách so sánh của các em.
HS lấy các thẻ số 38, 99, 83. Đố bạn chọn ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
Có thể thay bằng các thẻ số khác và thực hiện tương tự như trên.
Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
HS đọc số điểm của mỗi bạn trong trò chơi thi tâng cầu rồi sắp xếp tên các bạn theo thứ tự số điểm từ lớn đến bé.
Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
HS đọc các số còn thiếu giúp nhà thám hiểm vượt qua chướng ngại vật.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_canh_dieu_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_nguye.doc