Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Ôn tập cuối năm (Tiết 2)

Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Ôn tập cuối năm (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập

- Số và phép tính :

+ Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100

+ Sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số:

o Thành lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6 7 8 9 10.

o Tìm thành phần chưa biết (trong mô hình tắt – gộp số).

+ Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể

2. Năng lực: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giao tiếp toán học

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin, bước đầu hình thành các vấn đề cơ bản và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV.

 

docx 2 trang chienthang2kz 13/08/2022 3450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Ôn tập cuối năm (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: TOÁN
Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
(tiết 2 )
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
- Số và phép tính :
+ Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100
+ Sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số:
Thành lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6 7 8 9 10.
Tìm thành phần chưa biết (trong mô hình tắt – gộp số).
+ Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể
Năng lực: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giao tiếp toán học
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động 
Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin, bước đầu hình thành các vấn đề cơ bản và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. 
Năng lực đặc thù: 
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, HS nói được kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể 
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu. 
Phẩm chất: Yêu đất nước “Kính yêu và biết ơn Bác Hồ”, giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gàng
Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Hình vẽ cho các bài tập số 4, 5 
- HS: Bảng con 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (3’) 
Cả lớp hát bài “ Em tập đếm”.
Hoạt động 1: Thực hiện đọc, viết các số từ 0 đến 10 (17’)
1. Mục tiêu: Lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6 7 8 9 10.
2. Thiết bị dạy học: Tranh bài tập 4/149, bảng phụ, bảng con
3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, nhóm
4. Sản phẩm thu được: Hs lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6 7 8 9 10.
- Đưa bài tập 4/149
- Cho Hs đọc lại bảng cộng, trừ trong Pv 6
- Chia 4 nhóm và yêu cầu Hs lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 7, 8, 9, 10 với gia đình mèo, cá, heo, gà (Tương tự gia đình cáo) 
=> GV chốt mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Đọc yêu cầu bài tập 
– Quan sát tranh cáo mẹ và cáo con - Nêu sơ đồ tách - gộp
- Cá nhân chọn hình cáo con và cáo mẹ để viết cá phép tính theo mẫu 
- Nêu phép tính - nhận xét bổ sung
-Thực hiện theo nhóm lớn
HS làm bài (mỗi nhóm làm một câu. Trong nhóm, mỗi em làm một trường hợp, viết vào bảng con)
- HS luân phiên đọc các phép tính ở bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
Thư giãn (1’)
Hoạt động 2: Thực hiện đọc, viết các số từ 0 đến 10 (13’)
1. Mục tiêu: Đếm và hoàn thiện sơ đồ tách – gộp
2. Thiết bị dạy học: Tranh bài tập 5/150, bảng con
3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, nhóm
4. Sản phẩm thu được: Hs thực hành được sơ đồ tách – gộp
- Đưa bài tập 5/150
a) Đếm số khúc gỗ
Lưu ý: HS có thể đếm theo cách khác nhau (đếm từng khúc gỗ, đếm theo chục và số khúc gỗ lẻ).
b) Nêu sơ đồ tách – gộp chưa hoàn thiện. 
- GV yêu cầu Hs trình bày cách làm.
=> Củng cố lại sơ đồ tách - gộp (ôn cấu tạo số) 
- Quan sát tranh
- CN Đếm số khúc gỗ - Nêu 
- Viết sơ đồ tách – gộp vào bảng con
- Nêu cá nhân
3 Củng cố- dặn dò: ( 5’)
GV nhận xét tiết học.
HS chuẩn bị bài tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_bai_on_tap_cuoi_nam_tiet_2.docx