Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 5

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 5

Bài 1: KIẾN VÀ CHIM BỔ CÂU (4 tiết)

 Ngày soạn: .

Ngày dạy: .

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS:

Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

 

doc 29 trang chienthang2kz 13/08/2022 13690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1 đến bài 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. BÀI HỌC TỪ CUỘC SÔNG
Bài 1: KIẾN VÀ CHIM BỔ CÂU (4 tiết)
Ngày soạn: .......
Ngày dạy: ..
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS:
Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- GV nắm đặc điểm của truyện ngụ ngôn (mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm thể hiện những bài học vê' đạo lí và kinh nghiệm sống); nắm được nội dung của VB Kiến và chim bồ câu, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.
Ê-dốp, La Phông-ten và Lép Tôn-xtôi là những tác giả của những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới. Các câu chuyện này từ lâu đã được dịch sang tiếng Việt. Nhiều câu chuyện mang tính nhân văn và tính giáo dục cao, đã được sử dụng nhiều trong các sách giáo khoa của Việt Nam. Kiến và chim bổ câu của Ê-dốp là một trong những câu chuyện đó.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (vùng vẫy, nhanh trí, thợ săn} và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phẩn mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
 2. Học sinh: - VBT, bảng con, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. (4-5’)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm về hành động của những người trong tranh 
Những người trong tranh đang làm gì?
- GV đưa ra những gợi ý để HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Kiến và chim bồ cấu. Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào nhân vật và tranh minh hoạ để suy đoán một phẩn nội dung của văn bản. 
* Chú ý đến các nhân vật trong truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật đó.
2. Đọc. (29-30’)
- GV đọc mẫu toàn VB Kiến và chim bồ câu. 
- Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
- Hướng dẫn HS đọc câu
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (vùng vẫy, nhanh trí, giật mình,...).
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Nghe tiếng kêu cứu của kỉẽn,/ bồ câu nhanh trí/ nhặt một chiếc lá/ thả xuống nước; Ngay lập tức,/ nó bò đến/ cắn vào chân anh ta.)
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn.
+ GV chia VB thành 3 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến leo được lên bờ; đoạn 2: một hôm đến liền bay đi; đoạn 3: phẩn còn lại).
+ Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài. (vùng vẫy: hoạt động liên tiếp để thoát khỏi một tình trạng nào đó; nhanh trí: suy nghĩ nhanh, ứng phó nhanh; thợ săn: người chuyên làm nghề săn bắt thú rừng và chim)
- GV và HS đọc toàn VB.
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh trao đổi nhóm.
- Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. 
- Cả lớp đọc thầm.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1 
- HS đọc CN-ĐT
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 2
- Từng HS đọc câu văn dài.
- HS đọc đoạn
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
- HS lắng nghe.
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi. 
a. Bổ câu đã làm gì để cứu kiến? 
b. Kiến đã làm gì để cứu bồ câu? 
c. Em học được điều gì từ câu chuyện này?.
- GV cho HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước để cứu kiến; b. Kiến bò đến cắn vào chân người thợ săn. c. Câu trả lời mở, VD: Trong cuộc sổng cần giúp đỡ nhau, nhất là khi người khác gặp hoạn nạn,...)
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.
4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3. (18-20’)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Kiến bò đến chỗ người thợ sân và cắn vào chân anh ta).
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm đúng vị trí.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
a. Bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước để cứu kiến. 
b. Kiến bò đến cắn vào chân người thợ săn. 
- HS nhận xét.
- HS viết vào vở câu trả lời ở mục 3.
Kiến bò đến chỗ người thợ sân và cắn vào chân anh ta.
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (15-17’)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh (a. Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố; b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động.)
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6.Kể lại câu chuyện Kiến và chim bồ câu.(17-18’)
- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SHS.
- GV gợi ý cho HS có thể chia nội dung câu chuyện Kiến và chim bổ câu thành 4 đoạn nhỏ (tương ứng với 4 tranh) dựa vào đó để kể lại toàn bộ câu chuyện:
+ Kiến gặp nạn + Bồ câu cứu kiến thoát nạn
+ Người thợ săn ngắm bắn chim bồ câu và kiến cứu chim bồ câu thoát nạn 
+ Hai bạn cảm ơn nhau.
- GV chia lớp thành các nhóm (tuỳ thuộc số lượng HS trong lớp), yêu cầu các nhóm cùng xây dựng nội dung câu chuyện và mỗi bạn trong nhóm kể lại cho cả nhóm nghe câu chuyện đó.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp. Các nhóm khác bổ sung, đánh giá.
- GV nhắc lại bài học của câu chuyện Kiến và chim bổ câu để kết thúc buổi học: Cần giúp đỡ những người khác khi họ gặp hoạn nạn (Cần giúp đỡ nhau trong hoạn nạn.)
- HS làm việc nhóm chọn từ ngữ phù hợp. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
a. Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố 
b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động.
- HS để vở lên bàn.
- Hs kể chuyện Kiến và chim bồ câu
- HS quan sát tranh trong SGK.
- 4 nhóm thảo luận kể lại câu chuyện.
- Đại diện 4 nhóm kể chuyện trước lớp.
- HS lắng nghe.
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết. (14-15 )
- GV đọc to cả đoạn văn. (Nghe tiếng kêu cứu của kiến, hồ cấu nhanh trí nhặt chiếc lá thả xuống nước. Kiến bám vào chiếc lá và leo được lên bờ.)
- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc cấu có dấu chấm.
 + Chữ dễ viết sai chính tả: tiếng, kiến, nhanh, xuống, nước.
- GV yêu cẩu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- Đọc và viết chính tả:
+ GV đọc từng câu cho HS viết bài. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Nghe tiếng kêu cứu/ của kiến,/ bồ câu nhanh trí/ nhặt chiếc lá/ thả xuống nưốc./ Kiến bám vào chiếc lá/ và leo được lên bờ.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. - GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lẩn toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
8.Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Kiến và chim bồ câu từ ngữ có tiếng chứa vần ân, àng, oat, oàt. (9-10’)
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ân, ăng, oat, oât.
- HS nêu những từ ngữ tìm được. 
- GV viết những từ ngữ này lên bảng.
9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: Việc làm của người thợ săn là đúng hay sai? Vì sao?. (5-6’)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi để nói theo tranh. 
 Em nhìn thấy gì trong tranh? 
 Em nghĩ gì về hành động của người thợ sân? Vì sao em nghĩ như vậy?
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. Các nội dung nói theo tranh có thể là:
+ Trả lời cho câu hỏi: Em nghĩ gì về hành động của người thợ săn? (không yêu loài vật; phá hoại môi trường thiên nhiên)
+ Trả lời cho câu hỏi: Vì sao em nghĩ như vậy? (Chim hót đánh thức em vào mỗi buổi sáng; Chim là bạn của trẻ em; Chim ăn sâu bọ phá hại mùa màng;...)
- GV và HS nhận xét.
10.Củng cố. (3-4’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Dặn học sinh về nhà ôn bài và viết bài vào vở.
- HS đọc thầm đoạn văn.
- HS từ khó vào bảng con. tiếng, kiến, nhanh, xuống, nước.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi chính tả.
- HS đọc thầm bài Kiến và chim bồ câu
- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ân, ăng, oat, oât.
- Từng HS nêu từ ngữ.
- Một số HS đánh vần, đọc trơn.
- Lớp đọc đồng thanh một lần.
- HS quan sát tranh nói về Việc làm của người thợ săn.
- HS trả lời câu hỏi theo tranh.
- HS quan sát tranh hoạt động theo nhóm.
- Từng nhóm trình bày kết quả.
 + Không yêu loài vật; phá hoại môi trường thiên nhiên
 + Chim hót đánh thức em vào mỗi buổi sáng; Chim là bạn của trẻ em; Chim ăn sâu bọ phá hại mùa màng;...
- HS nhắc lại nội dung của bài.
=================================================
Bài 2. CÂU CHUYỆN CỦA RỄ (2 tiết)
Ngày soạn: .......
Ngày dạy: ..
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS:
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc: đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: đức tính khiêm nhường; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: 
- GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Câu chuyện của rễ; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (sắc thắm, trĩu, chồi, khiêm nhường) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy 
 2.Học sinh:
- SGK, bảng con, VBT, vở tập viết.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động. (4-5’)
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài hoc đó.
* Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. 
a. Cây có những bộ phận nào? 
b. Bộ phận nào của cây khó nhìn thấy? Vì sao?)
- GV gọi các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
 + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Câu chuyện của rễ.
 + Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào tên bài thơ và tranh minh hoạ để suy đoán một phẩn nội dung của văn bản.
2. Đọc. (24-25’)
- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- GV cho HS đọc từng dòng thơ
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (sắc thắm, trĩu, chồi, khiêm nhường, lặng lẽ).
- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (sắc thắm: màu đậm và tươi (thường nói về màu đỏ); trĩu: bị sa hoặc cong oằn hẳn xuống vì chịu sức nặng (quả trĩu cành nghĩa là quả nhiều và nặng làm cho cành bị cong xuống) (GV nên dùng hình minh hoạ); chồi: phần ở đầu ngọn cây, cành hoặc mọc ra từ rễ, về sau phát triển thành cành hoặc cây (GV nên dùng hình minh hoạ); khiêm nhường: khiêm tốn, không giành cái hay cho mình mà sẵn sàng nhường cho người khác).
- GV hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.
- Gọi một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. 
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
- Gọi từng HS đọc cả bài thơ
3.Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vẩn với nhau. (4-5’)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ.
- GV cho HS viết những tiếng tìm được vào vở.
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. 
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. (cành - xanh; lời - đời; bé - lẽ).
- HS nhắc lại bài tiết trước.
- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm.
+ Một số HS trả lời câu hỏi. 
- HS bổ sung thêm.
- HS đọc thầm bài thơ.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần
- HS đọc CN- ĐT
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 
- HS đọc từng khổ thơ
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- HS lắng nghe.
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.
+ Một số HS đọc khổ thơ, 
- HS nhận xét.
- HS đọc cả bài thơ
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
- Cả lớp tìm tiếng cùng vần với nhau.
- HS viết những tiếng tìm được vào vở.
- Từng HS trình bày kết quả.
(cành - xanh; lời - đời; bé - lẽ).
- HS nhận xét.
- Vài HS nhắc lại.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4.Trả lời câu hỏi. (9-10’)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi. (a. Nhờ có rễ mà hoa, quả, lá như thế nào? b.Cây sẽ thế nào nếu không có rễ? c.Những từ ngữ nào thể hiện sự đáng quý của rễ?)
- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. 
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Rễ chìm trong đất để cho hoa nở đẹp, quả trĩu cành, lá biếc xanh); b. Nếu không có rễ thì cây chẳng đâm chồi, chẳng ra trái ngọt, chẳng nở hoa tươi; c. khiêm nhường, lặng lẽ)
5.Học thuộc lòng. (9-10’)
- GV treo bảng phụ hai khổ thơ cuối lên bảng.
- GV gọi một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ cuối.
6.Nói về một đức tính em cho là đáng quý. (9-10’)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, mỗi HS nêu ý kiến của mình.
-Gọi một số HS nói trước lớp.
- GV và HS nhận xét, đánh giá. Cần tạo không khí cởi mở, tôn trọng ý kiến riêng của từng cá nhân.
7. Củng cố. (4-5’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi.
- Từng học sinh trả lời.
a. Rễ chìm trong đất để cho hoa nở đẹp, quả trĩu cành, lá biếc xanh; b. Nếu không có rễ thì cây chẳng đâm chồi, chẳng ra trái ngọt, chẳng nở hoa tươi; c. khiêm nhường, lặng lẽ.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm
- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.
- HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ cuối.
- HS thảo luận nhóm nói về một đức tính.
- Một số HS nói trước lớp.
- 1HS nhắc lại nội dung của bài.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học 
=======================================================
Bài 3: CÂU HỎI CỦA SÓI (4 tiết)
Ngày soạn: .......
Ngày dạy: ..
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS:
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc: đúng và rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu quý mọi người và sự quan tâm, cảm thông giữa con người và con người trong cuộc sống; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II.CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm của truyện ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm thể hiện những bài học về đạo lí và kinh nghiệm sống; nắm được nội dung của VB Câu hỏi của sói, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (ngái ngủ, van nài, nhảy tót, gảy gổ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2. Học sinh: - SGK, bảng con, VBT, vở tập viết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động. (4-5’)
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về điểu thú vị học được từ bài học đó.
* Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. 
a. Các con vật trong tranh đang làm gì? 
b.Em thấy các con vật này thế nào?
- Gọi các HS khác có thể bổ sung 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Câu hỏi của sói. Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào tranh minh hoạ để suy đoán một phần nội dung của văn bản. 
* Chú ý đến quan hệ giữa các con vật thể hiện qua hai bức tranh khác nhau (bức tranh vẽ cảnh các con vật rất vui vẻ với nhau và bức tranh vẽ sói trông rất hung dữ, còn sóc trông rất sợ hãi).
2. Đọc. (29-30’)
- GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
- GV hướng dẫn HS đọc câu
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS như van nài, lúc nào, lên, buồn.
- GV luyện HS đọc những câu dài. (VD: Một chú sóc/ đang chuyền trên cành cấy/ bỗng trượt chân/ rơi trúng đầu lão sói đang ngái ngủ; Còn chúng tôi/ lúc nào cũng vui/ vì chúng tôi/ có nhiều bạn tốt.)
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn
 + GV chia VB thành 2 đoạn (đoạn: 1: từ đầu đến rồi tôi sẽ nói, đoạn 2: phần còn lại).\
- Gọi một số HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. 
 + GV giải thích nghĩa một số từ ngữ khó trong bài (ngái ngủ: chưa hết buồn ngủ hoặc chưa tỉnh táo hẳn sau khi vừa ngủ dậy; van nài: nói bằng giọng khẩn khoản, cầu xin; nhảy tót: nhảy bằng động tác rất nhanh lên một vị trí cao hơn; gây gổ: gây chuyện cãi cọ, xô xát với thái độ hung hãn).
- GV đọc toàn VB.
- GV gọi 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả VB.
- GV đọc toàn VB và chuyển sang phần trả lời câu hỏi.
- HS nhắc lại tên bài tiết trước.
- HS quan sát tranh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
 + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. 
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm bài.
- HS đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. 
- HS đọc CN- ĐT
+ HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn
+ Một số HS đọc nối tiếp từng trước lớp (2- 3 lượt).
- HS lắng nghe.
+ HS đọc đoạn theo nhóm (nhóm đôi).
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả VB.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi. 
a.Chuyện gì xảy ra khi sóc đang chuyền trên cành cây? 
b. Sói hỏi sóc điều gì? 
c.Vì sao sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực?
- GV cho HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Khi đang chuyển trên cành cây, sóc trượt chân rơi trúng đầu lão sói; b. Sói hỏi sóc vì sao họ nhà sóc cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn sói thì lúc nào củng thấy buồn bực; c. Sói lúc nào củng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè.)
* Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).
4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. (18-20’)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè.)
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đẩu câu, đặt dấu chấm đúng vị trí.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
a. Khi đang chuyển trên cành cây, sóc trượt chân rơi trúng đầu lão sói.
 b. Sói hỏi sóc vì sao họ nhà sóc cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn sói thì lúc nào củng thấy buồn bực. 
c. Sói lúc nào củng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè.
- HS làm việc nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS viết câu trả lời đúng ở mục c vào vở. Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè.
- HS để vở lên bàn.
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (17-18’)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh, (a. Mấy chú chim sẻ đang nhảy nhót trên cành cây; b. Người nào hay gây gổ thì sẽ không có bạn bè.)
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6.Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. (17-18’)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và nói nội dung tranh theo các từ đã gợi ý.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- GV và HS nhận xét.
- HS làm việc nhóm chọn từ ngữ phù hợp.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
a. Mấy chú chim sẻ đang nhảy nhót trên cành cây
b. Người nào hay gây gổ thì sẽ không có bạn bè.
- HS nhắc lại các câu hoàn chỉnh.
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- HS quan sát tranh trong SGK.
- HS làm việc theo nhóm nói theo tranh
- Một số HS trình bày bài kết quả nói theo tranh.
- HS nhận xét.
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết. (14-15’)
- GV đọc to cả đoạn văn. (Sói luôn thấy buồn bực vì sói không có bạn bè. Còn sóc ỉúc nào cũng vui vẻ vì sóc có nhiều bạn tốt.)
- GV lưu ý HS một sò vấn đề chính tả trong đoạn viết:
 + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đẩu câu, kết thúc câu có chấm.
 + Chữ dễ viết sai chính tả: sói, sóc, vui vẻ,...
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- Đọc và viết chính tả:
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Sói luôn thấy buồn bực/ vì sói không có bạn bè./ Còn sóc/ lúc nào cũng vui vẻ/ vì sóc có nhiều bạn tốt). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. 
- GV đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.
 + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cẩu HS rà soát lỗi.
 + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
8. Chọn dấu thanh phù hợp thay cho chiếc lá. (9-10’)
- GV sử dụng bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- GV nêu nhiệm vụ. 
- GV gọi một số HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).
- Gọi một số HS đọc to các từ ngữ. 
- Sau đó, cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
9. Giải ô chữ. Đi tìm nhân vật. (5-6’)
- GV gọi HS đọc từng câu đố.
- GV hướng dẫn HS giải đố và viết vào vở. 
- Tên nhân vật cần tìm xuất hiện ở cột dọc là SÓC.
- GV cùng HS nhận xét.
10.Củng cố. (3-4’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- 3 học sinh đọc lại đoạn văn trên bảng.
- HS viết bảng con. sói, sóc, vui vẻ,...
- HS viết chính tả vào vở.
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
- HS để vở lên bàn giáo viên kiểm tra.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm dấu thanh phù hợp.
- Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết 
quả trước lớp. 
- 3 học sinh đọc các từ ngữ.
- Từng HS đọc từng câu đố.
- HS viết kết quả giải đố vào vở. 
1. Chim sâu
2. Chó
3. Cú mèo
- HS nhắc lại nội dung của bài.
- HS nêu ý kiến về bài học 
====================================================
Bài 4: CHÚ BÉ CHĂN CỪU (4 tiết)
Ngày soạn: .......
Ngày dạy: ..
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS:
1.Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng và rõ ràng một truyện ngụ ngôn ngắn, đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II.CHUẨNBỊ:
 1. Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm của truyện ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để nói về con người,nhằm thể hiện những bài học về đạo lí và kinh nghiệm sống; nắm được nội dung của VB Chú bé chăn cừu, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (tức tốc, thản nhiên, thoả thuế) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
 2. Học sinh:- SGK, bảng con, VBT, vở tập viết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động. (4-5’)
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- Khởi động:
 + GV yêu cẩu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về con người và cảnh vật trong tranh.
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Chú bé chăn cừu. (VD: Nếu ai cũng biết vui đùa và có tính hài hước thì cuộc sống thật là vui vẻ. Tuy nhiên những trò đùa dại dột sẽ không mang lại niềm vui mà có khi còn nguy hiểm. Vậy trò đùa nào sẽ bị coi là dại dột, gây nguy hiểm? Chúng ta cùng đọc câu chuyện Chú bé chăn cừu và tự mỗi người sẽ rút ra cho mình điểu cần suy ngẫm nhé!)
2. Đọc. (29-30’)
- GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý đọc đúng lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
- GVhướng dẫn HS đọc câu
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (chăn cừu, kêu cứu, thản nhiên.)
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Nghe tiếng kêu cứu/ mấy bác nông dân/ đang làm việc gần đấy/ tức tốc chạy tới; Các bác nông dân nghĩ là/ chú lại lừa mình,/ nền vẫn thản nhiên làm việc.)
- Cho HS đọc đoạn
 + GV chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến chú khoái chí lắm, đoạn 2: phần còn lại).
- GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
 + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (tức tốc: làm một việc gì đó ngay lập tức, rất gấp; thản nhiên: có vẻ tự nhiên như bình thường, coi như không có chuyện gì, thoả thuê: rất thoả, được tha hồ theo ý muốn).
-GV cho HS đọc đoạn theo nhóm.
- GV đọc toàn VB.
 + HS đọc toàn VB và chuyển sang phần trả lời câu hỏi.
- HS nhắc lại tên bài học trước.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm.
- HS đọc thầm toàn bài.
- HS đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 
- HS đọc CN-ĐT
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2
- Từng HS đọc câu văn dài nối tiếp nhau.
- HS đọc đoạn
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp (2-3 lượt).
- HS lắng nghe.
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả VB.
+ Cả lớp đọc ĐT cả bài.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi. 
a. Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã làm gì? 
b. Vì sao bầy sói có thể thoả thuê ăn thịt đàn cừu? 
c. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã tức tốc chạy tới; b. Bầy sói có thể thoả thuê ăn thịt đàn cừu vì không có ai đến đuổi giúp chú bé; c. Câu trả lời mở, VD: Câu chuyện muốn nói với chúng ta, hãy biết đùa vui đúng chỗ, đúng lúc, không lấy việc nói dối làm trò đùa; Em nghĩ rằng chúng ta không nên nói dối.)
* Chú ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS.
4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. (18-20’)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Em nghĩ rằng chúng ta không nên nói dối.)
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện một số nhóm trả lời.
a.Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã tức tốc chạy tới.
b.Bầy sói có thể thoả thuê ăn thịt đàn cừu vì không có ai đến đuổi giúp chú bé. 
c.Em nghĩ rằng chúng ta không nên nói dối.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào vở câu trả l

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai.doc