Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022

Bài 1: KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn.

4. Góp phần phát triển các NL

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở Tập viết, BTTV

 

docx 25 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 5530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt
BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
Bài 1: KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. 
Những người trong tranh đang làm gì ? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Rửa tay trước khi đi
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý đọc đúng lời người kế và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
-GV hướng dẫn HS luyện phát âm: vùng vẫy, nhanh trí, giật mình,.... 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- GV chia VB thành 2 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB (vùng vẫy, nhanh trí, thợ săn), 
- GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang Tiết 2
-Hs lắng nghe
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn theo nhóm, CN. 
-HS đọc cả bài 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (25p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
a. Bồ câu đã làm gì để cứu kiến ?
b. Kiến đã làm gì để cứu bồ câu?
c. Em học được điều gì từ cầu chuyện này 
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
-HS trả lời
a.Bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước để cứu kiến; 
b.Kiến bò đến cắn vào chân người thợ săn.
c. Câu trả lời mở,
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3 (14p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS viết câu trả lời vào vở. 
Kiến bò đến chỗ người thợ săn và cắn vào chản anh ta.
* Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiết 3: Toán
PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
2. Kĩ năng
- Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế, 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Trò chơi – Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
70 + 20 = ... 73 + 11 = ....
34 + 26 = ... 13+ 22 = .....
-GV nhận xét, tuyên dương
-HS tham gia chơi.
2. Khám phá: (15p)
- GV cho HS quan sát tranh có 76 que tính, lấy đi 5 que tính.
- GV yêu cầu HS lấy 7 bó que tính 1 chục và 6 que tính rời.
- GV nêu: Nếu ta lấy đi 5 que tính thì chúng ta còn bao nhiêu que tính. Các em hãy thao tác trên những que tính chúng ta vừa lấy ra.
- GV nêu: Có 7 bó que tính 1 chục chúng ta giữ nguyên, chúng ta lấy ra 5 que tính lẻ tức là trừ đi 5 que. Coi những bó que tính bó thành chục là hàng chục, những que tính lẻ là hàng đơn vị. Vậy chúng ta trừ hàng đơn vị đi 5, còn hàng chục không cần trừ.
- GV hướng dẫn HS đặt phép tính trừ 76 - 5 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính.
76
* 6 trừ 5 bằng 1, viết 1
 -
* 7 trừ 0 bằng 7, viết 7
5
Vậy: 76 – 5 = 71
 71
- GV yêu cầu HS đếm lại số que tính sau khi lấy đi 5 que để kiểm tra kết quả phép tính trừ.
* Tương tự cho VD với quả táo
3. Hoạt động (19p)
Bài 1: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS lại cách đặt tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho xe oto:
- GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp.
- Dùng bút chì nối kết quả (chỗ đỗ cho xe oto).
- GV gọi 3-4 HS đọc kết quả.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: Muốn biết trên xe buýt còn lại bao nhiêu hành khách thì các em làm phép tính gì?
- GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
4. Củng cố, dặn dò (1p)
-Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS thao tác với que tính.
- HS lấy que tính theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS đếm lại số que tính, kiểm tra so với phép trừ GV hướng dẫn.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
 19 35 68 
 - - - 
 4 2 1
 15 33 67
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, sửa (nếu sai).
- HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
 18 46 75 
 - - - 
 5 4 3
 13 42 72
- HS thực hiện.
- HS dùng bút chì nối.
- HS đọc kết quả.
- HS đọc to trước lớp.
- HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính trừ. 
- HS thực hiện.
29
-
5
=
24
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
HĐGDTCĐ: SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Hiểu được việc sắp xếp được đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
2. Kĩ năng
 - Sắp xếp được đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Biết chia sẻ cách thực hiện công việc nhà với các bạn trong lớp.
4. Góp phần phát triển các NL
- Có ý thức tự giác sắp xếp đồ dùng cá nhân hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các bài.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe hát bài: Em yêu trường em
- HS nghe hát
- Giới thiệu bài
2. Khám phá(15p)
Hoạt động 1. Chia sẻ về đồ dùng của em
- GV tổ chức cho HS: Chia sẻ theo cặp về đồ dùng cá nhân của mình theo gợi ý:
+ Em có những đồ dùng cá nhân nào? 
+ Chúng thường để ở đâu? 
+Ai là người sắp xếp đồ dùng cá nhân của em?
+ Cách sắp xếp như vậy đã gọn gàng, ngăn nắp hay chưa? Vì sao? 
- Cho HS lên chia sẻ nội dung thảo luận trước lớp.
GV kết luận: Mỗi người thường có những đồ dùng cá nhân cần thiết như: quần áo, giày dép, mũ, đồ dùng học tập, 
3. Luyện tập và vận dụng. (15p)
Hoạt động 2. Thực hành sắp xếp đồ dùng của em.
- GV tổ chức cho HS:
 + Tự sắp xếp lại giày dép, đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
 - Mời HS lên ý nghĩa của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
Kết luận: Khi sắp xếp đồ dùng cá nhân em cần lưu ý: + Đồ dùng cá nhân cần được sắp xếp ngay ngắn, đúng nơi, đúng chỗ để thuận tiện cho việc tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng. 
+ Để đồ dùng cá nhân bền, đẹp em cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ chúng.
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Làm việc theo cặp
+ Kể các đồ dùng cá nhân: cặp sách, quần áo, 
+ Kể về nơi thường để 
+ Chia sẻ 
+ HS chia sẻ 
- Đại diện một số cặp chia sẻ nội dung thảo luận trước lớp.
-HS theo dõi, lắng nghe
- HS thực hiện theo gợi ý của GV
- Chia sẻ 
-HS theo dõi, lắng nghe
Tiết 5: Đạo đức
PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn tới tai nạn giao thông.
2. Kỹ năng	
	- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn giao thông.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
	 - Rèn luyện thói quen phòng, tránh tai nạn giao thông.
4. Góp phần phát triển các NL
	- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, trò chơi, âm nhạc (bài hát “Đường em đi” - sáng tác: Ngô Quốc Tính),... gắn với bài học “Phòng, tránh tai nạn giao thông”;
	- Máy tính, ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động(5p)
- GV cho HS nghe hát bài"Đường em đi"
GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã phòng,
HS nghe hát, 
-HS trả lời
 tránh tai nạn giao thông bằng cách nào?
Kết luận: Bạn nhỏ đã biết đi đường phía bên tay phải, không đi phía bên trái để phòng, tránh tai nạn giao thông.
2.Khám phá (15p)
Hoạt động 1 Nhận diện tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới tai nạn giao thông
- GV chiếu hình hoặc treo tranh (đầu mục Khám phá) lên bảng để HS quan sát hoặc yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
+ Em hãy kể lại những tình huống trong tranh.
+ Những tình huống đó có thể dẫn tới hậu quả gì?
HS thảo luận theo cặp.
GV mời một đến hai HS phát biểu, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
Kết luận: Đá bóng ở lề đường, sang đường khi đèn dành cho người đi bộ màu đỏ, đi bộ giữa lòng đường, đùa nghịch khi đi xe máy và không đội mũ bảo hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông.
Hoạt động 2 Lựa chọn hành động để phòng, tránh tai nạn giao thông
GV chiếu hoặc treo tranh (cuối mục Khám phá) lên bảng, yêu cầu HS quan sát.
GV giới thiệu về nội dung của từng bức tranh.
+ Các bạn nhỏ trong tranh đã có hành động gì để phòng, tránh tai nạn giao thông?
+ Em sẽ làm gì để phòng, tránh tai nạn giao thông?
GV mời đại diện nhóm lên bảng trả lời.
Kết luận: Để phòng, tránh tai nạn giao thông, chúng ta cần: tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, đi đúng phần đường, tuân thủ các nguyên tắc an toàn như đội mũ bảo hiểm, vui chơi ở khu vực an toàn,...
3. Luyện tập, vận dụng(15p)
Hoạt động 1 Xác định hành vi an toàn và hành vi không an toàn
GV chiếu hoặc treo tranh mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. 
Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn hành vi an toàn, hành vi không an toàn và giải thích vì sao.
HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi an toàn, sticker mặt mếu vào hành vi không an toàn. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó giải thích cho sự lựa chọn của mình.
GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận.
Kết luận:
- Hành vi an toàn: ngồi ngay ngắn, bám vào mẹ khi ngồi sau xe máy (tranh 1); thắt dây an toàn khi ngôi xe ô tô (tranh 2); đi bộ trên vỉa hè (tranh 4); 
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em đã làm gì để phòng, tránh tai nạn giao thông? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết phòng, tránh tai nạn giao thông.
Thông điệp: GV chiếu thông điệp lên bảng 
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
-HS lắng nghe 
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu 
-HS nêu
-HS lắng nghe
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
-HS đọc thông điệp
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 2+3: Tiếng Việt
BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
Bài 1: KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được trình tự của các sự việc trong VB.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
6. Kể lại câu chuyện Kiến và chim bồ câu (20p)
- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SGK. GV gợi ý cho HS có thể chia nội dung câu chuyện Kiến và chim bồ của thành 4 đoạn nhỏ (tương ứng với 4 tranh) dựa vào đó để kể lại toàn bộ câu chuyện:
- GV yêu cầu các nhóm cùng xây dựng nội dung câu chuyện và mỏi bạn trong nhóm kể lại cho cả nhóm nghe câu chuyện đó.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp. Các nhóm khác bổ sung, đánh giá. 
-GV nhắc lại bài học của câu chuyện Kiến và chim bồ câu : Cần giúp đỡ nhau trong hoạn nạn.
- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
a. Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố.
b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động. 
-HS quan sát các bức tranh trong SGK
-Các nhóm cùng xây dựng nội dung câu chuyện và tập kể trong nhóm
-Đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp.
-HS lắng nghe
TIẾT 4
7. Nghe viết (25p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS theo dõi
-HS viết 
-HS đổi soát lỗi. 
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Kiến và chim bồ câu từ ngữ có tiếng chứa vẫn ăn, ăng, oat, oăt (5p)
-GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. HS nêu những từ ngữ tìm được. 
-GV viết những từ ngữ này lên bảng. 
- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ăn, ăng, oat, oăt.
-HS đánh vần, đọc trơn các từ vừa tìm được
9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: Việc làm của người thợ săn là đúng hay sai ? Vì sao ? (9p)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. 
Em nhìn thấy gì trong tranh ? 
Em nghĩ gì về hành động của người thợ săn ? 
Vì sao em nghĩ như vậy ? 
-GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. Các nội dung nói theo tranh có thể là: 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
10. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-Hs lắng nghe
-HS quan sát tranh. Trả lời câu hỏi
-HS trình bày kết quả nói theo tranh.
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
ĂN UỐNG HẰNG NGÀY (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nêu được tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Xác định được những loại thức ăn không an toàn đối với cơ thể cần loại bỏ.
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh khi ăn uống.
4. Góp phần phát triển các NL
- Quan sát, so sánh một số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
- Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động(5p)
- Cho HS cùng thảo luận về lời con ong ở trang 108: “Tất cả chúng ta đều cần ăn sống hằng ngày. Vì sao?”
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá (15p)
1. Những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn
Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thức ăn đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh
-GV YC HS quan sát hình trang 109 (SGK) và trả lời các câu hỏi:
 Hãy nói tên những thức ăn, đồ uống: 
+ Cần ăn, uống để cơ thể khoẻ mạnh. 
+ Nếu ăn, uống thường xuyên sẽ không tốt cho sức khoẻ.
-GV nhận xét, tuyên dương
3. Luyện tập, vận dụng:(10p)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống không an toàn với cơ thể 
-GV cho HS thảo luận nhóm quan sát hình vẽ ở cuối trang 109 (SGK)
-Mời đại diện nhóm trả lời
-GV giúp HS nêu được: Đề cơ thể khoẻ mạnh và âm toàn, tuyệt đối không sử dụng những thức ăn, đồ uống đã hết hạn hoặc ôi thiu hay đã bị mốc.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS cùng thảo luận về lời con ong ở trang 108
HS quan sát hình trang 109 (SGK) và trả lời các câu hỏi:
- Đại diện một số nhóm chỉ vào hình vẽ và nói tên những thức ăn, đồ uống cần được sử dụng để cơ thể khoẻ mạnh và những thức ăn đồ uống không nên sử dụng thường xuyên.
- HS bổ sung thêm tên các thức ăn, đồ uống khác giúp cơ thể khoẻ mạnh.
-HS quan sát và thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra nếu em ăn những thức ăn là bánh mì bị mốc, cam bị thối, bánh đã hết hạn sử dụng?
-Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác góp ý bổ sung. 
-Hs lắng nghe, thực hiện
Tiết 5: TC Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Viết được một đoạn trong bài Kiến và chim bồ câu.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng bài Kiến và chim bồ câu.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK, Vở Luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe hát bài: Thật là hay
- GV dẫn dắt vào bài học.
-HS nghe hát
2. Đọc (17p)
- GV đọc mẫu cả bài. 
- YC HS đọc từng câu
- GV hướng dẫn HS cách đọc. 
-YC HS toàn đoạn 
- HD HS đọc toàn bài
3. Nghe-viết (17p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu
- HS lắng nghe
-HS đọc cá nhân
-HS đọc trong nhóm, trước lớp. 
- HS lắng nghe
- HS viết 
- HS soát lỗi
Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Thể dục: GVBM
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
Bài 2: CÂU CHUYỆN CỦA RỄ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau
- Thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Giáo dục HS đức tinh khiêm nhường.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động (5p)
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. 
- Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
a. Cây có những bộ phận nào ? 
b. Bộ phận nào của cây khó nhìn thấy ? Vì sao ? 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ: Lời chào.
-HS nhắc lại
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- HS đọc từng dòng thơ 
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ: sắc thắm, trĩu, chối, khiêm nhường, lặng lẽ 
+ GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (sắc thắm, trĩu, chồi )
- YC HS đọc cả bài thơ 
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm, CN. 
-HS đọc cả bài thơ 
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau (5p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài cùng vần với nhau: cảnh - xanh; lời - đời; bé – lễ
 GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả, GV và HS nhận xét, đánh giá 
- HS làm việc nhóm
- HS viết những tiếng tìm được vào vở TV. 
TIẾT 2
4. Trả lời câu hỏi (10p)
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
a. Nhờ có rễ trà hoa, quả, là như thế nào ?
b. Cây sẽ thế nào nếu không có rễ ?
c. Những từ ngữ nào thể hiện sự đáng quý của rễ ? 
- GV và HS nhận xét, đánh giá, thống nhất câu trả lời.
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a. Rễ chìm trong đất để cho hoa nở đẹp quả trĩu cành, lá biếc xanh 
b. Nếu không có rễ thì cây chẳng đâm chồi, chẳng ra trái ngọt, chẳng nở hoa tươi; 
c. khiêm nhường, lặng lẽ
5. Học thuộc lòng (20p)
- GV chiếu hai khổ thơ cuối. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá / che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xóa ! che hết, HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. 
- HS đọc thành tiếng hai khổ thơ. 
-HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá
6. Nói về một đức tính em cho là đáng quý (9p)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, mỗi HS nêu ý kiến của mình. 
- Một số HS nói trước lớp.
- GV và HS nhận xét, đánh giá. 
7. Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-HS thảo luận nhóm, mỗi HS nêu ý kiến của mình. 
-HS nói trước lớp.
Tiết 4: Tiếng Việt
Chủ đề 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG 
Bài 3: CÂU HỎI CỦA SÓI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ rằng rõ ràng một câu chuyện đơn giản, có lời thoại; 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Yêu quý mọi người và sự quan tâm, cảm thông giữa con người và con người trong cuộc sống. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động (5p)
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. 
- Khởi động:
 + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời CH
a. Các con vật trong tranh đang làm gì ? 
b. Em thấy các con vật này thế nào ? 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dần vào bài đọc Khi mẹ vẫg nhà.
-HS nhắc lại
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh
2. Đọc (35p)
- GV đọc mẫu toàn VB. 
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ: chuyền trên cành, trúng đầu, sóc .
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- HD chia đoạn văn thành 3 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài (ngái ngủ, van nài, nhảy tót ). 
-GV đọc toàn VB 
-GV nhận xét, tuyên dương
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2
-HS đọc đoạn trong nhóm, cá nhân
-HS đọc thành tiếng toàn VB. 
Tiết 5: Tự nhiên xã hội
ĂN UỐNG HẰNG NGÀY (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống được sử dụng trong mỗi bữa.
- Tập lựa chọn những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh, an toàn cho mỗi bữa ăn trong ngày. 
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh khi ăn uống.
4. Góp phần phát triển các NL
- Quan sát, so sánh một số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
- Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động(5p)
- Cho HS nghe hát bài Bé ngoan ăn uống
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá (15p)
2. Các bữa ăn trong ngày
Hoạt động 3: Xác định số bữa ăn và những thức ăn thường dùng hàng ngày
- GV mời hs quan sát hình 110 và trả lời các câu hỏi
-YC đại diện HS nói số bữa các em ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống các em thường sử dụng trong mỗi bữa. 
- GV KL: lời con ong trang 110 (SGK): Nên ăn đủ no tất cả các bữa, đặc biệt là bữa sáng, để có đủ sức khoẻ học tập tốt và chóng lớn 
3. Luyện tập, vận dụng:(10p)
Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Đi siêu thị”
- GV tổ chức cho HS tham gia sắp xếp, bày những tranh ảnh, vỏ hộp, bao bì và các mẫu vật, vật thật (ví dụ một số rau củ quả sẵn có ở địa phương) đã được HS và GV mang đến lớp thành các khu bản hàng trong siêu thị”. 
- GV phổ biến cách chơi cho các nhóm
- GV cho các nhóm trình bày những thực phẩm và rau quà nhóm minh đã mua được 
-GV nhận xét, tuyên dương.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS nghe hát
-HS quan sát và trả lời các câu hỏi tương tự câu hỏi của các bạn trong hình.
Đại diện HS nói số bữa các em ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống các em thường sử dụng trong mỗi bữa. 
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn trên của GV.
Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Âm nhạc GVBM
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG 
Bài 3: CÂU HỎI CỦA SÓI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh.
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Yêu quý mọi người và sự quan tâm, cảm thông giữa con người và con người trong cuộc sống. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (15p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi 
a. Chuyện gì xảy ra khỉ sóc đang chuyển trên cảnh cây ? 
b. Sói hỏi sóc điều gì ?
c. Vì sao sỏi lúc nào cũng cảm thấy buồn bực ? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời, nhận xét, tuyên dương.
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi
a. Khi đang chuyển trên cành cây, sóc trượt chân rơi trúng đấu lão sói;
 b, Sói hỏi óc vì sao họ nhà sóc cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn sói thì lúc nào cũng thấy buồn bực; 
c, Sỏi lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè.
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 (24p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS quan sát và viết câu trả lời vào vở Tập viết
Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn về.
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
-GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
-GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
a. Mấy chú chim sẻ đang nhảy nhót trên cành cày. 
b. Người nào hay gây gổ thì sẽ không có bạn bè;
-HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (20p)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm để nói theo nội dung tranh 
-GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- HS và GV nhận xét. 
* Củng cố (1p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
- HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm để nói theo nội dung tranh 
- HS trình bày kết quả nói theo tranh.
Tiết 4: Toán
PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
2. Kĩ năng
- Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế, 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
-2 HS lên đặt tính và thực hiện các phép tính trên bảng. Lớp làm bảng con.
+ HS 1: 65 – 5
+ HS 2: 97 – 6
- GVNX
- Hs thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung 
2. Thực hành – luyện tập:(34p)
Bài 1: Tìm số thích hợp theo mẫu.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài.
a) 35 – 2 = ? (Bài mẫu).
- GV hỏi: 35 – 2 ta có thể lấy 35 – 1 mấy lần?
- Gv hướng dẫn HS thực hiện 
- Gọi HS nhắc lại cách tính.
b) 18 – 3 = ?
- Tương tự bài mẫu, để thực hiện được 18 – 3 ta lấy 18 trừ 1 mấy lần?
- Yêu cầu HS nêu cách tính. Gọi một vài HS nhắc lại.
- HS thực hiện
- Nhận xét
c) 16 – 4 = ?
- HS tự làm.
- GV nhận xét: Khi thực hiện tính nhẩm các phép tình trừ đơn giản, ta có thể trừ dần 1 để tìm kết quả.
Bài 2: Đúng hay sai?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi tự đặt tính và giải thích vì sao điền Đ, S?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
Bài 3: Hai phép tính nào có cùng kết quả?
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính, tìm các phép tính có cùng kết quả.
- GV hướng dẫn HS nối các phép tính cùng kết quả với nhau.
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- GV nêu bài toán.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài.
- Để tìm số bạn thỏ, ta làm phép tính gì?
- HS tự thực hiện bài vào vở.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
-Bài học hôm nay, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_24_nam_hoc_2021_2022.docx