Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Ôn tập cuối năm (Tiết 5)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
- Số và phép tính :
+ Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100
+ Sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số:
• Phân loại nhóm các đồ vật theo các tiêu chí: hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng.
• Tìm thành phần chưa biết (trong mô hình tắt – gộp số).
+ Thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100.
+ Tính toán với các trường hợp có hai dấu phép tính (cộng, trừ)
+ Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể
+ Giải toán có lời văn.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV.
Môn: TOÁN Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM ( Tiết 5) I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập - Số và phép tính : + Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100 + Sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số: Phân loại nhóm các đồ vật theo các tiêu chí: hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng. Tìm thành phần chưa biết (trong mô hình tắt – gộp số). + Thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100. + Tính toán với các trường hợp có hai dấu phép tính (cộng, trừ) + Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể + Giải toán có lời văn. Năng lực: Năng lực chung: Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. Năng lực đặc thù: - Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, mô hình toán học, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập. - Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu. Phẩm chất: - Biết giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gang, ngăn nắp. Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - GV: Hình vẽ cho các bài tập số 12 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 5 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: (3 phút) - Cho cả lớp hát bài “ Lý cây xanh ”. -GV chuyển ý giới thiệu bài - Cả lớp hát. - Chú ý lắng nghe và ghi tựa 2. Ôn tập: 2.1. Mục tiêu: Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể. 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh. 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập. Bài 12 Tìm hiểu bài: -Có 4 chồng gạch được xếp như hình vẽ. Các viên gạch màu đậm đã có số, các viên gạch màu nhạt chưa có số. -Yêu cầu của bài là gì ? -GV yêu cầu HS chia nhóm 4 thảo luận, tìm quy luật xếp gạch. -GV yêu cầu các nhóm thực hiện. - GV sửa bài( dùng chồng gạch thứ nhất minh họa). * Các số trong 3 viên gạch này có liên quan với nhau không ? -Giống sơ đồ tách – gộp số. -Cộng 2 số dưới thì được số trên. -GV lưu ý HS chỉ có 3 viên gạch sắp xếp như vậy (viên gạch hàng trên nằm giữa hai viên hàng dưới) thì mới giống sơ đồ tách - gộp số. + GV dùng tay che một trong 3 ô, HS nói cách tìm số bị che dựa vào 2 số không che. + Yêu cầu cả lớp kiểm tra bài đã làm của các nhóm trên bảng. Bài 13 GV nhắc lại trình tự làm ( Bài 4 SGK trang 176). -GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân -GV theo dõi sửa bài, dẫn dắt theo trình tự. -HS: Tìm số cho các viên gạch màu nhạt. -HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày trước lớp. -HS trả lời theo nhiều cách -HS làm việc cá nhân 3 Củng cố- dặn dò: ( 2 phút) GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài tiết sau.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_bai_on_tap_cuoi_nam_tiet_5.docx