Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Cô chủ không biết quý tình bạn.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: người không biết quý trọng tình bạn sẽ không có bạn; trả lời được câu hỏi về chi tiết trong truyện, giải thích được ý nghĩa của kết thúc truyện, viết được câu trả lời cho câu hỏi về lời khuyên trong câu chuyện; giới thiệu được về một con vật nuôi.
- Viết ( chính tả nhìn - viết) đúng đoạn văn; điền đúng ng/ ng, ương/ươc vào chỗ trống.
- Biết trân trọng và giữ gìn tình bạn, yêu quý vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng nhóm.
- Video clip bài hát, một số hình ảnh sưu tầm về vật nuôi đáng yêu.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28: GIA ĐÌNH CỦA EM CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN I. Mục tiêu: Sau bài học, HS: - Đọc đúng và rõ ràng bài Cô chủ không biết quý tình bạn. - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: người không biết quý trọng tình bạn sẽ không có bạn; trả lời được câu hỏi về chi tiết trong truyện, giải thích được ý nghĩa của kết thúc truyện, viết được câu trả lời cho câu hỏi về lời khuyên trong câu chuyện; giới thiệu được về một con vật nuôi. - Viết ( chính tả nhìn - viết) đúng đoạn văn; điền đúng ng/ ng, ương/ươc vào chỗ trống. - Biết trân trọng và giữ gìn tình bạn, yêu quý vật nuôi. II. Đồ dùng dạy – học: Bảng nhóm. Video clip bài hát, một số hình ảnh sưu tầm về vật nuôi đáng yêu. III. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KHỞI ĐỘNG - GV tổ chức cho HS cả lớp chia nhóm, chơi trò chơi: Thi tìm từ. GV là quản trò. Cách chơi: Mỗi nhóm lần lượt tìm và nói nhanh những con vật nuôi trong nhà ( chó, mèo, gà, lợn, chim, vịt, trâu.... ).Hai nhóm luân phiên kể nhanh, nhóm nào kể chậm là mất lượt. - GV: Những con vật nuôi trong nhà không chỉ có ích mà còn là những người bạn thân thiết của chúng ta. Vậy mà có một cô bé lại không biết quý trọng những người bạn ấy. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, chúng ta cùng đọc bài Cô chủ không biết quý tình bạn. - GV ghi đầu bài: Cô chủ không biết quý tình bạn. 2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH Đọc thành tiếng - MT: Đọc đúng và rõ ràng bài Cô chủ không biết quý tình bạn. - HD HS đọc nhẩm toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài .Giọng đọc chậm rãi - GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. Ví dụ: + MB: nuôi, lại, lấy, như thế nào. + MN: rất đẹp, hàng xóm, gà mái, ít ngày, cụp đuôi, ngạc nhiên. - GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. + Một hôm, / thấy nhà hàng xóm có con gà mái,/ cô bèn đổi gà trống lấy gà mái.// + Nhưng chỉ được ít ngày,/ cô bé lại thích con vịt của ông hàng xóm,/ bèn đổi gà mái lấy vịt.// + Cô chủ kể cho chó con nghe/ mình đã đổi nhiều bạn như thế nào.// + Sáng ra,/ cô bé ngạc nhiên/ khi chẳng còn người bạn nào bên mình cả.// - GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: đọc cá nhân, đọc nối tiếp, đọc tiếp sức. - HS cả lớp chơi trò chơi: Thi tìm từ. - HS đọc nhẩm bài đọc. - HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. - HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). - HS đọc các từ mới: gầm giường ( khoảng trống nằm bên dưới của giường), cạy cửa ( đẩy cửa nhà hé ra một cách nhẹ nhàng, rồi khẽ lách để trốn ra ngoài). - HS đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tổ hoặc nhóm). - HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. - HS đọc từng đoạn trong nhóm, 4 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài. - HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). - HS đọc cả bài. TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập - GV nêu lần lượt các câu hỏi: + Những con vật nào đã bị cô chủ đem đổi? + Vì sao chú chó bỏ trốn? + Viết: Câu chuyên khuyên chúng ta điều gì? GV đưa ra mẫu câu “ Câu chuyện này khuyên chúng ta...” và hướng dẫn HS viết tiếp vào chỗ trống để được câu đầy đủ thành phần. GV nhận xét. 2. Nói và nghe : Giới thiệu về một con vật nuôi. - GV YC HS quan sát tranh trong SGK. Gợi ý: + Con vật em thích là con nào ? + Nó to hay nhỏ? Bộ lông, mắt, mũi, sừng, đuôi,... của nó thế nào? + Nó thích ăn gì? + Tiếng kêu của nó thế nào? + Hoạt động của nó ra sao? GV quan sát, lắng nghe HS nói, khuyến khích HS nói thêm nhiều thông tin. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực. - GV cho HS xem video clip một số hình ảnh của những con vật nuôi ngộ nghĩnh, đáng yêu. - HS thảo luận nhóm 4, cùng thống nhất và cử 1 bạn ghi kết quả vào bảng nhóm. - Các nhóm treo kết quả lên bảng lớp. - Các nhóm nhận xét, chốt đáp án: gà trống, gà mái, vịt. - HS hoạt động theo cặp, đọc thầm hai câu cuối bài. – 2 – 3 HS trả lời trước lớp: Vì nó không muốn kết bạn với cô chủ không biết quý trọng tình bạn. - HS hoạt động theo nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi. - Mỗi HS viết tiếp câu trong VBT1/2 hoặc phiếu BT. VD: + Câu chuyện này khuyên chúng ta phải quý trọng tình bạn. + Câu chuyện này khuyên chúng ta phải biết giữ gìn tình bạn. ..... - HS đổi chéo bài để soát và sửa lỗi. - 3-4 HS đọc câu văn vừa viết trước lớp. HS nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS nói tự do trong nhóm. - 2-3 HS nói trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Nghe - viết MT: Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn - GV đọc to một lần đoạn văn trong bài 1. - GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. - GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. - GV đọc chậm cho HS soát bài. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có) 2. Chọn ng hay ngh? MT: Điền đúng ng ngh vào chỗ trống. - GV treo bảng phụ ND bài tập. - Nhận xét, đánh giá Đáp án: ngà voi đứng nghiêm 3. Chọn ương hay ươc? MT: Điền đúng ương ươc vào chỗ trống. - GV treo bảng phụ ND bài tập. - Nhận xét, đánh giá Đáp án: Mẹ đi làm nương. Dùng nước tiết kiệm. 4. Củng cố - Nhận xét tiết học. - HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả biết, quý trọng. - HS nghe – viết vào vở Chính tả. - HS viết xong, đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có). -HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK. - 1 số HS lên bảng làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT. - HS trình bày bài của mình trước lớp. - HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn. - HS nêu yêu cầu BT trong SGK. - 2HS lên bảng làm bài trên bảng. HS làm bài vào VBT. - HS trình bày bài của mình trước lớp. - HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn. NGÔI NHÀ A. MỤC TIÊU Sau bài học, HS: – Đọc đúng và rõ ràng bài Ngôi nhà. - Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôi nhà ở nông thôn qua tình yêu của bạn nhỏ; tìm được hình ảnh thơ về ngôi nhà; hỏi và trả lời được câu hỏi về ngôi nhà của mình; viết lại được một câu hỏi đã dùng; đọc thuộc lòng được hai khổ thơ. - Tô được chữ N, O hoa. - Thêm yêu ngôi nhà của chính mình nói riêng, yêu quê hương đất nước nói chung. B, ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC – Tranh/ ảnh minh hoạ để giải nghĩa từ “ rạ” - Tranh minh họa dùng cho hoạt động Nói và nghe trong SGK tr18. - Bảng phụ slide viết sẵn: N, O hoa đặt trong khung chữ mẫu, Hà Nội, Óc Eo(theo mẫu chữ trong vở TV1/2). C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.KHỞI ĐỘNG - GV hỏi: Ngôi nhà của bạn nhỏ thế nào? -GV: Đó chính là ngôi nhà của bạn nhỏ trong bài thơ hôm nay. Chúng ta cùng đọc bài: Ngôi nhà để xem bạn ấy yêu những gì ở ngôi nhà của mình nhé! GV ghi tên bài lên bảng: Ngôi nhà. 2.HOẠT ĐỘNG CHÍNH Đọc thành tiếng - GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. GV chú ý phát âm rõ ràng, chính xác, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Giọng đọc toàn bài tha thiết, tình cảm. - GV chọn ghi 2 - 4 từ ngữ khó lên bảng. Ví dụ: + MB: lảnh lót, đất nước. +MN: hàng xoan, mái vàng, thơm phức, bốn mùa. - GV hướng dẫn HS cách ngắt nhịp trong câu thơ, ngắt cuối dòng thơ bốn chữ: Em yêu nhà em// Hàng xoan trước ngõ// Hoa xao xuyến nở// Như mây từng chùm.// - Nhận xét, đánh giá - HS cả lớp trả lời câu hỏi ( đẹp, rộng, có nhiều cây,...) - HS đọc nhẩm bài thơ. - HS nghe . - HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). - HS đọc các từ mới: xao xuyến, mộc mạc, rạ. - HS đọc tiếp nối từng câu thơ (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tô hoặc nhóm), mỗi HS đọc một câu. - HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp, mỗi HS đọc một khổ. - HS đọc từng khổ thơ trong nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm 4 HS). Lưu ý: HS đọc đầu tiên đọc cả tên bài Trong giấc mơ buổi sáng. - HS đọc cả bài. - HS thi đọc toàn bài dưới hình thức thi cá nhân hoặc thi theo nhóm, theo tổ hoặc trò chơi Đọc tiếp sức. - Nhận xét TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện BT -MT: trả lời được các câu hỏi ngôi nhà của bạn nhỏ trong bài; đọc thuộc lòng được 2 khổ thơ. - GV nêu lần lượt câu hỏi: + Ngôi nhà của bạn nhỏ có những gì? - GV: Tất cả những gì thuộc về ngôi nhà được bạn nhỏ kể ra đều rất đẹp. Điều này chứng tỏ bạn quan sát rất kĩ. Bạn rất yêu ngôi nhà của mình. + Học thuộc lòng hai khổ thơ mà em thích - GV theo hướng dẫn HS học thuộc lòng theo kiểu xoá dần từ ngữ trong từng câu thơ, chỉ để lại một số từ ngữ làm điểm tựa, cuối cùng xoá hết. 2. Nói và nghe Đối đáp về hoa. -MT: Hỏi – đáp được về nhà của bạn. - GV ghi lên bảng các từ: gì, mấy, ở đâu, thế nào... để hỏi. VD: Hỏi: Nhà của bạn ở đâu? Đáp: Nhà của mình ở phố Hàm nghi. ..... GV nhận xét, tuyên dương. 3. Viết: Viết lại một câu hỏi em đã dùng ở bài tập trên. - GV hướng dẫn: Em cần viết hoa chữ cái đầu câu và dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu. - GV chữa nhanh một số bài tập. 4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ - GV chia nhóm, thi đọc thuộc lòng kiểu Đọc truyền điện. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực. - HS thảo luận theo nhóm, đọc thầm bài thơ để trả lời câu hỏi. - 2 - 3 HS trả lời trước lớp: + Hàng xoan trước ngõ có hoa nở đẹp. + Tiếng chim đầu hồi hót lảnh lót. + Rạ đầy sân phơi. + Gỗ, tre mộc mạc. - HS học thuộc lòng . - HS thi đọc thuộc lòng giữa các nhóm (đọc từng khổ thơ, đọc tiếp nối từng câu thơ). - 1 cặp HS đọc ví dụ mẫu trong SGK: Hỏi: Nhà bạn có cây gì? Đáp: Nhà tớ có cây mít - Một số cặp HS hỏi – đáp trước lớp. - Nhận xét. 2 HS viết trên bảng lớp. Từng HS viết vào VBT1/2. HS nhận xét câu của 2 HS viết bảng lớp. HS hoạt động theo cặp, đổi bài cho nhau để soát lỗi và sửa lỗi. TIẾT 3: VIẾT (TẬP VIẾT) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - GV nói: Hôm nay, chúng ta cùng học tô chữ N, O hoa. 2. Hướng dẫn tô chữ N, O hoa và từ ngữ ứng dụng - MT: Tô được chữ N, O hoa. - GV cho HS quan sát mẫu chữ N, O hoa cỡ vừa. - GV mô tả: + Chữ N hoa gồm 3 nét: nét móc ngược trái, nét thẳng xiên và nét móc xuôi phải ( hơi nghiêng ). + Chữ O hoa gồm 1 nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. - GV nêu quy trình tô chữ N, O hoa cỡ vừa (vừa nói vừa dùng que chỉ, chỉ các nét chữ theo chiều mũi tên, không yêu cầu HS nhắc lại lời nói của mình). - GV cho HS quan sát mẫu chữ N, O hoa cỡ nhỏ. - GV giải thích: Hà Nội là tên thủ đô của nước ta. Óc Eo là tên một thị trấn thuộc tỉnh An Giang. - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Hà Nội, Óc Eo, cách đặt dấu thanh, cách nối nét các chữ cái,... 3. Viết vào vở Tập viết - MT: viết được chữ N hoa (cỡ vừa và nhỏ), O hoa ( cỡ vừa và nhỏ), Hà Nội, Óc Eo (cỡ nhỏ). - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi tô, viết hoặc tô, viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS. 4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe - HS quan sát, HS nhận xét độ cao, độ rộng. - HS dùng ngón trỏ tô lên không trung chữ N, O hoa. - HS nhận xét độ cao, độ rộng. - HS đọc, quan sát từ ngữ ứng dụng: Hà Nội, Óc Eo (trên bảng phụ). - HS nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Hà Nội, Óc Eo, nối nét các chữ cái,... - HS viết vào vở TV1/2, tr.23: N hoa (chữ cỡ vừa và nhỏ), O hoa (chữ cỡ vừa và nhỏ), Hà Nội, Óc Eo (chữ cỡ nhỏ). THÁP DINH DƯỠNG A. MỤC TIÊU Sau bài học, HS: - Đọc đúng và rõ ràng bài Tháp dinh dưỡng. - Biết được chế độ dinh dưỡng hợp lí; MRVT về thực phẩm; nêu được nhóm thực phẩm nào nên ăn ít; đặt và trả lời được câu hỏi về đồ ăn yêu thích; viết lại được một câu đã nói. - Viết (chính tả nghe – viết) đúng hai khổ thơ; điền đúng ao/ au/, iu/ưu ( hoặc r/d/gi) vào chỗ trống. - Kể được câu chuyện ngắn Cô chủ không biết quý tình bạn đã đọc bằng 4 – 5 câu, biết trân trọng và giữ gìn tình bạn, yêu quý vật nuôi. - Hình thành được kĩ năng tự chăm sóc, tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lí. B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh tháp dinh dưỡng trong SGK tr.99. - Tranh minh hoạ các hoạt động trong SGK tr100. - Tranh ảnh minh họa câu chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn. C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KHỞI ĐỘNG - GV tổ chức trò chơi: Thi tìm thử. - GV: Các loài rau đó thuộc nhóm thực phẩm rau củ. Trong bữa ăn hàng ngày, chúng ta nên ăn nhóm thực phẩm rau củ này và các nhóm thực phẩm khác nữa như thế nào để có cơ thể khỏe mạnh? Các em sẽ được biết điều đó khi học bài Tháp dinh dưỡng. - GV ghi tên bài: Tháp dinh dưỡng. 2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH Đọc thành tiếng - MT: Đọc đúng và rõ ràng bài Tháp dinh dưỡng. - GV đọc mẫu toàn bài . - GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. Ví dụ: dinh dưỡng, bí quyết, nhóm thực phẩm, ngũ cốc, sở thích, thực đơn. - GV HD cách đọc: Đọc các dòng từ trên xuống, từ trái sang phải, kết hợp đọc nội dung hình ảnh, chú ý ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy. VD: Ăn ít// Dầu,/ mỡ/ đồ ngọt// Ăn vừ phải// Thịt,/ cá,/ trứng,/ sữa.// Ăn đủ// Rau củ,/ trái cây// Ăn đủ// Ngũ cốc/ ( gạo,/ ngô,/ khoai).// - GV cho HS luyện đọc - GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: cá nhân đọc nối tiếp, đọc tiếp sức. - HS chơi trò chơi. - HS đọc nhẩm bài đọc. - HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. - HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). - HS đọc từ mới: thực phẩm, dinh dưỡng, ngũ cốc. - HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tô hoặc nhóm). - HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. - HS đọc theo cặp, mỗi HS đọc 1 câu lần lượt đến hết bài.. - HS đọc cả bài. TIẾT 2 ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập - GV lần lượt nêu các câu hỏi: CH1:Nhóm thực phẩm nào nên ăn ít? CH2: Thực phẩm nào thuộc nhóm rau củ? 2.Nói và nghe : Hỏi - đáp về đồ ăn yêu thích - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi. - Cả lớp và GV tổng kết, tuyên dương. 3. Viết: Viết lại một câu trả lời của em ở bài tập trên. - GV: Em cần nhớ lại câu trả lời đầy đủ của mình cho câu hỏi “ Bạn thích ăn gì?” để ghi lại. - GV: Câu có đầy đủ bộ phận, viết hoa chữ cái đầu câu và cuối câu đánh dấu chấm kết thúc. - GV quan sát, nhận xét, chữa bài. 4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực. - HS hoạt động theo nhóm, quan sát tháp dinh dưỡng cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời. - 2 - 3 HS trả lời trước lớp. - HS hoạt động theo nhóm, cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời. - 2 - 3 HS trả lời trước lớp. - 2 HS thực hành theo mẫu, luân phiên đối đáp nhanh. Ví dụ: HS1: Bạn thích ăn gì?, HS2: Mình thích ăn thịt gà. - HS hoạt động theo cặp hỏi – đáp - HS chơi trò chơi truyền điện. Từng học sinh làm vào vở VBT1/2. 2 HS làm trên bảng lớp. HS nhận xét. HS dưới lớp đổi chéo bài để soát và sửa lỗi. 1-2 HS đọc câu vừa viết. TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Nghe – viết - MT: Viết (chính tả nghe – viết) đúng 2 khổ thơ cuối trong bài Ngôi nhà.. - GV đọc to một lần. - GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. - GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. - HS viết xong, GV đọc chậm cho HS soát bài. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có). 2. Chọn iu hay ui? – MT: Điền đúng ao, au - GV treo bảng phụ ND bài tập. - Nhận xét, đánh giá. - Đáp án: con hàu, củ su hào. 3. Chọn a) iu hay ưu - MT: Điền đúng ưu hay iu - GV treo bảng phụ ND bài tập. - Nhận xét, đánh giá - Đáp án : cờ luân lưu, sai lúc lỉu b) r,d hay gi - MT: điền đúng r, d hay gi. - GV treo bảng phụ ND bài tập. - Nhận xét, đánh giá - Đáp án: Mẹ rán đậu Bé dán giấy Mèo bắt gián 4. Củng cố - Nhận xét tiết học. - HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: lảnh lót, thơm phức. - HS nghe – viết vào vở Chính tả. - HS đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có). - HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK. - HS lên bảng làm bài trên bảng. Dưới lớp làm vào VBT. - HS trình bày bài của mình trước lớp. - HS đổi vở kiểm tra chéo. -HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK. - HS lên bảng làm bài trên bảng. Cảlớp làm bài vào VBT. - HS trình bày bài của mình trước lớp. - HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn. TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE (KẺ CHUYỆN) Đọc -kể: Cô chủ không biết quý tình bạn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Giới thiệu - GV hỏi: Bức tranh này trong bài đọc nào? - GV: Chúng ta cùng nhau kể lại câu chuyện đã học. 2. Đọc lại bài Tập độc trong SGK 3. Kể từng đoạn truyện theo tranh - GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 1, nêu câu hỏi: Vì sao cô bé đổi gà trống lấy gà mái? - GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 2, hỏi: Vì sao cô bé đổi gà mái lấy vịt? - GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 3, hỏi: Vì sao cô bé lại đổi vịt lấy chó con? - GV treo (hoặc chiểu) lên tranh 4, hỏi: Câu chuyện kết thúc như thế nào? 4. Kể toàn bộ câu chuyện 4.1. Kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4 - GV tổ chức cho HS kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4. 4.2. Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm - GV lưu ý hướng dẫn để HS dùng thêm các từ để liên kết các câu. Ví dụ: + Cô bé đang nuôi một con gà trống. Cô thấy rất thích con gà mái của nhà hàng xsom nê đã đổi gà trống lấy gà mái. Vài ngày sau, cô lại đổi gà mái lấy vịt. Được vài hôm, cô lại đổi vịt để lấy chó con. Cuối cùng, biết câu chuyện cô chủ hay đổi bạn, chó con đã bỏ trốn. .... 4.3. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp - GV mời một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. - GV có thể tổ chức thi kể chuyện giữa các nhóm. 5. Mở rộng - GV hỏi: Cô bé có gì đáng chê? - GV chốt ý đúng, nêu ý nghĩa câu chuyện, nhắc nhở HS liên hệ bản thân. 6. Tổng kết, đánh giá - GV tổng kết giờ học, tuyên dương ý thức học tập của các em học tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng để kê được câu chuyện hay. - HS xem bức tranh trả lời câu hỏi của GV. HS đọc lại bài tập đọc. - HS quan sát bức tranh 1. - 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát bức tranh 2. - 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát bức tranh 3. - 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát bức tranh 4. - 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. - HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động trong nhóm: HS1 – Kểtranh 1; HS2 – Kể tranh 2, HS3 – Kể tranh 3, HS4 - Kể tranh . - HS kể liền mạch nội dung của 4 tranh trước nhóm. Khi 1 bạn kể thì các bạn khác lắng nghe và góp ý. - Một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. - Các bạn trong lớp lắng nghe, quan sát và cổ vũ bạn. - HS trao đổi nhóm đôi, nêu nhận xét của mình về cô bé. - HS trả lời. ĐỌC MỞ RỘNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU - HS tìm đọc một câu chuyện hoặc một đoạn văn về con vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIẾT 1 1. Tìm kiếm nguồn Đọc mở rộng - GV hướng dẫn HS tìm bài đọc về các con vật. VD: Mèo tam thể. - GV hướng dẫn HS chọn đọc câu chuyện, đoạn văn với dung lượng chữ phù hợp. - GV và HS tham khảo một số nguồn Đọc mở rộng như sau: + Larousse ( 2009 ). Từ điển khoa khọc của bé – Về sự sống trên trái đất, NXB trẻ. + Thái Lý ( biên soạn) ( 2017). Cuốn sách đầu tiên cho bé về động vật, NXB Phụ nữ... 2. Trình bày kết quả Đọc mở rộng Ví dụ: Đọc câu chuyện Mèo tam thể. GV treo bảng phụ có nội dung bài đọc. TIẾT 2 - GV nêu câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu câu chuyện: Vì sao có tên là mèo tam thể? - GV yêu cầu HS vẽ con mèo, nêu tên các bộ phận của con mèo. - Nhận xét, góp ý. 3. Củng cố - Nhắc nhở HS liên hệ thực tế, bảo vệ và chăm sóc các con vật có ích. - HS tìm đọc một câu chuyện hoặc một đoạn văn miêu tả hoặc giới thiệu về cây cối. - HS chọn đọc câu chuyện, đoạn văn phù hợp. - HS đọc thầm câu chuyện. - HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). - HS đọc từ mới: tam thể, cộc đuôi, - HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu. - HS hoạt động theo nhóm 4, đọc thầm lại câu chuyện, cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời. - HS vẽ theo ý thích rồi giới thiệu các bộ phận của con mèo. - HS liên hệ bản thân.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_tieng_viet_lop_1_tuan_28_nam_hoc_2020_2021_truon.docx