Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Thủy

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Thủy

TIẾNG VIỆT(TC)

Bài 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực:

1.1 Năng lực đặc thù:

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Nụ hôn trên đôi bàn tay thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ. Biết nối cột A với cột B tạo thành câu, biết chọn từ ngữ đúng rồi viết lại và sắp xếp các từ ngữ đã cho thành câu rồi viết lại. Viết được một câu về tình cảm của em dành cho mẹ.

1.2. Năng lực chung:

- Phát triển năng lực lựa chon, sắp xếp các từ ngữ đã cho thành câu.

- Năng lực viết câu về tình cảm của em dành cho mẹ.

2. Phẩm chất:

- Bước đầu có khả năng sắp xếp các từ tạo thành câu.

II. CHUẨN BỊ

- Vở BT, phiếu BT hoặc chiếu trên màn hình.

 

docx 16 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 21
 (Từ ngày 7/2 -> 11/2/2022)
GV: Nguyễn Thị Thanh Thủy
T.gian
Buổi
Tiết
Môn
Lớp
Tên bài dạy
Ghi chú
Thứ hai
7/2 
Sáng
1
2
3
4
Chiều
1
TNXH
1C
Con vật quanh em (t3)
2
T.Việt
1C
Nụ hôn trên bàn tay (TC)
3
TNXH
1D
Con vật quanh em (t3)
Thứ ba
8/2
Sáng
1
TNXH
1A
Con vật quanh em (t3)
2
Đạo đức
1A
Tự giác tham gia các công việc ở trường
3
TNXH
1B
Con vật quanh em (t3)
4
T.Việt
1B
Nụ hôn trên bàn tay (TC)
Chiều
1
T.Việt
1D
Nụ hôn trên bàn tay (TC)
2
T.Việt
1B
Nụ hôn trên bàn tay (TC)
3
Thứ tư
9/2
Sáng
1
TNXH
1C
Chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi
2
T.Việt
1C
Ôn bài: Nụ hôn trên bàn tay
3
TNXH
1D
Chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi
4
T.Việt
1D
Ôn bài: Nụ hôn trên bàn tay
Chiều
1
TNXH
1A
Chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi
2
Đạo đức
1C
Tự giác tham gia các công việc ở trường
3
T.Việt
1C
Ôn bài:Làm anh
Thứ năm
10/2
Sáng
1
Đạo đức
1B
Tự giác tham gia các công việc ở trường
2
T.Việt
1B
Ôn bài:Cả nhà đi chơi núi
3
T.Việt
1C
Ôn bài:Cả nhà đi chơi núi
4
T.Việt
1D
Ôn bài:Cả nhà đi chơi núi
Chiều
1
TNXH
1B
Chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi
2
T.Việt
1B
Ôn bài:Cả nhà đi chơi núi
3
T.Việt
1D
Ôn bài:Cả nhà đi chơi núi
Thứ sáu 
11/2
1
2
NGHỈ BUỔI
3
 Duyệt của BGH TT kiểm tra, nhận xét
Ngày dạỵ: Thứ hai, ngày 7 tháng 2 năm 2022
TNXH
TIẾNG VIỆT(TC)
Bài 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
1.1 Năng lực đặc thù: 
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Nụ hôn trên đôi bàn tay thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ. Biết nối cột A với cột B tạo thành câu, biết chọn từ ngữ đúng rồi viết lại và sắp xếp các từ ngữ đã cho thành câu rồi viết lại. Viết được một câu về tình cảm của em dành cho mẹ. 
1.2. Năng lực chung:
- Phát triển năng lực lựa chon, sắp xếp các từ ngữ đã cho thành câu. 
- Năng lực viết câu về tình cảm của em dành cho mẹ. 
2. Phẩm chất:
- Bước đầu có khả năng sắp xếp các từ tạo thành câu. 
II. CHUẨN BỊ
- Vở BT, phiếu BT hoặc chiếu trên màn hình. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết lại câu vào vở
Câu hỏi (trang 12 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)
a. Nam, mẹ, được, đến trường, đưa 
b. cảm thấy, Nam, ngày đầu tiên, lo lắng, đi học 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
Trả lời:
a. Nam được mẹ đưa đến trường. 
b. Ngày đầu tiên đi học Nam cảm thấy lo lắng. 
HS viết câu hoàn chỉnh vào vở .
Chọn từ ngữ đúng và viết lại
Chọn từ ngữ đúng và viết lại
độp nhiên
đột nhiên
bàn tay
bàn tai
im lặng
im nặng
-Yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý , GV gọi một số HS nêu
Trả lời:
độp nhiên
đột nhiên
đột nhiên
bàn tay
bàn tai
bàn tay
im lặng
im nặng
im lặng
Câu 2 (trang 12 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2 )
Tìm đọc trong bài Nụ hôn trên bàn tay từ ngữ cho biết
- YC HS đọc thầm bài.
Tìm đọc trong bài Nụ hôn trên bàn tay từ ngữ cho biết
a. Cảm xúc của Nam khi được mẹ hôn vào bàn tay
b. Nam rất vui khi vào lớp
Trả lời:
a. khi được mẹ hôn vào bàn tay, Nam cảm thấy thật ấm áp
b. Nam chào mẹ và tung tăng bước vào lớp
Câu 3 ( trang 13 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2 )
Nối A với B
Trả lời:
Câu 4 ( Trang 13 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2 )
Viết một câu về tình cảm của em dành cho mẹ.
- GV hướng dẫn cả lớp làm bài 
Mẫu: Con yêu mẹ nhiều lắm!
Vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chính . 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vẽ bài học . - GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .
HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ) .
Thứ ba, ngày 8 tháng 2 năm 2022
TNXH
BÀI 17: CON VẬT QUANH EM 
(Đã soạn ngày thứ hai)
Đạo đức
TỰ GIÁC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
Nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường.
Biết được vì sao phải tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự học, hợp tác nhóm
2. Phẩm chất:
- Thực hiện được hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
II.CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em làm kế
hoạch nhỏ” - sáng tác: Phong Nhã),... gắn với bài học “Tự giác tham gia các hoạt động ở trường”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Em làm kế hoạch nhỏ"
GV cho cả lớp hát theo video bài “Em làm kế hoạch nhỏ”.
GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Trong bài hát, niềm vui của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào?
+ Em đã tham gia các hoạt động tập thể nào ở trường?
GV mời một đến hai HS phát biểu, HS khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi (nếu có). GV khen ngợi hoặc chỉnh sửa.
Kết luận: Nếu mỗi em HS đều tự giác tham gia: quét dọn trường lớp; chăm sóc “Công trình măng non” (như: cây, hoa, vườn trường); hoạt động từ thiện (giúp bạn nghèo, người khuyết tật,...); sinh hoạt Sao Nhi đổng;... thì các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân và việc chia sẻ trách nhiệm với cộng đổng.
Khám phá
Tìm hiểu những việc ở trường em cần tự giác tham gia
- GV gợi ý HS quan sát tranh ở mục Khám phá trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em cần tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường?
+ Vì sao em cần tự giác tham gia các hoạt động ở trường?
- GV mời một đến hai HS trả lời; HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Kết luận: Ở trường, ngoài các giờ học trên lớp, em cần tự giác tham gia đẩy đủ các hoạt động khác như: quét dọn trường lớp; chăm sóc công trình măng non (cây, hoa,...); hoạt động từ thiện (quyên góp ủng hộ người nghèo, khuyết tật, khó khăn,...); sinh hoạt Sao Nhi đồng; hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn,...
3. Luyện tập
Hoạt động 1 Xác định bọn tự giác/bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ 4 - 6 HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường? Vì sao?
GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày kết quả; Các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Sau đó, GV hỏi có nhóm nào có cách làm khác không? Đánh giá, khen ngợi hoặc chỉnh sửa các ý kiến.
+ Các bạn trong tranh 1, 3 và 4 đã tự giác tham gia các hoạt động của trường vì ở tranh 1 - các bạn tích cực tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng; tranh 3 - bạn đã
nhanh chóng đưa thông báo của lớp về việc ủng hộ bạn nghèo cho mẹ; tranh 4 -
bạn đã tự giác kiểm tiền tiết kiệm để xin được đóng góp ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm tích cực, tự giác của các bạn cẩn được phát huy, làm theo.
+ Trong tranh 2 còn có các bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
Hai bạn đùa nhau, chưa tự giác chăm sóc cây, hoa,... cùng các bạn khác. Việc làm của các bạn chưa tự giác cẩn được nhắc nhở, điều chỉnh, rèn luyện thêm để biết cách chia sẻ, hợp tác,...
GV có thể mở rộng, đặt câu hỏi cho HS liên quan tới nội dung bài học vê' ý thức tự giác tham gia các hoạt động ở trường nhằm giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
Kết luận: HS cần tự giác tham gia đẩy đủ các công việc ở trường theo sự phân công của thầy, cô giáo để đạt kết quả học tập tốt và điều chỉnh được hành vi, thói quen của bản thân.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
" GV nêu yêu cầu: Em đã tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
GV tủy thuộc vào thời gian của tiết học có thể mởi một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã tích cực, tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
4. Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn
GV nêu tình huống: Khi các bạn cùng nhau quét dọn, lau bàn ghế, làm vệ sinh lớp học nhưng bạn gái không tham gia mà ngổi đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.
GV gợi ý để HS trả lời:
1/ Bạn ơi, làm xong rồi bọn mình cùng đọc truyện nhé!
2/ Bạn ơi, tham gia lao động vệ sinh cùng mọi người nhé!
GV mời HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, góp ý (nếu có). Ngoài ra, GV có thể mở rộng, nêu thêm một vài tình huống phù hợp liên quan tới nội dung bài học và yêu cầu HS đóng vai xử lí tình huống nhằm giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
Kết luận: Em nên tự giác tham gia dọn dẹp vệ sinh lớp học cùng các bạn, không nên ngồi đọc truyện hay chơi đùa trong khi các bạn lớp mình đang tích cực làm việc.
Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen tự giác tham gia các hoạt động ở trường
GV thông báo cho các em Kế hoạch hoạt động tập thể của lớp, trường hằng tháng. Phân tích các điều kiện , yêu cầu để HS thực hiện các công việc ở trường, lớp sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình mỗi em; sau đó hướng dẫn các em tự điều chỉnh kế hoạch tham gia các công việc của mình bằng cách hoàn thiện thời gian biểu hoạt động theo tháng và trả lời câu hỏi: Em tham gia được công việc gì mỗi tháng theo kế hoạch hoạt động của lớp, trường mình? Vì sao?
GV mời một đến hai HS phát biểu, cả lớp lắng nghe, cho ý kiến phản hồi (nếu có); GV khen ngợi ý kiến đúng hoặc điều chỉnh các ý kiến khác (nếu cần).
Kết luận: HS cần trao đồi cách thực hiện công việc trường, lớp với bạn để nhắc nhau cùng rèn luyện và chia sẻ cách thực hiện linh hoạt nhằm đảm bảo đủ các buổi sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; tham gia nhiều nhất có thể vào các hoạt động đóng góp ủng hộ bạn nghèo, người khuyết tật,...; chăm sóc công trình măng non; sinh hoạt Sao Nhi đồng; vệ sinh trường, lớp,...
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
-HS hát
-HS trả lời
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS trả lời
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
 TIẾNG VIỆT(TC)
Bài 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY
( Đã soạn thứ ba, 9/2)
Thứ năm, ngày 10 tháng 2 năm 2022
Đạo đức
TỰ GIÁC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
( Đã soạn thứ ba, 9/2)
TNXH
BÀI 18: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ VẬT NUÔI (2 TIẾT)
( Đã soạn thứ ba, 9/2)
TIẾNG VIỆT (TC)
LÀM ANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
1.1 Năng lực đặc thù: 
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Nụ hôn trên đôi bàn tay thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ. Biết nối cột A với cột B tạo thành câu, biết chọn từ ngữ đúng rồi viết lại và sắp xếp các từ ngữ đã cho thành câu rồi viết lại. Viết được một câu về tình cảm của em dành cho mẹ. 
1.2. Năng lực chung:
- Phát triển năng lực lựa chon, sắp xếp các từ ngữ đã cho thành câu. 
- Năng lực viết câu về tình cảm của em dành cho mẹ. 
2. Phẩm chất:
- Bước đầu có khả năng sắp xếp các từ tạo thành câu. 
II. CHUẨN BỊ
- Vở BT, phiếu BT hoặc chiếu trên màn hình. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi ( Trang 13 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2 )
Viết một câu phù hợp với tranh.
Mẫu:
Các bạn nhỏ đang chơi đùa cùng nhau. 
Đánh dấu X vào ô trống trước câu viết đúng: 
Đánh dấu X vào ô trống trước câu viết đúng: 
Mẹ đưa em tới trường. 
Mẹ đưa em tới chường. 
mẹ đưa em tới trường.
X
Mẹ đưa em tới trường. 
Mẹ đưa em tới chường. 
mẹ đưa em tới trường.
Đáp án:
Câu 2 ( Trang 14 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2 )
Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống 
Mẹ (sinh/ xinh) .......... em bé. Dương (buồn/ buồng) ........... lắm. Nó nghĩ mẹ không yêu nó nữa. Ôm Dương vào lòng, mẹ nói: Chàng (trai/ chai) ................. của mẹ, hãy (giúp/ dúp) ............. mę chăm sóc em bé. Thì (ra/ da) ....... mẹ không những yêu nó mà còn tin tưởng nó. 
Trả lời:
Mẹ sinh em bé. Dương buồn lắm. Nó nghĩ mẹ không yêu nó nữa. Ôm Dương vào lòng, mẹ nói: Chàng trai của mẹ, hãy giúp mę chăm sóc em bé. Thì ra mẹ không những yêu nó mà còn tin tưởng nó. 
Vận dụng, trải nghiệm 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chinh 
- GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS 
- HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ) . GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học .
Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2022
TIẾNG VIỆT (TC)
BÀI: CẢ NHÀ ĐI CHƠI NÚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
1.1 Năng lực đặc thù: 
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Nụ hôn trên đôi bàn tay thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ. Biết nối cột A với cột B tạo thành câu, biết chọn từ ngữ đúng rồi viết lại và sắp xếp các từ ngữ đã cho thành câu rồi viết lại. Viết được một câu về tình cảm của em dành cho mẹ. 
1.2. Năng lực chung:
- Phát triển năng lực lựa chon, sắp xếp các từ ngữ đã cho thành câu. 
- Năng lực viết câu về tình cảm của em dành cho mẹ. 
2. Phẩm chất:
- Bước đầu có khả năng sắp xếp các từ tạo thành câu. 
II. CHUẨN BỊ
- Vở BT, phiếu BT hoặc chiếu trên màn hình. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động 
Câu hỏi (Trang 13 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2 )
Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết lại câu 
a. đi chơi, Nam, thích, gia đình, cùng 
b. Vân, bố mẹ, được, cho, về quê, chơi 
Trả lời:
a. Nam thích đi chơi cùng gia đình
b. Vân được bố mẹ cho về quê chơi
Câu 1 (Trang 14 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2 )
Điền vào chỗ trống
a. uynh hay uych
Hai anh em h...... tay trêu nhau
b. uyu hay uya
kh...... rồi, mẹ vẫn ngồi đan áo
c. uyp hay uyt
Mẹ mua cho bé một t..... thuốc đánh răng
Trả lời:
a. uynh hay uych
Hai anh em huých tay trêu nhau
b. uyu hay uya
khuya rồi, mẹ vẫn ngồi đan áo
c. uyp hay uyt
Mẹ mua cho bé một tuýp thuốc đánh răng
Câu 2 ( Trang 15 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2 )
Đánh dấu X vào ô trống trước câu viết đúng: 
nam rất vui khi đi du lịch cùng gia đình. 
Nam rất vui khi đi du lịch cùng gia đình. 
Nam rất dui khi đi du lịch cùng gia đình. 
Trả lời:
nam rất vui khi đi du lịch cùng gia đình. 
X
Nam rất vui khi đi du lịch cùng gia đình. 
Nam rất dui khi đi du lịch cùng gia đình. 
Vận dụng:
GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính .
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học . GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS . 
HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào )

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_21_na.docx