Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Thủy

Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Thủy

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức – kĩ năng

- Học sinh làm quen với môi trường học tập mới: thầy, cô giáo mới, bạn mới, trường mới,.

- Học sinh biết nhận việc, hiểu rõ cách làm, tự mình giới thiệu tên trước lớp.

2. Năng lực.

- Học sinh tập thói quen, tác phong nhanh nhẹn trong giao tiếp.

- Rèn học sinh mạnh dạn, có tính kỷ luật cao

3. Phẩm chất

- Có ý thức thực hiện các hành vi của mình.

- Yêu quý thầy, cô, bạn bè, trường lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Giáo viên: hệ thống nội dung ôn tập.

- Học sinh: đồ dùng học tập.

 

docx 18 trang yenhap123 3520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 0 	
THỨ HAI, NGÀY 07 THÁNG 05 NĂM 2020.
Tiết 1: Làm quen. 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức – kĩ năng
- Học sinh làm quen với môi trường học tập mới: thầy, cô giáo mới, bạn mới, trường mới,...
- Học sinh biết nhận việc, hiểu rõ cách làm, tự mình giới thiệu tên trước lớp.
2. Năng lực.
- Học sinh tập thói quen, tác phong nhanh nhẹn trong giao tiếp.
- Rèn học sinh mạnh dạn, có tính kỷ luật cao 
3. Phẩm chất
- Có ý thức thực hiện các hành vi của mình.
- Yêu quý thầy, cô, bạn bè, trường lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Giáo viên: hệ thống nội dung ôn tập.
- Học sinh: đồ dùng học tập.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Bài mới
Hoạt động 1. Học sinh làm quen với cô giáo (thầy giáo).
- HS lắng nghe
- Cá nhân tự giới thiệu về bản thân trước lớp
Hoạt động 2. Tập chào giáo viên.
- Lắng nghe
- HS đứng dậy theo hiệu lệnh
- HS đứng lên đồng thanh: Chúng em chào cô ạ.
- HS cả lớp thực hiện.
- HS thực hiện theo hiệu lệnh
- HS chào: Chúng em chào cô ạ!
- HS thực hiện và ghi nhớ.
2. Củng cố, dặn dò
- Cá nhân trả lời
- Theo dõi
- Lắng nghe
- GV giới thiệu về bản thân trước lớp.
- Cho HS tự giới thiệu về mình
GV: Các em hiện tại đã là HS lớp Một, phải biết chào hỏi thầy, cô giáo: Khi vào lớp thì các em đứng lên và chào cô. Khi cô nói: Chào các em!
- GV thực hiện thao tác đi vào lớp. Bạn Chủ tịch HĐTQ lớp hô to: Các bạn đứng lên.
Nếu HS chưa đứng GV nhắc khẽ các em.
- GV ra hiệu lệnh để HS ghi nhớ: Mời các em ngồi xuống.
- GV tập cho HS thành thạo và ghi nhớ.
- Khi ra về GV cho các bạn nghỉ, Chủ tịch HĐTQ lớp hô: Các bạn đứng lên.
GV: Mời các em nghỉ.
- Qua tiết học đầu tiên em biết điều gì?
- Dặn dò học sinh ghi nhớ những điều đã được học.
- GV tuyên dương, khen ngợi các trong lớp qua buổi học đầu tiên.
Tiết 2: Làm quen. 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức – kĩ năng
- Học sinh làm quen với môi trường mới: Đội ngũ BGH nhà trường, cán bộ giáo viên trong trường, cơ sở vật chất trong trường và các khu chính, khu lẻ.
- Học sinh nắm được cách sử dụng các công trình: Vệ sinh, y tế, thư viện, sân chơi, 
2. Năng lực.
- Học sinh rèn khả năng ghi nhớ.
- Rèn học sinh mạnh dạn, chia sẻ. 
3. Phẩm chất
- Có ý thức thực hiện bảo vệ tài sản chung.
- Học sinh thích thú, hào hứng khi đến lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Giáo viên: hệ thống nội dung ôn tập.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu chung về nhà trường.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
- HS chia sẻ tên của các thầy BGH nhà trường trước lớp.
- HS ghi nhớ
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng công trình chung trong trường.
- HS nghe và di chuyển
- Theo dõi
- HS theo dõi, ghi nhớ.
2. Củng cố, dặn dò
- Cá nhân trả lời
- HS ghi nhớ
- Lắng nghe
- GV giới thiệu cho HS về đội ngũ BGH nhà trường gồm: 1 hiệu trưởng , 3 hiệu phó và vị trí của từng người, tên của mỗi người.
- GV tiếp tục giới thiệu đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
- GV giới thiệu về cơ sở vật chất chung của nhà trường ở các khu lẻ và khu trung tâm.
- GV hướng dẫn HS sử dụng nhà vệ sinh chung trong khu mình bằng việc dẫn các em đến vị trí đó.
- Giới thiệu khu vui chơi của HS.
- Hướng dẫn sử dụng góc thư viện, cách chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong khu vực khu mình học.
- Qua tiết học em nắm được những gì?
- Ghi nhớ các thầy trong BGH nhà trường và việc sử dụng các phòng ban tại lớp học.
- GV tuyên dương, khen ngợi các trong lớp qua buổi học đầu tiên.
Tiết 3: Đồ dùng học tập. 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức – kĩ năng
- Học sinh làm quen với các đồ dùng học tập.
- Học sinh biết biết tác dụng của từng loại đồ dùng học tập.
2. Năng lực.
- Học sinh tự giác chuẩn bị đồ dùng.
- Rèn học sinh tính tự lập, tự tin, tự làm việc cá nhân. 
- Có sự chia sẻ đồ dùng của mình với bạn.
3. Phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
- Gần gũi với bạn bè, thầy, cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Giáo viên: hệ thống nội dung ôn tập, bộ đồ dùng học tập mẫu.
- Học sinh: đồ dùng học tập đã chuẩn bị.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Bài mới
Hoạt động 1. Làm việc với bảng, phấn, khăn lau.
- HS quan sát, nhắc lại: Bảng con, lấy bảng để lên trước mặt bàn.
- Cá nhân tự lấy phấn và khăn lau theo, nhăc lại: Phấn, khăn lau để lên bàn.
- 1 vài HS cầm đồ dùng nêu tên.
Hoạt động 2. Cách dùng bảng con, phấn, khăn lau.
- HS quan sát
- Bắt đầu thực hiện theo, nói: Tay phải cầm phấn viết một nét thẳng lên bảng con.
- HS thao tác, nói: xóa bảng
- HS thực hiện
2. Củng cố, dặn dò
- Cá nhân trả lời
- Lắng nghe
- GV giới thiệu cho HS cách nhận biết đồ dùng học tập.
+ Bảng con: Giơ bảng con lên và giới thiệu cho HS cùng quan sát, nói: Đây là bảng con.
+ Phấn, khăn lau: GV lấy và nêu: Tay phải cầm phấn giơ lên, đồng thời tay trái giơ khăn lau lên. Đây là phấn, đây là khăn lau.
- GV hỏi lại tên từng đồ dùng để HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS cách dùng từng đồ dùng:
GV hướng dẫn và làm mẫu tư thế viết bảng con: Bảng con để trước mặt, tay trái cầm khăn đè lên góc bảng bên trái, tay phải cầm phấn. Sau đó tay phải cầm phấn viết một nét thẳng lên bảng con. Dùng tay trái cầm khăn lau xóa bảng.
- GV cho HS viết thêm vài nét và thao tác xóa bảng.
- Học xong bài hôm nay em nhớ điều gì?
- Dặn dò học sinh cần sử dụng bảng nhiều hơn ở nhà và trên lớp học.
Tiết 4: Đồ dùng học tập. 
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động 1. Làm việc với sách, vở và bút chì
- HS nói lại theo: Đây là sách giáo khoa
- 4-5 HS cầm sách và nói
- HS quan sát
- Cả lớp đồng thanh nói
- 2-4 HS lần lượt giơ cao bút chì: Đây là bút chì
- 4-5 HS cầm giơ cao: Đây là vở
Hoạt động 2. Cách dùng bút chì và vở
Thao tác 1. Tư thế ngồi viết.
- HS cả lớp cùng đồng thanh nói và thực hiện tư thế ngồi.
- HS giơ cao bút, nói: Tay phải cầm bút chì.
Thao tác 2. Tay phải viết, tay trái giữ vở.
- HS quan sát, theo dõi
- Tay cầm bút, miệng nói tay viết: Viết một nét thẳng.
- Tất cả HS cùng viết tiếp nét thẳng tiếp theo.
* Củng cố, dặn dò
- Cá nhân trả lời
- Theo dõi
- Lắng nghe	
- GV tiếp tục giơ cao 1 cuốn sách giáo khoa giới thiệu: Đây là sách giáo khoa. 
- Mời HS đứng lên cầm sách và nói
- GV giơ cao cho cả lớp cùng thấy rõ, tay phải cầm bút chì, tay trái cầm vở: Đây là bút chì, đây là vở.
- GV cho cả lớp đồng thanh nhắc lại tên các đồ dùng.
- GV yêu cầu cả lớp đặt vở trước mặt bàn, tay trái đè lên góc vở phía trên bên trái để giữ vở, tay phải cầm bút chì. Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, hai chân để song song.
- GV ra hiệu lệnh: Tay phải cầm bút chì.
- GV có thể làm mẫu viết một nét ngang vào vở. Hướng dẫn HS điểm đặt bút và điểm dừng bút.
- GV ra hiệu lệnh: Viết một nét thẳng.
- GV cho HS viết các nét khác tương tự.
- Qua tiết học học hôm nay em ghi nhớ điều gì?
- Dặn dò học sinh về nhà rèn viết bằng bút chì vào vở của mình.
- GV tuyên dương, khen ngợi các trong lớp qua buổi học đầu tiên.
THỨ BA, NGÀY 08 THÁNG 05 NĂM 2020.
Bài: Vị trí trên / dưới (2 tiết)
 I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức -kĩ năng
- HS nắm được vị trí trên/ dưới.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Viết được các nét cơ bản.
2.Năng lực
- Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập
3.Phẩm chất:
- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Que chỉ,...
HS: Bảng, vở ô ly, bút chì....
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
- HS nói theo
- 2,3 HS chỉ và nói theo
- HS nói theo
-HS quan sát
- HS làm và nói theo
- HS làm theo và nói 3,5 lần
- HS quan sát và nhắc lại
- HS làm theo
- HS làm theo
- HS viết ra bảng con
- HS quan sát đọc các nét
- HS luyện viết ra bảng con
 1. KTBC :
 Kiểm tra dụng cụ HT
 2. Bài mới :
 HĐ 1: Giới thiệu bài
 HĐ2: Xác đinh vị trí trên/dưới với vật thật
- GV chỉ lên trên trần nhà/chỉ xuống dưới chân. Nói cho HS nói theo trên/dưới
- GV chỉ lên đầu/dưới chân
- GV chỉ lên trời/xuống đất
- GV KT giúp đỡ HS HĐ còn chưa thành thạo
HĐ 2: Xác định vị trí trên/ dưới ở bảng lớn
a) Làm mẫu vị trí trên/dưới ở bảng lớn
-GV làm mẫu vị trên/dưới ở bảng lớn
- GV chỉ tay trên/ dưới và nói phía trên/phía dưới
- GV thực hiện 2,3 lần
- GV chỉ tay phía trên viết nét móc ngược phía trên
- GV chỉ tay phía dưới viết nét móc ngược phía dưới
b) Làm mẫu vị trí trên/dưới ở bảng con vị trí thẳng đứng
- GV làm mẫu trên/dưới ở bảng con và YC HS làm theo 3,4 lần
c) Làm mẫu vị trí trên/dưới ở bảng con vị trí thẳng ngang
- GV làm mẫu trên/dưới ở bảng con và YC HS làm theo 3,4 lần
- GV viết mẫu lên bảng 1 nét móc ngược phía trên, nét móc xuối phía dưới.
- GV viết mẫu: vừa viết vừa nói nét móc 2 đầu phía trên bảng con
- GV viết mẫu: vừa viết vừa nói nét móc 2 đầu phía trên bảng con
- GV viết 1 nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc 2 đầu lên bảng 
- GV viết 1 nét thẳng đứng, nét ngang, nét xiên lên bảng
- GV giúp HS viết đúng các nét.
HĐ 3: Luyện tập
GV HD HS viết các nét trong vở Em tập viết.
3.Củng cố, dặn dò :
- Dặn dò HS về nhà học bài
__________________________________________________________
Vị trí trái / phải (2 tiết)
 I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức -kĩ năng
- HS nắm được vị trí trái/phải.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Biết viết nét cơ bản.
2.Năng lực
- Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập
3.Phẩm chất:
- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Que chỉ,...
HS: Bảng, vở ô ly, bút chì....
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
- HS nói theo
- 2,3 HS chỉ và nói theo
- HS nói theo
- HS quan sát
- HS làm và nói theo
- HS làm theo và nói 3,5 lần
- HS quan sát và nhắc lại
- HS làm theo và nói 3,4 lần
- HS làm theo
- HS nói và viết theo
- HS làm theo
- HS nói và viết theo
- HS làm theo
- HS nói và viết theo
- HS viết 2,3 lần
- HS viết 
- HS chơi thử
 1. KTBC :
 Kiểm tra dụng cụ HT
 2. Bài mới :
 HĐ 1: Giới thiệu bài
 HĐ2: Xác đinh vị trí trái/phải với vật thật
- GV đứng quay lưng lại HS. Nói cho HS nói theo bên phải/bên trái
- GV củng cố: GV vẫy tay nói bên phải/bên trái
- GV KT giúp đỡ HS HĐ còn chưa thành thạo
HĐ 2: Xác định vị trí trái/ phải ở bảng 
a) Làm mẫu vị trí trái/phải ở bảng lớn
- GV làm mẫu chỉ tay vị trí trên/dưới ở bảng lớn
- GV chỉ tay trái / phải và nói phía trái/phía phải ở trên bảng lớn.
- GV thực hiện 2,3 lần
b) Làm mẫu vị trí trái/phải ở bảng con 
- GV làm mẫu chỉ vào bảng con và nói trái/phải ở bảng con và YC HS làm theo 3,4 lần
HĐ 3: Viết
a) GV HD viết bảng
- GV HD HS viết thật tỉ mỉ nét cong trái
- GV làm trên bảng to YC HS làm theo
- GV HD HS viết thật tỉ mỉ nét cong phải
- GV làm trên bảng to YC HS làm theo
- GV HD HS viết thật tỉ mỉ nét cong kín
- GV làm trên bảng to YC HS làm theo
- GV YC HS viết nét cong kín bên trái bản con
- GV YC HS viết nét cong kín bên phải bản con
b) GV HD HS viết Tập viết.
- GV HD HS viết vở cẩn thận, sạch sẽ
* Trò chơi củng cố: Trên / dưới, trái/ phải
- GV HD HS chơi: làm mẫu và nhắc HS nhớ làm theo cô nói đừng làm theo cô làm.
3.Củng cố, dặn dò :
- Dặn dò HS về nhà học bài
THỨ TƯ, NGÀY 09 THÁNG 05 NĂM 2020.
Bài: Vị trí trước/ sau ( 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được vị trí đằng trước, đằng sau, xác định được vị trí trước/ sau ở bảng.
- HS viết được nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét khuyết kép
2. Năng lực
- Rèn cho học sinh năng lực quan sát, nhận biết, cùng chia sẻ
3. Phẩm chất
- HS tích cực học tập, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng
- bảng con, 
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
H nhắc lại: Trước/ sau
H. (ĐT- CN) nhắc lại: Trước/ sau
H. Chỉ tay và nói: Phía trước/ phía sau
Tương tự với : Trước mặt/ sau lưng hoặc đằng trước/ đằng sau
H: Đánh dấu một chấm trên bảng con, sau đó vừa chỉ tay vừa nói: phía trước dấu chấm/phía sau dấu chấm.
H. Thực hiện và nhắc lại
H. Thực hiện và nói
H. Thực hiện và nói
1. ổn định
2. Bài mới
Hoạt động 1: Vị trí trước/sau
T. Giới thiệu tiết này các em sẽ học về vị trí trước / sau
- làm mẫu trước / sau với vật thật
T. Làm mẫu: Phía trước/ phía sau
- Xác định vị trí trước / sau ở bảng.
a. Xác định vị trí trước / sau trên bảng lớn
T. Làm mẫu: Đánh dấu một chấm trên dòng kẻ mẫu . Sau đó, chỉ phía trước dấu chấm/ phía sau dấu chấm
T. Thực hiện trên bảng con
b. Xác định vị trí trước/ sau trên bảng con
T. Chỉ vào mặt trước/ sau của bảng con: Đây là mặt trước / sau của bảng con
Hoạt động 2: Viết
a. Hướng dẫn viết bảng
T. HD viết các nét khuyết trên.
T. Làm mẫu, chú ý điểm đặt bút, điểm chuyển hướng, điểm kết thúc
T. Viết một nét khuyết trên phía trước dấu chấm.
T. Viết một nét khuyết trên phía sau dấu chấm
Tương tự với: Viết một nét khuyết dưới, nét khuyết kép vào mặt trước, mặt sau bảng con
b. Hướng dẫn viết vở
T. Hướng dẫn H viết vào vở ETV: nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét khuyết kép
Bài: Vị trí trong /ngoài (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết vị trí trong/ ngoài, xác định được vị trí trong ngoài trên bảng.
- HS viết được nét xoắn và nét thắt
2. Năng lực
- Hình thành ở HS năng lực quan sát, chia sẻ và tính cân thận khi viết.
3.Phẩm chất
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng
- bảng con
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
H. Nhắc lại: Trong /ngoài
H. Nhắc lại: Bên trong/ bên ngoài
Thực hiện với bảng lớp
H. Nhắc lại: Bên trong/ bên ngoài
Thực hiện với hình vuông, hình chữ nhật...
H. Thực hiện
H. Thực hiện và nói lại
H. Thực hiện, nói lại
H. Thực hiện , nói lại
1.Ôn định
2. Bài mới
Hoạt động 1: Vị trí trong ngoài
T. Tiết học này các em sẽ học về vị trí trong/ ngoài
- T làm mẫu trong/ ngoài với vật thật
T. Làm mẫu đây là bên trong/ bên ngoài cặp sách
- Xác định vị trí trong / ngoài trên bảng
a. T xác định vị trí trong/ ngoài trên bảng lớn
T. Làm mẫu vẽ 1 hình tròn trên bảng và chỉ: Đây là bên trong/ bên ngoài hình tròn
b. Xác định vị trí trong / ngoài ở bảng con
T. Yêu cầu H vẽ lên bảng con 1 hình chữ nhật
T. Yêu cầu H vẽ 1 hình tròn bên trong hình chữ nhật và 1 hình tròn bên ngoài hình chữ nhật
Tương tự với hình tam giác.
Hoạt động 2: Viết
a. Hướng dẫn viết bảng
T. Hướng dẫn H viết nét xoắn và nét thắt
T. Viết một nét xoắn phía trước dấu chấm
T. Viết 1 nét xoắn phái sau dấu chấm
Tương tự với mặt trước, mặt sau của bảng con;
T. Viết 1 nét thắt bên trong/ bên ngoài hình chữ nhật
b. Hướng dẫn viết vở
T. Hướng dẫn H viết nét xoắn và nét thắt vào vở ETV
THỨ NĂM, NGÀY 10 THÁNG 05 NĂM 2020.
Bài: Làm quen với kí hiệu (4 tiết)
Tiết 1: Làm quen với đồ dùng học tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được tên các đồ dùng học tập và biết ghép thành các tổ hợp.
2. Năng lực
- Hình thành ở HS năng lực quan sát, chia sẻ , hợp tác.
3.Phẩm chất
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng
- bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
H. Nhắc lại: làm quen với đồ dùng học tập
H. Nhắc lại: làm quen với đồ dùng học tập
- Vòng tròn, que ngắn, que dài,
- HS làm theo và nhắc lại.
H. Nhắc lại: đặt vòng tròn lên mặt bàn 
1.Ôn định
2. Bài mới
Hoạt động 1: Làm quen với đồ dùng học tập
T. Tiết học này các em sẽ học làm quen với đồ dùng học tập.
*) làm quen
- Mời học sinh nêu tên các đồ vật
- Các em giơ vòng tròn lên cao, xuống thấp, sang trái, sang phải.
Hoạt động 2: Ghép tổ hợp
*) ghép đồ vật thành tổ hợp
Em đặt vòng tròn lên mặt bàn.
Đặt que dài bên trái hình tròn
Đặt que dài bên phải hình tròn
....
Tiết 2: Dùng các tổ hợp tạo ra kí hiệu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết dùng các tổ hợp tạo ra kí hiệu.
2. Năng lực
- Hình thành ở HS năng lực tự giải quyết vấn đề.
3.Phẩm chất
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng
- bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
H. Nhắc lại: Dùng tổ hợp tạo ra đồ vật thay thế đồ dùng học tập 
H. Nhắc lại: làm quen với đồ dùng học tập
- HS làm theo và nhắc lại.
HS làm các nhân, tập thể, theo nhóm.
HS làm theo ý thích.
Hoạt động 1: Dùng tổ hợp tạo ra đồ vật thay thế đồ dùng học tập.
T. Tiết học này các em sẽ học dùng tổ hợp tạo ra đồ vật thay thế đồ dùng học tập.
- Các em nghe hiệu lệnh,chọn đồ vật thay thế đồ dùng học tập.
- Chọn đồ thay thế q.sách.
- Chọn đồ thay thế vở.
- Chọn đồ thay thế bút.
- Chọn đồ thay thế bảng.
........
Hoạt động 2: HD học sinh dùng tổ hợp đồ vật để tạo ra các kí hiệu. 
Em hãy dùng một đồ vật làm ra một kí hiệu thay vật thật.
GV khen ngợi
Tiết 3: Dùng các tổ hợp tạo ra kí hiệu (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết dùng kí hiệu như một quy ước chung.
2. Năng lực
- Hình thành ở HS năng lực tự giải quyết vấn đề.
3.Phẩm chất
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng
- bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
H. Nhắc lại: Dùng tổ hợp tạo ra đồ vật thay thế đồ dùng học tập 
H. Nhắc lại: làm quen với đồ dùng học tập
- HS làm theo và nhắc lại.
HS làm các nhân, tập thể, theo nhóm.
HS làm theo ý thích.
Hoạt động 1: Dùng tổ hợp tạo ra đồ vật thay thế đồ dùng học tập.
T. Tiết học này các em sẽ học dùng tổ hợp tạo ra đồ vật thay thế đồ dùng học tập.
- Các em nghe hiệu lệnh,chọn đồ vật thay thế đồ dùng học tập.
- Chọn đồ thay thế q.sách.
- Chọn đồ thay thế vở.
- Chọn đồ thay thế bút.
- Chọn đồ thay thế bảng.
........
Hoạt động 2: HD học sinh dùng tổ hợp đồ vật để tạo ra các kí hiệu. 
Em hãy dùng một đồ vật làm ra một kí hiệu thay vật thật.
GV khen ngợi
Hoạt động 3: Cả lớp thống nhất kí hiệu theo quy ước chung.
Tiết 4: Luyện tập với kí hiệu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS thuộc và biết dùng kí hiệu.
2. Năng lực
- Hình thành ở HS năng lực tự giải quyết vấn đề.
3.Phẩm chất
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng
- bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
H. Nhắc lại: Luyện tập tạo ra kí hiệu, thay cho vật thật
H. Nhắc lại: làm quen với đồ dùng học tập
- HS làm theo và nhắc lại.
HS làm các nhân, tập thể, theo nhóm.
HS làm nhóm đôi.
Hoạt động 1: Luyện tập tạo ra kí hiệu, thay cho vật thật.
GV và các bạn trong lớp tự tạo và thống nhất kí hiệu riêng.
Hoạt động 2: HD học sinh dùng kí hiệu thay cho vật thật. 
Em nhìn vào kí hiệu trên bảng và nói ra vật thật.
Chơi trò chơi, một bạn tự làm kí hiệu, một bạn đoán vật thật.
Củng cố bài
THỨ SÁU, NGÀY 11 THÁNG 05 NĂM 2020.
Bài: Giới thiệu một số trò chơi rèn kĩ năng
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – kĩ năng: 
- HS biết tên, luật chơi, cách tham gia chơi 1 số trò chơi trong các tiết học.
- HS biết phân tích hoàn cảnh trò chơi, biết nhận việc, hiểu rõ việc phải làm.
2. Năng lực: 
- HS phát huy khả năng cộng tác nhóm.
- Rèn cho hs kĩ năng quan sát, lắng nghe, tư duy, hợp tác, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất: 
- HS biết đoàn kết với bạn, đối xử tốt với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG: 
GV : Đồ dùng phục vụ cho các trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
- HS lắng nghe GV phổ biến:
+ Nhớ tên trò chơi
+ Lắng nghe cách tham gia trò chơi và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ HS lên làm mẫu theo hướng dẫn của gv, hs khác quan sát, lắng nghe.
- HS tham gia chơi thử.
Trò chơi: Ai là người chỉ huy giỏi (xếp hàng).
 Chúng ta cùng chơi xếp hàng theo hiệu lệnh.
- GV giao việc: 
+ Khi GV thổi 1 hồi còi - HS tập hợp thành 1 hàng dọc. 
+ Khi GV thổi 2 hồi còi - HS tập hợp thành 2 hàng dọc.
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, điểm số theo một – hai.
- Gv thổi 1 hồi còi 
- HS tập hợp thành 1 hàng dọc.
- Thổi 2 hồi còi (giơ tay bên phải).
- Số một đứng nguyên, số hai bước 1 bước sang ngang, tách ra thành hàng dọc. cứ như vậy, GV điều khiển số 2 (hoặc số 1) di chuyển. Đội nào làm đều, đẹp, nhanh sẽ giành chiến thắng.
- GV tổ chức cho hs chơi thử
* Tương tự cách chơi trên, gv có thể cho hs triển khai theo hàng ngang hoặc vòng tròn, hình vuông .. Có thể thay hiệu lệnh còi bằng cách vỗ tay, phất cờ . 
TIẾT 2
- HS lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe và tập làm theo GV làm mẫu.
HS tự tổ chức chơi dưới sự điều khiển của bạn chỉ huy (GV hỗ trợ khi cần).
Trò chơi: Gió thổi
Mục đích: giúp hs xác định vị trí trái, phải, trước, sau một cách linh hoạt.
GV giao việc: Em hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng dang tay ra để tạo thành cây. Gió thổi về bên nào các em nghiêng về bên đó.
Cách chơi:
- HS đứng dang hai tay sang hai bên.
- GV: (Hô) Gió thổi. Gió thổi.
- HS: Về đâu? Về đâu?
- GV: Bên trái. Bên trái.
- HS: Nghiêng người sang bên trái.
- GV: (Hô) Gió thổi. Gió thổi.
- HS: Về đâu? Về đâu?
- GV: Bên phải. Bên phải.
- HS: Nghiêng người sang bên phải.
GV hô rồi cho HS làm tiếp với các vị trí còn lại: trước, sau.
GV lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tốc độ nói để HS luyện tập phản xạ nhanh.
* GV có thể để cho 1 HS lên tự điều khiển trò chơi.
TIẾT 3
- HS lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe và tập làm theo GV làm mẫu.
- HS tham gia chơi theo hình thức khác.
Trò chơi: Phản ứng linh hoạt (phản xạ nhanh)
GV giao việc: Các em hãy nhớ số thứ tự của mình và phản ứng thật nhanh khi có hiệu lệnh. 
Cách chơi:
- GV: Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 12 bạn. Các em điểm số lần lượt từ 1 đến hết.
- GV gọi to 1 số bất kì. Ví dụ số 3
- HS số 3 khi nghe gọi số của mình được gọi lên cần chạy nhanh khỏi hàng. Hs 2 và 4 phải tìm cách giữ bạn lại.
 + Nếu HS số 3 chạy thoát thì số 2 và 4 bị phạt.
+ Nếu số 3 bị giữ lại thì số 3 bị phạt.
 Hình thức phạt sẽ do lớp quy định.
* GV có thể thay đổi cách điểm số bằng cách gọi tên hoặc gọi những người có cùng đặc điểm trong khi thi các nhóm với nhau. Ngoài ra, gv có thể để cho 1 HS lên tự điều khiển trò chơi.
TIẾT 4
- HS lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe và tập làm theo GV làm mẫu.
- HS tham gia chơi theo hình thức khác.
Trò chơi: Đặt câu hỏi đoán người (nhận biết đặc điểm của bạn)
GV giao việc: Chúng ta chơi trò đoán người. Các em có 3 phút để nhìn các bạn trong lớp (cố nhớ đặc điểm các bạn).
Cách chơi:
- GV: Chỉ định 1 HS ra khỏi phòng.sau đó bí mật chọn 1 bạn HS trong lớp (cho cả lớp biết trừ bạn ra ngoài).
- HS ở ngoài vào lớp sẽ được hỏi 3 câu hỏi về đặc điểm của bạn được chọn.
Ví dụ:
+ Bạn mặc áo màu gì?
+ Bạn cao hay thấp?
+ Tóc ngắn hay dài?
Các HS trong lớp đồng thanh trả lời. Sau 3 câu hỏi, hs ở ngoài vào phải đoán ra bạn được chọn.
 + Nếu HS số 3 chạy thoát thì số 2 và 4 bị phạt.
+ Nếu số 3 bị giữ lại thì số 3 bị phạt.
* Gv không nhất thiết cho HS ra ngoài, chỉ yêu cầu nhắm mắt lại, đến gần vỗ vai em được chọn. GV có thể để HS tự điều khiển trò chơi. Hình thức thưởng phạt cho HS tự chọn.
TỔ CHUYÊN MÔN NHẬN XÉT, KÝ DUYỆT
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_thanh_thuy.docx