Giáo án môn Toán Lớp 1, Tuần 30 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Đồng
Tiết: .
XEM GIỜ ĐÚNG TRÊN ĐỒNG HỒ ( tiết 1), trang 72 + 73
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Đọc được giờ đúng trên đồng hồ.
2. Phát triển năng lực:
- Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, quan sát tranh.
- Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 2, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cách xem đồng hồ học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi trả lời cho bài toán.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
TUẦN 30 Tiết: . XEM GIỜ ĐÚNG TRÊN ĐỒNG HỒ ( tiết 1), trang 72 + 73 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. - Đọc được giờ đúng trên đồng hồ. 2. Phát triển năng lực: - Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, quan sát tranh. - Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 2, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề. -Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cách xem đồng hồ học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. - Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi trả lời cho bài toán. 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Mô hình đồng hồ, hoặc đồng hồ thật. Tranh vẽ đồng hồ đúng. HS: Đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy - học: TIẾT 1 Thờigian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4 phút 11 phút 20 phút 5 phút Hoạt động 1: Khởi động: - Hát bài hát: Đồng hồ báo thức - Bài hát nói về cái gì? Đồng hồ dùng để làm gì? - Chúng ta xem giờ để làm gì? - Thời gian có cần thiết đối với con người không? - GVNX, giáo dục HS biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi) 2. Khám phá: - GV hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi + Em thức dậy vào mỗi buổi sáng lúc mấy giờ? + Bố mẹ đưa em đi học lúc mấy giờ? + Em tan học lúc mấy giờ? - GV nhận xét, kết luận. - GV cho HS giới thiệu chiếc đồng hồ. Và hỏi: + Mặt đồng hồ có bao nhiêu số? Từ số bao nhiêu đến số bao nhiêu? + Trên mặt đồng hồ ngoài các số còn xuất hiện gì? - GV nhận xét, giới thiệu về kim dài, kim ngắn: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. - Yêu cầu HS quan sát đồng hồ trong SHS (phần khám phá) và giới thiệu “Đồng hồ báo thức lúc 6 giờ.” - GV sử dụng thêm mô hình quay đúng 6 giờ. 3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Quan sát tranh thảo luận nhóm đôi để TLCH + Bạn làm gì? + Bạn làm việc đó lúc mấy giờ? - Gọi một số nhóm trả lời - Yêu cầu các HS khác nghe và nhận xét. - GV nhận xét và tuyên dương. - Yêu cầu HS đọc giờ đúng trên bức tranh. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Quan sát tranh để TLCH: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc giờ đúng ở mỗi chiếc đồng hồ. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài tập. - Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung bức tranh. - Chiếc đồng hồ bạn Mai cầm có gì đặc biệt? - Vậy lời của Nam nói có đúng? - Bạn Rô-bốt đã nói chiếc đồng hồ chỉ mấy giờ? - Theo em, bạn Rô-bốt nói đúng hay sai? + Yêu cầu HS thảo luận theo N2/1’. + Yêu cầu đại diện nhóm trả lời. + Gọi nhóm khác nhận xét. + GV nhận xét, kết luận: 4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Quay đồng hồ nhanh và đúng. - Cách chơi: GV đọc giờ đúng, HS lấy đồng hồ trong bộ đồ dùng để quay cho đúng giờ GV đọc. - GV tổ chức trò chơi. - HSNX – GV kết luận . - NX chung giờ học - dặn dò về nhà ôn lại cách xem giờ đúng. - Xem bài giờ sau. - Cả lớp hát. - Bài hát nói về cái đồng hồ. Đồng hồ dùng để xem thời gian. - Chúng ta xem giờ để biết thời gian. - Thời gian rất cần thiết đối với con người. - HSNX (Đúng hoặc sai). - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. - Em thức dậy vào mỗi buổi sáng lúc 6, (7) giờ - Bố mẹ đưa em đi học lúc 6 giờ, (13 giờ), - Em tan học lúc 11 giờ, (5 giờ) - HS quan sát đồng hồ. - Mặt đồng hồ có 12 số. Từ số 1 đến số 12 - Trên mặt đồng hồ ngoài các số còn xuất hiện các kim. - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh - HS quan sát cách GV quay đồng hồ. - HS đọc yêu cầu BT. - Hs quan sát tranh và TLCH: - HS trả lời. a) Học bài lúc 9 giờ b) Ăn trưa lúc 11 giờ c) Chơi đá bóng lúc 5 giờ. d) Đi ngủ lúc 10 giờ. - HS nghe và nhận xét. - HS nghe. - HS đọc ĐT. - HS đọc yêu cầu BT. - Hs quan sát tranh và TLCH: - HS nối tiếp trả lời: 1 giờ, 3 giờ, 5 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 8 giờ. - HS nhận xét. - 2 HS đọc. - HS quan sát và trả lời. - 2 HS trả lời: Kim ngắn và kim dài trùng nhau. - HS trả lời: Đúng - Bạn Rô-bốt đã nói chiếc đồng hồ chỉ 12 giờ. - HS thảo luận theo N2/1’. - Đại diện vài nhóm trả lời Rô-bốt nói đúng. - HS nhận xét. - HS nghe. - HS tham gia trò chơi. Tiết: . XEM GIỜ ĐÚNG TRÊN ĐỒNG HỒ ( tiết 2), trang 74 + 75 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. - Đọc được giờ đúng trên đồng hồ. 2. Phát triển năng lực: - Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 2, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề. -Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cách xem đồng hồ học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. - Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi trả lời cho bài toán. 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Mô hình đồng hồ, hoặc đồng hồ thật. Tranh vẽ đồng hồ đúng. HS: Đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy - học: TIẾT 1 Thờigian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4 phút 26 phút 5 phút Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Bắn tên - Trả lời đồng hồ đúng khi được gọi đến tên mình. - GVNX 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi) 2. Luyện tập: Bài 1: - GV nêu bài toán như SGK. - Yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi theo nhóm đôi: + Bạn đang làm gì? + Chiếc đồng hồ mỗi bạn đang cầm chỉ mấy giờ? - Yêu cầu HS đọc lại hai câu hỏi trong bài - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - HS nghe và nhận xét. - Yêu cầu HS đọc giờ đúng trên bức tranh. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Quan sát tranh và mô tả về các con vật trong mỗi bức tranh. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau trả lời đúng giờ ngủ của mỗi con vật. - Yêu cầu các HS khác nghe và nhận xét. - GV nhận xét và tuyên dương. - GV hỏi thêm: + Con vật nào đi ngủ muộn nhất? + Em thường đi ngủ lúc mấy giờ? + Chúng ta nên đi ngủ lúc mấy giờ? - Yêu cầu HS đọc giờ đúng trên bức tranh. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Trò chơi: Đi công viên - Cách chơi: HS đi chơi công viên và cùng nhau xem thời gian để xem được các tiết mục có trong công viên. *Ví dụ: Khi GV đọc tiết mục: Ảo thuật, thì HS lấy đồng hồ ở bộ đồ dùng của mình xoay đúng giờ. Sau đó yêu cầu HS đọc giờ. - GV tổ chức trò chơi. - HSNX – GV kết luận . 3. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Quay đồng hồ nhanh và đúng. - Cách chơi: GV đọc giờ đúng, HS lấy đồng hồ trong bộ đồ dùng để quay cho đúng giờ GV đọc.. - GV tổ chức trò chơi. - HSNX – GV kết luận . - NX chung giờ học - dặn dò về nhà ôn lại cách xem giờ đúng. - Xem bài giờ sau. - Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HSNX (Đúng hoặc sai). - 3 HS đọc. - HS quan sát và TLCH theo nhóm: + Các bạn đang ngồi, đứng, cúi, + 3 giờ, 9 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ. - HS đọc (CN – ĐT). - HS trả lời. - HS nhận xét. - HS đọc ĐT. - HS đọc yêu cầu BT. - Hs quan sát tranh và về các con vật trong mỗi bức tranh. - HS nối tiếp trả lời. - HS nghe và nhận xét. - HS nghe. - HS nghe và trả lời - HS đọc ĐT. - HS đọc yêu cầu BT. - HS nghe. - HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe. - HS tham gia trò chơi. _____________________________________________ Tiết: . CÁC NGÀY TRONG TUẦN ( tiết 1), trang 76 + 77 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được các ngày trong một tuần lễ, một tuần lễ có 7 ngày. - Bước đầu làm quen và hiểu các khái niệm “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”. 2. Phát triển năng lực: - Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát. - Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. - Xác định cách thức giải quyết vấn đề. - Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề. 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Các bông hoa (BT3), chiếc đồng hồ (HĐ 4). HS: Đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy - học: TIẾT 1 Thờigian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4 phút 11 phút 15 phút 5 phút Hoạt động 1: Khởi động: Hát bài : Cả tuần đều ngoan. - Các em vừa thể hiện xong bài hát gì? - Trong bài hát có những ngày nào ? - Và trong những ngày đó bé đi học như thế nào ? - GVNX 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi) 2. Khám phá: Bài 1: - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để TLHC: + Trong tuần em đi học vào những ngày nào ? + Em được nghỉ học những ngày nào? - Gọi một số cặp đứng tại chỗ hỏi và trả lời. - Nhóm khác nghe và nhận xét. - GV giới thiệu cho HS về các ngày trong một tuần lễ. - Vào các ngày cụ thể (thứ hai, thứ ba, .) em đã làm những gì? Các hoạt động của mình có giống hoạt động của các bạn trong tranh không? - GV kết luận: + Một tuần lễ có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. + Thứ hai là ngày đầu tuần, chủ nhật là ngày cuối tuần. - GV giới thiệu về hôm nay, ngày mai và hôm qua. + Lấy ngày hôm nay làm mốc. + Ngày sau ngày hôm nay là ngày mai. + Ngày trước là ngày hôm nay là hôm qua. - GV hỏi HS về buổi học ngày hôm nay, và gợi ý hướng dẫn HS xác định về ngày mai, hôm qua. 3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Quan sát tranh. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để mô tả trạng thái của cây đậu thần qua từng ngày. - Yêu cầu các nhóm khác nghe và nhận xét. - Cây đậu thần của bạn Rô-bôt nảy mầm vào ngày nào trong tuần? - Cây đậu thần của bạn Rô-bôt ra hoa vào ngày nào trong tuần? - GV nhận xét và tuyên dương. - GV giáo dục HS về việc trồng và chăm sóc cây. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Quan sát tranh và mô tả bức tranh để thấy được sự thay đổi của cây theo từng ngày. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để tìm ngày còn thiếu. - Gọi đại diện nhóm trả lời. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, sửa sai (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án đúng: Thứ ba, thứ năm. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Trò chơi: Tiếp sức - Cách chơi: GV chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm có 4 HS. HS lần lượt nối tiếp nhau lên bảng viết đúng thứ vào những dấu hỏi chấm trên mỗi bông hoa. Trong thời gian 2 phút nhóm nào làm đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. - Phần thưởng: Nhóm thắng sẽ được nhóm thua cuộc hát tặng một bài hát. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên tham gia trò chơi. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Chiếc đồng hồ kì diệu - Cách chơi: Đọc các thứ trong tuần, GV cho HS quay chiếc đồng hồ cho đến khi chiếc đồng hồ dừng lại và kim chỉ vào thứ mấy HS sẽ đọc to thứ đó lên. - GV tổ chức trò chơi. - HSNX – GV kết luận. - NX chung giờ học - dặn dò về nhà ôn lại bài. - Xem bài giờ sau. - HS hát - HS nghe và trả lời câu hỏi. - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm đôi. - Trong tuần em đi học vào những ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu. - Em được nghỉ học những ngày thứ bảy, chủ nhật. - Đại diện nhóm trả lời. - HS nhận xét. - HS nghe. - HS TLCH. - HS lắng nghe. - HS nghe. - HS nghe và trả lời - HS đọc yêu cầu BT. - Hs quan sát tranh. - HS thảo luận nhóm 2 và mô tả trạng thái của cây đậu thần qua từng ngày. - Các nhóm khác nghe và NX. - Cây đậu thần của bạn Rô-bôt nảy mầm vào ngày thứ hai trong tuần. - Cây đậu thần của bạn Rô-bôt ra hoa vào ngày thứ sáu trong tuần. - HS nghe. - 2 HS đọc. - HS quan sát và trả lời cá nhân - HS thảo luận nhóm 2 để tìm ngày còn thiếu. - Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc. - Đọc tên các ngày còn thiếu trên mỗi bông hoa. - HS nghe luật chơi. - HS tham gia trò chơi. - HS nghe. - HS tham gia chơi.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_1_tuan_30_nam_hoc_2021_2022_truong_tieu.docx