Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 101: ôi, ơi (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Bùi Thanh Huyền

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 101: ôi, ơi (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Bùi Thanh Huyền

I. MỤC TIÊU

* Sau hoạt tiết học này, học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

- Nhận diện, đọc đúng tiếng có các vần oi, ây.

- Nhận diện vần ôi, ơi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôi, ơi.

- Nhìn hình, phát âm, tự phát hiện được tiếng có vần ôi, ơi.

- Biết viết trên bảng con các vần ôi, ơi, các từ trái ổi, bơi lội.

- Tìm được các từ, tiếng mới có chứa vần ôi, ơi

- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết (Viết đúng, viết nhanh, viết đẹp)

* Phát triển các phẩm chất và năng lực

1. Năng lực đặc thù của môn tiếng việt:

- Năng lực ngôn ngữ: đọc thông, viết thạo các vần ôi, ơi

- Năng lực văn học: nhận biết các sự vật chứa vần ôi, ơi

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình

- Sách giáo khoa, tranh, ảnh

- Phiếu bài tập

 

docx 11 trang Kiều Đức Anh 20310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 101: ôi, ơi (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Bùi Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu học Lý Thái Tổ
Lớp: 1A4
Sinh viên: Bùi Thanh Huyền
Thứ...... ngày ..... tháng...... năm 2020
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 1
HỌC VẦN
BÀI 101: ôi, ơi (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
* Sau hoạt tiết học này, học sinh đạt được một số yêu cầu sau:
- Nhận diện, đọc đúng tiếng có các vần oi, ây.
- Nhận diện vần ôi, ơi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôi, ơi.
- Nhìn hình, phát âm, tự phát hiện được tiếng có vần ôi, ơi.
- Biết viết trên bảng con các vần ôi, ơi, các từ trái ổi, bơi lội.
- Tìm được các từ, tiếng mới có chứa vần ôi, ơi
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết (Viết đúng, viết nhanh, viết đẹp)
* Phát triển các phẩm chất và năng lực
1. Năng lực đặc thù của môn tiếng việt:
- Năng lực ngôn ngữ: đọc thông, viết thạo các vần ôi, ơi
- Năng lực văn học: nhận biết các sự vật chứa vần ôi, ơi
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
II. ĐỒ DÙNG – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình
- Sách giáo khoa, tranh, ảnh
- Phiếu bài tập
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập, vở ghi.
- Bộ đồ dùng học Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TIẾT HỌC
Thời gian
Nội dung
Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
Ổn định tổ chức
GV cho lớp trưởng lên ổn định tổ chức bằng cách hô to: “Các bạn đứng – nghiêm! Các bạn ngồi - xuống”
- Lớp trưởng đứng lên hô.
3’
Trò chơi khởi động
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG
Trò chơi: Giải cứu muông thú rừng xanh
* Mục tiêu: HS đọc đúng các từ có chứa vần oi, ây.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Giải cứu muông thú rừng xanh”: Trước khi học bài mới, cô sẽ tổ chức cho cả lớp trò chơi “Giải cứu muông thú rừng xanh”.
- GV giới thiệu cách chơi: Các loài thú trong rừng xanh đang bị mắc kẹt. Các con hãy cứu giúp các bạn thú bằng cách giải mã các câu đố nhé! Cô sẽ chiếu lần lượt các câu hỏi lên màn hình. Bạn nào có câu trả lời thì giơ tay thật đẹp và thật nhanh. Các con đã sẵn sàng tham gia trò chơi cùng cô chưa nào?
- GV tổ chức trò chơi
* Các câu hỏi trong trò chơi:
Câu 1: Tiếng in đậm dưới đây chứa vần nào? – chó sói
Câu 2: Tìm từ có chứa vần ây
A. đàn gà
B. đám mây
C. may áo
Câu 3: Đây là con gì?
Câu 4: 
Cây gì thân cao
Lá thưa răng lược
Ai đem nước ngọt
Đựng đầy quả xanh?
(Là cây gì?)
- GV nhận xét: Các con đã rất xuất sắc giải mã đúng các câu đố và cứu được các bạn thú trong rừng xanh. Các vần và các tiếng ở các câu đố giải mã cũng chính là những vần và tiếng mà các con đã học ở tiết trước. Hôm nay, các con sẽ được học hai vần mới. 
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi
- Đáp án:
Câu 1: Vần oi
Câu 2: B. đám mây
Câu 3: con voi
Câu 4: cây dừa
- HS lắng nghe.
2. HOẠT ĐỘNG: DẠY BÀI MỚI
* Mục tiêu:
- Nhận diện vần ôi, ơi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôi, ơi.
- Nhìn chữ, phát âm, tự phát hiện được tiếng có vần ôi, ơi.
* Cách tiến hành:
1’
1. Giới thiệu bài
- GV chiếu vần ôi, ơi lên màn hình và hỏi: Có bạn nào đọc được 2 vần này không?
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới.
- GV yêu cầu HS mở SGK ra
- GV ghi tên bài lên bảng: 
Bài 101: ôi, ơi
- HS trả lời
- HS ghi tên bài vào vở
5’
2. Dạy vần ôi, ơi.
2.1. Dạy vần ôi
- GV đọc mẫu và yêu cầu yêu cầu cả lớp đọc theo
+ GV chỉ từng chữ ô và i. 
+ GV chỉ vần ôi
- GV: Vần ôi gồm những âm nào?
(Trong khi HS trả lời, GV dùng hiệu ứng trên powepoint để tách các chữ cái ra, sau đó nhập lại thành vần)
- Yêu cầu HS ghép vần ôi từ bộ đồ dùng học tập, cài lên bảng cài.
- GV chỉ mô hình vần ôi trên màn hình đánh vần mẫu và yêu cầu cá nhân -> tổ -> cả lớp đánh vần và đọc trơn.
ôi
ô
i
ô – i – ôi/ ôi.
- Cả lớp đọc:
+ HS đọc: ô – i – ôi
+ HS đọc: ôi
- HS: Vần ôi gồm có âm ô và âm i. Âm ô đứng trước, âm i đứng sau. 
- HS ghép vần ôi từ bộ đồ dùng học tập, cài lên bảng cài.
- HS đánh vần cá nhân, theo tổ, cả lớp vần ôi:
ô – i – ôi/ ôi.
2.2. Dạy vần ơi
- GV đọc mẫu và yêu cầu yêu cầu cả lớp đọc theo
+ GV chỉ từng chữ ơ và i. 
+ GV chỉ vần ơi
- GV: Vần ơi gồm những âm nào?
- Yêu cầu HS ghép vần ơi từ bộ đồ dùng học tập, cài lên bảng cài.
- GV chỉ mô hình vần ơi trên màn hình đánh vần mẫu và yêu cầu cá nhân -> tổ -> cả lớp đánh vần và đọc trơn.
ơi
ơ
i
ơ – i – ơi/ ơi.
- Cả lớp đọc:
+ HS đọc: ơ – i – ơi
+ HS đọc: ơi
- HS: Vần ơi gồm có âm ơ và âm i. Âm ô đứng trước, âm i đứng sau. 
- HS ghép vần ơi từ bộ đồ dùng học tập, cài lên bảng cài.
- HS đánh vần cá nhân, theo tổ, cả lớp vần ơi:
ơ – i – ơi/ ơi.
2.3. Phân biệt vần ôi và ơi
- GV yêu cầu HS chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai vần ôi, ơi.
- HS trả lời:
+ Giống nhau: Đều có âm i đứng sau.
+ Khác nhau: Vần ôi có âm ô đứng trước vần ơi có âm ơ đứng trước.
5’
3. Dạy từ trái ổi, bơi lội.
3.1 Dạy từ trái ổi
- GV giới thiệu từ khóa trái ổi: GV cho HS xem hình ảnh trái ổi.
- GV hỏi: 
+ Đây là trái gì?
+ Các con đã từng ăn ổi chưa? Con thấy mùi vị trái ổi thế nào?
- GV: Trong từ trái ổi, có tiếng gì chứa vần mới các con vừa học?
- GV: Ai có thể phân tích tiếng ổi?
- Yêu cầu HS ghép tiếng ổi từ bộ đồ dùng học tập, cài lên bảng cài.
- GV chỉ mô hình, yêu cầu HS (cá nhân, tổ, cả lớp) đánh vần, đọc trơn
- HS xem ảnh
+ Cả lớp: trái ổi
+ HS trả lời
- HS: tiếng ổi chứa vần ôi
- HS: tiếng ổi có vần ôi và dấu hỏi.
- HS ghép tiếng ổi từ bộ đồ dùng học tập, cài lên bảng cài.
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) đánh vần, đọc trơn ôi- hỏi - ổi/ ổi/trái ổi
3.2 Dạy từ bơi lội
- GV giới thiệu từ bơi lội: 
+ GV chỉ hình ảnh bơi lội (trên màn hình):
+ GV hỏi : Bức tranh trên cho các con biết, đây là môn thể thao gì?
+ GV: Lớp mình có những ai đã biết bơi? Khi bơi, con cảm thấy thế nào?
- GV: Từ bơi lội, có tiếng chứa những vần gì các con vừa học?
- GV: Ai có thể phân tích tiếng bơi?
- GV: Ai có thể phân tích tiếng lội?
- Yêu cầu HS ghép từ bơi lội từ bộ đồ dùng học tập, cài lên bảng cài.
- GV chỉ mô hình tiếng bơi và tiếng lội, yêu cầu HS (cá nhân, tổ, cả lớp) đánh vần, đọc trơn:
- HS quan sát
- Cả lớp: bơi lội
- HS trả lời
- HS: Vần ôi, ơi
- HS1: tiếng bơi có âm b đứng trước, vần ơi đứng sau.
- HS2: tiếng lội có âm l đứng trước, vần ôi đứng sau và dấu nặng dưới âm ô. 
- HS ghép từ bơi lội từ bộ đồ dùng học tập, cài lên bảng cài.
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) đánh vần, đọc trơn: 
bờ - ơi – bơi/ bơi; lờ- ôi – lôi – nặng – lội/ lội; bơi lội.
2’
4. Củng cố
- GV: Các con vừa học 2 vần mới là vần gì?
- GV yêu cầu HS (cả lớp, tổ, cá nhân) đọc trơn
- GV: Các con vừa học 2 từ mới là gì?
- GV yêu cầu HS (cả lớp, tổ, cá nhân) đọc trơn.
- HS: Vần ôi, vần ơi
- HS đọc trơn
- HS: trái ổi, bơi lội.
- HS đọc trơn: 
2p
5. Giải lao
- GV cho HS giải lao giữa giờ
- HS đứng tại chỗ và hát, múa bài “Chiếc bụng đói”
5’
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: 
- Nhìn hình, tìm đúng các tiếng có vần ôi, ơi.
- Đọc đúng từ ngữ chứa tiếng có vần ôi, ơi.
- Tìm từ ngữ tương ứng với ảnh.
- Biết viết trên bảng con các vần ôi, ơi các từ trái ổi, bơi lội
* Cách tiến hành:
1. Mở rộng vốn từ
BT2
- Chuyển: Để giúp các con mở rộng thêm vốn từ, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu bài tập 2.
- GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình:
 - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu đề.
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, HS đọc theo: Trước khi làm bài tập, cả lớp cùng đọc các từ ngữ sau: rối nước, phơi thóc, cái chổi, đồ chơi, đĩa xôi, cái nồi.
- GV nêu nhiệm vụ 1: Bây giờ, cô sẽ phát cho các con phiếu học tập.Các con hãy đọc các từ ngữ ở cột B rồi gạch 1 gạch dưới tiếng có vần ôi, 2 gạch dưới tiếng có vần ơi.
- GV phát phiếu học tập cho HS:
- GV mời 1 HS chữa bài.
- GV nêu nhiệm vụ 2: các con thực hiện nối từ ngữ ở cột B với hình ảnh thích hợp ở cột A và cột C vào phiếu.
- GV chữa PBT của HS và chiếu đáp án lên màn hình.
- GV chiếu từ ngữ và tranh tương ứng lên màn hình, gọi 3-4 HS lên bảng chỉ tranh và đọc từ ngữ dưới mỗi tranh.
- GV nhận xét
- Bạn nào giỏi có thể tìm cho cô các từ, tiếng chứa vần ôi, ơi ngoài những từ chúng ta đã học được trong sách nào?.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS đọc đề
- Cả lớp đọc đồng thanh
- HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS chữa bài
- HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS chỉ tranh và đọc trơn từ ngữ tương ứng với tranh.
- HS: Trời, cái nôi...
10’
2. Tập viết
- GV: Mời các con lấy bảng con ra, chúng ta cùng tập viết các vần, các tiếng, từ vừa học.
- GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:
- Vần ôi: 
+ GV viết mẫu: Để viết được vần ôi, chúng ta viết vần oi trước. Đặt bút gần đường kẻ dọc đậm và dưới đường kẻ ngang thứ 3 một chút, viết chữ o cao 2 ly, rộng 1,5 li nối liền với chữ i bằng một nét móc. Lưu ý khoảng cách giữa chữ o và chữ i là nửa ô li và điểm dừng bút của chữ i ở dùng kẻ ngang thứ 2. Sau đó, ta viết dấu mũ nhỏ nhắn, ngay ngắn lên đầu chữ o. Ta được vần ôi.
+ GV yêu cầu HS viết vào bảng con và giơ lên, GV nhận xét.
+ GV sửa cho những HS sai.
- Vần ơi: 
+ GV viết mẫu: Để viết được vần ơi, chúng ta viết vần oi trước. Đặt bút gần đường kẻ dọc đậm và dưới đường kẻ ngang thứ 3 một chút, viết chữ o cao 2 ly, rộng 1,5 li nối liền với chữ i bằng một nét móc. Lưu ý khoảng cách giữa chữ o và chữ i là một ô li và điểm dừng bút của chữ i ở dùng kẻ ngang thứ 2. Sau đó, ta viết đường cong nhỏ lên phía bên phải đầu chữ o. Lưu ý, đỉnh nét cong cao hơn dòng kẻ ngang 3 một chút. Ta được vần ơi.
+ GV yêu cầu HS viết vào bảng con và giơ lên, GV nhận xét.
+ GV sửa cho những HS sai.
- trái ổi: 
+ GV viết mẫu: đầu tiên, cô viết tiếng trái trước, đếm và cách ra 2 ô ly, viết vần ôi vừa học, đặt dấu hỏi trên đầu chữ ô. Ta được từ trái ổi. 
+ GV yêu cầu HS viết vào bảng con và giơ lên, GV nhận xét.
+ GV sửa cho những HS sai.
- bơi lội: 
+ GV viết mẫu: đầu tiên, cô viết chữ b, sau đó nối với vần ơi vừa học. Cô đếm và cách ra 2 ô ly rồi tiếp tục viết chữ l rồi nối với vần ôi. Đặt dấu nặng dưới chữ ô ta được từ bơi lội.
+ GV yêu cầu HS viết vào bảng con và giơ lên, GV nhận xét.
+ GV sửa cho những HS sai.
- GV nhận xét, đánh giá, biểu dương các em HS viết chữ cẩn thận, đúng li, đúng cỡ, đẹp, nhanh.
- HS lấy bảng con và phấn ra
- HS viết: ôi (2 lần). HS giơ bảng.
- HS viết: ơi (2 lần). HS giơ bảng.
- HS viết: trái ổi (1 lần). HS giơ bảng.
- HS viết: bơi lội (1 lần). HS giơ bảng.
1’
CỦNG CỐ, VẬN DỤNG
* Mục tiêu: 
- Tìm được các từ, tiếng mới có chứa vần ôi, ơi
* Cách tiến hành:
 - GV: Vậy hôm nay, chúng mình đã học thêm những vần mới nào? 
- Qua tiết học vừa rồi, cô thấy các bạn không những ngoan ngoãn, chú ý nghe giảng mà còn tham gia học tập vô cùng sôi nổi. Cô khen cả lớp.
- HS: ôi, ơi
- HS lắng nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
- Chú ý bao quát lớp học khi hướng dẫn học sinh sử dụng bộ đồ dùng học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_canh_dieu_bai_101_oi_oi_tiet_1.docx