Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Chương trình cả năm (Bộ sách Cánh diều)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Chương trình cả năm (Bộ sách Cánh diều)

BÀI 1: A, C

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:

- Nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.

- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.

- Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.

- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập 5.

- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 6 (tập viết).

- Vở Bài tập Tiếng Việt .

 

docx 604 trang hoaithuqn72 5812
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Chương trình cả năm (Bộ sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều cả năm
Bài Mở đầu
EM LÀ HỌC SINH
(4 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Làm quen với thầy cô và bạn bè.
Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn,...
Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng; có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản; có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập (ĐDHT),...
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu để chiếu lên màn hình minh hoạ bài học trong SGK Tiếng Việt 1.
Vở Luyện viết 1, tập một.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Khởi động: Ổn định
HS hát
2/Khám phá
Thầy cô tự giới thiệu về mình. (Bỏ qua hoạt động này, nếu thầy trò đã làm quen với nhau từ trước).
HS lắng nghe
HS tự giới thiệu bản thân: GV mời HS tiếp nối nhau tự giới thiệu (to, rõ) trước thầy cô và các bạn trong lớp: tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), học lớp..., sở thích, nơi ở,...
* GV cần tạo điều kiện cho tất cả HS trong lớp được tự giới thiệu. Để đỡ mất thời gian, HS có thể đứng trước lớp hoặc đứng tại chỗ, quay mặt nhìn các bạn tự giới thiệu. Sau lời giới thiệu của mỗi bạn, cả lớp vỗ tay.
GV khuyến khích HS giới thiệu vui, tự nhiên, hồn nhiên. Khen ngợi những HS giới thiệu về mình to, rõ, ấn tượng
HS giói thiệu
Lớp vỗ tay khuyến khích bạn
GV giới thiệu SGK Tiếng Việt 1, tập một
Đây là sách Tiếng Việt 1, tập một. Sách dạy các em biết đọc, viết; biết nghe, nói, kể chuyện; biết nhiều điều thú vị. Sách đẹp, có rất nhiều tranh, ảnh. Các em cần giữ gìn sách cẩn thận, không làm quăn mép sách, không viết vào sách.
HS mở trang 2, nghe thầy cô giới thiệu các kí hiệu trong sách.
HS lắng nghe
-HS theo dõi thự hiên
 TIẾT 2
1/ Khởi động: Ổn định
HS hát
2/Khám phá
Kĩ thuật đọc
HS nhìn hình 2: Em đọc. GV: Trong hình 2, hai bạn nhỏ đang làm gì? (Hai bạn đang làm việc nhóm đôi, cùng đọc sách, trao đổi về sách). Từ hôm nay, các em bắt đầu đọc bài trong SGK. Sang học kì II, mồi tuần các em sẽ có 2 tiết đọc sách tự chọn, sau đó đọc lại cho thầy cô và các bạn nghe những gì mình đã đọc. Các tiết học này sẽ giúp các em tăng cường kĩ năng đọc và biết thêm nhiều điều thú vị, bổ ích.
GV hướng dẫn HS tư thế ngồi đọc: ngồi thẳng lung, mắt cách xa sách khoảng 25 - 30 cm để không mắc bệnh cận thị.
Hoạt động nhóm
HS nhìn hình 3: Em làm việc nhóm. GV: Các bạn HS trong hình 3 đang làm gì? (Các bạn đang làm việc nhóm). Đó là nhóm lớn (4 người). Làm việc nhóm sẽ giúp các em có kĩ năng hợp tác với bạn để hoàn thành bài tập. Ở học kì I, các em sẽ được làm quen với hoạt động nhóm đôi (2 bạn), đôi khi với nhóm 3 4 bạn. Từ học kì II, đến phần Luyện tập tổng hợp, các em sẽ hoạt động nhóm 3-4 bạn nhiều hơn.
GV giúp HS hình thành nhóm: nhóm đôi - nhóm với bạn ngồi bên cạnh; nhóm 4 (ghép 2 bàn học lại). Có thể chờ đến học kì II mới hình thành nhóm 4 (VD: nhóm tự đọc sách để HS trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hồ trợ nhau đọc sách,...). GV chỉ định 1 HS làm nhóm trưởng trong tháng đầu. Mồi HS trong nhóm sẽ lần lượt làm nhóm trưởng trong những tháng tiếp theo. Để các thành viên trong nhóm ai cũng làm việc, cũng góp sức, các em sẽ cùng trao đối. thảo luận, hoàn thành bài tập, hoàn thành trò chơi, hợp tác báo cáo kết quả (không chỉ đại diện nhóm báo cáo kết quả).
Nói - phát biểu ý kiến
HS nhìn hình 4: Em nói. GV: Bạn HS trong tranh đang làm gì? (Bạn đang phát biểu ý kiến). Các em chú ý tư thế của bạn: Đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, thái độ tự tin. GV mời 1, 2 HS làm mẫu. (Nhắc HS không cần khoanh tay khi đứng lên phát biểu).
GV: Khi phát biểu ý kiến trước lớp, các em cần nói to, rõ để cô và các bạn nghe rõnhững điều mình nói. Nói quá nhỏ thì cô và các bạn không nghe được.
HS thực hành luyện nói trước lớp. VD: Giới thiệu bản thân; nói về bố mẹ,...
Học với người thân
HS nhìn hình 5: Em học ở nhà. GV: Bạn HS đang làm gì? (Bạn đang trao đổi cùng bố mẹ về bài học. Bố mẹ ân cần giúp đỡ bạn). Những gì các em đã học ở lớp, các em hãy trao đồi thường xuyên cùng bố mẹ, ông bà, anh chị em,... Mọi người hiểu việc học của em, sẽ giúp đỡ em rất nhiều.
Hoạt động trải nghiệm - đi tham quan
HS nhìn hình 6: Em trải nghiệm. GV: Các bạn HS đang làm gì? (Các bạn đang tham quan Chùa Một Cột ở Hà Nội cùng cô giáo). Ở lớp 1, các em sẽ được đi tham quan một số cảnh đẹp, một số di tích lịch sử của địa phương. Đi tham quan cũng là một cách học. Các em lưu ý: Khi đi tham quan, các em cần thực hiện đúng yêu cầu của cô: bám sát lớp và cô, không đi tách đoàn, la cà dễ bị lạc; đặc biệt khi qua đường cần theo đúng hướng dẫn của cô.
Đồ dùng học tập của em
HS nhìn hình các đồ dùng học tập. GV: Đây là gì? (HS: Đây là ĐDHT của HS). GV chỉ từng hình, HS nói: cặp sách, vở, bảng con, thước kẻ, sách, hộp bút màu, bút mực, bút chì, tẩy, kéo thủ công,...
HS bày trên bàn học ĐDHT của mình cho thầy / cô kiểm tra.
GV: ĐDHT là bạn học thân thiết của em, giúp em rất nhiều trong học tập. Hằng ngày đi học, các em đừng quên mang theo ĐDHT; hãy giữ gìn ĐDHT cẩn thận. Chú ý đừng làm quăn mép sách, vở; không viết vào sách.
HS lắng nghe
HS trả lời
HS làm việc theo nhóm
HS thực hiện
-HS trả lời
HS quan sát, trả lời câu hỏi
HS thực hiện
Nghe cô giới thiệu những kí hiệu về tổ chức hoạt động lớp; thực hành luyện tập. VD:
S: SGK. Các kí hiệu lấy SGK, cất SGK.
B: Bảng. Các kí hiệu lấy bảng, cất bảng.
V: Vở. Các kí hiệu lấy vở, cất
 HS lắng nghe
 TIẾT 4
1/ Khởi động: Ổn định
HS hát
2/Khám phá
A/Mục tiêu
Dạy bài hát về HS lớp 1, tạo tâm thế hào hứng cho HS bước vào lớp 1 (Cuối lớp 1, HS sẽ được học bài thơ Gửi lời chào lớp Một, chuẩn bị tâm thế lên lớp 2).
- Giúp HS bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng Việt.
Giúp HS bước đầu làm quen với các kí hiệu khác nhau (kí hiệu ghi nốt nhạc, kí hiệu ghi tiếng nói - tức là chữ viết).
Dạy hát
HS mở SGK trang 11, GV dạy HS hát bài Chúng em là học sinh lớp Một.
Trao đổi cuối tiết học
Hỏi HS cảm nhận về tiếng Việt: Tiếng Việt có hay không?
Hỏi HS về các kí hiệu trong bản nhạc:
+ Những kí hiệu nào thể hiện giọng hát (cao thấp, dài ngắn) của các em? Các cô môn Âm nhạc sẽ dạy các em cách đọc những kí hiệu này.
+ Những kí hiệu nào ghi lại lời hát của các em? Cô sẽ dạy các em những chữ này để các em biết đọc, biết viết.
HS làm theo lời cô giáo
HS trả lời
 BÀI 1: A, C
I. MỤC TIÊU: 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
- Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập 5.
- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 6 (tập viết).
- Vở Bài tập Tiếng Việt .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1, 2
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định
- Hát 
- Giới thiệu bài:
Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài đầu tiên: âm a và chữ a; âm c và chữ c.
- GV ghi chữ a, nói: a
- GV ghi chữ c, nói: c (cờ)
- Lắng nghe
- 4-5 em, cả lớp : a
- Cá nhân, cả lớp : c
- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS
2. Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động 1. Khám phá
Mục tiêu: HS nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.
a. Dạy âm a, c.
- GV đưa lên bảng cái ca
- Đây là cái gì?
- GV chỉ tiếng ca 
- GV nhận xét
- HS quan sát
- HS : Đây là cái ca
- HS nhận biết c, a
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: ca
- GV chỉ tiếng ca và mô hình tiếng ca
ca
c
a
- GV hỏi: Tiếng ca gồm những âm nào?
- HS quan sát
- HS trả lời nối tiếp: Tiếng ca gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước và âm a đứng sau.
* Đánh vần.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : ca
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: cờ
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: a
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: ca.
- GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: cờ-a-ca
- Quan sát và cùng làm với GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: cờ-a-ca
- Cả lớp đánh vần: cờ-a-ca
b. Củng cố: 
- Các em vừa học hai chữ mới là chữ gì?
- Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì?
- GV chỉ mô hình tiếng ca
- Chữ c và chữ a
- Tiếng ca
- HS đánh vần, đọc trơn : cờ-a-ca, ca
Hoạt động 2. Luyện tập
Mục tiêu : Tự phát hiện và phát âm được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
2.1. Mở rộng vốn từ. (BT3: Nói to tiếng có âm a....)
a. Xác định yêu cầu
- GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 6 (GV giơ sách mở trang 6 cho HS quan sát) rồi nói to tiếng có âm a. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có âm a
- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 6.
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng con vật.
- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập
- HS lần lượt nói tên từng con vật: gà, cá, nhà, thỏ, lá
- HS nói đồng thanh
- HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập
c. Tìm tiếng có âm a.
- GV làm mẫu:
+ GV chỉ hình gà gọi học sinh nói tên con vật.
+ GV chỉ hình thỏ gọi học sinh nói tên con vật.
* Trường hợp học sinh không phát hiện ra tiếng có âm a thì GV phát âm thật chậm, kéo dài để giúp HS phát hiện ra.
- HS nói to gà (vì tiếng gà có âm a)
- HS nói thầm thỏ (vì tiếng thỏ không có âm a)
d. Báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : gà
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói to : cá 
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to : cà
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to : nhà
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm : thỏ
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to : lá
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả
- HS báo cáo cá nhân
- GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.
- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm a (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)
- HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm a, nói thầm tiếng không có âm a.
- HS nói (cha, bà, da,...)
2.2. Mở rộng vốn từ. (Bài tập 4: Tìm tiếng có âm c (cờ)
a. Xác định yêu cầu của bài tập
- GV nêu yêu cầu bài tập : Vừa nói to tiếng có âm c vừa vỗ tay. Nói thầm tiếng không có âm c.
- HS theo dõi
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời 1 học sinh nói tên từng con vật.
- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nhắc tên tên từng sự vật.
- GV giải nghĩa từ cú : là loài chim ăn thịt, kiếm mỗi vào ban đêm, có mắt lớn rất tinh)
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập
- HS lần lượt nói tên từng con vật: cờ, vịt, cú, cò, dê, cá
- HS nói đồng thanh (nói to, nói nhỏ)
- HS lắng nghe
- HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập
c. Báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : cờ vỗ tay 1 cái
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói thầm : vịt không vỗ tay
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to : cú vỗ tay 1 cái
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to : cò vỗ tay 1 cái
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm : dê không vỗ tay
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to : cá vỗ tay 1 cái
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả
- HS báo cáo cá nhân
- GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.
- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm c (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)
- HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm c, nói thầm tiếng không có âm c.
- HS nói (cỏ, cáo, cờ...)
2.3. Tìm chữ a, chữ c (Bài tập 5)
a) Giới thiệu chữ a, chữ c
- GV giới thiệu chữ a, chữ c in thường: Các em vừa học âm a và âm c. Âm a được ghi bằng chữ a. Âm c được ghi bằng chữ c (tạm gọi là chữ cờ)- mẫu chữ ở dưới chân trang 6.
- GV giới thiệu chữ A, chữ C in hoa dưới chân trang 7.
- Lắng nghe và quan sát
- Lắng nghe và quan sát
b. Tìm chữ a, chữ c trong bộ chữ
- GV gắn lên bảng hình minh họa BT 5 và giới thiệu tình huống: Bi và Hà cùng đi tìm chữ a và chữ c giữa các thẻ chữ. Hà đã tìm thấy chữ a. Còn Bi chưa tìm thấy chữ nào. Các em cùng với bạn Bi đi tìm chữ a và chữ c nhé.
* GV cho HS tìm chữ a trong bộ chữ
- GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng
- Cho học sinh nhắc lại tên chữ
- HS lắng nghe
- HS làm cá nhân tìm chữ a rồi cài vào bảng cài. 
- HS giơ bảng 
- HS đọc tên chữ
* GV cho HS tìm chữ c trong bộ chữ
- GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng
- Cho học sinh nhắc lại tên chữ
* Cho HS làm việc cá nhân khoanh vào chữ a trong bài tập 5 VBT
- HS làm cá nhân tìm chữ c rồi cài vào bảng cài. 
- HS giơ bảng 
- HS đọc tên chữ
* Làm bài cá nhân
Tiết 3
- GV cho cả lớp đọc lại 2 trang vừa học
- HS đánh vần: cờ-a-ca
- HS đọc trơn ca
- HS nói lại tên các con vật, sự vật
2.4. Tập viết (Bảng con – BT 6)
a. Chuẩn bị.
- Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.
b. Làm mẫu.
- HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yc của GV
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường a, c cỡ vừa.
- GV chỉ bảng chữ a, c
- HS theo dõi
- HS đọc
- GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết :
+ Chữ c: Cao 2 li, rộng 1,5 li chỉ gồm 1 nét cong trái. Điểm đặt phấn dưới đường kẻ 3.
+ Chữ a: Cao 2 li, rộng 1,5 li, gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược. Điểm đặt bút dưới đường kẻ 3. Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên dòng kẻ 3 viết tiếp nét móc ngược sát nét cong kín đến dòng kẻ 2 thì dừng lại.
+ Tiếng ca: viết chữ c trước chữ a sau, chú ý nối giữa chữ c với chữ a.
- HS theo dõi
c. Thực hành viết
- Cho HS viết trên khoảng không
- Cho HS viết bảng con
- HS viết chữ c, a và tiếng ca lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ.
- HS viết bài cá nhân trên bảng con chữ c, a từ 2-3 lần
d. Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu HS giơ bảng con
- GV nhận xét
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- 3-4 HS giới thiệu bài trước lớp
- HS khác nhận xét
- Cho HS viết chữ ca
- GV nhận xét
- HS xóa bảng viết tiếng ca 2-3 lần
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- HS khác nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà làm lại BT5 cùng người thân, xem trước bài 2
- GV khuyến khích HS tập viết chữ c, a trên bảng con
- Lắng nghe
BÀI 2: cà, cá
I. MỤC TIÊU: 	
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết thanh huyền và dấu huyền, thanh sắc và dấu sắc. 
- Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cà, cá
- Nhìn hình minh họa, phát âm (hoặc được giáo viên hướng dẫn phát âm), tự tìm được tiếng có thanh huyền, thanh sắc. 
- Viết đúng các tiếng cà, cá (trên bảng con)
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, động vật.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ để HS làm BT 5
- Bảng con, phấn (bút dạ) để HS làm BT6 (tập viết)
- Vở Bài tập Tiếng Việt .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định
- Hát
- Kiểm tra bài cũ
+ GV viết lên bảng các chữ a, c và tiếng ca
- 2 - 3 HS đọc; cả lớp đọc đồng thanh
+ GV cho học sinh nhận xét 
- Giới thiệu bài
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ làm quen với 2 thanh của tiếng Việt là thanh huyền và thanh sắc; học đọc tiếng có thanh huyền, thanh sắc.
+ GV ghi từng chữ cà, nói: cá
+ GV ghi chữ cá, nói: cá
- Lắng nghe
- 4-5 em, cả lớp : “cà”
- Cá nhân, cả lớp : “cá”
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1. Khám phá (15 phút)
Mục tiêu: 
- Nhận biết thanh huyền và dấu huyền, thanh sắc và dấu sắc. 
- Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cà, cá
2.1 Dạy tiếng cà
- GV đưa tranh quả cà lên bảng. 
- HS quan sát
- Đây là quả gì?
- GV viết lên bảng tiếng cà
- GV chỉ tiếng cà 
- HS : Đây là quả cà.
- HS nhận biết tiếng cà
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: cà
* Phân tích
+ GV che dấu huyền ở tiếng cà rồi hỏi: Ai đọc được tiếng này?
- HS xung phong đọc: ca
- GV chỉ vào chữ cà, nói đây là một tiếng mới. So với tiếng ca thì tiếng này có gì khác?
- Đó là dấu huyền chỉ thanh huyền
- GV đọc : cà
- GV chỉ tiếng cà kết hợp hỏi: Tiếng cà gồm có những âm nào? Thanh nào?
- GV cho HS nhắc lại
- Cos thêm dấu “gạch ngang” trên đầu
- HS cá nhân – cả lớp : cà
- Tiếng cà gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước, âm a đứng sau, dấu huyền đặt trên a.
- HS cả lớp nhắc lại
* Đánh vần.
- Hôm trước, các em đã biết cách đánh vần tiếng ca: cờ-a-ca. Hôm nay, tiếng ca có thêm dấu huyền, ta đánh vần như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : cà
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: ca
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: huyền
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: cà.
- GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: ca-huyền-cà
- Bây giờ chúng ta gộp bước đánh vần tiếng ca với bước đánh vần tiếng cà làm một cho gọn. 
- HS: Ca- huyền- cà
- Quan sát và cùng làm với GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: ca-huyền-cà
- Cả lớp đánh vần: ca-huyền-cà.
- Lắng nghe
- GV giới thiệu mô hình tiếng cà
cà
c-a-ca-huyền-cà
c
à
- GV chỉ từng kí hiệu trong mô hình, đánh vần tiếng c-a-ca-huyền-cà
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) : c-a-ca-huyền-cà
2.1 Dạy tiếng cá
- GV đưa tranh con cá lên bảng. 
- HS quan sát
- Đây là con gì?
- GV viết lên bảng tiếng cá
- GV chỉ tiếng cá 
- HS : Đây là con cá
- HS nhận biết tiếng cá 
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: cá
* Phân tích
+ GV che dấu huyền ở tiếng cá rồi hỏi: Ai đọc được tiếng này?
- HS xung phong đọc: ca
- GV chỉ vào chữ cá, nói đây là một tiếng mới. So với tiếng ca thì tiếng này có gì khác?
- Đó là dấu sắc chỉ thanh sắc
- GV đọc : cá
- GV chỉ tiếng cà kết hợp hỏi: Tiếng cá gồm có những âm nào? Thanh nào?
- GV cho HS nhắc lại
- GV: Tiếng cá khác tiếng cà ở thanh gì?
- Cos thêm dấu trên đầu
- HS cá nhân – cả lớp : cá
- Tiếng cá gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước, âm a đứng sau, dấu sắc đặt trên a.
- HS cả lớp nhắc lại
- Tiếng cá có thanh sắc, tiếng cà có thanh huyền.
* Đánh vần.
- Hôm trước, các em đã biết cách đánh vần tiếng ca: cờ-a-ca. Hôm nay, tiếng ca có thêm dấu sắc, ta đánh vần như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : cá
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: ca
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: sắc
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: cá.
- GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: ca-sắc-cá
- Bây giờ chúng ta gộp bước đánh vần tiếng ca với bước đánh vần tiếng cá làm một cho gọn. 
- HS: Ca- sắc- cá
- Quan sát và cùng làm với GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: ca-sắc-cá
- Cả lớp đánh vần: ca-sắc-cá. 
- Lắng nghe
- GV giới thiệu mô hình tiếng cá
cá
c-a-ca-sắc-cá
c
á
- GV chỉ từng kí hiệu trong mô hình, đánh vần tiếng c-a-ca-sắc-cá
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) : c-a-ca-sắc-cá
* Củng cố: 
- Các em vừa học dấu mới là dấu gì?
- Các em vừa học các tiếng mới là tiếng gì?
- GV chỉ mô hình tiếng cà, cá
- Dấu huyền, dấu sắc 
- Tiếng cà, cá
- HS đánh vần, đọc trơn : c-a-ca-huyền-cà, c-a-ca-sắc-cá.
3. Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút)
* Mục tiêu: - Nhìn hình minh họa, phát âm (hoặc được giáo viên hướng dẫn phát âm), tự tìm được tiếng có thanh huyền, thanh sắc. 
3.1. Mở rộng vốn từ. (BT3: Đố em: Tiếng nào có thanh huyền?)
a. Xác định yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 8 (GV giơ sách mở trang 8 cho HS quan sát) rồi nói to tên các con vật, cây, sự vật có thanh huyền; nói nhỏ tên các con vật, cây, sự vật không có thanh huyền.
- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 8.
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng sự vật.
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.
- HS lần lượt nói tên từng con vật: cò, bò, nhà, thỏ, nho, gà
- HS lần lượt nói một vài vòng
d. Báo cáo kết quả.
- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : cò 
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói to: bò
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to: nhà
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói nhỏ: thỏ
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói nhỏ: nho
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to: gà 
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.
- HS báo cáo cá nhân
- GV cho HS làm bài vào vở Bài tập
- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có thanh huyền(Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)
- HS cả lớp nối hình với âm tương ứng.
- HS nói (bà, già, xò,...)
3.2. Mở rộng vốn từ. (BT3: Đố em: Tiếng nào có thanh sắc?)
a. Xác định yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 9 (GV giơ sách mở trang 9 cho HS quan sát) rồi vừa nói vừa vỗ tay tên các con vật, cây, sự vật có thanh sắc.
- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 9.
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng sự vật.
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.
- HS lần lượt nói tên từng con vật: bé, lá, cú, hổ, bóng, chó
- HS lần lượt nói một vài vòng
d. Báo cáo kết quả.
- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 vỗ tay nói : bé 
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 vỗ tay nói: lá
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 vỗ tay nói: cú
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 không vỗ tay nói: hổ
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 vỗ tay nói: bóng
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 vỗ tay nói: chó
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.
- HS báo cáo cá nhân
- GV cho HS làm bài vào vở Bài tập
- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có thanh sắc(Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)
- HS cả lớp nối hình với âm tương ứng.
- HS nói (cháo, đá, táo,...)
3.3. Ghép chữ.
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Tìm chữ và dấu trong bộ chữ, ghép 2 tiếng mới học: cà, cá
- 3-4 HS nhắc lại
- GV cho HS làm bài cá nhân
- GV yêu cầu HS giơ bảng cài- GV kiểm tra
- HS lần lượt ghép tiếng cà, tiếng cá/.
- HS giơ bảng sau mỗi lần cài
- GV nhận xét.
Tiết 2
3.4. Tìm hình ứng với mỗi tiếng (Bài tập 5)
a. Xác định yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu của bài tập : GV đưa lên bảng hình minh họa bài 5 và 3 thẻ chữ sắp xếp theo thứ tự bất kì.
- GV gọi 1 HS đọc
- Bài yêu cầu chúng ta gắn các thẻ chữ cà, cá, ca dưới mỗi hình tương ứng (ở trên bảng) hoặc nối hình với chữ tương ứng (vở BT).
- Học sinh theo dõi.
- HS đọc : cà, cá, ca
- Theo dõi
b. Thực hiện yêu cầu.
- GV chỉ từng thẻ chữ, mời HS đọc
- GV chỉ từng chữ theo thứ tự đảo lộn yêu cầu cả lớp đọc.
- GV cho HS làm bài vào vở BT
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đọc: cà, cá, ca
- HS cả lớp đọc
- Làm bài cá nhân
d. Báo cáo kết quả.
- GV gắn lên bảng lớp 2 bộ thẻ chữ và hình ảnh;
 - Mời 2 HS lên bảng thi gắn nhanh chữ với hình.
- GV cho cả lớp đọc lại kết quả
- HS quan sát và lắng nghe cách làm.
- 2 HS lên thi gắn chữ với hình
+ HS chỉ từng chữ, nói kết quả:
Hình 1-ca; Hình 2-cá; Hình 3-cà.
- HS đọc 2 lần
2.4. Tập viết (Bảng con – BT 6)
- Cho HS đọc các chữ mẫu cần viết trong bài tập 6
- HS đọc (cá nhân-tập thể) : cà, cá
a. Chuẩn bị.
- Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.
- HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yc của GV
b. Làm mẫu.
- GV viết bảng : cà, cá
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết:
- HS cả lớp đọc
- HS đọc
+ Dấu huyền: Nét xiên trái ngắn. Dấu sắc: viết nét xiên phải ngắn. Độ nghiêng của các dấu vừa phải; vị trí hai dấu đề nằm trong khoảng cách giữa ĐK 3 và ĐK 4.
+ Theo dõi viết mẫu
+ Tiếng cà : Viết chữ c (nét cong trái, cao 2 li); sau đó viết chữ a (2 li); đánh dấu huyền (nét xiên trái ngắn) trên chữ a. Chú ý nét nối giữa chữ c và a.
+ Tiếng cá: viết chữ c trước chữ a sau, dấu sắc (nét xiên phải ngắn) trên chữ a. Chú ý nối giữa chữ c với chữ a. 
- HS theo dõi
* Thực hành viết
- Cho HS viết trên khoảng không
- Cho học sinh viết cà, cá
- HS viết chữ cà, cá lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ.
- HS viết bài cá nhân trên bảng chữ cà, cá từ 2-3 lần.
d. Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu HS giơ bảng con
- GV nhận xét
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- 3-4 HS viết đúng đẹp giới thiệu bài trước lớp
- HS khác nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà đọc lại bài tập đọc cùng người thân, xem trước bài kể chuyện : Hai con dê
- GV khuyến khích HS tập viết chữ cà, cá trên bảng con
- Lắng nghe
TẬP VIẾT
cà, cá
I. MỤC TIÊU: 	
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Tô, viết đúng các tiếng cà, cá – chữ thường cỡ vừa đúng kiểu đều nét; viết đúng dấu sắc, dấu huyền, đặt dấu đúng vị trí, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập một. 
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài 
- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 6 (tập viết).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định
- Hát 
- Kiểm tra bài cũ
+ GV gọi học đọc các chữ đã học ở bài 2
- 2 HS đọc 
+ GV cho học sinh nhận xét bài đọc
- Giới thiệu bài:
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ tập tô và tập viết các chữ c, a các tiếng ca, cà, cá.
- Lắng nghe
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động . Khám phá (15 phút)
Mục tiêu: Tô, viết đúng các chữ c, a các tiếng ca, cà, cá – chữ thường cỡ vừa đúng kiểu đều nét, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
- GV treo bảng phụ các chữ, tiếng cần viết.
- GV yêu cầu học sinh đọc
- GV nhận xét
- HS quan sát
- HS đọc (Tập thể-nhóm-cá nhân) các chữ, tiếng và số.
- Gọi học sinh đọc c, a, ca, cà, cá
- 2 HS đọc
- Yêu cầu học sinh nói cách viết tiếng c, a, ca, cà, cá
- 2 HS nói cách viết
+ Tiếng ca : chữ c (cao 2 li) viết trước, chữ a (cao 2 li)viết sau. 
+ Tiếng cà : chữ c (cao 2 li) viết trước, chữ a (cao 2 li)viết sau, thêm dấu huyền trên a. 
+ Tiếng cá : chữ c (cao 2 li) viết trước, chữ a (cao 2 li)viết sau, thêm dấu sắc trên a.
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng tiếng, vừa nói lại quy trình viết.
* Chú ý cho HS nối nét giữa c và a.
- Theo dõi, nhắc lại
3. Hoạt động luyện tập (20 phút)
- Cho HS mở vở Luyện viết 1, tập 1
- HS mở vở theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng.
- HS theo dõi làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- GV cho HS tập tô, tập viết các chữ c, a, ca, cà, cá
- HS viết bài cá nhân
- GV theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ HS yếu. Khuyến khích HS khá, giỏi viết hoàn thành phần Luyện tập thêm.
- GV chấm 1 số bài của HS
- GV nhận xét, chữa bài, tuyên dương bạn viết đẹp.
- HS theo dõi
3. Hoạt động nối tiếp (2 phút):
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà cùng người thân viết lại các chữ hôm nay vừa viết, xem trước bài 3
- Lắng nghe
BÀI 3: KỂ CHUYỆN
Hai con dê
 I. MỤC TIÊU: 	
1. Phát triển các năng lực đặc thù 
1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.
- Nhìn tranh ( không cần GV hỏi), có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
1.2. Phát triển năng lực văn học.
- Nhận biết và đánh giá được tính cách hai nhân vật dê đen và dê trắng.
- Hiểu lời khuyện của câu chuyện : Phải biết nhường nhịn nhau, tranh giành, đánh nhau thì sẽ có kết quả đáng buồn.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Chăm chú lắng nghe, trả lời câu hỏi một cách tự tin.
- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu để chiếu tranh minh họa chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định
- Hát
- Giới thiệu bài:
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ được nghe kể câu chuyện : Hai con dê. 
- Lắng nghe
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1. Khám phá (10 phút)
Mục tiêu: Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. Nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (5 phút)
1.1. Quan sát và phỏng đoán
- GV chiếu lên bảng 6 tranh minh họa.
- GV giới thiệu tên truyện: Hai con dê
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- Các em xem tranh và nói tên các con vật trong tranh.
- GV hãy thử đoán nội dung truyện.
- GV HD HS : Để đoán đúng các em xem tranh1, 3, Hai con dê làm gì? Ở tranh 4 thì hai con dê bị sao?
- HS quan sát chia sẻ theo cặp
- HS đoán ND : Hai con dê muốn qua cầu/Hai con dê rơi xuống suối.
1.2. Giới thiệu truyện.
- GV giới thiệu : Hôm nay, các em sẽ được nghe kể câu chuyện về hai con dê (dê đen và dê trắng) khi chúng cùng muốn đi qua 1 chiếc cầu hẹp bắc ngang dòng suối nhỏ. Điều gì đã xảy ra với chúng? Các em hãy lắng nghe câu chuyện.
- GV bật đoạn clip kể chuyện Hai con dê trong phần học liệu
- HS lắng nghe giới thiệu
- HS lắng nghe
- GV kể từng đoạn với giọng diễn cảm: đoạn 1 kể với giọng khoan thai. Đoạn 2, 3 giọng kể thể hiện sự căng t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_chuong_trinh_ca_nam_bo_sach_canh_di.docx