Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

+ Viết bài giải

+ Viết câu trả lời

+ Viết phép tính có tên đơn vị trong dấu ngoặc

+ Viết đáp số

Bài giải

 Nhà An có tất cả là:

 5 + 4 = 9 (con gà)

 Đáp số: 9 con gà

c. Thực hành(15p):

Bài 1(117): Cho HS tự nêu bài toán

- Bài toán cho biết những gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Nhận xét.

- HS nêu bài toán và viết số thích hợp vào phần tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi, trước lớp

- HS dựa vào bài giải để viết tiếp phần còn lại sau đó đọc lại toàn bộ bài giải.

Bài 2(118):

- Cho HS làm tương tự bài 1

Bài giải

Có tất cả số bạn là:

6 + 3 = 9 (bạn)

 Đáp số: 9 bạn

Bài 3(118):

- Cho HS làm tương tự bài 2

- HS tự giải theo sự hướng dẫn của GV

Bài giải

Có tất cả số con vịt là:

5 + 4 = 9 (con)

 Đáp số: 9 con vịt

 

doc 9 trang thuong95 2530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22- Buổi sáng
Ngày soạn: 17 /1/ 2020	Thứ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2020
Chào cờ
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 211+ 212: LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI THEO CẶP N/T
(STK trang 195)
Toán
TIẾT 85 : GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. MỤC TIÊU
Hiểu đề toán: Cho gì ? Hỏi gì ? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số. 
Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp.
Mạnh dạn khi trình bày ý kiến cá nhân. Trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Bộ đồ dùng toán.
HS: Que tính, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (1p)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày lời giải (15p)
- Cho HS xem tranh SGK rồi đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ?
- GV đồng thời ghi tóm tắt lên bảng rồi cho HS đọc.
- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào?
- Như vậy nhà An có mấy con gà?
- GV hướng dẫn HS viết bài giải của bài toán : 
+ Viết bài giải
+ Viết câu trả lời
+ Viết phép tính có tên đơn vị trong dấu ngoặc
+ Viết đáp số
Bài giải
 Nhà An có tất cả là:
 5 + 4 = 9 (con gà)
 Đáp số: 9 con gà
c. Thực hành(15p):
Bài 1(117): Cho HS tự nêu bài toán
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhận xét.
- HS nêu bài toán và viết số thích hợp vào phần tóm tắt.
- HS thảo luận nhóm đôi, trước lớp
- HS dựa vào bài giải để viết tiếp phần còn lại sau đó đọc lại toàn bộ bài giải. 
Bài 2(118): 
- Cho HS làm tương tự bài 1
Bài giải
Có tất cả số bạn là:
6 + 3 = 9 (bạn)
 Đáp số: 9 bạn
Bài 3(118): 
- Cho HS làm tương tự bài 2
- HS tự giải theo sự hướng dẫn của GV
Bài giải
Có tất cả số con vịt là:
5 + 4 = 9 (con)
 Đáp số: 9 con vịt
3. Củng cố, dặn dò (1p)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau. 
Ngày soạn:18/1/ 2020	Thứ ba, ngày 21 tháng 1 năm 2020
Thể dục
TIẾT 22: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU
Biết cách thực hiện bốn động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình của bài thể dục phát triển chung. Bước đầu biết cách thực hiện đ.tác bụng của bài TD phát triển chung. Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
Rèn năng lực quan sát, hợp tác khi tập luyện và tham gia trò chơi.
Ý thức tích cực, tự giác khi tham gia tập luyện.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, kẻ sân cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu (5p)
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.
- Khởi động:
 + Xoay cổ tay, chân, hông, gối 
 + Chạy nhẹ nhàng về trước. (2 x 6 m)
2. Phần cơ bản (25p)
2. Phần cơ bản
a.Học động tác bụng:
- GV nêu tên động tác, giải thích, làm mẫu cho HS xem và hô nhịp cho HS tập. 
- GV hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập.
- Nhận xét.
b. Ôn 5 động tác thể dục đã học
Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp
- Nhận xét:
c. Trò chơi:“Nhảy đúng, Nhảy nhanh” 
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi 
- GV nêu tên trò chơi, luật chơi, các trường hợp phạm qui cho hs nắm, có thể gọi 1 – 2 em thị phạm mẫu, nhận xét. Sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi.
Nhận xét.
3. Phần kết thúc (5p)
- Thả lỏng, đi thường theo nhịp và hát.
- GV cùng HS củng cố bài.
Toán
TIẾT 86: XĂNG – TI - MÉT. ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU
Biết xăng- ti- mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng- ti- mét viết tắt là cm. Biết dùng thước có chia vạch xăng- ti- mét để đo độ dài đoạn thẳng. 
Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
Giáo dục HS mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (4p)
2. Bài mới	
a. Giới thiệu bài (1p) 
b. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (10p)
- GV hướng dẫn HS quan sát thước và giới thiệu: Đây là thước chia vạch xăng-ti- mét. Dùng thước này để đo đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là 0. Độ dài từ 0 đến 1 là 1 xăng- ti- mét. 
- HS dùng bút chì di từ 0 đến 1 và nói 1 xăng- ti -mét. Và làm tương tự từ 2 đến 3 
- Xăng- ti- mét viết tắt là cm
- GV viết bảng gọi HS đọc.
c. Giới thiệu các thao tác đo độ dài (5p) 
 - GV hướng dẫn đo theo 3 bước: 
Bước 1: Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép 
thước trùng với đoạn thẳng. 
 Bước 2: Đọc số đo của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo đơn vị đo (cm).
 Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng
(vào chỗ thích hợp)
c. Hướng dẫn HS làm bài tập (15p):
Bài 1(119): Cho HS nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS viết.
- HS viết 1 dòng cm 
Bài 2(119): Cho HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự thực hiện bài làm.
- HS đọc bài cho các bạn chữa:
3cm, 4cm, 5cm
- Nhận xét.
Bài 3(120): Cho HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự thực hiện bài làm.
- HS đo rồi giải thích đúng sai
- Nhận xét.
Bài 4(120): Cho HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tự đo theo ba bước
- HS đo, kiểm tra chéo kết quả đo trong nhóm đôi
- HS nêu số đo: 6cm, 4cm, 9cm, 10cm.
- Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò (1p)
- Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học.
Tiếng việt
TIẾT 213+ 214: VẦN /em/, /ep/, /êm/, /êp/
(STK trang 197; SGK trang 102- 103)
Ngày soạn: 19/ 1/ 2020	Thứ tư, ngày 22 tháng 1 năm 2020
Toán
TIẾT 87: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. 
Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
Giáo dục HS mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bó 1 chục que tính và các que tính rời.
- HS: Bộ đồ dùng toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (3p)
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1p)
b. Hướng dẫn HS làm bài tập(15p):
Bài 1(121):
- Cho HS tự đọc bài toán, quan sát hình vẽ.
- Cho HS ghi phép tính và đáp số vào bảng con.
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài tập.
Bài giải
Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
 12 + 3 = 15 (cây chuối)
 Đáp số: 15 cây chuối
- Nhận xét
Bài 2(121): Cho HS tiến hành như bài 1
- Yêu cầu HS phân tích bài toán- Nhận xét.
- Cho HS ghi phép tính và đáp số vào bảng con.
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài tập.
 	Bài giải
Số bức tranh trên tường có tất cả là:
14 + 2 = 16 (bức tranh)
 	Đáp số: 16 bức tranh.
- Nhận xét 
Bài 3(121): 
- Cho HS tiến hành như bài 1.
- Cho HS giải vở
Bài giải
Số hình vuông và hình tròn có tất cả là:
5 + 4 = 9 (hình)
 	 Đáp số: 15 hình
- Gọi 1 HS lên bảng chữa.
- Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò (1p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 215 + 216: VẦN /im/, /ip/, /om/, /op/
(STK trang200; SGK trang 104 - 105)
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 22: CÂY RAU
I. MỤC TIÊU
Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau. Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của rau. Kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa, 
Biết chuẩn bị đồ dùng học tập khi đến lớp. 
Giáo dục HS biết chăm sóc và bảo vệ cây rau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Sưu tầm các cây rau, nội dung trò chơi. 
HS: SGK, các cây rau (sưu tầm). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3p)
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1p)
b.Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát cây rau (10p)
+ Mục tiêu: HS biết các bộ phận của cây rau. Phân biệt được các loại rau khác nhau.
+ Yêu cầu các cặp quan sát cây rau và thảo luận
+ Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau của bạn?
+ Trong đó bộ phận nào ăn được?
+ Bạn thích ăn loại rau nào?
+ GVKL: - Có rất nhiều loại rau: rau cải, rau muống, rau cần, . . . 
- Các cây đều có: rễ, thân, lá. 
- Các loại rau ăn lá, thân: rau muống, rau cải. 
- Các loại rau ăn lá: bắp cải, xà lách, . . . 
- Các loại rau ăn rễ: củ cải, cà rốt. 
- Các loại rau ăn thân như: su hào, . . . 
- Các loại rau ăn hoa: súp lơ, thiên lý, . . 
- Các loại rau ăn quả: cà chua, bí, dưa, . 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK (10p)
+ Mục tiêu: biết được ích lợi của rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn. 
+ Chia nhóm 4 HS và thảo luận theo câu hỏi:
- Các em thường ăn những loại rau nào?
- Tại sao ăn rau lại tốt?
- Trước khi ăn rau ta phải làm gì?
+ GVKL:. . . 
- Liên hệ: Ở nhà em có hay ăn rau không?
Trước khi dùng rau em làm gì?
Hoạt động 3: Trò chơi: “Đố bạn rau gì?” (10p)
- Gọi 3 HS đại diện 3 nhóm lên chơi trò chơi. Yêu cầu HS bịt mắt bằng khăn (đã chuẩn bị)
- Đưa cho mỗi em 1 cây rau và yêu cầu HS đoán xem là rau gì?
Ai đoán nhanh và đúng thì thắng cuộc. 
3. Củng cố, dặn dò(5p):
- Khi ăn rau cần chú ý điều gì?
- Nhắc HS thường xuyên ăn rau và phải rửa sạch trước khi ăn.
Ngày soạn: 21/ 1/ 2020	Thứ năm, ngày 30 tháng 1 năm 2020
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 217 + 218: VẦN /ôm/, /ôp/, /om/, /ơp/
(STK trang 202; SGK trang 106 - 107)
Toán
TIẾT 88: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Biết giải bài toán và trình bày bài giải. Biết thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài. 
Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
Giáo dục HS trình bày ý kiến cá nhân, trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ, nội dung bài dạy.
HS: Bảng con, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3p)
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1p) Trực tiếp.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập (30p) 
Bài 1(122): 
- Cho HS tự đọc bài toán, phân tích bài toán trong nhóm đôi, viết số thích hợp vào chỗ trống của tóm tắt
- Cho HS ghi phép tính, đáp số vào bảng con
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải
Bài giải
Số quả bóng của An có tất cả là:
 4 + 5 = 9 (quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng.
- Nhận xét.
Bài 2 (122): 
- Cho HS thực hành như bài 1.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, kiểm tra chéo trong cặp
Bài giải
Số bạn của tổ em có tất cả là:
5 + 5 = 10 (bạn)
 	 Đáp số: 10 bạn
Bài 4(122): Tính (Theo mẫu)
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS cách làm
2cm + 3cm = 6cm – 2cm = 7cm + 1cm = 5cm – 3cm = 8cm + 2cm = 9cm – 4cm = 14cm + 5cm = 17cm – 7 cm =
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, bảng lớp
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nêu lại cách làm từng bài.
- GV nhận xét tiết học (tuyên dương).
- Dặn HS về xem lại cách thực hiện phép trừ dạng 17- 3.
Ngày soạn: 22/ 1/ 2020	Thứ sáu, ngày 31 tháng 1 năm 2020
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 219 + 220: VẦN /um/, /up/, /uôm/, /uôp/
(STK trang 205; SGK trang 108 - 109)
Hoạt động tập thể
TIẾT 22: SINH HOẠT LỚP- ATGT: AN TOÀN KHI ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm điểm đánh giá hoạt động trong tuần. HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong mọi hoạt động, có phương hướng và biện pháp khắc phục.
- Biết quy định về an toàn khi đi bộ trên đường phố, trên vỉa hè, đi sát mép đường.
- Không chơi đùa dưới lòng đường. Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.
- Xác định những nơi an toàn để chơi và đi bộ, biết cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường phố 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh, ảnh minh họa về nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động
Nội dung
a. Nhận xét, đánh giá công tác trong tuần (5p)
- Các tổ trưởng và CTHĐTQ nhận xét ưu, khuyết điểm của tổ, lớp trong tuần và biện pháp khắc phục. 
- Việc thực hiện nề nếp: 
- GV đánh giá chung. 
b. Giáo dục ATGT: An toàn khi đi bộ qua đường (20p)
Hoạt động 1: Trò chơi đi trên bảng lớp theo mô hình mô phỏng 
GV giới thiệu để bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông khi đi bộ trên đường phố mọi người cần phải tuân theo.
- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.
- Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường.
- Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn.
+ Hs quan sát trên tranh vẽ thể hiện một ngã tư.
- GV chia nhóm 3. lên bảng quan sát đặt các hình người lớn, trẻ em, ô tô, xe máy vào đúng vị trí an toàn.
- GV hỏi Ô tô, xe máy, xe đạp .đi ở đâu? (Dưới lòng đường).
- Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu?
- Trẻ em có được chơi đùa, đi bộ dưới lòng đường không.
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai:
+ HS biết chọn cách đi bộ an toàn khi gặp vật cản trên vỉa hè. Cách đi bộ an toàn khi đi trên đường không có vỉa hè.
+ Cách tiến hành: Gv chọn vị trí trên sân trường, kẻ một số vạch trên sân chia thành đường đi và hai vỉa hè, yêu cầu một số HS đứng làm như người bán hàng, hay dựng xe máy trên vỉa hè để gây cản trở cho việc đi lại, 2 HS đóng làm người lớn nắm tay nhau đi trên vỉa hè bị lấn chiếm.
- Gv hỏi HS thảo luận làm thế nào để người lớn và bạn nho ûđó có thể đi bộ trên vỉa hè bị lấn chiếm. 
* Kết luận: Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường, nhưng cần đi sát vỉa hè nhờ người lớn dắt qua khu vực đó.
c. Hoạt động nối tiếp (10p)
GV cùng HS củng cố nội dung hoạt động
- Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu để bảo đảm an toàn?
- Trẻ em có được chơi đùa, đi bộ dưới lòng đường sẽ nguy hiểm như thế nào? (Dễ bị xe máy, ô tô đâm vào..)
- Khi đi bộ trên đường phố qua đường cần phải làm gì để bảo đảm an toàn cho mình.(đi cùng và nắm tay người lớn, quan sát trước khi qua đường).
- Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào?(Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ).
- HS thảo luận, xây dựng kế hoạch tuần tới.
- GV nhắc nhở, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_22_nam_hoc_2019_2020_giap_thi_phu.doc