Giáo án Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

Tiết 3:

TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT

BÀI 43:BUÔN LÀNG EM CÓ LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG (tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nói được tên một số lễ hội quen thuộc ở buôn làng em.

- Sử dụng được mẫu câu: Buôn làng em có Lễ hội Cồng chiêng. Lễ hội Cồng chiêng rất vui.

2.Năng lực:

-Hỏi-đáp với các bạn các lễ hội ở bản làng mình.

3. Phẩm chất:

-HS biết yêu quý bản làng, quê hương nơi mình sinh ra.

II. Chuẩn bị:-Tranh

Sách Em nói tiếng việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 59 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 6720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 33 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Sáng thứ 3 ngày 4 tháng 5 năm 2021
Tiết 1,2
TIẾNG VIỆT
CA SĨ ĐẸP NHẤT RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức - kĩ năng: Sau bài học, HS: 
- Đọc đúng và rõ ràng bài Ca sĩ đẹp nhất rùng xanh. Ngắt nghỉ hơi phù hợp
- Thấy được lòng tốt của các nhân vật trong bài (sóc nhỏ, đom đóm); tìm được nhân vật; viết được một số câu về hành động của nhân vật trong truyện phù hợp với tranh.
– Bước đầu hình thành được tình yêu thiên nhiên và môi trường.
2. Năng lực: 
- Đọc: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài . 
- Nói- nghe : Đặt và trả lời được câu hỏi về nội dung bài.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
3. Phẩm chất:
- Góp phần hình thành tình cảm yêu nước, phẩm chất nhân ái, Chăm học, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
- SGKTV2, ti vi chiếu tranh/ hình ảnh minh họa bài học
C. Hoạt động dạy học
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS cả lớp chia nhóm, chơi trò chơi: Thi tìm động vật sống trong rừng.
-GV nhận xét
- GV giới thiệu bài bằng tranh minh họa bài đọc: Em quan sát tranh và đoán xem ca sĩ đẹp nhất rùng xanh là ai?
- GV : Vì sao sóc nhỏ là ca sĩ đẹp nhất rừng xanh, chúng ta cùng đọc bài hôm nay nhé!
- GV ghi tên bài.
2. Khám phá
Đọc thành tiếng
-HS đọc nhẩm toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài .Giọng đọc thay đổi theo từng nhân vật.
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + : lễ hội, năn nỉ, đau lắm, làm dây chuyền.
- GV hướng dẫn đọc từ mới: trang điểm, hoảng hốt.
- Đọc nối tiếp từng câu văn trong mỗi đoạn.
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. 
+ Sóc nhỏ muốn trang điểm thật đẹp/ đẻ biểu diễn tại lễ hội âm nhạc.//
+ Đi qua cánh đồng,/ sóc định hái những ngọn cỏ/ làm vương miện đội đầu.//
+ Đến vườn hoa,/ sóc định hái bông hồng nhungđỏ thắm/ làm day chuyền đeo cổ.//
+ Chúng đậu lên vai sóc nhỏ,/ làm thành hai ngôi sao xanh biếc tuyệt đẹp.//
-Đọc đoạn trước lớp
- GV cho HS đọc trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thi đọc.
- Gọi 1HS đọc cả bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS cả lớp chơi trò chơi: Thi tìm động vật sống trong rừng.
- HS trả lời: Sóc
- HS lắng nghe
HS đọc nhẩm
- HS lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS đọc từ m
- HS đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tổ hoặc nhóm).
-Luyện đọc câu dài
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, 4 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 
- GV nêu lần lượt các câu hỏi:
 + Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Tìm lời của ngọn cỏ nói với sóc nhỏ.
+ Hoa hồng nói gì với sóc nhỏ?
2. Viết.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS hoạt động theo cặp.
- GV lưu ý: Cần viết câu trả lời có đủ ý, đánh dấu chấm kết thúc câu.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
3. Củng cố mở rộng
- GV: Em hãy cho biết:
+ Sóc nhỏ có gì đáng yêu?
+ Đom đóm có gì đáng yêu?
- GV nhận xét tiết học, khen HS tích cực.
- HS thảo luận nhóm, nêu yêu cầu của bài, đọc kĩ những từ được cho trước để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi: sóc nhỏ, ngọn cỏ, hoa hồng, hai chú đom đóm.
- HS thảo luận theo cặp, nêu yêu cầu của bài, đọc thầm để trả lời câu hỏi: Đừng hái tôi! Tôi sẽ đau lắm!
+ Đừng hái tôi! Tôi là căn nhà của đom đóm đấy.
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS hoạt động theo cặp: Thi viết 1 câu cho biết đom đóm đang làm gì.
- HS dựa vào tranh gợi ý trong SGK, thảo luận viết phiếu.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
+ Sóc nhỏ biết yêu quý, không làm hại cỏ,hoa.
+ Đom đóm giúp đỡ sóc nhỏ.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: 
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
BÀI 43:BUÔN LÀNG EM CÓ LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nói được tên một số lễ hội quen thuộc ở buôn làng em.
- Sử dụng được mẫu câu: Buôn làng em có Lễ hội Cồng chiêng. Lễ hội Cồng chiêng rất vui.
2.Năng lực:
-Hỏi-đáp với các bạn các lễ hội ở bản làng mình.
3. Phẩm chất:
-HS biết yêu quý bản làng, quê hương nơi mình sinh ra.
II. Chuẩn bị:-Tranh
Sách Em nói tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
Hoạt động 1: hát múa
-GV cho HS hát: Bài hát của dân tộc mình
-GV hỏi: bài hát nói về điều gì?
-GV cho hs xem tranh chủ điểm Bản làng của em và hỏi: bứ tranh vẽ gì?
-GV giới thiệu và nói tên bài :Buôn làng em có lễ hội Cồng chiêng'
2. Khám phá:
Hoạt động 2: học nói từ và mẫu câu 
a) Học nói từ:
- Gv đặt câu hỏi: Buôn làng em có lễ hội gì?
- Gv cho hs quan sát tranh
- GV dạy cho hs nói tên các sự vật,hoạt động có trong tranh
- Yêu cầu hs thảo luận N2
b) Học nói mẫu câu:
- Gv làm mẫu, chỉ hình và nêu mẫu câu:
Buôn làng em có lễ hội Cồng chiêng rất vui
- Yêu cầu hs nêu hoạt đông và sự vật ở bản làng của mình
- Gv nghe và chỉnh sửa giúp học sinh
3. Vận dụng
- Gv dặn dò hs về nhà thực hành hỏi - đáp với người thân về những cảnh vật, sự vật quen thuộc xung quanh ở bản làng.
- Gv nhận xét, đánh giá tiết học; khen hs hăng say phát biểu.
-Hs trả lời
- Vẽ lễ hội.
- Hs nhắc tên bài nối tiếp.
- Hs trả lời tùy vào nơi ở của mình
- HS quan sát nêu:Hoạt động của lễ hội :Cây nêu,nhà rông,đánh chiêng,nhảy múa ,ném còn...
- Vài hs nói tên các sự vật trong tranh.
- Hs làn việc theo cặp: một bạn chỉ hình một bạn nêu tên sự vật và đổi lại.
- Lớp nêu đồng thanh
- Vài hs nói mẫu câu trước lớp.
- Nói theo cặp: một bạn chỉ hình, một bạn nêu
- Hs nêu nối tiếp theo ý mình
- Hs nối tiếp nêu cặp từ trước lớp
- Hs lắng nghe và thực hiện
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: 
CHÍNH TẢ
CA SĨ ĐẸP NHẤT RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức - kĩ năng: - Nghe viết đúng đoạn văn trong bài Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh; điền đúng c/k ,eo/oe vào chỗ trống.
- Chữ viết rõ ràng đúng chính tả, khoảng cách đều nhau
- Ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2. Năng lực: 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
3. Phẩm chất:
- Chăm học, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Nghe – viết
- GV giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta cùng nghe và viết đoạn văn trong bài 1 SGK nhé!
- Hướng dẫn HS viết bảng con chữ dễ viết sai chính tả: trang điểm, tuyệt đẹp.
- GV nhận xét sửa lỗi.
- Hướng dẫn HS cách trình bày vào vở.
- GV đọc bài chính tả.
- GV đọc chậm cho HS soát bài.
- GV kiểm tra, nhận xét bài, hướng dẫn sửa lỗi(nếu có).
2. Chọn c hay k?
- Cho HS quan sát tranh chọn c hay k phù hợp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Chọn oe hay eo?
- Cho HS quan sát tranh điền chữ phù hợp.
- GV nhậnkhen HS.
4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS viết bảng con.
- HS quan sát
- HS viết vở ô li.
- HS soát lại.
- HS đổi chéo vở, soát lại lỗi cho nhau, nhắc bạn sủa lỗi( nếu có).
- kéo co, cầu lông.
+ Bé chúc ông bà mạnh khỏe;
Bé đi cà kheo.
--------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 5 tháng 5 năm 2021
Tiết 1
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 10 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức - kĩ năng: củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết, xếp thứ tự và so sánh số. 
- Củng cố bài toán có lời văn ( bài toán thực tế về phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
- Củng cố thực hiện phép tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). Thực hiện tính trog trường hợp có hai dấu phép tính. Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
2. Năng lực: 
- Phát triển năng lực tính toán
3. Phẩm chất:
- Chăm học, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi: Hái hoa dân chủ 
Câu hỏi:
Câu 1: 2+ =10
-Nhận xét
2. Thực hành – luyện tập
 Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
Cho các số 5,7,6,9
- Số lớn nhất là 
- Số bé nhất là 
-Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn 
- Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ lớn đến bé 
- HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm vào vở thực hành
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
-Gọi HS nêu kết quả. Lớp đổi vở kiểm tra lẫn nhau
Bài 2: Em hãy giúp bạn mèo tô màu đỏ và màu xanh sao cho số hoa màu đỏ nhiều hơn số hoa màu xanh.
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV cho HS làm vào vở thực hành
- Gọi HS nêu kết quả. Lớp đổi vở nhận xét bài bạn
- GV nhận xét.
Bài 3: Số?
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu
- GV cho HS làm vào vở thực hành
- Gọi HS nêu kết quả.Gọi HS nhận xét
+ Em hiểu thứ tự các số này có nghĩa làm gì?
- GV nhận xét: Đây là thứ tự của quá trình phát triển của cây lúa.
Bài 3: Tô màu vào Bút chì:
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu
- GV cho HS làm vào vở thực hành
- Gọi HS nêu kết quả.Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét: 
3. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý
- Dặn dò về nhà xem bài tiếp
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
 HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài
- Số lớn nhất là 9
- Số bé nhất là 5
-Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn: 5,6,7,9
- Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ lớn đến bé: 9,7,6,5
-HS nêu kết quả. Đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS nêu yêu cầu BT và làm bài vào vở thực hành
-Hs nêu kết quả. Đổi vở kiểm tra bài bạn.
HS nêu yêu cầu
HS làm vào vở thực hành
-HS nêu kết quả
- HS nhận xét.
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
HS nêu yêu cầu
HS làm vào vở thực hành
HS nêu kết quả
- HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
KỂ CHUYỆN
CA SĨ ĐẸP NHẤT RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức - kĩ năng: -Kể được câu chuyện ngắn Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh bằng 4-5 câu; hiểu được câu chuyện ca ngợi lòng tốt, bước đầu hình thành được phẩm chất nhân ái.
- Hình thành được ý thức khám phá, học hỏi, ham hiểu biết trước các hiện tượng thiên nhiên.
2. Năng lực: 
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chăm làm; yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
- SGKTV2, ti vi chiếu tranh/ hình ảnh minh họa bài học
- Một số tranh, ảnh minh họa trăng ở nhiều thời điểm khác nhau dùng cho hoạt động nói và nghe. 
- Tranh minh hoạ câu chuyện Ca sĩ đẹp nhất rùng xanh. 
III. Các hoạt động dạy-học.
Đọc- kể: Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động – Giới thiệu
- GV hỏi: Bức tranh này trong bài đọc nào?
- GV: Chúng ta cùng đọc và kể lại câu chuyện này nhé!
 2. Đọc lại bài tập đọc trong SGK. 
- GV 1-2 HS đọc lưu loát đọc lại bài Ca sĩ đẹp nhất rùng xanh.
 3. Kể từng đoạn truyện theo tranh
- GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 1, nêu câu hỏi: Sóc nhỏ định làm gì? 
- GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 2, hỏi: Vì sao sóc nhỏ không hái cỏ? 
 - GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 3, hỏi: Vì sao sóc nhỏ không hái hoa? 
- GV treo (hoặc chiểu) lên tranh 4, hỏi: Cuối cùng, ai giúp sóc nhỏ trang điểm? 
4. Kể toàn bộ câu chuyện
- MT: Kể được câu chuyện Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh.
 4.1. Kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4
- GV tổ chức cho HS kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4.
4.2. Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- GV lưu ý hướng dẫn để HS dùng thêm các từ để liên kết các câu. 
4.3. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- GV mời một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. 
- GV có thể tổ chức thi kể chuyện giữa các nhóm.
5. Mở rộng
- MT: Hiểu được câu chuyện ca ngợi lòng tốt, bước đầu hình thành phẩm chất nhân ái..
- GV hỏi:Sóc nhỏ có gì đáng yêu? 
6. Tổng kết, đánh giá
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương ý thức học tập của các em học tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng để kê được câu chuyện hay.
- HSquan sát tranh: Bài Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh(GV sử dụng tranh trong SGK hoặc tranh ảnh bên ngoài) trả lời câu hỏi của GV.
- HS đọc lại bài.
- HS quan sát bức tranh 1.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.( Sóc nhỏ định trang điểm thật đẹp để đi biểu diễn)
- HS quan sát bức tranh 2.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Vì ngọn cỏ nói: Đùng hái tôi ! Tôi sẽ đau lắm!)
- HS quan sát bức tranh 3.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. ( Vì hoa nói: Đừng hái tôi! Tôi là căn nhà của đom đóm đấy.)
- HS quan sát bức tranh 4.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Cuối cùng, hai chú đom đóm giúp sóc nhỏ trang điểm, đậu lên vành tai sóc nhỏ làm thành hai ngôi sao tuyệt đẹp.)
- HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động trong nhóm: HS1 - Kể tranh 1; HS2 – Kể tranh 2,HS3 – Kể tranh 3, HS4 - Kể tranh .
- HS kể liền mạch nội dung của 4 tranh trước nhóm. Khi 1 bạn kể thì các bạn khác lắng nghe và góp ý. 
- HS lên bảng kể theo tranh.
- Sóc nhỏ tốt bụng/ thương nguoif, hát hay, xinh đẹp 
--------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ 4 ngày 5 tháng 5 năm 2021
Tiết 2,3: 
TIẾNG VIỆT
MỜI VÀO 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức - kĩ năng: Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Mời vào, biết ngát nhịp thơ 3 chữ.
- Biết được đặc điểm của một số sự vật, hiện tượng thiên nhiên; tìm được nhân vật trong bài thơ; nói và đáp được lời xin phép; viết được về một tác dụng của gió; đọc thuộc lòng được hai khổ thơ..
- Hình thành được tình cảm chan hòa thân ái với bạn bè, tình yêu thiên nhiên.
2. Năng lực: 
- Đọc: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài. Tìm và mở rộng vốn từ
- Nói- nghe : Đặt và trả lời được câu hỏi về nội dung bài.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
3. Phẩm chất:
- Góp phần hình thành tình cảm yêu nước, phẩm chất nhân ái, Chăm học, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.143.
- Video clip bài hát Em là gió mát của tác giả Phan Trọng Cầu.
- Chiếc mũ có hình thỏ, gió, nai để HS đóng vai.
C. Hoạt động dạy học
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV hỏi : Thỏ và nai đang làm gì?
- GV: Chúng ta cùng đọc bài Mời vào để biết được hai bạn ấy sẽ được chủ nhà đón tiếp như thế nào nhé!
- GV ghi đầu bài.
2. Khám phá
 Đọc thành tiếng.
- HS đọc nhẩm bài thơ. 
- GV đọc mẫu toàn bài .
Giọng đọc toàn bài chậm dãi, vui vẻ, tinh nghịch; phân biệt lời đối thoại giữa chủ nhà và khách đến chơi .
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: . quạt mát, reo, đẩy buồm thuyền, khắp miền.
- GV theo dõi HS đọc. 
- Hướng dẫn HS cách ngắt nhịp thơ ba chữ, ngát sau mỗi câu thơ.
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: cá nhân đọc nối tiếp, đọc tiếp sức.
- HS cả lớp đọc tiêu đề bài học, trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nhẩm bài đọc.
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc từ mới: gạc, kiễng chân, soạn sửa. 
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tô hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, 3 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2
 ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 1.
- GV nêu câu hỏi: Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
- Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối.
+ GV hướng dẫn HTL theo kiểu xóa dần từ ngữ trong câu thơ chỉ để lại một số từ làm điểm tựa.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
2.Nói và nghe : Hai bạn đóng vai khách và chủ nhà. Nói và đáp lời xin phép.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS đóng vai nói trước lớp.
- GV nhận xét , khen gợi các cặp HS.
3. Viết một câu về một tác dụng của gió.
- GV trình chiếu tranh minh họa hỏi: Gió có tác dụng gì?.
- Em còn biết thêm tác dụng nào của gió? Em có thể viết về tác dụng khác của gió hoặc viết lại một câu em đã nói.
- Nhận xét , chữa nhanh một số bài.
4. Củng cố mở rộng
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
- HS hoạt động theo nhóm, quan sát 3 tranh minh hoạ tương ứng với 3 nhân vật (thỏ, nai, gió).
+ HS học thuộc lòng theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS hoạt động theo cặp: 1 HS đóng vai chủ nhà, 1HS đóng vai khách đến chơi. HS lần lượt đóng vai thỏ, nai, gió.
- Hoạt động theo nhóm trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1: Gió làm quàn áo khô.
+ Tranh 2: Gió đẩy cánh diều bay.
+ Tranh 3 : Gió làm cối xay gió quay.
+ Tranh 4: Gió đẩy buồm thuyền.
- HS viết vào VBT , 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét
- HS đổi chéo vở cùng soát lỗi và sửa lỗi.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
--------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 6 tháng 5 năm 2021
Tiết 1
TOÁN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức - kĩ năng: - Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 10, phân tích số, đọc viết, xếp thứ tự và so sánh số. 
- Củng cố bài toán có lời văn ( bài toán thực tế về phép cộng, phép trừ). Quan sát tranh, viết phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
- Củng cố thực hiện phép tính (tính nhẩm) các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 (dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10). Thực hiện tính trog trường hợp có hai dấu phép tính. Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
2. Năng lực: 
- Phát triển năng lực tính toán
3. Phẩm chất:
- Chăm học, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
GV: Trò chơi, mô hình, tranh ảnh phục vụ cho các bài trong SGK 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi Bắn tên
 Hoạt động 2: Luyện tập
* Bài 1: Những phép tính nào có kết quả bằng 8?
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính trong hình vẽ.
- Yêu cầu HS tìm các phép tính có kết quả bằng 8. 
- GV nhận xét, bổ sung.
*Bài 2: Mỗi chú thỏ sẽ vào chuồng có số là kết quả phép tính ghi trên chú thỏ đó. Hỏi chuồng nào sẽ có hai chú thỏ? 
- GV gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS thực hiện phép tính ở trên các chú thỏ và cách sắp xếp thỏ vào chuồng. 
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính trong hình vẽ và xếp thỏ vào các chuồng. 
- Yêu cầu HS tìm chuồng có 2 chú thỏ.
- GV nhận xét, bổ sung.
*Bài 3: Số? 
- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, hướng chỉ của các mũi tên để rút ra quy luật: Mỗi số ở hàng trên là tổng của 2 số hàng dưới liền kề. 
- HD HS làm thêm để tìm ra số thích hợp (3+1)
- Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy?
- GV cho HS làm phần còn lại.
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” để sửa bài. 
- GV cùng HS nhận xét
*Bài 4: >; <; = ?
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhẩm các phép tính rồi thực hiện so sánh. 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV yêu cầu HS chia sẻ. 
- GV nhận xét, bổ sung.
*Bài 5: Bướm sẽ đậu vào bông hoa có số là kết quả phép tính trên cánh bướm. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS thực hiện các phép tính trên bướm và đậu vào bông hoa tương ứng. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài. 
- GV tổ chức trò chơi “Chú bướm thông minh” để sửa bài, tìm ra số bướm đậu ở mỗi bông hoa. 
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em được học bài gì? 
- Nhận xét tiết học. 
- Ôn tập bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. 
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . (HS đọc 1 phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 10 và người được bắn trả lời đáp án)
-HS nêu yêu cầu bài toán. 
- HS thực hiện các phép tính vào vở 
- HS quan sát, trình bày. 
-1 HS đọc, nêu yêu cầu của bài toán. 
- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. 
-HS thực hiện phép tính vào vở và xếp thỏ vào các chuồng tương ứng.
- HS phát hiện được 2 chú thỏ mang phép tính (5+2) và (10-3) có kết quả là 7 nên cùng chạy vào chuồng số 7. 
-HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài. 
-HS lắng nghe. 
-Số 4.
- HS làm vào vở. 
-HS tham gia trò chơi. 
-HS nêu yêu cầu bài. 
-HS lắng nghe. 
-HS làm bài. 
-HS nêu yêu cầu bài. 
-HS lắng nghe. 
-HS làm bài nhóm đôi. 
-HS tham gia chơi. 
-HS trả lời. 
HS nêu yêu cầu của bài.
HS quan sát tranh, hướng dẫn HS thực hiện các phép tính trên bướm và đậu vào bông hoa tương ứng. 
HS thảo luận nhóm đôi và làm bài. 
-HS trả lời. 
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 2, 3: 
TIẾNG VIỆT
CHIẾC GƯƠNG KÌ DIỆU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức - kĩ năng: Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Chiếc gương kì diệu.
- Biết được hiện tượng bóng trăng trong nước; trả lời được câu hỏi về chi tiết lên quan đến trăng trong bài; MRVT về đặc điểm của trăng. Nói được về trăng.
- Hình thành được ý thức khám phá, học hỏi, ham hiểu biết trước các hiện tượng thiên nhiên.
2. Năng lực: 
- Đọc: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài. Tìm và mở rộng vốn từ
- Nói- nghe : Đặt và trả lời được câu hỏi về nội dung bài.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
3. Phẩm chất:
- Góp phần hình thành tình cảm yêu nước, phẩm chất nhân ái, Chăm học, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
- SGKTV2, ti vi chiếu tranh/ hình ảnh minh họa bài học
- Một số tranh, ảnh minh họa trăng ở nhiều thời điểm khác nhau dùng cho hoạt động nói và nghe. 
- Tranh minh hoạ câu chuyện Ca sĩ đẹp nhất rùng xanh. 
C. Hoạt động dạy học
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV cho HS quan sát tranh minh họa bài dọc trong SGK: Nhìn vào bức tranh, đoán xem chiếc gương kì diệu nằm ở đâu?
- GV: Muốn giải đáp câu hỏi này một cách chính xác, chúng ta cùng đọc bài Chiếc gương kì diệu để biết. GV ghi tên bài lên bảng.
2. Khám phá
 Đọc thành tiếng
-Y/C HS đọc nhẩm toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài .
Giọng toàn bài chậm rãi, đoạn 1,2 thể hiện sự tò mò, hiếu kì; đoạn 3,4 thể hiện sự vui vẻ, hào hứng.
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + MB: lại lành, lúc ấy, vỡ lẽ, phá lên cười. 
+ phát hiện, chiếc gương, óng ánh, giúp đỡ, chiếu, ngẩng đầu.
- GV giới thiệu từ mới: vỡ lẽ.
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. Ví dụ: 
+ Cá nhỏ phát hiện ra/ một chiếc gương tròn màu vàng óng ánh/ rất đẹp.//
+ Nhưng hễ chạm vào/ là gương vỡ ra từng mảnh.//
+ Nhưng cả ba bạn vừa đụng vào/ là gương lại vỡ vụn.//
+ Lúc này,/ cả ba bạn/ mới ngẩng đầu lên trời/ rồi nhìn xuống nước.//
-Luyện đọc đoạn
- GV và lớp nhận xét
-Đọc trong nhóm
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: cá nhân đọc nối tiếp, đọc tiếp sức.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- HS cả lớp đọc tiêu đề bài học, trả lời câu hỏi của GV(ở dưới ao/ ở trên trời)
- HS đọc nhẩm bài đọc.
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc từ mới: vỡ lẽ( hiểu ra điều gì đó)
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tô hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, 2 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2
 ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 1
- GV lần lượt nêu các câu hỏi: 
CH1:Vì sao các bạn không mang được chiếc gương về nhà?
CH2: Bác tôm giúp các bạn hiểu ra được điều gì?
+ Những từ ngữ nào sau đây nói về mặt trăng?( tròn vành vạch, sáng vằng vặc, chói chang, trông như con thuyền.
+ Từ chói chang dùng về nói về sự vật nào?
2.Nói và nghe : Nói về trăng.
- GV cho HS đọc câu mẫu trong SGK, xem một số tranh minh họa về tranh ở những thời điểm khác nhau.
GV gợi ý: Em có thể dung những từ ở bài 3 để nói về trăng.
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, nói về trăng cho bạn khác nghe. 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nói được nhiều câu.
4. Củng cố mở rộng
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
- GV cho HS chơi giải đố:
Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao.
Đào chẳng thấy lấy chẳng được?
(Là cái gì?)
- HS hoạt động theo nhóm, cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời.
+ Vì cứ chạm vào là chiếc gương bị vỡ. Vì hễ chạm vào là chiếc gương võ ra tùng mảnh.
+ Chiếc gương là bóng của mặt trăng trên trời chiếu xuống nước.
+ Tròn vành vạch, sáng vằng vặc, trông như con thuyền.
+ Mặt trời.
- HS quan sát tranh.
- Hoạt động nhóm.
- Một số HS nói trước lớp:
+ Trăng tròn vành vạch/ Trăng sáng vằng vặc.
+ Trăng như con thuyền.
+ Trang như quả chuối.
+ Trăng như lưỡi liềm.
- HS giải đố: Mặt trăng.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 4.
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
BÀI 43:BUÔN LÀNG EM CÓ LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố
- Nói được tên một số lễ hội quen thuộc ở buôn làng em.
- Sử dụng được mẫu câu: Buôn làng em có Lễ hội Cồng chiêng. Lễ hội Cồng chiêng rất vui.
2.Năng lực:
-Hỏi-đáp với các bạn các lễ hội ở bản làng mình.
- Nghe hiểu được nội dung của 1 - 2 câu ngắn, đơn giản và hiểu được nhiệm vụ cần làm: nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án vào bảng.
-Hỏi và trả lời được các câu hỏi về các lễ hội quen thuộc ở bản làng.
-Luyện nghe và phát âm tương đối chính xá để phân biệt các tiếng có vần ông nhưng khác nhau ở dấu thanh.
3. Phẩm chất:
-HS biết yêu quý bản làng, quê hương nơi mình sinh ra.
II. Chuẩn bị:-Tranh
Sách Em nói tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
Hoạt động 1: hát múa
-GV cho HS hát: Bài hát của dân tộc mình
-GV hỏi: bài hát nói về điều gì?
-GV cho hs xem tranh chủ điểm Bản làng của em và hỏi: bứ tranh vẽ gì?
-GV giới thiệu và nói tên bài :Buôn làng em có lễ hội Cồng chiêng'
2. Luyện tập:
Hoạt động 3: Luyện nghe
-GV nói mỗi hoạt động và sự vật trong tranh bằng 1-2 câu ngắn, đơn giản. Nhắc lại cho hs nghe từ 2-3 lần
-GV gọi nhiều hs nêu đáp án của mình.
-Cho hs quan sát một số bức tranh về lễ hội buôn làng đã chuẩn bị.
-Y/C:hs nêu nội dung tranh :Ví dụ:
+Buôn làng em có Lễ hội Gầu Tào.Đó là bức tranh số mấy?
+Buôn làng em có Lễ hội Óc Om Bóc Đó là bức tranh số mấy?
+Buôn làng em có Lễ hội Ka tê Đó là bức tranh số mấy?
-GV:Gọi nhiều HS nói đáp án của mình.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Hỏi và đáp
Làm mẫu
- GV đặt câu hỏi và gọi một hs trả lời:
+ Buôn làng em có lễ hội gì?
+ Lễ hội đó em thấy như thế nào?
*Thực hành:
-Hướng dẫn hs hỏi-đáp với bạn
+ Buôn làng bạn có lễ hội gì?
+ Lễ hội đó em thấy như thế nào?
- Gv theo dõi và sửa lỗi phát âm nếu có.
Hoạt động 5: Nói đúng tiếng Việt
- Gv chọn cặp từ để hs nói
-Xem tranh nói tên sự vật trong tranh
- Gv chỉ tranh nói mẫu cặp từ 3 lần.
-Con công-cái cồng-công-cồng...
-Cái cổng-dấu cộng
-Chăn bông-cá bống
-Cá bống -bay bổng...
- Các cặp từ còn lại thực hiện tương tự.
3. Vận dụng
- Gv dặn dò hs về nhà thực hành hỏi - đáp với người thân về những cảnh vật, sự vật quen thuộc xung quanh ở bản làng.
- Gv nhận xét, đánh giá tiết học; khen hs hăng say phát biểu.
-Hs trả lời
- Vẽ lễ hội.
- Hs nhắc tên bài nối tiếp.
- Hs nói số tương ứng trong tranh:
+ Trả lời
- Nhóm 2 thảo luận và lên trình bày trước lớp
- Hs xem tranh nói tên sự vật, hoạt động trong tranh.
- Hs trả lời
- Hs làm theo hướng dẫn của gv
- Hs nối tiếp nêu cặp từ trước lớp
- Hs lắng nghe và thực hiện
--------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ 5 ngày 6 tháng 5 năm 2021
Tiết 1.
CHÍNH TẢ
CHIẾC GƯƠNG KÌ DIỆU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức - kĩ năng: - Nghe - viết đúng đoạn văn trong SGK trang 146.
- Làm đúng các bài tập chính tả điền vần:ui/uy;s/x; ân/ângvào chỗ trống.
- Chữ viết rõ ràng đúng chính tả, khoảng cách đều nhau.
- Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ , ý thức rèn chữ viết.
2. Năng lực: 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
3. Phẩm chất:
- Chăm học, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nghe – viết
- MT: Viết (chính tả nghe – viết) đúng đoạn văn.
- GV đọc to một lần đoạn văn số 4 trong bài Chiếc gương kì diệu. 
- Hướng dẫn HS viết một số từ dễ viết sai: nhìn xuống, mỉm cười.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. 
- HS viết xong, GV đọc chậm cho HS soát bài. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có). 
2. Chọn ui hay uy?
– MT: Điền đúng iu ui.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án: Nhẵn nhụi, nhụy hoa.
3. Chọn uyên hay uyệt?
- MT: Điền đúng s hay x, ân hay âng.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
- Đáp án:
Cây sung, xung phong
Người dân dâng hoa tưởng niệm các anh hung liệt sĩ..
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: loài vật, riêng. 
- HS nghe – viết vào vở Chính tả. 
- HS đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
- HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- HS lên bảng làm bài trên bảng. Dưới lớp làm vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
-HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- HS lên bảng làm bài trên bảng. Cảlớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI 21: GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG SẠCH, ĐẸP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức - kĩ năng: HS có khả năng:
Nhận biết được môi trường sạch, đẹp và môi trường chưa sạch, đẹp
Biết được những việc nên làm và không nên làm để môi trường sạch, đẹp
Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp
2. Năng lực: 
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
- một số tranh ảnh, clip về môi trường sạch, đẹp và môi trường chưa sạch, đẹp.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Trời, Đất, Nước” (SGV/189)
-Gv dẫn vào bà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_sach_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong_giao_duc.doc