Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

A. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng và rõ ràng bài Phòng bệnh.

- Biết được cách phòng một số loại bệnh thường gặp; trả lời được câu hỏi về nội dung cơ bản và một số chi tiết trong bài đọc; đặt và trả lời được câu hỏi về những vệc đã làm để cơ thể khỏe mạnh; viết được câu về việc tiêm phòng.

- Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn, điền đúng c/k, g/gh, ng/ ngh, vào chỗ trống.

- Nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe, tự chăm sóc bản thân.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV: - Bảng nhóm (số lượng bảng tương ứng số nhóm trong lớp).

 - Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.158.

HS: Vở BT, SGK

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG

 

docx 9 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 4581
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35 (ÔN TẬP)
PHÒNG BỆNH
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS: 
- Đọc đúng và rõ ràng bài Phòng bệnh.
- Biết được cách phòng một số loại bệnh thường gặp; trả lời được câu hỏi về nội dung cơ bản và một số chi tiết trong bài đọc; đặt và trả lời được câu hỏi về những vệc đã làm để cơ thể khỏe mạnh; viết được câu về việc tiêm phòng.
- Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn, điền đúng c/k, g/gh, ng/ ngh, vào chỗ trống.
- Nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe, tự chăm sóc bản thân. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: - Bảng nhóm (số lượng bảng tương ứng số nhóm trong lớp). 
 - Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.158.
HS: Vở BT, SGK
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS cả lớp chia nhóm, chơi trò chơi: Thi tìm từ. GV là quản trò.
 Cách chơi: Mỗi nhóm lần lượt tìm và nói nhanh những từ ngữ chỉ thiên nhiên (mái, đồi, cát, biển, mura, gió, sấm chớp, trái đất, mặt trời, mặt trăng, sao, cầu vồng, strong, hoa, cỏ, cây...). Hai nhóm luân phiên kể nhanh, nhóm nào kể chậm là mất lượt.
- GV: Chúng ta thường phải phòng những bệnh nào?
- GV giới thiệu bài.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
Đọc thành tiếng
- MT: Đọc đúng và rõ ràng bài Phòng bệnh.
- GV đọc mẫu toàn bài .Giọng đọc chậm rãi, rành mạch, rõ ràng. 
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + MB: nên
+ MN: nguyên nhân, tiêm phòng, khẩu trang.
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. 
+ Vi rút/ là nguyên nhân gây ra một số bệnh thường gặp như;/cúm,/sởi,/đau mắt đỏ,/tay chân miệng.//
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: đọc cá nhân, đọc nối tiếp, đọc tiếp sức. 
- HS cả lớp chơi trò chơi: Thi tìm từ.
- Bệnh đau mắt, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh Covid -19 
- HS đọc nhẩm bài đọc. 
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
 - HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc các từ mới: vi rút (một loại sinh vật vô cùng nhỏ, gây bệnh cho người); tiêm phòng (tiêm để phòng bệnh).
- HS đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tổ hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
 - HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 
- GV nêu lần lượt các câu hỏi:
 + Bài đọc viết về việc gì?
2. Nói tiếp nối để trả lời:
+ Để phòng tránh các bệnh thường gặp, ta phải làm gì?
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Nói và nghe
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi trả lời câu hỏi: 
 Bạn đã làm gì để cơ thể khỏe mạnh?
- Nhận xét, tuyên dương cặp nào trả lời đúng và tự tin. 
4. Viết: Hoàn thành câu: Em đã tiêm phong bệnh...
- GV hướng dẫn: Cần điền tên một loại bệnh vào chỗ trống. Cần ghi dấu chấm kết thúc câu. 
Nhận xét xem cậu đã đủ ý, đúng chính tả, đủ dấu chấm câu chưa. 
Ví dụ:
 + Em đã tiêm phong bệnh cúm.
+ Em đã tiêm phong bệnh tay chân miệng. 
4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực. 
- GV: Nhắc HS về nhà thực hiện những điều được nói đến trong bài để phòng bệnh.
- HS thảo luận nhóm, nêu yêu cầu của bài, đọc kĩ những từ được cho trước để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp: .
+ Cách phòng một số loại bệnh thường gặp.
+ Làm thế nào để phòng bệnh.
- Hs đọc thầm các mục 1, 2, 3, 4, 5trong bài đọc để nối tiếp trả lời:
+ Tiêm phòng đầy đủ.
+ tập thể dục.
+ Ăn uống khoa học.
+ Giữ vệ sinh cá nhân.
+ Đeo khẩu trang khi gần người bệnh.
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi:
+ Mình tập thể dục.
+ Ăn uống khoa học.
+ Giữ vệ sinh cá nhân.
+ Đeo khẩu trang khi gần người bệnh...
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS Làm bài vào vở BT
- Hs đổi vở kiểm tra bài của bạn.
- Một số Hs đọc câu văn vừa viết trước lớp.
- HS khác nhận xét bài của bạn.
- Lắng nghe, thực hiện.
TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nghe - viết
MT: Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn
- GV đọc to một lần đoạn văn trong bài. 
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở.
- GV đọc chậm cho HS soát bài.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có)
2. Chọn: c/k, g/gh, ng/ ngh?
MT: Điền đúng c/k, g/gh, ng/ ngh, vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: cá kình, cửa sông
 gan dạ, thác ghềnh
 nghề nông, bạt ngàn.
+ Tại sao em điền k( gh, ngh)?
3. Củng cố
+ Khi nào viết với k( gh, ngh)?
- Nhận xét tiết học.
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: hoạt bát, bầu trời. 
 - HS nghe – viết vào vở Chính tả. 
- HS viết xong, đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
-HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- 1 số HS lên bảng làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
+ Khi nó kết hợp với e, ê, i
GỬI LỜI CHÀO LỚP MỘT
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS: 
- Đọc đúng và rõ ràng bài Gửi lời chào lớp Một.
- Cảm nhận được niềm vui, tình cảm lưu luyến của bạn nhỏ với cô giáo và cc đồ vật trong lớp trong ngày chia tay lớp Một; tìm được những hình ảnh xuất hiện trong bài thơ; tìm được lời hứa của bạn nhỏ; nói và đáp được lời chào tạm biệt; viết tiếp được một câu hứa.
- Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn, điền đúng d/gi, iêu/yêu, vào chỗ trống.
- Bước đầu hình thành được tình yêu trường lớp.. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: - Bảng nhóm (số lượng bảng tương ứng số nhóm trong lớp). 
 - Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.160.
HS: Vở BT, SGK
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS cả lớp chia nhóm, chơi trò chơi: Thi tìm từ. GV là quản trò.
 Cách chơi: Mỗi nhóm lần lượt tìm và nói nhanh những từ ngữ nói về trường, lớp của em. Hai nhóm luân phiên kể nhanh, nhóm nào kể chậm là mất lượt.
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 
Cô giáo và các bạn nhỏ đang làm gì?
- GV giới thiệu bài.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
Đọc thành tiếng
- MT: Đọc đúng và rõ ràng bài Gửi lời chào lớp Một.
- GV đọc mẫu toàn bài .Giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm. 
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: năm trước,tiến bước, chia tay..
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp hướng dẫn HS ngắt nhịp trong câu thơ.
Lớp Một ơi!/ Lớp Một!//
Đón em vào năm trước//
 Nay giờ phút chia tay//
Gửi lời chào tiến bước!//
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: đọc cá nhân, đọc nối tiếp, đọc tiếp sức. 
- HS cả lớp chơi trò chơi: Thi tìm từ.
- Chào tạm biệt
- HS đọc nhẩm bài đọc. 
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
 - HS đọc các từ ngữ khó đọc . 
- HS đọc các từ mới: tiến bước ( Ý nói các bạn nhỏ học xong lớp Một, tiếp tục lên lớp Hai).
- HS đọc tiếp nối từng câu thơ trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tổ hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
 - HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 
- GV nêu lần lượt các câu hỏi:
 + Bạn nhỏ chào những gì?
+ Bạn nhỏ hứa điều gì với cô giáo?
2. Nói và nghe: Nói hai câu chào tạm biệt phù hợp với mỗi tranh.
- GV cho HS quan sát tranh A và câu mẫu: 
+ Tranh A vẽ cảnh gì?
+ Bạn nhỏ trong tranh chào tạm biệt mẹ thế nào?
- GV cho HS làm việc nhóm đôi quan sát bức tranh B và C, nói lời chào tạm biệt cho phù hợp.
- Nhận xét, tuyên dương cặp nào trả lời đúng và tự tin. 
3. Viết: Viết tiếp câu trả lời ở bài tập 2 vào vở: Bạn nhỏ hứa sẽ...
- GV hướng dẫn Hs làm bài. Chú ý nhăc HS cần ghi dấu chấm kết thúc câu. 
Nhận xét xem cậu đã đủ ý, đúng chính tả, đủ dấu chấm câu chưa. 
Ví dụ:
 + Bạn nhỏ hứa sẽ làm theo lời cô dạy.
4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực. 
- GV: Nhắc HS về viết lời chào tạm biệt và lời hứa của em trên tấm thiệp để gửi cho thầy cô dạy em lớp Một.
- HS thảo luận nhóm, nêu yêu cầu của bài, quan sát từng tranh để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp: .
+ Bạn nhỏ chào bảng đen, cửa sổ và chỗ ngồi thân quen.
- HS thảo luận theo cặp, đọc thầm khổ thơ thứ ba để trả lời.
- Một số em trả lời trước lớp: Bạn nhỏ hứa làm theo lời cô dạy để cô luôn ở bên.
- Bạn nhỏ chào tạm biệt mẹ để vào trường.
- Con chào mẹ! Con vào lớp ạ.
- HS thảo luận theo cặp nói :
Tranh B: Chào cậu, tớ về nhé. Mai gặp lại.
Tranh C: Cháu chào ông bà, cháu về ạ! Hẹn gặp lại ông bà.
- Một số cặp trình bày trước lớp.
Hs đọc câu cần điền
- HS Làm bài vào vở BT
- Hs đổi vở kiểm tra bài của bạn.
- Một số Hs đọc câu văn vừa viết trước lớp.
- HS khác nhận xét bài của bạn.
- Lắng nghe, thực hiện.
TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nghe - viết
MT: Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn
- GV đọc to một lần đoạn văn trong bài. 
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở.
- GV đọc chậm cho HS soát bài.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có)
2. Chọn d hay gi?
MT: Điền đúng d/gi vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: đại dương, giương buồm
3. Chọn iêu hay yêu?
MT: Điền đúng iêu/ yêu vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: Chiêu chiều, bà đến trường đón bé. Bé yêu bà lắm.
+ Tại sao em điền yêu?
3. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: dìu dắt, ghi nhớ. 
 - HS nghe – viết vào vở Chính tả. 
- HS viết xong, đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
-HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- 1 số HS lên bảng làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
- HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- 1 số HS lên bảng làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
- HS đọc lại bài làm.
ĐỌC MỞ RỘNG (2 tiết)
I. MỤC TIÊU : HS tìm đọc : 
- Một vài bài ca dao hoặc một bài thơ về quê hương, đất nước.
- Một đoạn văn về cảnh thiên nhiên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Tìm kiếm nguồn Đọc mở rộng
1.1 Tìm kiếm một vài bài ca dao hoặc một bài thơ về quê hương, đất nước.
 - GV và HS tham khảo một số nguồn Đọc mở rộng như sau: 
- Nhiều tác giả( 2012). Tuyển chọn các bài thơ, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non theo chủ đề Quê hương- Đất nước, NXB giáo dục.
- Nhiều tác giả( 2017). Thơ cho tiếu nhi, NXB văn học.
2.2 Tìm kiếm một đoạn văn về cảnh thiên nhiên
- GV và HS tham khảo một số nguồn Đọc mở rộng như sau: 
- Thân Phương Thu( 2017). Chuồn chuồn bay cao, NXB Kim Đồng.
- Đông Tâm, Minh Thuận dịch( 2019). Bộ sách Em yêu thiên nhiên, NXB Mỹ thuật.
2. Trình bày kết quả Đọc mở rộng
3. Gợi ý bài đọc mở rộng.
Ví dụ1: Đọc ba bài ca dao vè cảnh đẹp quê hương, đất nước( SGV trang 269)
- GV yêu cầu HS sưu tầm thêm bài ca dao hoặc một bài thơ về quê hương đất nước
Ví dụ 2: Đọc đoạn văn: Những cánh chuồn chuồn.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu câu chuyện:
+ Kể tên các loài chuồn chuồn được nói đến trong bài ?
+ Khi chuồn chuồn bay cao thì trời thế nào ?
- GV yêu cầu HS tô màu bức tranh và giới thiệu 1- 2 câu về bức tranh em vừa tô màu.
- Nhận xét, góp ý.
VD: Bức tranh vẽ cảnh chuồn chuồn đậu trên những ngọn cỏ và hoa sen. Có 3 chú chuồn chuồn. Chuồn chuồn ớt màu đỏ. Chuồn chuồn kim xanh biếc, bé tí tẹo.
3. Củng cố
- Nhắc nhở HS sưa tầm đọc các bài về quê hương, đất nước về cảnh thiên nhiên.
- HS tìm đọc vài bài ca dao hoặc một bài thơ về quê hương, đất nước
- HS chọn đọc câu chuyện, đoạn văn phù hợp.
- HS đọc thầm bài.
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu.
- Hs đọc bài mình đã sưu tầm được.
- HS đọc thầm câu chuyện.
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu.
- HS hoạt động theo nhóm 4, đọc thầm lại câu chuyện, cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- Chuồn chuồn hoa, chuồn chuồn chuối,chuồn chuồn kim,chuồn chuồn ớt.
Khi chuồn chuồn bay cao thì trời nắng to.
- Hs dựa vào gợi ý về màu sắc chuồn chuồn để tô màu.
- HS giới thiệu về bức tranh mình vừa tô màu.
LUYỆN TẬP
CÁNH DIỀU VÀ THUYỀN GIẤY
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS: 
- Luyện tập, kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: đọc đúng và rõ ràng bài Cánh diều và thuyền giấy, biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu chấm kết thúc câu.
- Luyện tập, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: trả lời được các câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh trong bài.
- Luyện tập, kiểm tra kĩ năng viết: viết được một lời chúc; viết được một câu về cô giáo; nghe - viết đúng chính tả 2 khổ thơ 32 chữ, điền đúng g/gh, ng/ngh, vào chỗ trống; kết hợp được các từ phù hợp nhau về nghĩa.
- Góp phần hình thành năng lực tự học, phẩm chất chăm chỉ( chăm học). 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: - Tranh minh hoạ bài đọc.
HS: Vở BT, SGK
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 
Trên tay bác gấu cầm gì?
- GV giới thiệu bài.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
Đọc thành tiếng
- GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc bài
- GV có thể cho mỗi em đọc một đoạn hoạc dọc cả bài.
- GV nhận xét các em đọc.
- HS quan sát trả lời:
 cầm cánh diều và thuyền giấy.
HS ngồi dưới đọc nhẩm bài.
Lên bảng đọc
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 
- GV yêu cầu hs làm bài.
- GV chấm bài của hs nhận xét:
Đáp án: Câu 1: B; Câu 2: A; Câu 3: B; Câu 4:A
Câu 5: Viết một lời chúc cho bạn của em.
- GV yêu cầu HS chú ý viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có sử dụng dấu chấm.
2. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS đọc và làm bài tập tốt, tích cực trong học tập. 
Hs làm bài tập cá nhân vào vở BT.
HS đổi bài kiểm tra kết quả.
- HS viết câu vào vở, ví dụ:
+ Mình chúc bạn luôn vui vẻ.
+ Mình chúc bạn khỏe mạnh.
- Lắng nghe.
TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nghe - viết
MT: Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn
- GV đọc to một lần hai khổ thơ trong bài 1 SGK TR 163. 
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở.
- GV đọc chậm cho HS soát bài.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có)
2. Viết một câu về cô giáo của em.
- Y/c Hs viết câu đầy đủ nội dung, viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có sử dụng dấu chấm.
- GV chấm chữa bài.
- Goi Hs đọc câu mình viết.
3. Chọn g hay gh; ng hay ngh?
MT: Điền đúng g/gh; ng/ngh vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án:a. gấu trúc, ghe thuyền.
 b.hoa ngọc lan, nghiên cứu
Tại sao em điền gh( ngh)?
4. từ nào có thể đứng sau mặt trời?
MT: Điền đúng iêu/ yêu vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: Mặt trời rực rỡ.
3. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: thoắt, chiếc thuyền. 
 - HS nghe – viết vào vở Chính tả. 
- HS viết xong, đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
- HS viết câu vào vở.
Ví dụ: Cô giáo em rất hiền.
 Cô giáo em dạy rất giỏi.
 Cô giáo em luôn yêu quý chúng em.
-HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- 1 số HS lên bảng làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
- HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- 1 số HS lên bảng làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
- HS đọc lại bài làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_tuan_35_nam_hoc_2020_2021_truon.docx