Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Tuyết Mai

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Tuyết Mai

Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 ( tiết 4)

I.Mục tiêu:

1. Phát triển năng lực:

- Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm,

- Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép cộng với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó.Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính.

- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10

- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng (Theo thứ tự từ trái sang phải).

- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh.

-Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.

- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán.

2. Phát triển phẩm chất.

 - Vận dụng làm bài nhanh nhẹn, cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.

- Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS.

 

doc 38 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 4881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Tuyết Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Buổi sáng Ngày soạn: 14/ 11 / 2020 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
 Lễ phát động thi đua thực hiện năm điều Bác Hồ dạy
I.Mục tiêu: 
 - Tạo phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực trong thiếu nhi, đưa nội dung thi đua thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thành nhiệm vụ thường xuyên, liên lạc của tổ chức Đội, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động Đội, góp phần xây dựng Đội vững mạnh.
- Giúp các em hiểu rõ hơn về Năm điều Bác Hồ dạy; phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác hồ.
II.Chuẩn bị:
Đối với GV
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; 
Văn nghệ chào mừng
 b) Đối với HS:
- HS được phân công các tiết mục văn nghệ tích cực tập luyện.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Chào cờ
-HS điều khiển chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH phổ biến công tác tuần tới.
Hoạt động 2: Phát động thi đua thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy
Bước 1: Văn nghệ chào mừng
Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề “ Bác Hồ kính yêu”
Bước 2: Phát động phong trào thi đua thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy
-HS Dẫn chương trình nêu mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy
-TPT nêu các nội dung cần thi đua thực hiện:
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
-Tích cực tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, cách mạng và truyền thống tốt đẹp của dân tộc., Đảng, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội TNTPHCM và địa phường; hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
-Tích cực tham gia công tác “ Trần Quốc Toản” , phong trào “ Nói lời hay làm việc tốt” ; thăm hỏi giúp đỡ các Mẹ Việt Nam anh hùng, ;làm sạch đẹp nghĩa trang liệt sĩ .
-Biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi , động viên các chiến sĩ làm nhiệm vụ biên giới, hải đảo .
2.Học tập tốt, lao động tốt.
-“ Học đều, học đủ, học chăm” , “ học đi đôi với hành”, “ Học thực chất – thi nghiêm túc” , học tập chuyên cần, thực hiện tốt giờ tự học ở trường và ở nhà; chuẩn bị bài học, sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ, chu đáo.
-Bước đầu tìm hiểu khoa học, làm quen, phát triển khả năng ngoại ngữ và tin học thông các cuộc thi “ tin học trẻ”, “ Em yêu khoa học”, “ Ngày hội khám phá Internet”, phấn đấu mỗi thiếu nhi biết được một số chức năng cơ bản của máy vi tính và sử dụng thành thạo một số câu giao tiếp cơ bản của ngoại ngữ.
-Tích cực tham gia lao động vừa sức theo khả năng; biết quý trọng các thành quả và giá trị lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại.
3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
-Luôn đoàn kết, than thiện với bạn bè; có ý thức tìm hiểu pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu “ Luật giao thông đường bộ”, “ Thiếu nhi nói không với tai nanjgiao thông”,; tự giác tuân thủ pháp luật giao thông; giữ gìn trật tự an toàn giao thông khu vực cổng trường vào giờ tan học.
-Thực hiện tốt Điều lệ và Nghi thức Đội TNTPHCM; biết tôn trọng, thực hiện tốt những quy định nơi công cộng, nền nếp học đường, chấp hành nghiêm kỉ luật, nội quy của nhà trường,
-Có ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội; phòng chống bạo lực học đường, phát hiện, tố cáo các hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em mắc tệ nạn xã hội.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
-Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân; tham gia các hoạt động giữ vệ sinh ở trường, ở nhà và nơi công cộng.
-Tham gia đội “ Tuyên truyền măng non” nhằm giáo dục thiếu nhi và tuyên truyền cho cộng đồng ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
-Biết tôn trọng bản than, không tự kiêu, tự mãn, biết lễ phép và tôn trọng thầy cô, ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi.
-Trung thực trong học tập, sinh hoạt và đời sống hằng ngày
ĐÁNH GIÁ
-GV phụ trách nhận xét tinh thần, thái độ, kỉ luật toàn trường khi tham gia hoạt động.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
-GV yêu cầu HS về nhà trao đổi với bố mẹ những nội dung cảu Năm điều Bác Hồ dạy để bố mẹ giúp em hiểu rõ hơn.
-Cam kết và tự giác thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy hằng ngày.
HS hát
HS lắng nghe
HS lắng nghe, cổ vũ động viên.
HS lắng nghe để thực hiện
Toán
Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 ( tiết 4)
I.Mục tiêu:
1. Phát triển năng lực:
- Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm,
- Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép cộng với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó.Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính.
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng (Theo thứ tự từ trái sang phải). 
- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh.
-Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.
- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán.
2. Phát triển phẩm chất.
 - Vận dụng làm bài nhanh nhẹn, cẩn thận.
II. Chuẩn bị: 
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. 
- Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS.
III. Các hoạt động dạy - học:
	TIẾT 4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Ổn định tổ chức
2. Bài mới
Giới thiệu bài – ghi đề bài
2.1/Khám phá: Số 0 trong phép cộng
GV cho HS quan sát hình trong SGK, nêu bài toán rồi trả lời:
a)? Đĩa thứ nhất có 4 quả cam, đĩa thứ hai có 0 quả cam. Hỏi cả hai đĩa có mấy quả cam?
GV gợi ý: 4 quả cam và 0 quả cam là 4quả cam hay bốn cộng không bằng bốn. 
 - GV viết phép tính lên bảng 4 + 0 = 4
 - Yêu cầu HS đọc phép tính.
b) GV hướng dẫn tương tự như cấu a
- GV nêu phép cộng 1+ 0 ; 0 =1; 3+0; 0+ 3
GV: Một số cộng với 0 bằng chính số đó
2.2/ Hoạt động:
Bài 1: Tính nhẩm
Giúp HS củng cố cách thực hiện phép cộng trong phạm vi 10.
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cùng HS nhận xét: các phép cộng ở cột thứ nhất đều có kết quả bằng 4, các phép cộng ở cột thứ hai đều có kết quả bằng 5, các phép cộng ở cột thứ ba đều có kết quả bằng 6
- Yêu cầu HS đọc lại từng phép tính
Bài 2: Số ?
Giúp HS hình thành các phép cộng có kết quả bằng 7.
- GV nêu yêu cầu bài tập
GV giúp HS tìm ra kết quả của từng phép tinh dựa vào các phép cộng đã biết hoặc đếm thêm.
- HS thực hiện – GV cùng HS nhận xét
Bài 3: Số ?
Giúp Hs làm quen với cách viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề cần giải quyết trong thực tế.
-GV nêu cầu bài tập
- Cho HS quan sát hình vẽ, nêu tình huống bài toán tương ứng
-Yêu cầu HS tìm số thích hợp
_ GV cùng HS nhận xét
Bài 4: Tìm chuồng cho thỏ có thể chuyển thành trò chơi: Nối mỗi chú thỏ với chuồng thích hợp
Giúp HS củng cố các phép cộng đã học. HS có thể sử dụng các đồ dung trực quan như que tính, ngón tay hoặc đếm thêm để tìm kết quả phép tính.
- GV nêu yêu cầu bài tập
-Yêu cầu HS dùng que tính để tính tìm kết quả rồi tìm ngôi nhà ghi kết quả phép tính đó. Ngôi nhà đó chính là chuồng của thỏ
- Yêu cầu HS tìm ngôi nhà ứng với phép tính đó
- GV cùng HS nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
- Hát
- Lắng nghe
HS quan sát
HS trả lời: 4 quả cam và 0 quả cam là 4quả cam
HS đọc phép tính 4+ 0 =4
HS nhắc lại
HS viết phép tính vào bảng con
HS nhắc lại các phép tính: 1 + 0 = 1
0 + 1 =1; 3 + 0 = 3; 0 + 3 = 3
Bài 1
HS tính nhẩm, HS thảo luận nhóm đôi, các nhóm trình bày:
0 + 4 = 4 2 + 3 = 5 3+ 3 = 6
3 + 1 = 4 0 + 5 = 5 4 + 2 = 6
2 + 2 = 4 1 + 4 = 5 6 + 0 = 6
HS nhận xét
Bài 2
HS nêu yêu cầu: 
HS thực hiện phép cộng trong bảng: 6 + 1 = 7; 5 + 2 = 7; 4 + 3 = 7; 3 + 4 = 7; 2 + 5 = 7; 1 + 6 = 7; 0 + 7 = 7
HS nhận xét
Bài 3: 
HS quan sát tranh, nêu tình huống
HS tìm số thích hợp: a) 5 + 0 = 5 hoặc 0 + 5 = 5; b) 4 + 0 = 4 hoặc 0 + 4 = 4
HS nhận xét
Bài 4
HS dùng que tính để tính
HS nối kết quả : 
+ H1( 3 + 1) nối với ngôi nhà số 4
+ H2( 6 + 2) nối với ngôi nhà số 8
+ H3( 5 + 2) nối với ngôi nhà số 7
+ H4( 2 + 4) nối với ngôi nhà số 6
+ H5( 3 + 2) nối với ngôi nhà số 5
+ H6( 6 + 3) nối với ngôi nhà số 9
Nhận xét
HS nhắc lại bài học , về nhà thực hiện.
Tiếng Việt ( tiết 1 +2)
 Bài 41: UI, ƯI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Phát triển năng lực
- Nhận biết và đọc đúng các vần ui, ưi; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ui, ưi; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ui, ưi (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ui, ưi.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ui, ui có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói lời xin phép theo tình huống được gợi ý trong tranh: xin phép bố mẹ hoặc ông bà được ra ngoài đi chơi với bạn bè (đá bóng).
- Phát triển kỹ năng quan sát và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua bức tranh vẽ vùng núi cao với phong cảnh và con người nơi đây.
2. Phát triển phẩm chất
- Cảm nhận được vẻ đẹp vùng núi cao của đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Nắm vững đặc điểm phát âm của vần ui, ui; cấu tạo, và cách viết các chữ ui, ưi; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này như nở rộ: nở nhiều, cùng một lúc rộn rã: âm thanh nhiều, sôi nổi, liên tiếp.
- Nhà sàn: Nhà của người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao. Nhà có sàn cách mặt đất hoặc mặt nước, dùng để ở, thường thấy ở miền núi hoặc vùng sông nước.
- Cây sim: Là loài cây bụi nhỏ thường mọc ở vùng đối núi. Hoa sim màu tím, quả sim chín màu tím đen, chứa nhiều hạt có thể ăn được.
II. Các hoạt động day – học: 
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi đề bài.
2.1. Nhận biết
GV: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 Em thấy gì trong tranh? 
- GV giới thiệu các vần mới ui, ưi. Viết tên bài lên bảng.
2.2. Đọc
a. Đọc vần
- Đọc vần ui 
• GV đánh vần mẫu ui.
- Đọc trơn vần 
+ Ghép chữ cái tạo vần 
• GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần 
• Đọc vần ưi Quy trình tương tự quy trình đọc vần ui.
- So sánh các vần
 + GV: HS tìm điểm gìống nhau, khác nhau gìữa các vần ui, ưi trong bài,
+ GV: HS nêu lại các vần vừa học.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu túi (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng túi.
- Đọc tiếng trong SHS
+ Đọc tiếng chứa vần ui 
• GV đưa các tiếng chứa vần thứ nhất, yêu cầu HS tìm điểm chung cùng chứa vần thứ nhất ui.
• Đọc trơn các tiếng cùng vần.
+ Đọc tiếng chứa vần ưi Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa vần ui.
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần đang học: bùi, sửi, cửi,..
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: dãy núi, bụi cỏ, gửi thư. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn dãy núi
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ dãy núi xuất hiện dưới tranh
-GV thực hiện các bước tương tự đối với bụi cỏ, gửi thư,
- GV: HS tìm từ ngữ mới có vần ui hoặc ưi.
- GV: HS đọc một từ ngữ. 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
 - GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
2.3. Viết bảng
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết các vần ui, ưi.
- HS viết vào bảng con: ui, ưi và núi, gửi (chữ cỡ vừa và nhỏ).
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS chơi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Bà gửi cho Hà/ túi kẹo.
Đọc vần
+ (5 - 6) HS nối tiếp nhau đánh vần, đọc trơn.
+ Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh một lần
Ghép chữ cái tạo vần 
+ HS nêu cách ghép
So sánh các vần
-HS tìm điểm gìống nhau, khác nhau gìữa các vần ui, ưi trong bài,
Đọc tiếng mẫu
+ (4 - 5) HS đánh vần, đọc trơn tiếng mẫu túi (tờ – i – tui sắc – túi). Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
-HS lắng nghe.
+ Một số HS đánh vần, đọc trơn
+ Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh.
Ghép chữ cái tạo tiếng
+ 1- 2 HS phân tích tiếng, 1 -2 HS nêu lại cách ghép.
- Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
Đọc từ ngữ
-HS lắng nghe, quan sát.
-HS nhận biết tiếng chứa vần ui trong dãy núi, phân tích và đánh vần, đọc trơn từ ngữ dãy núi.
- HS tìm từ ngữ mới có vần ui hoặc ưi.
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 – 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách gìữa các chữ trên một dòng). 
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2
2.4. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ui, di; từ ngữ dãy núi, gửi thư.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.
2.5. Đọc đoạn 
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- HS đọc thầm cả đoạn; tìm tiếng có các vần ui, ưi.
-GV gìải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần thiết).
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn vần. 
- GV: HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi về 
+ Lan gửi thư cho ai?
+ Nơi Lan ở có gì?
+ Mùa này, quang cảnh nơi đó như thế nào?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
2.6. Nói theo tranh
- Lan gửi thư cho ai? Nơi nào?
- GV hướng dẫn HS quan sát 2 bức tranh trong SHS và nói về tình huống trong tranh: 
+ Em thấy những ai trong tranh? 
+ Muốn đi đá bóng với bạn, Nam xin phép mẹ như thế nào? 
+ Còn em, muốn đi chơi với bạn, em nói thế nào với ông bà, bố mẹ?.
- GV có thể mở rộng gìúp HS có ý thức về việc xin phép người lớn khi đi đâu đó hoặc làm một việc gì đó trong những tình huống cụ thể.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS tìm một số từ ngữ chứa vần ui, ưi và đặt câu với từ ngữ tim được.
- GV nhận xét gìờ học, khen ngợi và động viên HS.
-HS viết.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
Đọc đoạn
-HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, tìm .
- (4 - 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng. Lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ui, ưi 
-HS xác định số câu. HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu, khoảng 1-2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đóng thanh một lần.
- (2 - 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nói.
-HS lắng nghe.
-HS tìm.
-HS lắng nghe.
 –&— 
Buổi sáng Ngày soạn: 15 / 11/ 2020 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
 BÀI 6: THỰC HIỆN NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
I Mục tiêu: HS có khả năng:
-Biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước
-Nhớ, đọc thuộc lòng Năm điều Bác Hồ dạy và xác định được những biểu hiện cụ thể cần phải làm theo Năm điều Bác Hồ dạy
-Tự đánh giá được những việc đã làm được và những việc cần cố gắng trong thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy
-Biết cách rèn luyện thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy để trở thành đội viên
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: -Thiết bị phát nhạc, một số bài hát về Bác Hồ phù hợp với HS lớp 1
Học sinh: Thẻ mặt cười, mếu
III.Các phương pháp - hình thức dạy học tích cực:
-Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
IV.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KHỞI ĐỘNG
-GV tổ chức cho HS hát bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, khai thác cảm xúc của HS bằng các câu hỏi:
+Các em cảm thấy thế nào khi nghe và hát bài hát này?
+Các em có muốn làm theo những lời Bác Hồ dạy không?
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy
Làm việc chung toàn lớp
-GV mời HS nhắc lại Năm điều Bác Hồ dạy
-Yêu cầu cả lớp lắng nghe tích cực để bổ sung hoặc điều chỉnh các ý kiến đã phát biểu trước đó
-GV tổng hợp các ý kiến chia sẻ, nhận xét, bổ sung, điều chỉnh
-GV chốt lại Năm điều Bác Hồ dạy:
1/ Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
2/ Học tập tốt, lao động tốt
3/ Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
4/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt
5/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
-GV đặt câu hỏi: Kể những việc em đã làm theo Năm điều Bác Hồ dạy
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-Chia lớp thành 5 hoặc 10 nhóm (1 nhóm không quá 6 em)
-Tên nhóm là tên của số thứ tự điều Bác Hồ dạy
-Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi nhóm quan sát tranh /SGK, kể cho các bạn trong nhóm những điều em đã làm theo Năm điều Bác Hồ dạy
+Nhóm 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
+Nhóm 2: Học tập tốt, lao động tốt
+Nhóm 3: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
+Nhóm 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt
+Nhóm 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Bước 2: Làm việc chung toàn lớp
-Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm
-GV tổng hợp những việc nhi đồng cần làm để thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy
THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-GV nêu tình huống, dành TG cho HS trao đổi trong nhóm để đưa ra cách giải quyết và phân công bạn sắm vai
-Mời các nhóm cử đại diện sắm vai các nhân vật trong tình huống
Bước 2: Làm việc chung cả lớp
-Các nhóm lần lượt lên sắm vai, các nhóm khác quan sát, nhận xét về cách xử lí của nhóm bạn
-GV nhận xét, kết luận cách xử lí đúng
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy
-GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ với người thân những điểm chưa hoàn thiện để bố mẹ và người thân giúp em thực hiện tốt hơn Năm điều Bác Hồ dạy
Tổng kết:
-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
-GV nêu thông điệp: Năm điều Bác Hồ dạy rất cần thiết cho mỗi người, em cần thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy	
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau
-HS tham gia
-HS thực hiện theo yêu cầu
-HS ghi nhớ
-HS chia sẻ theo nhóm
-HS tham gia nhận xét và có thể đặt câu hỏi cho từng nhóm
-HS ghi nhớ
-Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống
-HS thực hiện sắm vai
-HS theo dõi, nhận xét
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhắc lại
HS lắng nghe
 Tiếng Việt ( tiết 1 +2)
 Bài 42: AO, EO
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Phát triển năng lực
- Nhận biết và đọc đúng các vần ao, eo; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ao, eo; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các chữ ao, eo (chữ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ao, eo.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ao, eo có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ Em chăm chỉ (bức tranh vẽ một bạn nhỏ đang đọc truyện, làm bài,... được ví như chú chim ri đang miệt mài đan tổ).
2. Phát triển phẩm chất
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua phong cảnh ao nước mùa thu, cảnh sinh hoạt của những chú chim.
II. Chuẩn bị:
- GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của các vần ao, eo; cấu tạo và cách viết các vần ao, eo; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Chim chào mào: loài chim nhỏ, có gìọng hót hay và ngoại hình đẹp: lưng xám, ngực trắng có điểm những mảng lông đỏ, đầu có mào.
- Chim sáo: loài chim nhỏ, thích sống thành đàn, gìọng hót hay, đa dạng và có khả năng bắt chước được các âm thanh khác.
- Chim ri: loài chim có hình dáng nhỏ hơn chim sẻ, nhiều màu sắc khác nhau, không sống thành đàn mà thành từng đôi.
III. Các hoạt động dạy- học: 
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng ui,ưi.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi đề bài.
2.1. Nhận biết
GV: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 Em thấy gì trong tranh? 
- GV giới thiệu các vần mới ao, eo. Viết tên bài lên bảng.
2.2. Đọc
a. Đọc vần
- Đọc vần ao 
• GV đánh vần mẫu ao
- Đọc trơn vần 
+ Ghép chữ cái tạo vần 
• GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần 
• Đọc vần eo Quy trình tương tự quy trình đọc vần ao
- So sánh các vần
 + GV: HS tìm điểm gìống nhau, khác nhau gìữa các vần ao, eo trong bài,
+ GV: HS nêu lại các vần vừa học.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu túi (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng lẽo.
- Đọc tiếng trong SHS
+ Đọc tiếng chứa vần ao
• GV đưa các tiếng chứa vần thứ nhất, yêu cầu HS tìm điểm chung cùng chứa vần thứ nhất ao.
• Đọc trơn các tiếng cùng vần.
+ Đọc tiếng chứa vần eo: Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa vần eo.
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần đang học: ao, eo
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ngôi sao, quả táo, cái kẹo, ao bèo. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ngôi sao
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ ngôi sao xuất hiện dưới tranh
-GV thực hiện các bước tương tự đối với quả táo, cái kẹo, ao bèo.
- GV: HS tìm từ ngữ mới có vần ao hoặc eo.
- GV: HS đọc một từ ngữ. 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
 - GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
2.3. Viết bảng
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết các vần ao, eo.
- HS viết vào bảng con: ao, eo và sao, bèo (chữ cỡ vừa và nhỏ).
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS chơi.
- HS viết bảng
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Ao thu/ lạnh lẽo nước trong veo.
Đọc vần
+ (5 - 6) HS nối tiếp nhau đánh vần, đọc trơn.
+ Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh một lần
Ghép chữ cái tạo vần 
+ HS nêu cách ghép
So sánh các vần
-HS tìm điểm gìống nhau, khác nhau gìữa các vần ao, eo trong bài,
Đọc tiếng mẫu
+ (4 - 5) HS đánh vần, đọc trơn tiếng mẫu lẽo. (lờ - eo- leo ngã -lẽo). Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
-HS lắng nghe.
+ Một số HS đánh vần, đọc trơn
+ Lớp đánh vần, đọc trơn đồng thanh.
Ghép chữ cái tạo tiếng
+ 1- 2 HS phân tích tiếng, 1 -2 HS nêu lại cách ghép.
- Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
Đọc từ ngữ
-HS lắng nghe, quan sát.
-HS nhận biết tiếng chứa vần ao trong ngôi sao, phân tích và đánh vần, đọc trơn từ ngữ ngôi sao.
- HS tìm từ ngữ mới có vần ao hoặc eo.
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 – 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách gìữa các chữ trên một dòng). 
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2
2.4. Viết vở
- HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ao, eo; từ ngữ ngôi sao, ao bèo.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
2.5. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn; tìm tiếng có các vần ao, eo.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. 
- GV yêu cầu một số (2 - 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:
+ Đàn chào mào làm gì? 
+ Mấy chú sáo đen làm gì? 
+ Chú chim ri làm gì? 
+ Em thích chú chim nào? Vì sao?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
2.6. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về bạn nhỏ trong tranh.
+ Bạn nhỏ trong tranh đang chăm chỉ làm gì? 
+ Các em có chăm chỉ không?.
- GV có thể mở rộng gìúp HS có ý thức chăm chỉ, cần cù học tập.
3. Củng cố - dặn dò
- HS tìm một số từ ngữ chứa vần ao, eo và đặt câu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS
-HS viết.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
Đọc đoạn
-HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, tìm.
- HS đọc tất cả các tiếng. Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ao, eo trong đoạn văn một số lần.
-HS xác định số câu. HS đọc thành tiếng nối tiếp từng cầu, khoảng 1 - 2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- (2 - 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
-HS tìm.
-HS lắng nghe.
Buổi chiều: 
Toán
Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 ( tiết 5)
I.Mục tiêu:
1. Phát triển năng lực:
- Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm,
- Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép cộng với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó.Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tính.
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng (Theo thứ tự từ trái sang phải). 
- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh.
-Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.
- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán.
2. Phát triển phẩm chất.
 - Vận dụng làm bài nhanh nhẹn, cẩn thận.
II. Chuẩn bị: 
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. 
- Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS.
III. Các hoạt động dạy - học:
	TIẾT 5
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Ổn định tổ chức
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài, ghi đề bài.
Luyện tập
Bài 1: Số ?
Nhằm củng cố tìm kết quả phép cộng và giúp HS nhận biết được bước đầu tính chất giao hoán của phép cộng dưới dạng công thức số.
-GV nêu yêu cầu bài tập
-Hướng dẫn HS “mô tả nội dung” từng hình rồi tìm kết quả của phép tính. a) 6 quả cam vàng và 2 quả cam xanh là 8 quả cam (6 + 2 = 8, 2 + 6 = 8). 
-GV cho HS nhận xét kết quả của hai phép cộng đó: 6 + 2 và 2 + 6 cùng có kết quả bằng 8 để nhận ra 6 + 2 = 2 + 6 hay khi đổi chỗ các số trong phép cộng, kết quả không thay đổi. Khi biết 6 + 2 = 8 ta có ngay 2 + 6 = 8
- GV cùng HS nhận xét câu b, c tương tự câu a. 
Rút ra 5 + 4 = 9 và 4 + 5 = 9 cùng có kết quả bằng 9 để nhận ra 5 + 4 = 4 + 5
 4 + 6 = 10 và 6 + 4 = 10 cùng có kết quả bằng 9 để nhận ra 4 + 6 = 6 + 4
Bài 2:Tính nhẩm
Giúp HS hình thành các phép cộng có kết quả băng 8.
-GV nêu yêu cầu bài tập
- GV có thể hướng dẫn HS làm theo từng cột và tìm kết quả phép tính thứ nhất dựa vào “đếm thêm” rồi suy ra kết quả phép tính thứ hai trong cùng cột.
- Yêu cầu HS nêu lần lượt các phép tính cộng
- GV cùng HS nhận xét
Bài 3: Số ?
 Giúp HS hình thành các phép cộng có kết quả băng 9.
-GV nêu yêu cầu bài tập
-GV hướng dẫn HS tìm ra kết quả của từng phép tính dựa vào “đếm thêm” hoặc phép cộng đã biết.
- HS thực hiên
- GV cùng HS nhận xét
Bài 4: Số ?
Giúp HS làm quenvowis cách viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề cần giải quyết trong thực tế.
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV ? Có 4 con bướm đang đậu và 4 con bướm bay tới . Hỏi có mấy con bướm?
- HD HS thực hiện phép tính cộng.
GV hướng dẫn tương tự với câu b)
-HS thực hiện
-GV cùng HS nhận xét
*Trò chơi: Cặp tấm thẻ an hem
Giúp HS củng cố các phép cộng trong phạm vi 10.
-GV nêu giải thích nội dung trò chơi
- HD HS nêu cách chơi
- GV tổ chức chơi theo từng nhóm
-GV cùng HS giám sát và đánh giá
_ GV đánh giá chung, nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
- Hát
- Lắng nghe
Bài 1
HS nêu yêu cầu 
HS thực hiện:
a) 6 + 2 = 8 2 + 6 = 8
b) 5 + 4 = 9 4 + 5 = 9
c)4 + 6 = 10 6 + 4 = 10
HS nhận xét
Bài 2:
HS nêu yêu cầu
HS nêu: 
7 + 1 = 8; 6 + 2 =8; 5 + 3 =8; 4 + 4 =8
1 + 7 = 8; 2 + 6 = 8; 3 + 5 = 8; 8 + 0 = 8
HS nhận xét
Bài 3
HS nêu yêu cầu
HS thực hiện lần lượt các phép cộng trong bảng: 
9 + 0 = 9 8 + 1 = 9 7 + 2 = 9
6 + 3 = 9 5 + 4 = 9
HS nhận xét
Bài 4
HS trả lời:
a)4 + 4 = 8
b) 3 + 6 = 9 hoặc 6 + 3 = 9
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS chơi theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 mỗi cuộc có 2 HS tham gia chơi.
HS nhắc lại bài học , về nhà thực hiện.
Tăng cường Tiếng Việt
Luyện đọc, viết: Các bài oi, ôi, ơi, ui, ưi
I.Mục tiêu :Giúp học sinh khắc sâu, củng cố về:
- Đọc đúng vần oi, ôi, ơi, ui, ưi. Viết từ thổi còi, dãy núi. 
- GD HS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Nội dung bài học 
HS: Sách TV, bảng con, vở ô ly.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
2. Tiến hành tiết học:
Việc 1: Đọc sách vần: oi, ôi, ơi, ui, ưi. T: Hướng dẫn H đọc theo quy trình:
+ H đọc thầm
+ T đọc mẫu
+ H đọc đồng thanh
+ H đọc cá nhân
+H đọc thi đua theo nhóm, tổ
T theo dõi, sửa sai, nhận xét.
Việc 2: Viết vở ô ly
T: H viết mỗi vần oi, ôi, ơi, ui, ưi.: 2 dòng.
T: H viết mỗi từ 1 dòng: thổi còi, dãy núi
T: chỉnh sửa lỗi, nêu nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
T nhận xét tiết học.Tuyên dương nhắc nhở
Hát
H: đọc theo thứ tự: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới vần oi, ôi, ơi, ui, ưi. H Mỗi bài đọc 7 - 10 em
H: viết vở ô ly- đọc đồng thanh
H lắng nghe.
 –&— 
Buổi sáng Ngày soạn: 16/ 11/ 2020 
Ngày dạy: Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2020 
Tiếng Việt ( tiết 1 + 2) 
 Bài 43: AU, ÂU, ÊU
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Phát triển năng lực
- Nhận biết và đọc đúng các vần au, âu, êu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần au, âu, êu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các chữ au, âu, âu (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần au, âu, êu.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần au, âu, êu có trong bài đọc.
- Phát triển kỹ năng nói lời xin phép theo tình huống được gợi ý trong tranh: Xin phép cô giáo được ra ngoài và được vào lớp.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua bức tranh vẽ phong cảnh nông thôn.
2. Phát triển phẩm chất
- Cảm nhận được vẻ đẹp làng quê, tình cảm gia đình.
II Chuẩn bị:
- Nắm vững đặc điểm phát âm của các van au, âu, êu; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ au, ấu, ; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Chú tễu: là một trong những nhân vật rối tiêu biểu trong sân khấu kịch rối nướctruyền thống của Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy – học: 
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng ao, eo
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi đề bài.
2.1. Nhận biết
GV: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 Em thấy gì trong tranh? 
- GV giới thiệu các vần mới au, âu, êu. Viết tên bài lên bảng.
2.2. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần 
+ GV giới thiệu vần au, âu, âu.
+ GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_10_na.doc