Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 (Bản đẹp)

III. Các hoạt động dạy học

1. Chào cờ :

- GV + HS chào cờ, hát quốc ca.

2. Khởi động:

- Mục tiêu : Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài.

- HS hát theo nhạc bài: Em yêu trường em

- GV hỏi: Các con có cảm nhận gì qua bài hát này?

- GV chốt chuyển ý giới thiệu bài: Các em yêu trường lớp thì chúng ta phải thực hiện đúng nội quy của trường

 - GV ghi tựa bài

3. Khám phá

3.1. Quan sát tranh SGK

- GV trình chiếu tranh trong SGK, yêu cầu HS quan sát

- GV giới thiệu : “Tham gia học tập nội quy nhà trường”

- Yêu cầu HS nêu nội dung tranh: Em thấy gì qua bức tranh

- Gv chốt: Các bạn đang thực hiện một trong những nội quy của trường là xếp hàng trước khi vào lớp.

- GV chốt và hướng dẫn HS cách xếp hàng.

3.2: Giới thiệu nội quy của trường mình

- Gv trình chiếu một số ảnh về các bảng nội quy của nhà trường

- Khi đến trường thì các con phải tuân thủ theo đúng nội quy trường lớp như thế nào?

- Gv chốt

4. Vận dụng

- Bài hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Dặn dò hs chuẩn bị tiết sau.

 

docx 27 trang yenhap123 3590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. Mục tiêu
Qua bài học, HS:
- Biết tập trung xếp hàng đúng để “Tham gia học tập nội quy nhà trường”.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống : Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định, quy ước của tập thể.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên
+ Tranh/ ảnh trong SGK (phóng to).
+ Tranh ảnh tuyên truyền về: “Tham gia học tập nội quy nhà trường”
- Học sinh: Một số bài hát theo chủ đề.
III. Các hoạt động dạy học
1. Chào cờ : 
- GV + HS chào cờ, hát quốc ca.
2. Khởi động:
- Mục tiêu : Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài. 
- HS hát theo nhạc bài: Em yêu trường em
- GV hỏi: Các con có cảm nhận gì qua bài hát này?
- GV chốt chuyển ý giới thiệu bài: Các em yêu trường lớp thì chúng ta phải thực hiện đúng nội quy của trường
 - GV ghi tựa bài
3. Khám phá
3.1. Quan sát tranh SGK
- GV trình chiếu tranh trong SGK, yêu cầu HS quan sát
- GV giới thiệu : “Tham gia học tập nội quy nhà trường”
- Yêu cầu HS nêu nội dung tranh: Em thấy gì qua bức tranh
- Gv chốt: Các bạn đang thực hiện một trong những nội quy của trường là xếp hàng trước khi vào lớp.
- GV chốt và hướng dẫn HS cách xếp hàng.
3.2: Giới thiệu nội quy của trường mình
- Gv trình chiếu một số ảnh về các bảng nội quy của nhà trường
- Khi đến trường thì các con phải tuân thủ theo đúng nội quy trường lớp như thế nào?
- Gv chốt
4. Vận dụng
- Bài hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Dặn dò hs chuẩn bị tiết sau.
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau tiết học HS:
- Làm quen được với các bạn mới. 
- Năng lực giao tiếp khi làm quen với các bạn mới.
- Phẩm chất nhân ái thể hiện qua việc tôn trọng sự khác biệt của mọi người.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên
+Tranh ảnh SGK. Các bài hát có trong bài. 
-Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
 Nghe bài hát: “làm quen”
Nêu các bước làm quen với bạn
Các bước làm quen với bạn:
- Bước 1: Tranh 1 – Chào hỏi.
- Bước 2: Tranh 2 – Giới thiệu bản thân. - Bước 3: Tranh 3 – Chia sẻ và lắng nghe. 
- Bước 4: Tranh 4 – Chào tạm biệt
3. Sắm vai làm quen với bạn
Gợi ý:
- Cách 1: Chào bạn, mình tên là bạn tên là gì?
- Cách 2: Chào bạn, mình ở... chuyển đến đây. Mình là... Bạn tên là gì vậy?
- GV đưa ra nhận xét và tổng kết hoạt động.
4. Tổng kết 
 -HS lắng nghe hát và vận động theo lời bài hát
- GV đọc yêu cầu của hoạt động 3, trang 8, SGK cho cả lớp nghe và tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ quy trình gồm 4 bước làm quen với bạn và yêu cầu các nhóm lấy ví dụ về các bước làm quen với bạn.
- HS các nhóm thực hiện.
- HS chia sẻ trước lớp, nêu các bước làm quen với bạn.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đưa ra quy trình làm quen với bạn của nhóm mình.
- GV nhận xét, chốt quy trình và chuyển tiếp hoạt động
- GV đọc yêu cầu của hoạt động 4, trang 9, SGK cho cả lớp nghe và yêu cầu GV gọi HS mô tả tranh.
- HS mô tả tranh theo yêu cầu này với gợi ý sau: Bức tranh vẽ gì?
- GV chốt nội dung của tình huống: Hai bạn ngồi đọc sách ở sân trường, nét mặt vui vẻ, thân thiện đang muốn làm quen với nhau.
- HS hoạt động theo nhóm 4, các nhóm thảo luận cách thức làm quen với bạn trong tình huống.
- GV gọi 2 nhóm lên sắm vai, các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có).
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học tiết sau.
 TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
MỤC TIÊU
Sau tiết học HS:
- Thực hiện tổ chức báo cáo được tình hình hoạt động của lớp trong tuần.
- Làm quen với nền nếp học tập và sinh hoạt ở trường
- Phẩm chất trung thực, chăm chỉ và nhân ái: Thể hiện qua việc báo cáo trung thực tình hình hoạt động của lớp trong tuần, thực hiện được các hoạt động nền nếp của trường.
II. CHUẨN BỊ
-Giáo viên: SGK, SGV.
-Học sinh: Thông tin báo cáo hoạt động lớp tuần qua (lớp trưởng, các tổ trưởng).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Khởi động
- Mở nhạc và cho học sinh hát múa bài “Đi học”.
2. Làm quen nền nếp học tập và sinh hoạt ở trường
- GV phổ biến cho HS về các nền nếp cần thực hiện trong học tập và sinh hoạt ở trường.
- HS lắng nghe.
- GV lựa chọn một số hoạt động để tổ chức cho nền nếp học tập trên lớp như cách giơ tay, cách giơ bảng, các quy tắc sử dụng trong giờ học, đứng lên chào thầy/ cô, 
+ Nền nếp giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập: cách giữ mép vở thẳng (không bị quăn), cách sắp xếp sách vở vào ngăn bàn, 
+ Nền nếp vệ sinh cá nhân: rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, 
- GV tổng kết hoạt động.
3. Sinh hoạt lớp
3.1. Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập tuần qua
- Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo. Các tổ khác nhận xét.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.
- GV nhận xét chung:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
- Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để được khen thưởng.
- GV tuyên dương.
3.2. Công tác trọng tâm tuần 3
- Đi học đúng giờ , thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường.
- Đi học cần mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
- Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, trật tự.
- Nghiêm túc tập trung để tham gia tốt các hoạt động học tập.
- Tiếp tục học tập theo chương trình tuần mới.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo công tác phòng dịch bệnh covid 19.
Bổ sung: ....................................................................................................................
..................................................................................................................................
4. Tổng kết 
- GV nhắc nhở HS cả lớp đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc nội quy học tập của nhà trường.
TOÁN
Tiết 4: số 4, số 5
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 4, 5.
- Đọc ,viết được các chữ số 4,5.
- Kỹ năng xác định số lượng của nhóm vật, đọc và nhận biết số.
- Lấy được nhóm vật có số lượng cho trước là 4,5.
- Đếm, đọc viết được các số 1,2,3,4,5.
- Phát triển các năng lực: Tư duy, lập luận; NL mô hình hóa toán học; NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG
- HS, GV: Bộ đồ dùng Toán, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: 
- Đếm
2. Khám phá
a. Nhận biết số lượng bốn và cách đọc sô 4.
b. Nhận biết số lượng bảy và cách đọc sô 5.
 3. Luyện tập: 
Bài 1: Chọn số đúng
- Kỹ năng xác định số lượng của nhóm vật, đọc và nhận biết số; Lấy được nhóm vật có số lượng cho trước là 4,5.
4. ỨNG DỤNG
 Bài 2. Mỗi loại có bao nhiêu? 
- Đếm, đọc viết được các số 1,2,3,4,5.
5. Củng cố:
- Y/C HS quan sát, mời 4 bạn lên đứng xếp hàng - HS dưới lớp đếm có bao nhiêu bạn?
- Cho mỗi em cầm 1 bông hoa, cô cầm thêm 1 bông, có bao nhiêu bông hoa?
- HS quan sát, trả lời.
- GV NX chốt lại từ đó dẫn dắt vào bài học.
- GV treo tranh ở trên bảng lớp, cho HS QS tranh trong SGK và trả lời câu hỏi .
+ Có bao nhiêu lá cờ?
+ Bên này có bao nhiêu bông hoa?
+ Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?”
- HS quan sát tranh cột bên trái, trả lời.
- Nhận xét, chốt: số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là 4 đoc , viết số là 4
- GV HD HS viết số 4: điểm bắt đầu, hướng viết mỗi nét trên số 4.
- HS luyện viết số 4 vào bảng con.
* Yêu cầu HS quan sát tranh cột bên phải, hỏi: 
+Có bao nhiêu bông hoa hồng?
+ Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?
- TL theo nhóm. Đại diện nhóm báo cáo
- Nhận xét, chốt: số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là 5; đọc, viết số là 5.
- GV chỉ từ trên xuống, đọc: “năm bông hoa”, “ năm hình vuông” , “số năm”.
- HD viết số 5.
- HS luyện viết số 5 vào bảng con.
- Yêu cầu HS lấy ra 4 thẻ số từ 1 đến 4.
- GV gắn lên bảng một nhóm có từ 1 đến 4 đồ vật, 
- HS giơ thẻ số thích hợp (GV gắn 1 đồ vật thì HS giơ thẻ số 1, tương tự đến 4,5 đồ vật).
- 1 HS lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật, yêu cầu HS đếm số vật của nhóm để khẳng định bạn đó gắn thẻ số đúng rồi đọc số.
- Cả lớp đọc số. 
- HS thực hiện giơ thẻ 1-2 lần (không theo thứ tự). 
- Nhận xét, chữa bài
- GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu bài.
- HS tự thực hiện. Báo cáo kết quả vào bảng con.
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng.
- GV NX, chốt lại.
- HD HS viết số 4, 5 vào vở..
- HS thực hành viết số vào vở.
- GV tổ chức cho HS hoạt động củng cố:
+ Yêu cầu HS lấy đủ số hình vuông màu vàng theo yêu cầu của GV - lần lượt là 1-2-3-4-5 rồi xếp trên bảng con theo cốt.
+ GV yêu cầu HS chỉ vào từng cột và đọc số.
- Nhận xét tiết học.
- HD HS về nhà thực hiện phần số quanh ta ở cuối SGK
TOÁN
Tiết 5: Số 6, số 7
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 6,7
- Đọc viết được các chữ số 6,7
- Kỹ năng xác định số lượng của nhóm vật, đọc và nhận biết số
- Lấy được nhóm vật có số lượng cho trước
- Viết được các chữ số 6, số 7
- Phát triển các năng lực: Tư duy, lập luận; NL mô hình hóa toán học; NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG
- HS, GV: Bộ đồ dùng Toán, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động:
- Y/C 6 bạn lên đứng xếp hàng, HS dưới lớp đếm có bao nhiêu bạn?
- Mỗi em cầm 1 đồ vật, cô cầm 1 đồ vât, có bao nhiêu ?
- Mỗi em cầm 1 bông hoa, có bao nhiêu bông hoa?
- GV NX chốt lại từ đó dẫn dắt vào bài học.
2. Khám phá
a. Nhận biết số lượng sáu và cách đọc sô 6
 b. Nhận biết số lượng bảy và cách đọc sô 7
3. Luyện tập: 
Bài 1: Chọn số đúng
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 6,7
- Đọc viết được các chữ số 6,7
4. Ứng dụng
 Bài 2. Mỗi loại có bao nhiêu ?
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 6,7
5. Củng cố
- GV treo tranh ở trên bảng lớp, HS quan sát tranh cột bên trái, GV hỏi: 
+ Có bao nhiêu hòn bi ?” 
+ Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?”
- HS trả lời. 
- Nhận xét, chốt: số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là 6. Đọc , viết số là 6.
- Đọc cả lớp, tổ, cá nhân.
- GV hướng dẫn HS viết số 6.
- HS viết 6 trên không và vào bảng con.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh cột bên phải, hỏi: + Có bao nhiêu hòn bi ?
+ Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?
- Nêu kết quả.
- Nhận xét, chốt: số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là 7. Đọc, viết số là 7.
- Đọc cả lóp, tổ, cá nhân.
- HD HS viết số 7 vào bảng con.
- Yêu cầu HS lấy ra 7 thẻ số từ 1 đến 7.
- GV gắn lên bảng một nhóm có từ 1 đến 7 đồ vật, 
- yêu cầu HS giơ thẻ số thích hợp (gắn 1 đồ vật thì Hs giơ thẻ số 1, tương tự đến 7 đồ vật, 
- Mời 1 HS lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật, yêu cầu HS đếm số vật của nhóm để khẳng định bạn đó gắn thẻ số đúng rồi đọc số .
- Cả lớp đọc số. 
- Cho HS thực hiện 1-2 lần ko theo thứ tự. 
- Nhận xét, chữa bài.
- Đọc cả lóp, tổ, cá nhân.
- GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu bài.
- HS tự thực hiện. Báo cáo kết quả vào bảng con.
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng.
- GV NX, chốt lại.
- HD HS viết số 6,7 vào vở..
- HS thực hành viết số vào vở.
- GV tổ chức cho HS hoạt động củng cố:
+ Yêu cầu HS lấy đủ số hình vuông màu vàng theo yêu cầu của GV - lần lượt là 1-2-3-4-5-6-7 rồi xếp trên bảng con theo cốt.
+ GV yêu cầu HS chỉ vào từng cột và đọc số.
- Nhận xét tiết học.
- HD HS về nhà thực hiện phần số quanh ta ở cuối SGK
TOÁN
Tiết 6: Số 8, số 9
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 8,9
- Đọc viết được các chữ số 8,9
- Kỹ năng xác định số lượng của nhóm vật, đọc và nhận biết số
- Lấy được nhóm vật có số lượng có từ 1 đến 9.
- Viết được các chữ số 1 đến số 9
- Phát triển các năng lực: Tư duy, lập luận; mô hình hóa toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG
- HS, GV: Bộ đồ dùng Toán, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động
2. Khám phá
a. Nhận biết số lượng tám và cách đọc sô 8
b. Nhận biết số lượng chín và cách đọc sô 9
3. Luyện tập: 
Bài 1: Chọn số đúng
- Kỹ năng xác định số lượng của nhóm vật, đọc và nhận biết số
4. Ứng dụng
 Bài 2. Mỗi loại có bao nhiêu? 
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 8,9
- Đọc viết được các chữ số 8,9
- Lấy được nhóm vật có số lượng có từ 1 đến 9.
5. Củng cô,
- Y/C 8 bạn lên đứng xếp hàng, HS cả lớp đếm có bao nhiêu bạn?
- Mỗi em cầm 1 đồ vật, cô cầm 1 đồ vât, có bao nhiêu đồ vật?
- Cho mỗi em cầm 1 bông hoa có bao nhiêu bông hoa?
- Quan sát trả lời.
- GV NX, chốt lại, dẫn dắt vào bài học.
- GV treo tranh ở trên bảng lớp, yêu cầu HS quan sát tranh cột bên trái, hỏi: +Có bao nhiêu ô tô ?
+ Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?
- TL theo nhóm cặp.
- Đại diện nhóm cặp báo cáo.
- Nhận xét, chốt: số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là 8. Đọc, viết số là 8.
- Đọc cả lớp, tổ, cá nhân.
- HD HS viết số 8.
- HS viết 8 trên không và vào bảng con.
- Yêu cầu HS quan sát tranh cột bên phải, hỏi theo nhóm đôi:
 + Có mấy cái chong chóng? 
+ Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?
- Các cặp báo cáo.
- Nhận xét, chốt: số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là 9. Đọc, viết số là 9.
- Đọc cả lớp, tổ, cá nhân.
- HD HS viết số 9.
- HS viết 9 trên không và vào bảng con
- Yêu cầu HS lấy ra 9 thẻ số từ 1 đến 9.
- GV gắn lên bảng một nhóm có từ 1 đến 8,9 đồ vật, yêu cầu HS giơ thẻ số thích hợp (gắn 1 đồ vật thì HS giơ thẻ số 1, tương tự đến 8, 9 đồ vật, 
- Mời 1 HS lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật, yêu cầu HS đếm số vật của nhóm để khẳng định bạn đó gắn thẻ số đúng rồi đọc số.
- Cả lớp đọc số 8, số 9.
- Cho HS thực hiện 1-2 lần ko theo thứ tự. 
- Nhận xét, chữa bài.
- GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu bài.
- HS tự thực hiện. Báo cáo kết quả vào bảng con.
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng.
- GV NX, chốt lại.
- HD viết số 8, 9 vào vở.
- HS thực hành viết số vào vở.
- GV tổ chức cho HS hoạt động củng cố:
+ Yêu cầu HS lấy đủ số hình vuông màu vàng theo yêu cầu của GV - lần lượt từ 1-9 rồi xếp trên bảng con theo cột.
+ GV yêu cầu HS chỉ vào từng cột và đọc số.
- Nhận xét tiết học.
- HD HS về nhà thực hiện phần số quanh ta ở cuối SGK
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 3: Bài 2: GIA ĐÌNH VUI VẺ (tiết 1)
	I. MỤC TIÊU:
- HS kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình.
- Nói được câu đơn giản để giới thiệu những công việc của bản thân thường làm khi ở nhà và nhận biết được sự cần thiết chia sẻ công việc trong gia đình.
- Quan sát hình ảnh và trả lời được nội dung trong mỗi tranh.
 - Biết vận dụng kiến thức học tập vào thực tiễn cuộc sống.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bài hát “Bé quét nhà”, tranh ảnh về 1 số công việc nhà.
III. CÁC HĐ DẠY HỌC:
1. KHỞI ĐỘNG: Kể về những công việc nhà trong gia đình bạn.
- Cho cả lớp xem video và hát theo lời bài hát “ Bé quét nhà”.
+ Bài hát kể về công việc của ai?
+ Bạn nhỏ trong bài hát làm công việc gì?
- HS nghe và hát theo. TLCH.
- Hướng dẫn HS kể một số công việc nhà ở gia đình của mình.
 - HS kể: Ở nhà e quét nhà, nhặt rau, rửa ấm chén, 
- Nhận xét, bổ sung.
- GTB.
- Mỗi thành viên trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy nhiên, mọi người luôn gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau làm việc, cùng nhau nghỉ ngơi và vui chơi. 
2. KHÁM PHÁ: Quan sát và nói
- Quan sát và khai thác nội dung hình 1
- Cho HS quan sát hình 1 trên màn hình.
- Hướng dẫn quan sát và thảo luận nhóm đôi theo các các câu hỏi sau:
+ Các thành viên trong gia đình đang làm gì?
+ Vẻ mặt của mọi người trong lúc làm việc như thế nào?
- HS thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, đánh giá.
- Quan sát và khai thác nội dung hình 2
 - HS quan sát và thảo luận tranh 2 theo câu hỏi: 
+ Những người trong hình đang làm công việc gì?
+ Họ cảm thấy như thế nào khi làm việc nhà?
 - HS quan sát vẻ mặt của bạn nhỏ trong hình. Đại diện các nhóm trả lời:
+ Mẹ và bạn nhỏ đang phơi quần áo.
+ Bạn nhỏ cảm thấy rất vui khi cùng mẹ làm việc nhà.
 - HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Liên hệ về các công việc nhà của mọi người trong gia đình em.
- Liên hệ về các công việc nhà của mọi người trong gia đình em.
+ Khi ở nhà, mỗi người trong gia đình em thường làm những việc gì? 
+ Những việc gì mọi người có thể cùng làm chung với nhau? 
+ Em cảm thấy như thế nào khi được làm việc cùng mọi người?
+ Vì sao các thành viên trong gia đình nên nên làm việc nhà cùng nhau?
- HS tự liên hệ bản thân.
- GV đọc câu ở hình lá.
- GV khen những HS thường làm việc nhà và khuyến khích các HS khác tham gia việc nhà.
3. Tổng kết tiết học
 - HS quan sát trên máy chiếu các hình ảnh về các công việc ở gia đình.
- HS nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn về nhà tập làm những công việc vừa sức để giúp đỡ cha mẹ, tiết học sau sẽ kể những việc mình làm cho các bạn cùng nghe.
	TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 Tiết 4: BÀI 2: GIA ĐÌNH VUI VẺ (tiết 2)
	I. MỤC TIÊU:
- Kể được một số hoạt động khi nghỉ ngơi của gia đình.
- Nói được cảm xúc của bản thân khi tham gia các công việc nhà và các hoạt động khi nghỉ ngơi cùng gia đình.
- Giao tiếp biểu đạt chia sẻ được công việc và hoạt động của các thành viên trong gia đình
	- Biết chia sẻ công việc với mọi người trong gia đình. Tập làm những công việc vừa sức. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Giáo viên: Bài hát “Bé quét nhà”, tranh ảnh về 1 số công việc nhà.
 - Học sinh:Sách giáo khoa
	III. CÁC HĐ DẠY HỌC
1. KHỞI ĐỘNG
- Em đã làm gì để giúp mẹ?
- HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài.
2. KHÁM PHÁ: Những lúc nghỉ ngơi, vui chơi mọi người trong gia đình bạn thường làm gì?
a, Quan sát và khai thác nội dung hình 3 và 4.
+ Hình 3: Bố và bạn gái đang chơi cờ vua, mẹ và em bé đang đọc sách.
+ Hình 4: Bố, mẹ và em trai đang chơi nhảy dây, bạn gái đang cổ vũ.
+ Mọi thành viên trong gia đình đang chơi cùng rất vui vẻ, gương mặt ai cũng tươi cười thể hiện là rất hạnh phúc.
- HS quan sát trên màn hình, thảo luận cặp đôi CH:
+ Các thành viên trong gia đình đang làm gì?
+ Vẻ mặt của mọi người trong lúc làm việc như thế nào?
 - GV yêu cầu các nhóm nêu kết quả hoạt động trước lớp. 
- HS lên bảng nêu nội dung trong mỗi bức tranh
 - HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
b,Liên hệ về các hoạt động vui chơi của gia đình em khi rảnh rỗi
 - GV sử dụng tranh ảnh để giới thiệu về các hoạt động thường ngày của gia đình.
- HS thảo luận theo từng nhóm, lần lượt hỏi và trả lời:
+ Khi rảnh rỗi, gia đình em thường làm gì?
+ Em thích nhất hoạt động nào?
+ Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động vui chơi cùng gia đình?
- Một số học sinh lên chia sẻ các HĐ của gia đình mình khi rảnh rỗi
- Các bạn khác nhận xét- biểu dương
 - HS lắng nghe và nhắc lại.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV hướng dẫn HS thực hiện ghép trong nhóm 4.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ sắp xếp các mảnh ghép thành bức tranh hoàn chỉnh.
- 2 nhóm lên bảng thi ghép tranh.
- Sau khi hoàn thiện bức tranh, các nhóm HS hỏi và trả lời:
+ Mọi người trong tranh đang làm gì?
+ Mọi người trong tranh cảm thấy như thế nào khi làm việc cùng nhau?
- Các nhóm HS thực hành hỏi và trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
3. LUYỆN TẬP: Cùng chơi “Ghép tranh”
a. Xem tranh, xếp các mảnh ghép thành bức tranh hoàn chỉnh.
b, Hỏi và trả lời theo tranh:
4. Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn HS về nhà tập làm những công việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ và người thân trong gđ.
TIẾNG VIỆT
Tiết 13, 14: BÀI 6: c a
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
+ Đọc, viết được các tiếng, chữ có c, a.
+ Học được cách đọc tiếng ca
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ: cô, na, cơ, đa.
+ Nghe, nói: Biết nghe và trả lời được các câu hỏi.
2. Năng lực::
+ Góp phần hình thành năng lực chung: giao tiếp và hợp tác (đọc)
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Tìm được tiếng có chứa c, a.
3. Phẩm chất: 
- Mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ chữ học vần, tranh ảnh, cái ca. 
- HS: SGK, bảng, phấn, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. Khởi động:
- Bài hát “Cá vàng bơi”.
 B. Hoạt động chính
1. Khám phá âm mới:
- Tìm được tiếng có chứa c, a.
- Đọc, viết được các tiếng, chữ có c, a.
- Học được cách đọc tiếng ca
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: cô, na, cơ, đa.
2. Đọc tiếng/ từ khóa
- Nghe, nói: Biết nghe và trả lời được các câu hỏi
 3. Viết bảng con
* Hướng dẫn viết chữ c
* Hướng dẫn viết chữ a 
* Hướng dẫn viết chữ ca
- HS hát bài : Cá vàng bơi.
- GV nêu câu hỏi:
+ Bài hát vừa rồi hát về con gì?
+ Trong từ con cá có tiếng cá, vậy tiếng cá gồm có âm gì?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV liên hệ - Giới thiệu bài và ghi đề: c a.
- GV treo tranh, HS quan sát tranh.
+ GV chỉ vào chữ c và hỏi đây là chữ gì? 
+ GV chỉ vào chữ a và hỏi đây là chữ gì?
- HS trả lời.
- GV yêu cầu HS đọc đồng thanh c, a.
+ Em hãy chỉ ra c trong các tiếng dưới tranh?
- GV làm mẫu chỉ ra c trong cô, cơ và đọc c, c.
- HS làm theo chỉ vào cô, cơ và đọc c, c. 
- Em hãy chỉ ra a trong các tiếng dưới tranh?
- HS chỉ vào a trong na, đa và đọc a, a
- HS đọc đồng thanh.
- GV chỉ vào cái ca và hỏi: Đây là cái gì?
- HSTL: Đây là cái ca
GV nhận xét
- GV viết tiếng ca lên bảng
- GV chỉ vào tiếng ca và hỏi: Tiếng ca gồm có những âm nào?
- HS đọc c, a.
- Trong tiếng ca âm nào đứng trước, âm nào đúng sau?
- Âm c đúng trước, âm a đứng sau.
- GV chỉ vào tiếng ca và đánh vần ( GV đọc mẫu nhanh hơn để kết nối tự nhiên cờ –a thành ca).
- HS đánh vần chậm rồi nhanh để tự kết nối cờ -a thành ca.
- GV quy ước: +Cô chỉ thước dưới chữ ca các em sẽ đánh vần: Cờ- a- ca
 + Cô chỉ thước bên cạnh các em đọc trơn ca.
- HS đọc 2-3 lần
- Tiếng ca gồm có những âm nào?
- Tiếng ca gồm- Âm c đúng trước, âm a đứng sau, tiếng ca có âm c và a
- Các em đã phân tích được tiếng ca. Chúng ta quy ước: cô đặt thước ngang dưới ca thì các em phân tích tiếng ca.
-HS phân tích theo thước cô đặt
GV nhận xét: Cách đọc và phân tích tiếng ca của chúng ta đã được thể hiện trong mô hình
- Chỉ vào mô hình bên trái đọc cờ-a-ca. 
-Chỉ vào mô hình bên phải đọc cờ-a-ca 
- Chỉ vào mô hình bên phải phân tích: ca gồm có âm c đứng trước, âm a đứng sau. Ca gồm có c và a.
-GV chỉ vào mô hình và chốt: Ca gồm có 2 âm c và a .
- GV làm mẫu: cờ-a-ca, ca, tiếng ca gồm có âm c và a.
- HS thực hiện đánh vần, đọc trơn, phân tích
- Nhận xét, đánh giá.
- GV treo bảng mẫu chữ c.
- GV hướng dẫn cách viết chữ c (mô tả, viết mẫu).
- HS dùng ngón trỏ viết không trung.
- HS viết bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Tương tự chữ c.
- GV treo bảng mẫu chữ ca.
- GV hướng dẫn cách viết chữ ca (chú ý lia bút viết a liền với c).
- Hướng dẫn HS viết không trung.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV theo dõi, nhận xét.
TIẾT 2
 4. Đọc, tìm tiếng trong từ ứng dụng 
5. Viết (vở tập viết) 
- Tô, viết được c, a, ca (cỡ vừa)
C. Củng cố, mở rộng, đánh giá 
- Yêu cầu HS chỉ vào chữ trong vòng tròn và hỏi đây là chữ gì?
- HS đọc đồng thanh: ca
- GV giải thích thêm về các từ : ca nô, ca sĩ, ca múa.
- HS chỉ vào các từ ca nô, ca sĩ, ca múa và đọc: ca, ca, ca.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu tô, viết vào vở c, a, ca (cỡ vừa).
- Quan sát hướng dẫn, giúp đỡ.
- Nhận xét và sửa một số bài của HS.
- Hôm nay em học được âm nào?
- HSTL: Em học được 2 âm mới là âm c và a.
- GV viết/tạo ra 2 dãy/2 thanh cài bên cạnh bảng (phụ âm/nguyên âm) – lưu lại góc bảng.
- HS quan sát, theo dõi, lắng nghe.
- Nhận xét tiết học
TIẾNG VIỆT
Tiết 15, 16: BÀI 7: b e ê `‘
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
+ Đọc, viết học được cách đọc các tiếng có chữ b,e,ê thanh huyền, thanh sắc: bế, bé, cá, bê, cà.
+ Đọc được tiếng bè, bé
+ MRVT các tiếng chứa b, e, ê thanh huyền, thanh sắc
+ Đọc được câu ứng dụng có tiếng chứa b, e, ê thanh huyền, thanh sắc
+ Hiểu được câu ứng dụng.
2. Năng lực :
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong gia đình
- Năng lực giải quyết vấn đề: biết trả lời câu hỏi.
3. Phẩm chất: 
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Tranh ảnh minh họa, từ khóa bè. Mẫu chữ b, e, ê. Bảng phụ chữ viết mẫu bè, bế.
-HS:SGK, bảng, phấn, bút chì, VTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A.Khởi động: 
Bài hát “Cháu lên ba ”.
 B. Hoạt động chính
1.Giới thiệu âm mới, thanh mới
2. Đọc tiếng/ từ khóa
a. Đọc tiếng/ từ khóa có thanh huyền 
- Đọc, viết học được cách đọc các tiếng có chữ b,e, ê thanh sắc: bê, bè. 
- HS hát bài : Cháu lên ba, TLCH:
+ Bài hát vừa rồi hát về ai?
+ Ngoài cháu ra còn có ai?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV liên hệ - Giới thiệu bài và ghi đầu. bài
- GV treo tranh, HS quan sát tranh.
- GV chỉ vào chữ b/e/ê và hỏi đây là chữ gì?
- HS trả lời.
- HS đọc đồng thanh b,e,ê.
- GV yêu cầu HS quan sát, chỉ ra b/e/ê trong các tiếng dưới tranh?
- HS chỉ vào bà và đọc b; chỉ vào e trong me và đọc e; chỉ vào ê trong lê và đọc ê.
- Nhận xét.
- GV chỉ vào bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cái gì?
- HSTL: Bức tranh vẽ cái bè
- GV nhận xét
- GV viết tiếng bè lên bảng
- GV chỉ vào tiếng bè và hỏi: Tiếng bè gồm có những âm nào các em đã biết?
- Tiếng bè gồm có âm b và e là đã biết.
- Trong tiếng bè có thanh huyền, khi viết được gọi là dấu huyền. Dấu huyền các em chưa biết
- YC HS đọc dấu huyền.
- HS đọc đồng thanh
- GV phân tích tiếng bè: Tiếng bè có âm b đứng trước âm e đứng sau và thanh huyền. Hôm nay chúng ta học cách đọc tiếng bè.
- GV chỉ vào tiếng bè và đánh vần: bờ - e – be- huyền – bè.
- GV chỉ lệnh thước dưới tiếng bè.
- HS đánh vần 2-3 lần: bờ - e – be - huyền – bè.
- GV chỉ lệnh thước bên cạnh tiếng bè
- HS đọc trơn2-3 lần: bè
- GV đặt ngang thước dưới tiếng bè.
- HS phân tích 2-3 lần: Tiếng bè có âm b đứng trước âm e đứng sau và thanh huyền. Tiếng bè gồm có b, e và thanh huyền.
- GV nhận xét: Cách đọc và phân tích tiếng bè của chúng ta đã được thể hiện trong mô hình
- Chỉ vào mô hình bên trái đọc bờ - e – be - huyền – bè. 
- Chỉ vào mô hình bên phải đọc bờ - e – be - huyền – bè.
- Chỉ vào mô hình bên phải phân tích: Tiếng bè có âm b đứng trước âm e đứng sau và thanh huyền. Tiếng bè gồm có b, e và thanh huyền.
- GV chỉ vào mô hình theo thứ tự từ trái qua phải.
- HS đọc theo thước cô đặt.
- GV chỉ vào mô hình và chốt: bè gồm có 2 âm b và e, thanh huyền.
- GV viết dấu huyền lên bên cạnh tên bài b, e, ê.
b. Đọc tiếng/ từ khóa có thanh sắc 
+ Đọc, viết học được cách đọc các tiếng có chữ b,e,ê thanh sắc: bế, bé, cá
4. Viết bảng con
* Hướng dẫn viết chữ b
* Hướng dẫn viết chữ e, ê
* Hướng dẫn viết bè:
* Hướng dẫn viết bé:
- Yêu cầu HS chỉ vào chữ trong vòng tròn và hỏi đây là dấu gì?
- HS TL: Dấu sắc
- GV chỉ vào tiếng bé và hỏi: Tiếng bé gồm có những âm nào các em đã biết?
- Tiếng bé gồm có âm b và e là đã biết.
- Trong tiếng bé có thanh sắc , khi viết được gọi là dấu sắc. Dấu sắc các em chưa biết
- YC HS đọc dấu sắc
- HS đọc đồng thanh
 - GV phân tích tiếng bé: Tiếng bé có âm b đứng trước âm e đứng sau và thanh sắc. Hôm nay chúng ta học cách đọc tiếng bé.
- GV chỉ vào tiếng bé và đánh vần: bờ - e – be- sắc – bé.
- GV chỉ lệnh thước dưới tiếng bé, HS đọc trơn 2-3 lần: bé
- GV chỉ lệnh thước bên cạnh tiếng bé, HS đánh vần 2-3 lần: bờ - e – be – sắc – bé.	
- GV đặt ngang thước dưới tiếng bé
- HS phân tích 2-3 lần: Tiếng bé có âm b đứng trước âm e đứng sau và thanh sắc. Tiếng bè gồm có b, e và thanh sắc.
- GV chốt: bé gồm có 2 âm b và e, thanh sắc.
- GV viết dấu sắc lên bên cạnh tên bài b, e, ê.
- YC HS đọc các từ bế, bé, cá
- YC HS tìm tiếp các tiếng có thanh huyền trong tranh
- Tiếng bê có thanh ngang.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- GV treo bảng mẫu chữ b.
- GV hướng dẫn cách viết chữ b. (mô tả, viết mẫu)
- HS dùng ngón trỏ viết không trung.
- HS viết bảng con.
- GV theo dõi, nhận xét.
- Tương tự.
- GV treo bảng mẫu bè. 
- GV hướng dẫn cách viết bè. HS quan sát.
- Hướng dẫn viết không trung.
- Yêu cầu viết bảng con.
- GV nhận xét.
- Tương tự.
TIẾT 2
 5. Đọc câu ứng dụng 
a. Giới thiệu
b. Đọc thành tiếng
+ Đọc nhẩm
+ Đọc mẫu
+ Đọc tiếng từ ngữ
+ Đọc câu
6. Viết (vở tập viết) 
- Tô, viết vào vở b, e,ê, bè, bé (cỡ vừa)
C. Củng cố, mở rộng, đánh giá
- GV cho HS quan sát tranh 1 và hỏi: Tranh vẽ những ai?
- HS trả lời.
- GV cho HS quan sát tranh 2và hỏi: Tranh vẽ con gì?
- HS trả lời.
- Yêu cầu HS đọc hai câu trong bài.
- HS đọc: bà bế bé; cá be bé
- HS đánh vần, đọc trơn, đọc nhẩm 2 câu ứng dụng.
- GV quan sát, theo dõi.
- GV đọc mẫu 
- HS lắng nghe và đọc nhẩm theo.
- GV chỉ vào các từ, tiếng, chữ chứa b, e, ê (ko theo thứ tự).
- 2, 3HS đọc trơn.
- HS đọc ĐT.
- 2-3 HS đọc – Đọc ĐT
- HS luyện đọc câu theo CN.
- Đọc nối tiếp theo cặp. (chú ý cách ngắt hơi giữa những câu dài)
- Đọc cả 2 câu (CN, ĐT, nhóm)
- Nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu tô, viết vào vở b, e,ê, bè, bé (cỡ vừa)
- Quan sát hướng dẫn, giúp đỡ.
- Nhận xét và sửa một số bài của HS.
- Hôm nay em học được âm nào?
- HSTL: Em học được b, e,ê, bè, bé
- Nhận xét tiết học.
TIẾNG VIỆT
Tiết 17, 18: BÀI 8: o ô ơ ? ~ .
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Đọc, viết được cách đọc tiếng chứa o, ô, ơ, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
+ MRVT có tiếng chứa o, ô, ơ, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
+ Đọc hiểu câu ứng dụng.
2. Năng lực :
+ Góp phần hình thành năng lực chung: giao tiếp và hợp tác : Giao tiếp với các bạn trong nhóm
+ Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác đọc bài, viết bài.
3. Phẩm chất: 
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
- Nhân ái: Biết yêu thương, chăm sóc động vật.
II.CHUẨN BỊ
- GV: Tranh ảnh minh họa từ khóa: bồ, hồ,cờ; Mẫu chữ o, ô, ơ trong khung chữ; Bảng phụ có chữ viết mẫu : cỏ, cỗ, cọ.
- HS:SGK, bảng, phấn, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. Khởi động 
- Bài hát “chú voi con ” kiểm tra đọc âm b, e, ê, tiếng cà, bé.
B. Hoạt động chính
- Đọc, viết được cách đọc tiếng chứa o, ô, ơ, tha

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_2_ban_dep.docx