Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32 - Năm học 2021-2022

Tiết 3: Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nhận biết được dài hơn, ngắn hơn, đơn vị đo độ dài cm.

- Nhận biết được tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ; xác định được thứ, ngày trong tuần lễ dựa vào tờ lịch hàng ngày.

2. Kĩ năng

- Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,

4. Góp phần phát triển các NL

- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước với đơn vị đo là cm và ước lượng độ dài của các vật quen thuộc.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.

- HS: Vở BTT.

 

docx 15 trang Kiều Đức Anh 5740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 32 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt
ÔN TẬP: BÀI 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Củng cò và phát triển vốn từ ngữ chỉ thời gian trong năm và hoạt động, trạng thái của con người và thiên nhiên trong những khoảng thời gian khác nhau trong năm.
2. Kĩ năng
	- Phát triển kĩ năng quan sát và hiểu ý nghĩa của hình ảnh, kết nôi hình ảnh với nội dung được thể hiện bằng ngôn ngữ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Tình yêu đối với vẻ đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
 4. Góp phần phát triển các NL
	- Phát triển khả năng khái quát hoá thông qua việc ôn lại và kết nối nội dung chủ điểm của các bài đã được học trong học kì 2. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV cho HS nghe hát bài Quê hương tươi đẹp
- Dẫn dắt vào bài học
- HS nghe hát
2. Ôn tập (35p)
Bài 1: Chọn tranh phù hợp với từng chủ điểm đã học và cho biết lí do em chọn
- GV yêu cẩu HS cho biết tên của 8 bài đã học.
- GV lẩn lượt chiếu từng tranh trong số 10 tranh có trong SHS. YC HS quan sát tranh.
Tranh vẽ gì? Tranh thể hiện điều gì?
- GV thống nhất với HS phương án lựa chọn đúng. Tranh 1: Mấy đứa trẻ đang cùng nhau chơi một trò chơi (Tôi và các bạn)
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS quan sát lần lượt từng tranh, trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
TIẾT 2
Bài 2: Giải ô chữ (17p)
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, nêu nhiệm vụ và hướng dẫn HS cách thức điền từ ngữ theo hàng ngang.
- Sau khi điền đủ 8 từ ngữ theo hàng ngang, YC HS đọc từ cột dọc 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Nói tên các tháng trong năm. Dùng từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu ( 18)
- GV chiếu bảng như trong SHS 
- GV nêu nhiệm vụ: HS nói tên các tháng trong năm và dùng từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu, cho biết hoạt động, trạng thái của con người và thiên nhiên trong mỗi tháng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc câu đố, câu hỏi và gợi ý. Giải đố tìm ra các từ hàng ngang
- HS đọc TÔI ĐI HỌC
- HS làm việc nhóm, sau đó mỗi HS tự điền vào chỗ trống trên bảng phụ.
- Một số HS trình bày kết quả. 
Tr1:Tôi được bố mẹ cho về quê ăn tết.
 .
3. Củng cố, dặn dò (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nhận biết được dài hơn, ngắn hơn, đơn vị đo độ dài cm.
- Nhận biết được tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ; xác định được thứ, ngày trong tuần lễ dựa vào tờ lịch hàng ngày.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước với đơn vị đo là cm và ước lượng độ dài của các vật quen thuộc. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- YCGV chiếu mô hình đồng hồ chỉ giờ đúng
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Luyện tập: (34p)
Bài 1: Chọn đồng hồ thích hợp với mỗi bức tranh
- GV chiếu ND BT lên bảng, HD HS làm bài
- GV theo dói, giúp đỡ
- GV tổ chức chữa BT trên HTS
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Chon câu trả lời đúng
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV cho HS chia sẻ. 
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Đo độ dài mỗi đồ vật sau 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
Bài 4: 
- GV hướng dẫn HS làm bài, và chữa bài trên hành trang số
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
Bài 5: Chon câu trả lời đúng
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV cho HS chia sẻ. 
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò (1p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Hs QS, nêu giờ đúng của từng đồng hồ
- HS quan sát, nghe GV HD
- HS làm bài vào VBT
- HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS làm bài vào vở. 
- HS chia sẻ
- HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS thực hành đo 
- HS chia sẻ
- HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS làm bài vào vở. 
- HS chia sẻ
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
HĐGDTCĐ: KHI MÙA HÈ VỀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Bày tỏ cảm xúc cá nhân với bạn bè, thầy cô khi mùa hè đến. 
2. Kĩ năng
 - Sử dụng lời nói để bày tỏ mong muốn của bản thân khi hè về.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Thực hiện vui chơi an toàn khi nghỉ hè.
4. Góp phần phát triển các NL
- Thực hiện vui chơi an toàn khi nghỉ hè.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các bài.
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe hát bài: Mùa hè đến
- HS nghe
- Giới thiệu bài
2. Khám phá(15p)
Hoạt động 1: Chia sẻ mong ước khi hè về - Cho HS chia sẻ cặp đôi theo các câu hỏi:
? Khi mùa hè đến, bạn thường làm gì? 
? Khi nghỉ hè, tạm xa mái trường, xa bạn bè, bạn có buồn không? 
? Em muốn được làm gì trong kì nghỉ hè? 
- Mời HS chia sẻ trước lớp về mong muốn của bản thân khi hè đến.
Kết luận: Mùa hè ai cũng muốn được vui chơi và tham gia các hoạt động năng khiếu theo sở thích.
3. Luyện tập và vận dụng. (15p)
Hoạt động 2: Quan sát tranh và liên hệ thực tế 
Bước 1. Làm việc cả lớp: HS quan sát các tranh trong SGK (hoặc do GV trình chiếu lên bảng) và trả lời một số câu hỏi: 
? Các bạn trong tranh đang làm gì?
? Việc làm đó nên làm hay không nên làm? Vì sao? 
Bước 2. Làm việc theo nhóm:
 - GV chia HS thành các nhóm 4 người. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
? Em đã thực hiện những việc làm nào giống các bạn trong các tranh trên?
? Em cần làm gì để đảm bảo vui chơi an toàn? 
- GV cho các nhóm lên bày tỏ ý kiến. 
Kết luận: Mùa hè đến, HS được nghỉ học và tham gia rất nhiều hoạt động bổ ích khác. Các em cần chú ý đảm bảo vui chơi an toàn trong kì nghỉ hè.
Hoạt động 3:Cùng hát về mùa hè
- Tập cho HS hát bài Mùa hè đến
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- HS làm việc theo cặp đôi: thảo luận và trả lời các câu hỏi gợi ý theo hình thức người hỏi người trả lời.
- Một số HS chia sẻ trước lớp về mong muốn của bản thân khi hè đến.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS chia nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi.
- HS bày tỏ ý kiến.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS tập hát theo HD của GV
Tiết 5: Đạo đức
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2022
Tiết 1: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 2+3: Tiếng Việt
ÔN TẬP: BÀI 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Giúp HS củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học thông qua điển từ ngữ đã cho vào một số chỗ trống trong một văn bản.
2. Kĩ năng
	- Đọc thành tiếng và đọc hiểu văn bản đó; nghe viết một đoạn ngắn được trích từ văn bản đã đọc.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với vẻ đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
 4. Góp phần phát triển các NL
	- Thực hành đọc mở rộng một truyện kể tự chọn và kể lại truyện kể đó.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV cho HS nghe hát bài Quê hương tươi đẹp
- Dẫn dắt vào bài học
- HS nghe hát
2. Ôn tập (35p)
Bài 1: Chọn từ ngữ trong khung thay cho các ô vuông (có đánh số) trong bài đọc 
- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ phù hợp thay cho các ô vuông.
- GV và HS thống nhất phương án đúng.
- GV trình chiếu VB hoàn chỉnh.
Bài 2: Đọc thành tiếng bài đọc đã hoàn chỉnh 
- Đọc đoạn: GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đẩu đến cảm ơn tất cả, đoạn 2: phần còn lại.
- GV đọc lại toàn VB.
Bài 3: Trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời câu hỏi.
a. Bạn nhỏ muốn cảm ơn những ai?
b. Nhờ đâu mà bạn nhỏ đã tiến bộ không ngừng trong năm học qua?
c. Còn em, sau một năm học, em muốn cảm ơn những ai? Vì sao?
- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi một số HS thể hiện được những cảm nhận và suy nghĩ chân thành hay thú vị.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ phù hợp thay cho các ô vuông.
- HS đọc thành tiếng bài đọc
- HS đọc đoạn trong nhóm. Trước lớp.
- Một HS đọc thành tiếng cả VB.
- HS làm việc nhóm, trao đổi về câu trả lời cho từng câu hỏi.
a. Bạn nhỏ muốn cảm ơn cô giáo, bạn bè và bổ mẹ.
 b. Nhờ sự giúp đỡ của nhiều người mà bạn nhỏ đã tiến bộ không ngừng.
 c. Câu trả lời mở. 
- HS lắng nghe
TIẾT 2
Bài 4: Nghe viết (20p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
- GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. Bài 5: Đọc mở rộng (19p)
- GV giao nhiệm vụ cho HS tự tìm đọc một tập truyện. GV có thể chuẩn bị một số tập truyện (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS theo dõi
- HS viết 
- HS đổi soát lỗi. 
- HS đọc và nói với nhau về một câu chuyện trong tập truyện đó.
-
3. Củng cố, dặn dò (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Củng cố các kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết.
4. Góp phần phát triển các NL
- Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1. Khởi động(5p)
- Cho HS nghe hát bài: Trời nắng, trời mưa
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Luyện tập, thực hành: (30p)
Hoạt động 1: Thi đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện thượng thời tiết 
- GV tổ chức hoạt động chung cả lớp: 
- GV nêu tình huống: Ví dụ một bạn mới đi du lịch một tỉnh, thành phố khác, 
- YC HS chia sẻ
- GV nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2: Sưu tầm và giới thiệu với các bạn hình ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. 
- Cả lớp tham quan khu vực của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày và trao đổi, thảo luận,.
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- Dặn Hs chuẩn bị bài Ôn tập tiếp theo
- HS nghe hát
- HS đặt các câu hỏi cho bạn để tìm hiểu về thời tiết ở nơi đó. 
- HS chia sẻ trước lớp
- Các nhóm sắp xếp, trưng bày tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết 
- Lắng nghe
Tiết 5: TC Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Nghe-viết được một đoạn bài chính tả.
2. Kĩ năng
- Rèn KN đọc, viết.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK, Vở Luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS hát bài: Cây gia đình
- GV dẫn dắt vào bài học.
- HS hát 
2. Đọc (17p)
- YC HS đọc ôn lại các văn bản đã học.
- GV theo dõi, uốn nắn HS.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Nghe-viết bài 2 khổ thơ đầu của bài gửi lời chào lớp 1(17p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
- GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS đọc trong nhóm, trước lớp. 
- HS lắng nghe
- HS viết 
- HS soát lỗi
Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Thể dục: GVBM
Tiết 2+3: Tiếng Việt
ÔN TẬP: BÀI 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Giúp HS củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học thông qua đọc thành tiếng và đọc hiểu một bài thơ có nội dung là lời chào của HS lớp 1, chuẩn bị lên lớp 2, 
2. Kĩ năng
	- Đọc thuộc lòng bài thơ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với mái trường, bạn bè và thầy cô giáo.
 4. Góp phần phát triển các NL
	- Thực hành chia sẻ cảm nghĩ của mình về bạn bè và thầy cô trong năm học vừa qua.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV cho HS hát bài Lớp Một thân yêu
- Dẫn dắt vào bài học
- HS hát
2. Ôn tập (35p)
Bài 1: Đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp.
- GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.
Bài 2: Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời câu hỏi.
a. Lời chào trong bài thơ là của ai? 
b. Lời chào gửi đến ai và đển những đồ vật nào ở lớp? 
c. Theo em, muốn được cô giáo “luôn ở bên”, bạn nhỏ cần làm gì? 
d. Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS nghe
- HS đọc từng khổ thơ
- HS đọc cả bài thơ 
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời câu hỏi.
a. Là của các bạn HS vừa học xong lớp 1.
b. Lời chào gửi đến lớp 1, trong đó có cô giáo và một số sự vật quen thuộc như bảng đen, cửa sổ, chỗ ngồi.
 c. Muốn được cô giáo “luôn ở bên”, bạn nhỏ cần làm theo lời cô dạy. 
d. Câu hỏi mở
TIẾT 2
Bài 3: Học thuộc lòng (20p)
- GV chiếu bài thơ. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng toàn bài bằng cách xoá / che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xóa ! che hết, HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. Bài Bài 4: Nói cảm nghĩ của em về cô giáo/ thầy giáo và các bạn trong năm học qua (19p)
- GV HD HS trả lời câu hỏi gợi ý:
Em nghĩ gì về bạn bè và thầy/cô giáo?
Trong năm học vừa qua, em có điều gì đáng nhớ về một người bạn hay về thầy/ cô giáo? 
Chia tay lớp 1, chuẩn bị lên lớp 2, em vui hay buồn? 
Em có điều gì muốn nói với bạn bè và thầy/cô giáo?...
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc thành tiếng hai khổ thơ. 
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá 
- HS làm việc nhóm để tìm câu trả lời và chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe
3. Củng cố, dặn dò (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiết 4: Tiếng Việt 
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
Tiết 5: Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Củng cố, vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh.
2. Kĩ năng
- KN hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Biết được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh.
4. Góp phần phát triển các NL
- Củng cố, vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1. Khởi động(5p)
- Cho HS nghe hát bài: Trời nắng, trời mưa
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Luyện tập, thực hành: (30p)
Hoạt động 3: Trao đổi với các bạn về việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
- YC HS chia sẻ
- GV nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 4: Đóng vai xử lý tình huống 
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ
- GV tổ chức cho các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống. 
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS nghe hát
- HS trao đổi về nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng lạnh
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe
- HS đọc TH trong SGK
- Từng nhóm trao đổi, đóng vai đưa ra ý kiến xử lí trong tình huống đã cho 
- Đại diện nhóm lên đóng vai
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2022
Tiết 1: Âm nhạc GVBM
Tiết 2+3: Tiếng Việt
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II 
Tiết 4: Toán
ÔN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Đọc, viết, xếp thứ tự được các số có 2 chữ số.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có 2 chữ số trong phạm vi 100.
- Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ.
2. Kĩ năng
- Xác định được thứ, ngày trong tuần dựa vào tờ lịch hằng ngày.
- Nhận dạng được các hình đã học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Nhận biết và viết được phép cộng, phép trừ phù hợp với câu hỏi của bài toán thực tiễn và tính đúng kết quả.
- Thực hiện được đo độ dài bằng thước thẳng với đo8n vị đo là cm.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- YC HS tính KQ các phép tính sau
25 + 5 = ... 40 + 40 = ....
34 – 4 = ... 73 - 21 = .....
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Luyện tập: (34p)
Bài 1:
- GV chiếu ND BT lên bảng, HD HS làm bài
- GV theo dói, giúp đỡ
- GV tổ chức chữa BT trên HTS
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV cho HS chữa bài trên bảng. 
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Đồng hổ chỉ mấy giờ 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV tổ chức chữa bài trên HTS
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
Bài 4: a.
- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
- HD HS tìm hiểu đề ghi phép tính thích hợp
- GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
Bài 5: Chon câu trả lời đúng
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV cho HS chia sẻ. 
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
Bài 6: Chon câu trả lời đúng
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV cho HS chia sẻ. 
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò (1p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Hs nêu miệng KQ
- HS quan sát, nghe GV HD
- HS làm bài vào VBT
- HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS làm bài vào vở. 
- 4 HS chữa bài trên bảng.
 13 
+ 5
 18
- HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS chia sẻ
- HS đọc to trước lớp.
- HS thực hiện.
23
+
14
=
37
Hai chị em hái được 37 bông hoa
 ..
- HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS làm bài vào vở. 
- HS chia sẻ
- HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS làm bài vào vở. 
- HS chia sẻ
Tiết 5: TC Toán
ÔN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
2. Kĩ năng
- Tính nhẩm được các phép cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
Trò chơi Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
30 + 7= ... 20 + 70 = ....
48 – 8 = ... 40 - 30 = .....
- GVNX
2. Thực hành – luyện tập:(34p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2: Số
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện vào VBT 
- GV chữa BT trên hành trang số.
- Nhận xét.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện thực hiện vào VBT 
- GV yêu cầu hs chia sẻ.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Cả lớp cùng chơi.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
 34 66 45 67
 + + - -
 4 23 5 27 
 38 89 40 40
- HS nhận xét
- HS lắng nghe,
- HS nêu
- HS tự thực hiện vào VBT
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS tự thực hiện vào VBT
89
-
15
=
74
65
-5
60
+10
70
73
-23
50
+40
90
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2022
Tiết 1+2+3: Tiếng Việt
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II 
Tiết 4: Toán
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II 
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Giúp HS phấn khởi và tự tin nhìn lại quá trình rèn luyện của mình sau một năm học đầu tiên ở trường tiểu học 
- HS nhận biết được các tình huống, hành vi có thể xảy ra tai nạn giao thông.
2. Kĩ năng
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
- Chia sẻ với bạn hoặc người thân những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông xảy ra.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Biết nói lời khuyên đúng, sai với bạn khi tham gia giao thông.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Tài liệu ATGT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Nhận xét trong tuần 32 (5p)
- GV nhận xét
+ Đi học chuyên cần.
+ Tác phong, trang phục.
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập. 
+ Vệ sinh. 
 - GV tuyên dương cá nhân .
- Nhắc nhở: những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
2. Đánh giá NL, PC và HĐGD cuối năm (5p)
- GV đọc KQ rèn luyện cuối năm của từng HS 
3. Cháu ngoan Bác Hồ (10p)
- GV nói về ý nghĩa của giấy chứng nhận Cháu ngoan Bác Hồ. 
- GV đưa ra các tiêu chuẩn và cho HS bình bầu danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. 
- GV HS hát bài Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh 
4. ATGT: (15p)
Bài 4 : Ngồi an toàn trên các phương tiện giao thông (T2) 
HĐ3:Quan sát tranh và chỉ ra những bạn ngồi không an toàn trên các phương tiện giao thông.
- GV cho HS quan sát tranh theo nhóm đôi, trao đổi :
- GV mời HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Trong quá trình HS trình bày, GV đặt câu hỏi để khai thác từng bức tranh.
- GV chốt lại nội dung của hoạt động.
HĐ4: Xử lí tình huống trong tranh có thể gây nguy hiểm khi bản thân tham gia giao thông
- GV cho HS quan sát từng tình huống thảo luận theo nhóm bốn, trao đổi :
- Em đồng tình với tình huống nào khi tham gia giao thông nào trong từng bức tranh (bằng cách sử dụng thẻ)
- Em hãy nói lời khuyên cho với những tình huống chưa đúng?
- GV chốt lại nội dung chính và giáo dục HS.
HĐ5: Chia sẻ
- Em hãy kể những hành vi nguy hiểm, dễ xãy ra tai nạn giao thông?
- Em hãy kể lại những việc đã làm để phòng tránh tai nạn giao thông?
- Giáo viên tổng kết các công việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi tham gia giao thông đường bộ.
5. Củng cố, dặn dò:(1p)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS thực hành ở nhà
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe 
- HS lắng nghe
- HS bình bầu theo tiêu chuẩn của GV
- HS hát bài Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Tranh 1: Có 2 loại xe đang tham gia giao thông đường bộ 
- HS lắng nghe 
-HS quan sát từng tranh và thảo luận.
-Tình huống 1: Bạn B ngồi phía sau xe không ôm ba dễ xảy ra tai nạn giao thông.
 .
- HS nói 
- HS lắng nghe 
- HS trả lời
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_32_na.docx