Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

A. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng và rõ ràng bài Món quà sinh nhật tuyệt vời.

- Hiểu được tình cảm yêu thương, sự quan tâm của con cháu là món quà tuyệt vời nhất với bà, nêu được các chi tiết về món quà tặng bà trong câu chuyện; nhận xét được đặc điểm của nhân vật; MRVT xưng hô; nói được 2-3 câu về ông (bà).

- Viết (chính tả nhìn - viết) đúng đoạn văn, điền đúng c/ k, ươm/ ướp vào chỗ trống.

– Thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm chăm sóc đối với ông bà.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Video bài hát Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 16 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 2770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27	Chủ điểm. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
MÓN QUÀ SINH NHẬT TUYỆT VỜI
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS: 
- Đọc đúng và rõ ràng bài Món quà sinh nhật tuyệt vời.
- Hiểu được tình cảm yêu thương, sự quan tâm của con cháu là món quà tuyệt vời nhất với bà, nêu được các chi tiết về món quà tặng bà trong câu chuyện; nhận xét được đặc điểm của nhân vật; MRVT xưng hô; nói được 2-3 câu về ông (bà).
- Viết (chính tả nhìn - viết) đúng đoạn văn, điền đúng c/ k, ươm/ ướp vào chỗ trống.
– Thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm chăm sóc đối với ông bà.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Video bài hát Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- Hs nghe và hát theo bài hát Cháu yêu bà (Xuân Giao), trả lời câu hỏi của GV: 
- Bạn nhỏ trong bài hát có tình cảm như thế nào với bà?.
- Nhận xét.
- GV: Cũng giống như bạn nhỏ trong bài hát, bạn nhỏ tên là Hiền trong bài đọc của chúng ta cũng rất yêu bà bạn ấy. Vào ngày sinh nhật của bà, bạn ấy đã tặng bà một món quà tuyệt vời thể hiện tình yêu bà. Chúng ta cùng đọc bài Món quà sinh nhật tuyệt vời để biết đó là món quà gì nhé!.
- GV ghi tên bài lên bảng: Món quà sinh nhật tuyệt vời.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
Đọc thành tiếng
- MT: Đọc đúng và rõ ràng bài Món quà sinh nhật tuyệt vời.
- GV đọc mẫu toàn bài .Giọng đọc chậm rãi, tình cảm. Giọng bé Hiền băn khoăn, giọng bà âu yếm.
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + MB: khoe, nấu món sườn hầm, khẽ nói. 
+ MN: sinh nhật, chụp ảnh, thích nhất, tuyệt vời, chúc mừng.
- Từ mới: rám nắng, ram ráp, xương xương. Giải nghĩa từ.
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. Ví dụ:
+ Anh trai Hiền khoe/sẽ chụp ảnh tặng bà.// mẹ nấu món sườn hầm/mà bà thích nhất.//
+ Bà ơi,/ ai cũng có quà tặng bà,/ chỉ có cháu không có.// Cháu không có tiền mua khăn,/ cũng không biết nấu ăn và chụp ảnh.//
+ Bình muốn / trưa nào mẹ cũng được nghỉ, tối nào mẹ cũng đi ngủ sớm.//
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: đọc cá nhân, đọc nối tiếp, đọc tiếp sức. 
- HS nghe và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: Yêu bà
- HS lắng nghe.
- Hs đọc.
- HS đọc nhẩm bài đọc. 
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc các từ mới: băn khoăn ( có điều gì đang thắc mắc, nghĩ ngợi mà chưa tự giải đáp được); xích lại (ngồi gần hơn).
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tổ hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
 - HS đọc từng đoạn trong nhóm, 3 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thi đọc giữa các nhóm (mỗi nhóm 3 HS) trước lớp. 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 
- GV nêu lần lượt các câu hỏi:
1. Mỗi người trong gia đình tặng bà món quà gì?
GV nêu các câu hỏi gợi ý:
+ Gia đình Hiền có những ai? (Bà, bố, mẹ, anh trai Hiền và Hiền).
+ Bố, mẹ, anh trai Hiền và Hiền tặng bà món quà gì?.
2. Bé Hiền là cô bé như thế nào?
3. Em chọn từ ngữ nào để điền vào chỗ trống?
GV hướng dẫn: Em cần dùng đúng từ xưng hô trong khi nói. Ví dụ: Khi nói chuyện với mẹ, em gọi “mẹ”, xưng “con”.
Lưu ý: Trong một số gia đình có hiện tượng “gọi thay vai” nên nếu HS chọn “Con chúc mừng sinh nhật bà” cũng chấp nhận đáp án này.
Nói và nghe
Nói 2 câu về ông ( bà) của em
- GV có thể viết sẵn những câu hỏi gợi ý trên bảng phụ ( hoặc chiếu slide, phát phiếu bài tập) và hướng dẫn HS nói dựa theo câu hỏi gợi ý.
+Ông (bà) của em bao nhiêu tuổi?
+ Hình dáng ông (bà) của em như thế nào?
+ Tính cách của ông (bà) em như thế nào?
+ Ông (bà) yêu quý em thế nào?
+ Em yêu quý ông bà của em như thế nào?.
- Nhận xét, tuyên dương cặp nào hỏi và đáp tự tin, mạnh dạn.
4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV: Vì sao cái ôm của bé Hiền lại là món quà tuyệt vời nhất với bà?
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực. 
-GV : Các em có thể tặng bà món quà tuyệt vời như bé Hiền mỗi ngày. Chắc chắn bà của các em sẽ rất vui.
-
 HS thảo luận nhóm, nêu yêu cầu của bài, đọc kĩ những từ được cho trước để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp (mỗi HS có thể nêu được 1,2,3 hoặc 4 ý):
+ Bố tặng bà một chiếc khăn.
+ Mẹ tặng bà món sườn hầm.
+ Anh tặng bà những tấm ảnh.
+ Hiền tặng bà một cái ôm và lời chúc mừng sinh nhật.
- HS thảo luận theo cặp, độc kĩ đáp án a và b để trả lười câu hỏi.
– 2 – 3 HS trả lời trước lớp: Đáp án b: Yêu thương bà./ Bé Hiền là cô bé yêu thương bà.
- HS thảo luận theo cặp, đọc kĩ các câu cần điền vào chỗ trống và làm bài tập.
- 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp:
Cháu chúc mừng sinh nhật ông.
Con chúc mừng sinh nhật mẹ
Em chúc mừng sinh nhật anh.
- HS nêu yêu cầu hoạt động.
- Mỗi HS nói 1-2 câu theo gợi ý. HS khá – giỏi có thể nói được nhiều câu hơn.
- HS hoạt động theo nhóm, mỗi HS tự giới thiệu về ông (bà) của mình cho bạn trong nhóm nghe. Ví dụ:
+ Ông tớ 65 tuổi. Tóc ông tớ bạc trắng. Ông thường dắt tớ đi chơi công viên. Ông chẳng bao giờ la mắng tớ 
+ Bà tớ rất hiền. Bà thường để dành quà cho tớ. Bà còn kể chuyện rất hay nữa 
- 2 – 3cặp HS nói trước lớp.
- Nhận xét.
- HS trả lời: Vì bà rất yêu bé/ Vì bà chỉ cần tình yêu thương của bé.
- Học lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nhìn - viết
MT: Viết (chính tả nhìn- viết) đúng hai câu văn
- GV đọc to một lần 2 câu văn.
- Tìm chữ dễ viết sai chính tả: mua khăn, chụp ảnh.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở.
- GV đọc chậm cho HS soát bài.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có)
2. Chọn ai hay ay?
MT: Điền đúng c hay k vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: Bé làm tính cộng; Chị xâu kim.
3. Chọn ươm hay ươp?
MT: Điền đúng ươm, ướp vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: ướm thử áo, ướp lạnh thực phẩm.
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: hằng ngày, biết.
- HS nhìn viết vào vở Chính tả. 
- HS viết xong, đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
-HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- 1 số HS lên bảng làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
- HS nêu yêu cầu BT trong SGK.
- 2HS lên bảng làm bài trên bảng. HS làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
GIÚP MẸ THẬT VUI
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS: 
– Đọc đúng và rõ ràng bài Giúp mẹ thật là vui.
- Biết cách dọn dẹp bàn ăn; trả lời được câu hỏi về nội dung cơ bản của bài đọc; MRVT về người trong gia đình và đồ dùng nhà bếp; nói được tình tự các bước trong cách dọn dẹp bàn ăn; viết được lời giải cho một câu đố; viết được một câu về làm việc nhà.
- Tô được chữ L, M hoa.
- Kể được câu chuyện ngắn Há miệng chờ sung bằng 4-5 câu; hiểu được ý nghĩa câu chuyện khuyên ta không nên lười biếng.
- Hình thành được ý thức trách nhiệm với gia đình, bước đầu tạo thói quen chăm chỉ làm việc.
 B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
– Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động Nói và nghe SGK trang 88, hoạt động 1 trong SGK trang 89.
- Bảng phụ /slide viết sẵn: L, M hoa đặt trong khung chữ mẫu: Long An, Cà Mau (theo mẫu chữ trong vở TV1/2).
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KHỞI ĐỘNG
HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK, trả lời câu hỏi của GV:
- GV hỏi: Các em đã bao giờ dọn dẹp bàn sau bữa ăn giống như hai anh em trong tranh chưa?
-GV: Đó là một việc nhà vừa sức mà các em đã có thể làm, thể hiện mình đã trưởng thành hơn, biết góp sức cho công việc chung của gia đình. Chúng ta cùng đọc bài “Giúp mẹ thật vui” để biết cách dọn dẹp bàn ăn nhé! 
- GV ghi tên bài lên bảng: Giúp mẹ thật vui.
2.HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 Đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài. Giọng đọc GV chậm rãi, rõ ràng, ngắt nghỉ ở những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm kết thúc câu.. Ở vị trí sau dấu hai chấm xuống dòng và vịt rí gạch đầu dòng trước mỗi câu, GV dừng nghỉ lâu hơn.
- GV chọn ghi 2 - 4 từ ngữ khó lên bảng. Ví dụ: tuyệt vời, dọn dẹp, cẩn thận, cùng loại, xếp, tiếp theo.
- GV hướng dẫn HS cách đọc từng câu văn, chú ý cách ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu chấm kết thúc câu hoặc ở chỗ dấu chấm kết thúc câu và xuống dòng, trước mỗi gạch ngang. GV chọn 1-2 câu cho HS luyện đọc. Ví dụ:
- Sau đó,/ xếp bát,/ đĩa cùng loại với nhau.// Bát,/ đĩa đựng đồ ăn thừa/ xếp trên cùng.//
- Bài đọc có thể chia hai đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Từ “Bữa cơm ngon quá!” đến “lời mẹ dạy”.
+ Đoạn 2: Từ “Đầu tiên” đến “sạch sẽ”
- Nhận xét, đánh giá
- HS quan sát tranh
- HS có thể trả lời “có” hoặc “chưa”
- HS lắng nghe
- HS đọc nhẩm bài thơ.
- HS nghe .
- HS đọc nhẩm bài đọc theo GV.
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có).
- HS đọc các từ mới: gom (dồn thức ăn thừa trên bát, đĩa cho vào một chỗ cho gọn).
- HS đọc tiếp nối từng câu văn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tổ hoặc nhóm) trước lớp.
- HS đánh dấu chia đoạn theo sự hướng dẫn của GV.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn văn trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
- HS đọc tiếp nối đoạn văn theo nhóm đôi, mỗi HS đọc một đoạn. Sau đó, đảo lại thứ tự, sao cho mỗi HS đều đọc ít nhất 2 đoạn. Lưu ý: HS đọc đầu tiên đọc cả tên bài Giúp mẹ thật vui.
- HS thi đọc giữa các nhóm trước lớp (đọc từng đoạn, đọc cả bài). Hình thức: HS đại diện cho nhóm cùng đọc một đoạn ( đoạn 1, đoạn 2); HS đại diện nhóm đọc trơn cả bài.
- HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện BT
1. Bài đọc trên viết về cách làm việc gì?
- Với lớp trung bình – yếu, GV có thể đưa đáp án a và b dưới đây gợi ý, hỗ trợ và yêu cầu HS thảo luận chọn đáp án phù hợp. Ví dụ:
Bài đọc trên viết về cách làm việc gì?
Cách dọn dẹp bàn ăn.
Cách rửa bát.
2. Thi kể về đồ dùng nhà bếp.
- GV chia lớp thành các nhóm chơi trò chơi: Thi tìm từ.
- Yêu cầu: Mỗi nhóm lần lượt nêu một từ chỉ đồ dùng nhà bếp. Nhóm nào tìm được nhiều từ hơn thì thắng cuộc.
Ví dụ: bếp, nồi, niêu, xoong, chảo, chày, cối, thớt, dao, kéo, dĩa, thìa ..
- GV tổng kết, tuyên dương .
NÓI VÀ NGHE
Nói về cách dọn dẹp bàn ăn
- HS cả lớp quan sát 4 bức tranh minh họa ở hoạt động Nói và nghe, trả lời câu hỏi của GV:
Tranh A: Đầu tiên, chúng ta phải làm gì?
Tranh B: Sau đó làm gì?
Tranh C: Tiếp theo làm gì?
Tranh D: Cuối cùng làm gì?
GV vừa nói vừa làm mẫu, vừa chỉ tay theo thứ tự các bức tranh. GV bổ sung: Mỗi bức tranh là một việc làm theo thứ tự thời gian.
- GV yêu cầu HS vừa chỉ tranh vừa nói theo trình tự tranh.
- GV nhận xét.
VIẾT
Viết lời giải câu đố vào vở.
- Yêu cầu HS thảo luận để giải câu đố.
- Gọi 1 HS nêu ý kiến.
- Yêu cầu HS viết lời giải VBT.
- Yêu cầu HS trao đổi vở để soát lỗi.
- GV kiểm tra nhanh trong vở của HS.
3. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
- GV: Hôm nay, các em đã biết cách dọn dẹp bàn ăn. Về nhà, sau bữa ăn, các em hãy cùng dọn bàn ăn giúp bố mẹ.
- HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp: Cách dọn dẹp bàn ăn.
- HS chia nhóm, chơi trò chơi. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời: Đầu tiên, gom đồ ăn thừa.
- Sau đó, xếp bát đĩa cùng loại với nhau.
- Tiếp theo, lau bàn sạch sẽ.
- Cuối cùng, bê bát đĩa ra bồn rửa.
- HS tập nói quy trình 4 bước trong nhóm. 
- Một vài nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp: tranh A – Tranh B – Tranh C – Tranh D.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thảo luận để giải câu đố.
- 1 HS nêu lời giải câu đố trước lớp.
- Từng HS viết lời giải vào VBT 1/2 hoặc Phiếu bài tập của mình. (Lời giải: bát đĩa)
- HS theo cặp trao đổi vở để soát lỗi và sửa lỗi.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe.
TIẾT 3: VIẾT (TẬP VIẾT) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
- GV nói: Hôm nay, chúng ta cùng học tô chữ L, M hoa. 
2. Hướng dẫn tô chữ L, M hoa và từ ngữ ứng dụng
- MT: Tô được chữ L, M hoa.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ L, M hoa cỡ vừa. 
- GV mô tả:
+ Chữ L hoa gồm 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ ( gần giống phần đầu của các chữ C, G hoa) và vòng xoắn nhỏ ở chân chữ ( giống chân chữ D hoa).
+ Chữ M hoa gồm 4 nét: nét móc ngược trái, nét thẳng đứng ( hơi lượn một chút ở cuối nét), nét thẳng xiên ( hơi lượn ở 2 đầu) và nét móc ngược phải.
- GV nêu quy trình tô chữ L, M hoa cỡ vừa (vừa nói vừa dùng que chỉ, chỉ các nét chữ theo chiều mũi tên, không yêu cầu HS nhắc lại lời nói của mình).
 - GV cho HS quan sát mẫu chữ L, M hoa cỡ nhỏ.
- GV giải thích: Long An, Cà Mau là tên riêng các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Long An, Cà Mau cách đặt dấu thanh, cách nối nét các chữ cái,...
3. Viết vào vở Tập viết
- MT: viết được chữ I hoa (cỡ vừa và nhỏ), K hoa ( cỡ vừa và nhỏ), Kiên Giang (cỡ nhỏ).
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi tô, viết hoặc tô, viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS quan sát, HS nhận xét độ cao, độ rộng.
- HS lắng nghe.
- HS dùng ngón trỏ tô lên không trung chữ I, K hoa.
- HS nhận xét độ cao, độ rộng.
- HS đọc, quan sát từ ngữ ứng dụng: Long An, Cà Mau (trên bảng phụ). 
- HS nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Long An, Cà Mau cách đặt dấu thanh, cách nối nét các chữ cái,...
- HS viết vào vở TV1/2, tr 22: L hoa (chữ cỡ vừa và nhỏ), M hoa (chữ cỡ vừa và nhỏ), Long An, Cà Mau ( chữ cỡ nhỏ).
- HS lắng nghe.
TIẾT 4
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nhà thỏ ở đâu?
- GV chia HS thành các nhóm, chơi trò chơi: Tìm đường về nhà thỏ.
- Cách chơi: GV đưa hình ảnh minh họa bài đọc cho HS quan sát điểm xuất phát của thỏ bắt đầu chỗ tảng đá có từ “ông”, đích đến là một trong ba căn nhà. GV nêu yêu cầu của hoạt động: Đường về nhà thỏ đi qua những chỗ có từ chỉ người. Trong các nhóm, HS cùng thảo luận những chỗ trên đường có phải là từ chỉ người không. Nhóm thắng cuộc là nhóm tìm được đường đúng và nhanh nhất. 
- Đáp án: Đường về nhà thỏ đi qua các từ: ông, bà, em, chị, anh, bố. Căn nhà của thỏ màu tím.
Xếp các đồ dùng sau vào đúng rổ.
- Gọi HS đọc yêu cầu của hoạt động.
- Chia HS thành hai nhóm, tổ chức cho HS chơi tò chơi: Xếp đồ vào rổ.
- GV là quản trò, chia 2 bộ thẻ cho 2 nhóm cùng chơi. Khi có hiệu lệnh của Gv, các thành viên trong nhóm nhanh chóng xếp các thẻ từ vào đúng rổ đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống. Khi có hiệu lệnh hết giờ, các nhóm cần dừng lại ngay. GV và cả lớp cùng kiểm tra kết quả. Nhóm nào xếp đúng nhiều từ hơn thì thắng cuộc.
+ Đồ dùng để ăn: bát, đĩa, thìa, đũa.
+ Đồ dùng để uống: chén, cốc, li, ca.
Viết
Xếp các từ sau thành câu và viết vào vở : Em, sạch sẽ, rửa bát.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn: Các em cần sắp xếp thành câu có nghĩa. Câu đầy đủ hai bộ phận, dùng chữ viết hoa đầu câu và thêm dấu chấm kết thúc ở cuối câu.
- Gọi 2 HS sắp xếp thẻ và viết lại câu trên bảng lớp. HS cả lớp viết vào VBT1/2 hoặc Phiếu BT.
- Gọi HS nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng.
- Yêu cầu HS đọc lại, đổi bài cho bạn bên cạnh để cùng soát và sửa lỗi. GV chữa nhanh cho một số của HS.
- HS hoạt động theo nhóm, chơi trò chơi
- HS đọc yêu cầu.
- HS hoạt động theo nhóm hai, chơi trò chơi.
- HS nêu yêu cầu của hoạt động viết trong SGK.
- Cả lớp nghe GV hướng dẫn
- 2 HS sắp xếp thẻ và viết lại câu trên bảng lớp. Từng HS viết vào VBT1/2 hoặc Phiếu bài tập.
- HS nhận xét.
- HS đổi vở soát lỗi.
TIẾT 5: NÓI VÀ NGHE (KỂ CHUYỆN) 
Nghe-kể: Há miệng chờ sung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động - Giới thiệu
- GV hỏi: Muốn ăn quả trên cây thì chúng ta phải làm gì?
- GV: thế mà có một anh chàng muốn ăn quả lại không muốn trèo cây, hái quả. Anh ta nghĩ ra cách nào để được ăn quả, các em cùng nghe kể câu chuyện Há miệng chờ sung.
- Ghi tên bài: Há miệng chờ sung.
 2. Nghe GV kể 
- GV kể 2 - 3 lần câu chuyện Há miệng chờ sung.
- GV lưu ý về kĩ thuật kể chuyện: Giọng người kể toàn bài thong thả, chậm rãi, khôi hài; giọng anh chàng lười ở đoạn 4 bực tức, gắt gỏng, nhấn mạnh vào từ “lười”.
 3. Kể từng đoạn truyện theo tranh
- GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 1, nêu câu hỏi: Chàng lười chờ đợi điều gì? 
- GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 2, hỏi: Chàng lười nhờ người qua đường giúp việc gì?.
 - GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 3, hỏi: Người qua đường giúp chàng lười thế nào?
- GV treo (hoặc chiểu) lên tranh 4, hỏi: Chàng lười nhận xét thế nào về người qua đường.
4. Kể toàn bộ câu chuyện
- MT: Kể được câu chuyện ngắn 
 4.1. Kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4
- GV tổ chức cho HS kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4.
4.2. Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- GV lưu ý hướng dẫn để HS dùng thêm các từ để liên kết các câu. Ví dụ:
+ Ngày xưa có một anh chàng lười nằm chờ sung rụng vào miệng để ăn. Chờ mãi không được quả nào, anh ta bèn nhờ một người qua đường giúp nhặt sung bỏ vào miệng. Người qua đường lấy hai ngón chân cặp quả sung bỏ vào miệng anh ta. Chàng lười bực tức nói: “Người đâu lười thế.” (4 câu)
4.3. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- GV mời một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. 
- GV có thể tổ chức thi kể chuyện giữa các nhóm.
5. Mở rộng
- MT:
- GV hỏi: Câu chuyện chê cười thói xấu nào?
- GV có thể trao đổi thêm:
+ Câu nói của anh chàng lười có gì buồn cười?
+ Em rút ra bài học nào từ câu chuyện trên?
- GV chốt ý đúng, nêu ý nghĩa câu chuyện, nhắc nhở HS liên hệ bản thân.
6. Tổng kết, đánh giá
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương ý thức học tập của các em học tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng để kê được câu chuyện hay.
- HS trả lời: Tìm cách hái quả./ Trèo lên cây hái quả.
- HS lắng nghe
- HS nghe GV kể 2 - 3 lần câu chuyện. 
- HS quan sát bức tranh 1.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.(Chàng lười chờ sung rụng vào miệng để ăn.)
 - HS quan sát bức tranh 2.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Chàng lười nhờ người qua đường giúp nhặt sung bỏ vào miệng .)
- HS quan sát bức tranh 3.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. ( Người qua đường lấy 2 ngón chân cặp quả sung bỏ vào miệng chàng lười.)
- HS quan sát bức tranh 4.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. ( Chàng lười nhận xét: “Người đâu mà lười thế.”)
- HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động trong nhóm: HS1 – Kểtranh 1; HS2 – Kể tranh 2, HS3 – Kể tranh 3, HS4 - Kể tranh .
- HS kể liền mạch nội dung của 4 tranh trước nhóm. Khi 1 bạn kể thì các bạn khác lắng nghe và góp ý. 
- Một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. 
- Các bạn trong lớp lắng nghe, quan sát và cổ vũ bạn.
- HS trả lời: Lười biếng, chờ chực ăn sẵn, chờ đợi may mắn từ người khác.
- HS nêu ý kiến:
+ Anh ta cũng lười mà lại đi chê người khác.
+ Em không nên lười biếng. cần chăm chỉ làm việc./ Có làm thì mới có ăn.
- HS lắng nghe.
ĐỌC MỞ RỘNG
HS tìm đọc:
Một câu chuyện về tình cảm gia đình.
Một số câu đố.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Tìm kiếm nguồn Đọc mở rộng
1.1. Tìm một câu chuyện về tình cảm gia đình.
- GV hướng dẫn HS tìm kiếm một câu chuyện về tình cảm gia đình phù hợp trong những tuyển tập truyện dành cho thiếu nhi hoặc từng cuốn truyện rời. Một số nguồn đọc tham khảo như sau:
+ Nhiều tác giả (2012). Tuyển chọn các bài thơ, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non theo chủ đề Gia đình, NXB Giáo dục.
+ Taniguchi Kunihiro (2018). Bộ sách Ehon Gia đình tớ gồm 5 cuốn: Gia đình tớ, Ông tớ, Mẹ tớ, Con ma nhà tớ và Bạn cá cảnh nhà tớ, NXB Mỹ thuật.
+ Nhiều tác giả (2019). Bộ sách Truyện kể trước giờ đi ngủ gồm 3 cuốn: Hôm nay con ngủ cùng mẹ, Hôm nay con ngủ cùng bố, Hôm nay con ngủ một mình, NXB Kim Đồng.
Tìm một số câu đố:
Một số nguồn đọc tham khảo có câu đố mà HS có thể tìm kiếm như sau:
- Nhiều tác giả (2015). Bộ Câu đố dân gian cho bé gồm: Tám người khiêng một mâm xương, Một đàn cò trắng phau phau, Có vòi không phải con voi, Sừng sững mà đứng giữa trời, Vừa bằng cái vung NXB hội Nhà văn.
- Nguyễn Ngọc Kí (2016), Tuyển tập câu đố vui tâm đắc dành cho tuổi học trò (3 tập), NXB Trẻ.
2. Trình bày kết quả Đọc mở rộng
Ví dụ 1: Đọc câu chuyện Chuột muốn to bằng voi.
- Giải thích vì sao chuột con cho rằng làm chuột bé tí thích hơn làm voi?
Ví dụ 2: Đọc một số câu đố.
- Một mẹ thường có sáu con
Yêu thương mẹ sẻ nước non vơi đầy.
Là cái gì?
Đáp án: Bộ ấm chén
- Có chân mà chẳng biết đi
Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi
Bạn bè chăn, chiếu gối thôi
Cho người nằm ngủ thảnh thơi đêm ngày
Là cái gì?
Đáp án: Cái giường
TIẾT 2
- Kể ra những món quà mà bố gửi cho bạn nhỏ.
3. Củng cố
-GD hs biết yêu thương mọi người.
- HS tìm kiếm một câu chuyện về tình cảm gia đình.
- HS đọc
- HS tìm đọc các câu đố
- HS đọc, trình bày.
Vì chuột con thích được mẹ bế ẵm./ Vì chuột con thích được mẹ yêu, âu yếm.
- HS giải các câu đố.
LUYỆN TẬP
TÔI CÓ EM RỒI!
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS:
- Luyện tập, kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng; đọc đúng và rõ ràng bài “Tôi có em rồi!”, biết ngắt hơi ở những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm kết thúc câu.
- Luyện tập, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: trả lời được các câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh trong bài; nêu được lời khuyên từ câu chuyện đã đọc.
- Luyện tập, kiểm tra kĩ năng viết: viết được một câu nói về hoạt động của nhân vật dựa theo tranh gợi ý, nghe – viết đúng một đoạn văn có độ dài 28 chữ.
- Góp phần hình thành năng lực tự học, phẩm chất chăm chỉ (chăm học).
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Slide trình chiếu nội dung bài Luyện tập.
- VBT 1/ 2 hoặc phiếu bài tập ghi sẵn nội dung baì Luyện tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đọc thành tiếng
- HS đọc cá nhân
Đọc hiểu
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập cá nhân.
- Yêu cầu HS trao đổi bài cho bạn trong nhóm để kiểm tra kết quả.
- GV đánh giá kết quả bài làm của HS trước lớp.
Đáp án:
Câu 1: C; Câu 2: A; Câu 3: B; Câu 4: C
Câu 5: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Yêu cầu HS viết thành câu, đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, viết hoa chữ cái đầu câu, sử dụng dấu chấm kết thúc câu.
Các đáp án sau đều được chấp nhận.
+ Câu chuyện khuyên chúng ta yêu em bé.
+ Câu chuyện khuyên chúng ta yêu anh em của mình.
+Câu chuyện khuyên chúng ta biết nhường nhịn em bé.
- HS đọc cá nhân.
- HS làm BT cá nhân.
- HS trao đổi bài, kiểm tra kết quả.
VIẾT (CHÍNH TẢ)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nghe – viết
- MT: Viết (chính tả nghe – viết) đúng đoạn văn.
- GV đọc to một lần đoạn văn trong bài 1 SGK tr.93.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. 
- HS viết xong, GV đọc chậm cho HS soát bài. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có). 
2. Xem tranh, viết một câu cho biết hai chị em đang làm gì.
- Yêu cầu: HS viết thành câu, đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, viết hoa chữ cái đầu câu, sử dụng dấu chấm kết thúc câu.
Các đáp án sau đều được chấp nhận:
+ Hai chị em đang chơi đồ hàng.
+ Hai chị em đang chơi búp bê
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học. 
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: dành cho.
- HS nghe – viết vào vở Chính tả. 
- HS đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
- HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- HS lên bảng làm bài trên bảng. Dưới lớp làm vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_tuan_27_nam_hoc_2020_2021_truon.doc