Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)

Bài 4. RUỘNG BẬC THANG Ở SA PA

I .MỤC TIÊU

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, có yếu tố miêu tả ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát,

 2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh,

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với vẻ đẹp của quê hương, đất nước; khả năng làm việc nhóm: khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi,

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy chiếu

- HS SGK, tập viết, bảng con

 

docx 19 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 10592
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 Thứ hai ngày 17 tháng 05 năm 2021
Chào cờ
Em bảo vệ môi trường
Bài 4. RUỘNG BẬC THANG Ở SA PA
I .MỤC TIÊU 
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, có yếu tố miêu tả ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát,
 2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh, 
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với vẻ đẹp của quê hương, đất nước; khả năng làm việc nhóm: khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi, 
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy chiếu
- HS SGK, tập viết, bảng con 
II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động 
- Ôn: Cho HS đọc lại bài hôm trước trả lời câu hỏi
-Nhận xét
- Khởi động: 
GV yêu cầu 
a. Hình ảnh nào trong tranh khiến em chú ý nhất ?
 b. Em có thích cảnh vật trong tranh không ? Vì sao ? 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài. Ruộng bậc thang ở Sa Pa: Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp. Cảnh mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa là một trong những cảnh đẹp tiêu biểu ở vùng núi phía Bắc nước ta. Bài Ruộng bậc thang ở Sa Pa khiến chúng ta thêm yêu những cảnh đẹp và thêm yêu đất nước 
-HS đọc bài trả lời câu hỏi
-HS quan sát tranh CN và trao đổi nhóm
+ HS trình bày trước lớp. Các HS khác có thể bổ sung 
-HS đọc lại CN tựa bài
2. Đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Trong bài có bao nhiêu câu?
* HS đọc câu
+ GV cho đọc nối tiếp từng câu lần 1. 
GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ như
 (rực rỡ, Hmông....) 
 + GV cho đọc nối tiếp từng câu lần 2. 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài
 (Nhìn xa, chúng giống như những bậc thang khổng lồ./ Từng bậc, từng bậc như nội mặt đất với bầu trời.) 
* HS đọc đoạn 
+ GV chia bài thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến ngọt ngào hương lúa; đoạn 2: phần còn lại) 
+ GV cho đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt 
+GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (ruộng bậc thang: ruộng ở sườn đồi núi, xếp thành từng bậc tử thấp lên cao; khổng lồ: rất to; ngạt ngào; mùi hương thơm lan rộng, tác động mạnh vảo mũi; bất tận: không bao giờ kết thúc, cần mẫn: chăm chỉ, nhẫn nại ( làm lụng) 
+ HS đọc đoạn theo nhóm . 
- GV gọi đọc toản bài
+ GV đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
-HS dò bài
-HS trả lời
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc CN-N –ĐT
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc nối tiếp từng đoạn
-HS đọc đoạn trong nhóm
- 3 HS đọc lại toàn bài
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi 
a. Vào mùa lúa chín, Sa Pa có gì đặc biệt ? 
b. Ruộng bậc thang có từ bao giờ 
c. Ai đã tạo nên những khu ruộng bậc thang? 
-GV và HS thống nhất câu trả lời . 
a. Vào mùa lúa chín, đến Sa Pa, khách du lịch có dịp ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của những khu ruộng bậc thang 
 b. Ruộng bậc thang có từ hàng trăm năm nay 
c. Ruộng bậc thang được tạo nên bởi những người Hmông, Dao, Hà Nhì , ... sống ở đây. 
-HS làm việc nhóm đôi
-Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình
-Các nhóm khác nhận xét, đánh giá
4. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông 
- GV cho HS hoạt động nhóm 
- GV nêu nhiệm vụ. 
- GV yêu cầu (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng) 
- GV yêu cầu một số HS đọc to các từ ngữ
HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp
- HS lên trình bày kết quả trước lớp 
- HS đọc to các từ ngữ CN -ĐT.
5. Hát một bài hát về quê hương 
GV cho HS hát một bài hát bất kì. GV hướng dẫn HS hát từng đoạn của bài hát. Cả lớp cùng hát đồng ca. 
-HS hát một bài hát bất kì
-HS hát từng đoạn của bài hát. Cả lớp cùng hát đồng ca.
6. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS nêu 
 ..
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 (số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích số, xếp thứ tự, so sánh số. 
- Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tính trong trường hợp có hai dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn ( toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời. 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua việc giải các bài toán thực tế, phát triển trí tưởng tượng, tư duy lôgic qua bài toán vui, trò chơi, năng lực mô hình hóa, giao tiếp (qua việc áp dụng quy tắc tính, diễn đạt, )
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Trò chơi, mô hình, tranh ảnh phục vụ cho các bài toán trong SGK.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: Trò chơi: Hái hoa dân chủ 
Câu hỏi:
Câu 1: 2+ =10
Câu 2: Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Câu 3: Số bé nhất có hai chữ số là số mấy?
Câu 4: Số lớn nhất có hai chữ số là số mấy?
2. Luyện tập:
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập
*Bài 1: Số? 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài
* số 35
- Cho HS quan sát tranh vẽ que tính
+ Có bao nhiêu que tính?
+ Số 35 viết như thế nào?
+ Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
+ Đọc số?
Tương tự với các số 44, 61, 80, 53
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
*Bài 2: Số? 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
a) - Cho HS quan sát tranh và hướng dẫn HS phân tích cấu tạo số (gồm mấy chục và mấy đơn vị) rồi điền số tương ứng vào chỗ trống theo mẫu. 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV cho HS chia sẻ. 
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
b) GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo số và trình bày phép cộng tương ứng, tìm các số tương ứng trong các ô. 
- GV cho HS chia sẻ. 
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
*Bài 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS nêu số đo độ dài một bước chân của ba bạn Mai, Việt, Nam và trả lời câu hỏi:
+ Ai có bước chân dài nhất?
+ Ai có bước chân ngắn nhất?
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
*Bài 4:
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để lập được các số có hai chữ số (lưu ý số có hai chữ số khác nhau vì sử dụng 2 trong 3 tấm thẻ). 
- GV yêu cầu HS chia sẻ. 
- GV nhận xét, bổ sung.
(GV lưu ý: các số: 07, 03 không phải số có hai chữ số. )
3. Củng cố, dặn dò
- Vận dụng: Em hãy đo một gang tay của em và so sánh với bạn bên cạnh. 
- Nhận xét tiết học.
- Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100. 
- HS cho cả lớp cùng chơi .
-HS nêu yêu cầu bài toán. 
-35 que tính.
- 35
- 3 chục và 5 đơn vị. 
- ba mươi lăm.
-HS nêu yêu cầu bài toán.
-HS làm bài. 
-HS lắng nghe, làm bài. 
-HS nêu yêu cầu bài toán. 
- HS nêu và trả lời:
+ Nam có bước chân dài nhất.
+Việt có bước chân ngắn nhất.
-HS nêu yêu cầu bài toán. 
- HS thảo luận nhóm đôi và ghép các số. 
-Các số: 37, 73, 30, 70.
-HS thực hiện. 
Thứ ba ngày 18 tháng 05 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 5 . NHỚ ƠN
I. MỤC TIÊU
 1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rỏ rằng một bài đồng dao; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung VB; nhận biết một số tiếng củng vẫn với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài đồng dao và cảm nhận được vẻ đẹp của đồng dao qua vần và hình ảnh, quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.
 2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
 3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: biết ơn và kính trong những người đã giúp cho chúng ta có cuộc sống tốt đẹp, ấm no, khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân, khả năng làm việc nhóm. 
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy chiếu
- HS SGK, tập viết, bảng con 
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động 
- Ôn: Cho HS đọc lại bài hôm trước trả lời câu hỏi
-Nhận xét
- Khởi động: 
GV yêu cầu 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
a. Các bạn nhỏ đang làm gì ?
b. Em hiểu câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ý nói gì ? 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dần vào bài đồng dao Nhớ ơn: Các bạn nhỏ được ngồi mát dưới bóng cây, được ăn quả của cây. Có phải tự nhiên mà các bạn nhỏ được hưởng những thành quả đó không? Muốn biết rõ điều này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài Nhớ ơn 
-HS đọc bài trả lời câu hỏi
-HS quan sát tranh CN và trao đổi nhóm
+ HS trình bày đáp án trước lớp . Các HS khác có thể bổ sung 
-HS đọc lại CN tựa bài
2. Đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài thơ. 
- Trong bài thơ có bao nhiêu dòng thơ?
* Luyện đọc từng dòng thơ 
+ Cho đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (cày ruộng, sang đò, trồng trọt,)
+ Cho đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2 
-GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
*Hướng dẫn đọc từng khổ thơ 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ
-Bài này được chia làm 4 khổ thơ
+ Cho đọc nối tiếp từng khố thơ 2 lượt. 
+GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (cày ruộng: dùng dụng cụ có lưới bằng gang, sắt để lật, xới đất ở ruộng lên; vun gốc: vun đất vào gốc; mò: sờ tìm vật (dưới nước hoặc trong bóng tối) mà không nhìn thấy, sang đò: sang sông bằng đỏ, trồng trọt: trồng cây).
* GV cho 
- Cho HS đọc cả bài thơ 
+ Lớp học đồng thanh cả bài thơ
- HS dò bài
- HS trả lời
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc từ khó CN – nhóm ĐT
-HS đọc nối tiếp
-HS luyện đọc ngắt nghỉ theo khổ thơ.
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc đoạn theo nhóm 4
-HS đọc đọc cả bài thơ
- Các bạn nhận xét , đánh giá 
-HS đọc thành tiếng cả bài thơ
3. Tìm ở cuối các dòng những tiếng cùng vần với nhau 
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại cả bài và tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng. 
-GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
 - GV và HS thống nhất câu trả lời ( ruộng- muống, ao – đào, gốc – ốc, vô – đò, dày – cây ) 
-HS làm việc nhóm đôi
-HS trình bày kết quả.
- HS viết những tiếng tìm được vào vở.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Trả lời câu hỏi 
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi . 
a. Bài đồng cao nhất chúng ta cần nhớ ơn những ai ?
 b. Vì sao chúng ta cần nhớ ơn học. Còn em, em nhớ ơn những ai ? Vì sao ? 
c. Còn em, em nhớ ơn những ai? Vì sao?
- GV đọc từng câu hỏi 
- GV và HS thống nhất câu trả lời . 
 a. Bài đồng dao chắc chúng ta cần nhớ ơn đi người cày ruộng, người đào ao, người vun gốc, người đi mò, người chèo chống, người mắc dây, người trồng trọt; 
b. Chúng ta nhớ ơn những người đó vì họ giúp chúng ta có cơm, rau, óc, quả để ăn, có bóng mát để trú nằng, có võng để nằm và có thể sang đò ;
 c , Câu trả lời mở 
GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá 
- HS làm việc nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
- Các bạn nhận xét, đánh giá.
5. Học thuộc lòng
 - GV trình chiếu bài thơ 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng một khổ thơ bất kì bằng cách xoá !
 - HS đọc thành tiếng bài thơ . 
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần
6. Nói việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân hoặc thầy cô 
- GV cho HS quan sát tranh và nói vẽ bức tranh (1 bạn nhỏ dìu bà lên bậc thang vào nhà ) 
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm về những việc HS cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân ( bố, mẹ, ông, bả, ... ) hoặc thầy cô
- GV và HS nhận xét. 
-HS trao đổi nhóm về những việc HS cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người 
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp
7. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
Nêu ý.
 .
Toán
BÀI 39: ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 ( số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích, xếp số thứ tự, so sánh
- Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tinh1trong trường hợp có 2 dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
- Phát triển - Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 2,3 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. 
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Những mô hình , tranh ảnh,....để phục vụ các bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
 Trò chơi – truyền bút
-Thực hiện nhanh các phép tính khi được truyền bút đến tay mình:
10 + 30 = 30 + 6 = 
70 – 40 = 85 - 35 = 
- GVNX, tuyên dương.
2. Thực hành - Luyện tập 
* Bài 1: Tính 
- GV nêu yêu cầu của bài.
a ) Tính nhẩm
b ) Đặt tính rồi tính
Trò chơi - Ô cửa may mắn
- Viết kết quả đúng cho từng phép tính sau mỗi ô cửa.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Bài 2: Hai phép tính nào có cùng kết quả?
- Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện nhẩm hoặc viết phép tính vào vở nháp sau đó điền vào chỗ chấm 
- GV yêu cầu hs lên bảng chia sẻ.
- Gv hỏi: 
+ Em quan sát lại hai phép tính trên xem có gì giống nhau?
+ Em quan sát hai phép tính giữa xem có gì khác nhau?
+ Em quan sát lại hai phép tính cuối xem có gì khác nhau?
- Gv nhận xét , kết luận
* Bài 3: Số
- Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài.
GV hỏi:
Câu a:- Muốn tìm được kết quả viết vào dấu chấm hỏi ở trong mỗi hình em làm như thế nào?
Câu b:- Để có số điền vào dấu chấm hỏi trong ô vuông em thực hiện như thế nào?
GVKL: Để tìm được kết quả viết vào mỗi ô tương ứng em tính lần lượt từ trái sang phải; số trong mỗi ô cộng hoặc trừ với các số theo dấu mũi tên sẽ ra kết quả cần tìm 
- HS tính các phép tính
- Gv nhận xét , kết luận
4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Trò chơi: Vượt chướng ngại vật * Bài 4: Số
- Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV tổ chức hs tham gia trò chơi cả lớp cùng nhẩm, các phép tính ghi trên con rồng. Sau đó nêu kết quả tương ứng với dấu ? trong bảng. 
- HS nêu kết quả 
- Gv nhận xét , kết luận
4. Củng cố, dặn dò
- NX chung giờ học
- Dặn dò về nhà ôn lại tính nhẩm và cách cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số.
- Về nhà xem bài: Luyện tập trang 98
- HS cả lớp cùng chơi .
- HSNX 
- HS lắng nghe.
- Cả lớp viết kết quả nhanh vào bảng con 
- HS làm việc cá nhân.
- HS theo dõi
-1 HS đọc.
- HS: thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài .
- 2 nhóm HS đại diện lên chia sẻ, các nhóm còn lại nhận xét.
-HS:phép tính ở trên có kết quả cuối cùng giống nhau
-Hai phép tính ở dưới có kết quả khác nhau
- 1 HS đọc đề bài
- HS quan sát 
- HS nêu cách tính
- HS nhận xét bạn
- 1 HS đọc đề bài
- HS trả lời
- HS nêu kết quả: 50, 30, 50
- HS nhận xét bạn
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 19 tháng 05 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 6 : DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU
 1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cảu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. 
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung dược thể hiện trong tranh. 
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: biết yêu quý những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước minh, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vần đế đơn giản và đặt câu hỏi. 
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy chiếu
- HS SGK, tập viết, bảng con 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- Ôn: Cho HS đọc lại bài hôm trước trả lời câu hỏi
-Nhận xét
- Khởi động: 
GV yêu cầu 
+ GV yều cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về những gì em thấy trong tranh. 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc. Du lịch biển Việt Nam
 -HS đọc bài trả lời câu hỏi
-HS quan sát tranh CN và trao đổi nhóm
+ HS trình bày trước lớp. Các HS khác có thể bổ sung 
-HS đọc lại CN tựa bài
2. Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Trong bài có bao nhiêu câu?
* HS đọc câu
+ GV cho đọc nối tiếp từng câu lần 1. 
GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ như
 (nổi tiếng, bơi lội, nô đùa.....) 
 + GV cho đọc nối tiếp từng câu lần 2. 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài
 (Thanh Hoá, Đà Nẵng, Khánh Hoà, ... có những bãi biển nổi tiếng, được du khách yều thích.// Nhưng suốt chiểu dài đất nước/ cũng có nhiều bãi biển còn hoang sở) 
* HS đọc đoạn 
+ GV chia bài thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến hoang sơ, đoạn 2: phần còn lại) 
+ GV cho đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt 
+GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (hoang sơ: hoàn toàn tự nhiên, chưa có tác động của con người, kì diệu: có gì đó rất lạ lùng, làm cho người ta phải ca ngợi, khâm phục) 
+ HS đọc đoạn theo nhóm . 
- GV gọi đọc toản bài
+ GV đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
-HS dò bài
-HS trả lời
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc CN-N –ĐT
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc nối tiếp từng đoạn
-HS đọc đoạn trong nhóm
- 3 HS đọc lại toàn bài
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi 
a. Trong bài đọc, những bãi biết nổi tiếng của nước ta có ở đâu ?
b. Chúng ta có thể làm gì khi đi biển ? 
c. Vì sao hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi ?
-GV và HS thống nhất câu trả lời . 
a. Những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở các nơi như Thanh Hoá, Đà Nẵng Khánh Hoà, ... 
b. Chúng ta có thể bơi lội, nô đùa trên sóng. nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát; 
c. Hình dạng những đồi cát luôn thay đổi vì cát bay	 
-HS làm việc nhóm đôi
-Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình
-Các nhóm khác nhận xét, đánh giá
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và cở mục 3 
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b và c và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở b. Đi biển, chúng ta có thể bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát. 
c. Hình dạng những đồi cát luôn thay đổi vì cát bay. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS đọc CN- ĐT
- HS viết câu trả lời vào vở
 .
Toán
BÀI 39: ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 ( số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích, xếp số thứ tự, so sánh
- Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tinh1trong trường hợp có 2 dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
- Phát triển - Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 2,3 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. 
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Những mô hình , tranh ảnh,....để phục vụ các bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
 Trò chơi - Ô cửa may mắn
- Viết kết quả đúng cho từng phép tính sau mỗi ô cửa.
13 + 3 = ... 48 - 4 = ....
98 – 2 = ... 74 - 34 = .....
- GVNX, tuyên dương.
2. Thực hành – Luyện tập
* Bài 1: Số?
 Tiếp sức đồng đội
- Gv yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- Gv gợi ý hs: Số nào cộng với 5 bằng 6?
Vậy 4+ 3 bằng mấy?
Tương tự 2 + mấy bằng 7?
4 cộng mấy bằng 6? 
- Gv yêu cầu học sinh nhẩm trong 2 phút
- GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi Tiếp sức đồng đội để sửa bài.
-Gv nhận xét, tuyên dương.
- GVKL: Vậy các em đã biết nhẩm tính cộng trừ các số có hai chữ số 
* Bài 2: Tính
- Gv yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- GV cho HS tính kết quả các phép tính ở mỗi ngôi sao
- GV hỏi: Nhận xét kết quả của từng phép tính, tìm ngôi sao ghi kết quả lớn hơn 26
- GV cho HS làm.
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- GV cùng HS nhận xét: Phép tính có kết quả lớn hơn 26 là ngôi sao:
* Bài 3: 
Gọi HS nêu yêu cầu
Quan sát tranh, GV hướng dẫn HS nêu được tình huống. Yêu cầu HS đọc to bài toán
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Làm thế nào để tính được số cây hoa hồng chưa nở?
- Gv cho HS chia sẻ.
- Bài toán này dùng phép cộng hay trừ?
- Gv yêu cầu học sinh lên bảng viết phép tính, học sinh còn lại viết vào vở.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét, GVNX.
- GV yêu cầu HS nêu câu trả lời dựa theo gợi ý:
 +Còn bao nhiêu cây hoa hồng chưa nở hoa?
- GV hướng dẫn học sinh viết vào vở câu trả lời.
* Bài 4: 
Gọi HS nêu yêu cầu
Quan sát tranh, GV hướng dẫn HS nêu được tình huống. Yêu cầu HS đọc to bài toán
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Làm thế nào để tính được cả hai lớp có bao nhiêu bạn tham gia buổi cắm trại?
- Gv cho HS chia sẻ.
- Bài toán này dùng phép cộng hay trừ?
-Gv yêu cầu học sinh lên bảng viết phép tính, học sinh còn lại viết vào vở.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét, GVNX.
- GV yêu cầu HS nêu câu trả lời dựa theo gợi ý:
 + Cả hai lớp có bao nhiêu bạn cùng tham gia buổi cắm trại?
 - GV hướng dẫn học sinh viết vào vở câu trả lời.
3.Củng cố, dặn dò
- NX chung giờ học
- Dặn dò về nhà ôn lại tính nhẩm và cách cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số.
-Về nhà xem bài ôn tập hình học và đo lường
- HS cả lớp cùng chơi .
- HSNX 
- 1 HS đọc.
-HS: 1
-HS: 7
- HS: 5
- HS: 2
- 1 HS đọc.
- HS trả lời
- Làm vào vở BT.
- HS nêu miệng
- HS nhận xét bạn
- 1 HS đọc. Vài em nhắc lại: Lớp em chăm sóc 75 cây hoa hồng trong vườn hoa của trường. Sau một thời gian, sáng nay đã có 52 cây hoa nở. Hỏi còn bao nhiêu cây hoa hồng chưa nở hoa?
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- HS phép tính trừ
- HS: 75- 52= 23
- 1 HS đọc.
- HSTL
- HSTL
- HS nêu phép tính: 32+35= 67
 .
Thứ năm ngày 20 tháng 05 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 6 : DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. 
- GV yêu cầu 
- GV và HS thống nhất cầu hoàn chỉnh. 
a. Dọc bờ biển có nhiều khu du lịch đẹp nổi tiếng : 
b. Miền Nam trước ta có những cánh đồng lúa rộng mênh mông 
-GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
-HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
6. Quan sát tranh và nói về những điều em thích khi đi biển 
- GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm, quan sát các bức tranh về các hoạt động trên bãi biển, thảo luận và xác định những trò chơi ở biển mà em thích.
-HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh 
-HS trình bày kết quả nói theo tranh.
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết 
- GV đọc to cả hai câu 
- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết : 
+ Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ dễ viết sai chính tả (nổi tiếng, hoang sơ.... ) 
 - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 
+ GV đọc từng câu cho HS viết. 
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi . 
+GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
-HS chú ý lắng nghe
- HS viết bảng con
- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Du lịch biển Việt Nam từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ach, ươt, ướp
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. 
- GV viết những từ ngữ này lên bảng các tiếng có vần anh , ach , ươt , ươp.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ 
- HS nêu CN - ĐT.
9. Đặt tên cho bức tranh 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi về nội dung bức tranh.
- HS đề xuất tên cho bức tranh và có thể nói thêm nêu lý do đặt tên đó. 
10. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
HS nêu 
 ..
Toán(CC)
Luyện làm VBT trang 71,72
Chiều thứ năm ngày 20 tháng 05 năm 2021
CLBRCV
Luyện viết đúng từ, câu, đoạn văn
TViệt(LH)
Luyện tập T-H củng cố các kỹ năng (T2)
Thứ sáu ngày 21 tháng 05 năm 2021
Tiếng Việt
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU 
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Đặt trước và con người thông qua thực hành dọc một đoạn thơ và nhận biết tên riêng, cách viết tên riêng; thực hành nói về quê hương hoặc nơi HS đang sống và viết sáng tạo trên cơ sở nội dung đã nói; thực hành kĩ năng viết đúng chính tả; thực hành đọc một văn bản tự chọn hay quan sát tranh về đất nước, con người Việt Nam, nói cảm nghĩ về văn bản đi đọc hoặc tranh đã quan sát.
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông quan một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài. 
II . CHUẨN BỊ 
- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy chiếu
- HS SGK, tập viết, bảng con 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 & 2. Đọc đoạn thơ, xác định tên riêng và cách viết chính tả tên riêng 
- HS làm việc nhóm đôi, trao đổi để xác định: Trong đoạn thơ trên, những từ ngữ nào là tên riêng? Em còn biết những tên riêng thảo trong các văn bản đã học? Điều gì cần nhớ khi viết tên riêng 
- GV nhận xét , đánh giá kết quả làm bài tập của HS và thống nhất với HS câu trả lời phù hợp. 
- GV nhấn mạnh để HS ghi nhớ: Cẩn viết hoa tên riêng. 
-HS làm việc nhóm đôi, trao đổi
- HS trình bày kết quả trước lớp . 
- Một số HS khắc nhận xét, đánh giá.
3. Nói về quê em hoặc nơi em đang sống 
- GV nêu nhiệm vụ và yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. 
- GV có thể gợi ý HS trong từng nhóm đôi nói về quê hương hoặc nơi mình đang sống: + Quê em ở đâu ?
+ Em đang sống ở đâu ? 
Quê em, nơi em đang sống có những gì đáng chú ý, thú vị, đáng nhớ ?
Tình cảm của em đối với quê hương hoặc nơi em đang sống như thế nào ? ... 
- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cảm nghĩ chân thành hay những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, 
-HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.
-Một số HS lên trình bày trước lớp, nói về quê hương hoặc nơi mình đang sống. 
-Một số HS khác nhận xét, đánh giá
4. Viết 1 - 2 cầu đã nói ở mục trên
- GV hướng dẫn từng HS tự viết 1 - 2 câu về quê hương hoặc nơi mình đang sống theo suy nghĩ riêng của mình. Nội dung viết cũng có thể dựa vào những gì mà các em đã nói trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mà 
- GV và một số bạn đã trình bày trước lớp 
- GV nhận xét một số bài, khen ngợi một số HS viết hay, sáng tạo 
-HS tự viết 1 - 2 câu về quê hương hoặc nơi mình đang sống theo suy nghĩ riêng của mình. 
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Viết đúng chính tả ( những câu không dùng dấu câu, không viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng ) vào vở
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi, trao đổi để xác định lỗi dấu câu, lỗi viết hoa trong hai cầu (a. lan và mai là học sinh lớp 1; b. những người lính cứu hoả rất dũng cảm. ) 
- GV thống nhất với HS phương án đúng 
- GV nhấn mạnh để HS ghi nhớ: Cần viết hoa chữ cái đầu cầu, viết hoa chữ cái đầu trong mỗi tiếng tạo nên tên riêng 
- GV nhận xét một số bài và có một số nhận xét, đánh giá.
Làm việc nhóm đôi, trao đổi để xác định lỗi dấu câu, lỗi viết hoa trong hai câu
- Một số HS trình bày kết quả
- HS viết đúng chính tả những câu này vào vở . 
6. Đọc mở rộng 
- Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách hoặc một tập thơ về đất nước, con người Việt Nam, 
-GV có thể chuẩn bị một số cuốn sách và tập thơ phù hợp và cho HS đọc, xem ngay tại lớp. 
- GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi: 
- Một số HS khác nhận xét, đánh giá. 
-GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS chia sẻ được những ý tưởng thú vị Nói rõ các ưu điểm để HS củng học hỏi ,
- HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4. Các em nói với bạn về những điều các em biết thêm từ những gì đã đọc
-HS trình bày trước lớp về những điều các em biết thêm được nhờ đọc sách. 
7. Củng cố 
GV tóm tắt lại nội dung chinh; nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
HĐTN
BÀI 21: Giữ gìn môi trường xanh, sạch (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được môi trường sạch đẹp và môi trường chưa sạch đẹp.
- Biết đề xuất những việc nên làm và không nên làm để môi trường sạch đẹp.
- Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phầ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_34_na.docx