Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau (2 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau (2 tiết) - Năm học 2021-2022

Bài 3: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU (2 tiết)

Thời gian thực hiện: Từ ngày 4/10/2021 đến 6/10/2021

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức, kĩ năng

- YCCĐ1. Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau

- YCCĐ2. So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sứ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng.

2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực

- YCCĐ3. So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bài giảng Powerpoint.

- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.

 

docx 4 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 11712
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau (2 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN TOÁN; LỚP: 1A3
CHỦ ĐỀ 1: CÁC SỐ TỪ 0 ĐẾN 10
 Bài 3: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU (2 tiết)
Thời gian thực hiện: Từ ngày 4/10/2021 đến 6/10/2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kĩ năng
- YCCĐ1. Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
- YCCĐ2. So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sứ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng.
2. Về biểu hiện phẩm chất, năng lực 
- YCCĐ3. So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
- GV: Bài giảng Powerpoint.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho HS trước khi vào học bài mới.
 Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Tổ chức trò chơi “Kết bạn”, chia lớp thành 3 nhóm để chơi. 
- Nhận xét, tuyên dương
- Tham gia trò chơi, nhắc lại các số từ 0 đến 10 đã được học.
- Lắng nghe, thực hiện
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Khám phá (10-15 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3.
PP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp.
HTTC: cá nhân, cặp, nhóm, cả lớp
- Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch?
- Các em thấy ếch ngồi trên lá chưa?
- GV chiếu tranh cho HS quan sát và hỏi:
+ Trong tranh có đủ lá cho ếch ngồi không?
+ Vậy số ếch có nhiều hơn số lá không?
+ Số ếch có ít hơn số lá không?
+ Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú ếch nối và mấy chiếc lá không?
GV giải thích cứ một chú ếch nối với một chiếc lá.
+ Có đủ lá để nối với ếch không?
- Kết luận. Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá sen nhưng thừa ếch, vậy: 
Số ếch nhiều hơn số lá sen. Số lá sen ít hơn số ếch”
- GV lặp lại với minh hoạ thứ hai về thỏ và cà rốt, có thể mở đầu bằng câu hỏi:
“Đố các em, thỏ thích ăn gì nào?”. 
- GV treo tranh và hướng dãn HS tương tự như tranh 1.
- Với ví dụ thứ hai, GV có thể giới thiệu thêm cho các em “Khi nối thỏ với cà rốt cả hai đều được nối hết nên chúng bằng nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Trả lời
- Trả lời
- Không đủ
- Nhiều hơn
- Số ếch nhiều hơn 
- 2 chú ếch với 2 chiếc lá
- Không đủ.
- HS lắng nghe, nhắc lại, cá 
nhân, đồng thanh nhóm, cả lớp.
- HS nhắc lại
- HS quan sát tranh và trả lời.
- HS trả lời
- HS lắng nghe, nhắc lại, cá 
nhân, đồng thanh nhóm, cả lớp.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động luyện tập thực hành (20-25 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Thảo luận, trực quan, vận dụng
HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp,
*Bài 1. Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn? 
- Chiếu tranh và nêu YC bài toán.
- GV hướng dẫn HD ghép cặp mỗi bông hoa với một con bướm, sau đó hỏi HS:
+ Bướm còn thừa hay hoa còn thừa?
+ Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn? 
- GV nhận xét, kết luận.
- HS nhắc lại yêu cầu bài toán, đồng thanh cả lớp.
- HS thực hiện .
- Bướm còn thừa.
- Số bướm nhiều hơn, (số hoa ít hơn)
- HS lắng nghe, ghi nhớ
*Bài 2. Câu nào đúng?
- GV treo tranh và nêu yêu cầu bài toán.
+ Số ổ cắm nhiều hơn số đồ vật
+ Số đồ vật nhiều hơn số ổ cắm.
- GV kết luận, nhận xét.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Số ổ cắm nhiều hơn số đồ vật.
- Số đồ vật ít hơn số đồ cắm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
*Bài 3. Câu nào đúng, Gv treo tranh và nêu yêu cầu bài tập.
a) Số chim nhiều hơn số cá.
b) Số chim bằng số cá.
c) Số cá ít hơn số mèo.
GV hướng dẫn HS ghép cặp.
+ Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với con cá nó ngậm trong mỏ; 
+ Với chú chim đang lao xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến;
+ Với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó đang giật từ cần câu. 
+ Có thể làm tương tự cho mèo với cá để xác định tính đúng sai cho câu c.
- GV kết luận nhận xét
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS nhắc lại y/c bài học
- Một con chím với 1 con cá.
- Một con chim lao xuống bắt cá.
- Một con chim đang giật con cá từ cần câu.
- HS HS tìm ra câu đúng trong câu a và b
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.
- Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
TIẾT 2. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (3 -5 phút)
Mục tiêu (MT): Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.
 Phương pháp (PP): Trò chơi
Hình thức tổ chức (HTTC): Cả lớp
- Yêu cầu HS chia nhóm. Chơi theo nhóm, gọi số HS theo nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
- Nhận xét, tuyên dương
- Tham gia trò chơi, nhắc lại nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
- Lắng nghe, thực hiện
2. Hoạt động luyện tập thực hành (25-30 phút)
MT: YCCĐ 1, 2, 3
PP: Thảo luận, thực hành, vận dụng
HTTC: Cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp,
*Bài 1. Câu nào đúng ?
- Hướng dẫn yêu cầu bài tập
- Số sâu nhiều hơn số lá, hay số lá nhiều hơn số sâu.
GV HD HS ghép lá dâu với con tằm gần nó nhất.
Sau khi ghép HS đưa ra kết quả đúng.
KL. Vậy số con tằm ít hơn số lá dâu (lá dâu nhiều hơn con tằm).
- GV nhận xét, kết luận.
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Số con tằm ít hơn số lá.
- Số lá nhiều hơn số con tằm.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Bài 2. Số nấm nhiều hơn hay số nhím nhiều hơn?
- Chiếu tranh và hướng dẫn học sinh thực hiện
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Số nấm nhiều hơn con nhím
- Lắng nghe, ghi nhớ
*Bài 3. Cho thêm cà rốt để
a) Số cà rốt bằng số bắp cải.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, đưa ra đáp án đúng.
- Để số củ cà rốt bằng số bắp cải chúng ta chọn phương án nào?
b) Số cà rốt nhiều hơn số bắp cải.
- Hướng dẫn HS quan sát, đưa ra phương án đúng.
- Để số củ cà rốt nhiều hơn số bắp cải chúng ta chọn phương án nào?
- GV nhận xét, kêt luận
- HS lắng nghe và thực hiện
- Quan sát tranh
- Đáp án a
- Quan sát tranh
- Đáp án b
- HS lắng nghe, ghi nhớ
*Bài 4. Câu nào đúng, Gv treo tranh và nêu yêu cầu bài tập.
a) Số chim nhiều hơn số cá.
b) Số chim bằng số cá.
c) Số cá ít hơn số mèo.
GV hướng dẫn HS ghép cặp.
+ Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với con cá nó ngậm trong mỏ; 
+ Với chú chim đang lao xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến;
+ Với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó đang giật từ cần câu. 
+ Có thể làm tương tự cho mèo với cá để xác định tính đúng sai cho câu c.
- GV kết luận nhận xét
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS nhắc lại y/c bài học
- Thảo luận, chia sẻ
- Một con chím với 1 con cá.
- Một con chim lao xuống bắt cá.
- Một con chim đang giật con cá từ cần câu.
- HS HS tìm ra câu đúng trong câu a và b
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
4. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.
- Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
- Thực hiện cùng người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
- 
- 
- 
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3.docx