Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 19

Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 19

BÀI 1: OA OE (tiết 1-2, sách học sinh tập 2, trang 6-7)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngàn hoa khoe sắc (đoá hoa, hoa loa kèn, cây vạn tuế, hoa xoan, hoa xoài, hoa oải hương, ). Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa oa, oe(hội hoa, hoa loa kèn, cúc hoạ mi, múa xoè, ).

2. Kĩ năng: Nhận diện được vần oa, oe, tiếng có vần oa, oe. Nhận diện được cấu trúc vần bắt đầu bằng âm /-w-/ (o) (không có âm cuối), đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới. Đánh vần được tiếng có vần oa, oe. Viết được chữ cỡ nhỏ các vần oa, oevà các tiếng, từ ngữ có các vần oa, oe; tăng tốc độ viết các từ. Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn. Mở rộng hiểu biết về các loài hoa thông qua việc đọc bài vè.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ từ các vần oa, oe; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (hội hoa, hoa loa kèn, cúc hoạ mi, múa xoè, ); tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

 2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).

 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

docx 43 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 18450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 19
CHỦ ĐỀ 19: NGÀN HOA KHOE SẮC
BÀI 1: OA OE (tiết 1-2, sách học sinh tập 2, trang 6-7)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngàn hoa khoe sắc (đoá hoa, hoa loa kèn, cây vạn tuế, hoa xoan, hoa xoài, hoa oải hương, ). Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa oa, oe(hội hoa, hoa loa kèn, cúc hoạ mi, múa xoè, ).
2. Kĩ năng: Nhận diện được vần oa, oe, tiếng có vần oa, oe. Nhận diện được cấu trúc vần bắt đầu bằng âm /-w-/ (o) (không có âm cuối), đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới. Đánh vần được tiếng có vần oa, oe. Viết được chữ cỡ nhỏ các vần oa, oevà các tiếng, từ ngữ có các vần oa, oe; tăng tốc độ viết các từ. Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn. Mở rộng hiểu biết về các loài hoa thông qua việc đọc bài vè.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần oa, oe; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (hội hoa, hoa loa kèn, cúc hoạ mi, múa xoè, ); tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
	2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Hoa lá mùa xuân”. Học sinh tham gia trò chơi: vỗ tay và hát bài hát Hoa lá mùa xuân; đọc, viết từ ngữ; nói câu có tiếng chứa vần ươm, ương, uôm, ươp, 
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngàn hoa khoe sắc. Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa oa, oe.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 6.
- Giáo viên giới thiệu tên chủ đề và chữ ghi tên chủ đề, yêu cầu học sinh nhận diện và đọc chữ mà học sinh đã học. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ngàn hoa khoe sắc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến oa, oe.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần oa, oe.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa oa, oe).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu tên chủ đề và quan sát chữ ghi tên chủ đề.
- Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Học sinh nêu được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề như: đoá hoa, hoa loa kèn, cây vạn tuế, hoa xoan, hoa xoài, hoa oải hương, 
- Học sinh quan sát và nói: đoá hoa hồng, cúc hoạ mi, loa kèn, múa xòe ô, .
- Học sinh nêu các tiếng tìm được: đoá, hoa, hoạ, loa, xòe.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa oa, oe. Từ đó, học sinh phát hiện ra oa, oe.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được vần oa, oe, tiếng có vần oa, oe. Nhận diện được cấu trúc vần bắt đầu bằng âm /-w-/ (o) (không có âm cuối), đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới. Đánh vần được tiếng có vần oa, oe. Viết được chữ cỡ nhỏ các vần oa, oevà các tiếng, từ ngữ có các vần oa, oe; tăng tốc độ viết các từ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
a.1. Nhận diện vầnoa:
- Giáo viên gắn thẻ chữ oa lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần oa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ oa.
a.2. Nhận diện vầnoe:
Tiến hành tương tự như nhận diện vần oa.
a.3.Tìm điểm giống nhau giữa các vần oa, oe:
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần oa, oe. 
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng hoa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng hoa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng theo mô hình tiếng hoa. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa hội hoa:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ hội hoa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa hoa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa hội hoa.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa múa xòe:
Tiến hành tương tự như từ khóa hội hoa. 
- Học sinh quan sát chữ oain thường, in hoa, phân tích vần oa(âm ođứng trước, âm ađứng sau).
- Học sinh đọc chữ oa: o-a-oa. 
- Học sinh nêu điểm giống nhau giữa các vần oa, oe (đều có âm ođứng đầu vần).
- Học sinh quan sát.
- Học sinh phân tích: gồm âm h, vần oa.
- Học sinhđánh vần (đồng thanh, nhóm, cá nhân): hờ-oa-hoa.
- Học sinh quan sát từ hội hoaphát hiện tiếng khóa hoavần oa trong tiếng khoá hoa.
- Học sinh đánh vần: hờ-oa-hoa.
- Học sinh đọc trơn từ khóa: hội hoa.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng conoa, hội hoa, oe, múa xòe:
- Viết vần oa:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ oa.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của vần oa(gồm chữ o đứng trước, chữ a đứng sau).
- Học sinh viết vần oavào bảng con.
- Viết từ hội hoa:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ hoa(chữ hđứng trước, vần oađứng sau).
- Viết chữ oe, múa xòe:
Tương tự như viết chữ oa, hội hoa.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết oa, hội hoa, oe, múa xòe vào vở Tập viết.
- Giáo viên nhắc học sinh: chú ý khoảng cách giữa chữ trong một từ và độ cao các chữ theo cỡ chữ nhỏ.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ hoa.
- Học sinh viết chữ hội hoavào bảng con.
- Học sinh viết oa, hội hoa, oe, múa xòe.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần oa, oe theo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần oa, oe.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần oa, oe(đoá hoa, vàng hoe, hoa loa kèn, khoe sắc).
- Học sinh đánh vần và đọc trơn các từ: cái loa, ổ khoá, toe toét, khoe. 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng: cái loa, ổ khoá, toe toét, khoe.
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Tên của bài đọc là gì? Con thích loài hoa nào nhất?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết đọc bài Vè hoa.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Hoa gì đây?”
- Học sinh đọc câu lệnh: Vè hoa.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: đọc bài Vè hoa.
- Học sinh nhận diện lại tiếng/ từ chứa vần oa, oe.
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ ngữ có oa, oe.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện lại tiếng, từ ngữ có oa, oe; nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.
- Học sinh chuẩn bị tiết học sau: uê uy.
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 13
THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
BÀI 10: CÙNG THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
(tiết 1, sách học sinh, trang 40-41)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được những biểu hiện của việc thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp; nhận biết được sự cần thiết phải thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
2. Kĩ năng: Tự giác thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
3. Thái độ: Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp; không đồng tình với thái độ, hành vi không thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
4. Năng lực chú trọng: Biết được thuận lợi, khó khăn của bản thân khi thực hiện nội quy trường, lớp; tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
5. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Bài ca đi học” Nhạc và lời của Phan Trần Bảng.
	2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Bài ca đi học” và dẫn dắt học sinh vào bài mới “Cùng thực hiện nội quy trường, lớp”.
- Học sinh cùng hát với giáo viên.
2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):
2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được những biểu hiện của việc thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từng hình và trả lời.
- Học sinh quan sát từng hình và trả lời:Hình 1: Giữ vệ sinh sân trường và chăm sóc cây xanh. Hình 2: Lễ phép chào cô giáo khi cô vào lớp.Hình 3: Chào hỏi người lớn trong trường học.Hình 4: Học sinh biết bỏ rác đúng quy định (bỏ rác vào thùng rác phân loại).
2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự giác thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và đóng góp ý kiến.
- Sau khi các nhóm trình bày xong, giáo viên cho nhóm tiếp tục kể thêm những việc làm thực hiện đúng nội quy và những việc làm chưa thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Các nhóm tham gia đóng góp ý kiến:Hình 1: Bạn nam chưa thực hiện đúng nội quy vì đi muộn.Hình 2: Hai bạn nam nói chuyện làm mất trật tự trong giờ học, chưa thực hiện đúng nội quy.Hình 3: Học sinh mặc đồng phục gọn gàng, sạch sẽ khi đến trường, biết chào bác bảo vệ. Hình 4: Hai bạn đuổi nhau trên cầu thang, chưa thực hiện đúng nội quy.
- Các nhóm tiếp tục kể thêm theo yêu cầu của giáo viên.
2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp; không đồng tình với thái độ, hành vi không thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và nêu lên ý kiến của mình.
- Giáo viên cho học sinh nêu nội quy nào khó thực hiện nhất và nói rõ vì sao. Từ đó, giáo viên gợi ý cho cho học sinh biện pháp để thực hiện tốt nội quy ấy. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và trình bày vì sao phải thực hiện nội quy trường, lớp.
- Học sinh quan sát hình và nêu lên ý kiến của mình:Hình 1: Em không đồng tình khi các bạn để phòng học như thế vì phòng học phải luôn sạch sẽ, gọn gàng.Hình 2: Em không đồng tình với bạn nam đã vẽ lên bàn học vì vẽ như thế sẽ làm hư và bẩn bàn học.Hình 3: Em không đồng tình khi các bạn chơi đùa trong lớp, leo lên bàn học vì chơi đùa như thế có thể gây tai nạn và làm hư hỏng bàn ghế.Hình 4: Em không đồng tình với bạn nữ chơi gấu bông trong giờ học vì trong giờ học phải tập trung nghe giảng.
- Học sinh nêu nội quy khó thực hiện nhất và nói rõ vì sao. 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi và trình bày vì sao phải thực hiện nội quy trường, lớp.
Hoạt động trải nghiệm - Tuần 19
 Sinh hoạt theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 5: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG (4 TIẾT)
TIẾT 3: MÓN QUÀ YÊU THƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:
	1. Về năng lực:
	a. Hướng vào bản thân:
	Nhận biết được tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Nhận biết được những đặc điểm chung và riêngcủa các thành viên trong gia đình về sở thích, tính cách, khả năng.Thực hiện được lời nói, hành động thể hiện tình yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ gia đình. Biết sử dụng một số đồ dùng giá đình một cách an toàn. Đánh giá được hoạt động của bản thân, nhóm, bạn bè.
b. Hướng đến xã hội:
	Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương với các thành viên trong gia đình; nêu được một số hành động an toàn và không an toàn trong sinh hoạt ở nhà.
c. Hướng đến tự nhiên:
	Nhận biết được thế nào là môi trường xung quanh sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp; thực hiện được một số việc làm phù hợp lứa tuổi để giữ gỉn môi trường ở nhà sạch, đẹp.
	2. Về phẩm chất:
	Yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình; thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, người thân và những người yêu thương; ý thức trách nhiệm làm những việc phù hợp để giúp đỡ người thân trong gia đình; trung thực trong đánh giá bản thân, nhóm, lớp.
	3. Tích hợp:
	- STEAM: Toán (hình học, thước, chia khung lớn, nhỏ); Âm nhạc (hát kết hợp cử chỉ);Mĩ thuật (quan sát nét mặt, vẽ, trang trí); Khoa học (màu sắc và ánh sáng, trộn màu); Công nghệ (sử dụng vật liệu, dụng cụ).
	- Đạo đức: Thể hiện tình yêu thương, biết ơn gia đình bằng hành động cụ thể.
	- Kĩ năng sống: An toàn trong sinh hoạt và tìm sự hỗ trợ khi cần thiết.
	- Tiếng Việt: Nói thành câu; trình bày rõ ràng; rèn chữ viết; sử dụng từ ngữ thích hợp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, giấy A3, vòng quay, thẻ từ, giấy bìa, hình ảnh, video ngắn, 
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, ...
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh trình bày món quà yêu thích mà em đã được nhận từ người thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ với nhóm: Em đã được tặng món quà gì, vào dịp nào?Ai tặng? Em thích món quà nào nhất?
- Học sinh chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
2. Hoạt động khám phá (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nói về kỉ niệm đáng nhớ khi em được người thân chăm sóc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp, trực quan.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên định hướng cho học sinh nhớ lại một kỉ niệm đặc biệt mà em được người thân quan tâm, chăm sóc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ khi được người thân quan tâm, chăm sóc.
- Học sinhnêu
lại một kỉ niệm của riêng mình.
- Học sinh nêu suy nghĩ khi được người thân quan tâm, chăm sóc.
3. Hoạt động luyện tập (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết làm món quà nhỏ để tặng người thân trong gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Sắm vai, trực quan.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn 1 ngưởi thân trong gia đình để tặng quà.
- Giáo viên gợi ý học sinh: vẽ tranh; làm thiệp chúc mừng, thăm hỏi; xếp, gấp hình; cắt, dán hoa, con vật 
- Giáo viên lưu ý những nguyên tắc khi làm quà tặng: cẩn thận, ngăn nắp, tôn trọng sản phẩm của bạn; dọn sạch sẽ sau khi làm; cố gắng dù thất bại 
- Học sinh chọn.
- Học sinh thực hiện.
4. Hoạt động mở rộng(5-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết sắm vai để thể hiện cách tặng quà cho người thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức nhóm đôi thực hành các hành động và lời nói khi tặng quà cho người thân.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý: Em cảm thấy thế nào khi tặng quà cho người thân? Em thấy người thân của em có cảm xúc thế nào khi nhận quà của em? 
- Học sinh sắm vai tặng quà cho ông bà, cha mẹ, anh chị; nói rõ ràng, mạch lạc, thể hiện cảm xúc của bản thân mình.
5. Đánh giá (2-3 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.
* Cách tiến hành:
Giáo viênđánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu:
Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn qua phiếu đánh giá.
Rút kinh nghiệm:
 .. 
 .. 
 .. 
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 19
CHỦ ĐỀ 19: NGÀN HOA KHOE SẮC
BÀI 2: UÊ UY (tiết 3-4, sách học sinh tập 2, trang 8-9)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa uê, uy (huy chương, hoa huệ, ruy băng, thiên tuế, thuỷ tiên, ).
2. Kĩ năng: Nhận diện được vần uê, uy, tiếng có vần uê, uy. Nhận diện được cấu trúc vần bắt đầu bằng âm /-w-/ (o) (không có âm cuối), đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới.Đánh vần được tiếng có vần uê, uy.Viết được chữ cỡ nhỏ các vần uê, uy và các tiếng, từ ngữ có các vần uê, uy; tăng tốc độ viết các từ.Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn. Mở rộng hiểu biết về các loài hoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần uê, uy; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (huy chương, hoa huệ, ruy băng, thiên tuế, thuỷ tiên, ); tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
	2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất?”. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, tìm tiếng chứa vần oa, oe; trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đọc ở vần oa, oe.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa uê, uy.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 8.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến uê, uy.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần uê, uy.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa uê, uy).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát và nói: cây vạn tuế, huy chương, ruy băng,cảnh làng quê,hoa thuỷ tiên, hoa dã quỳ, .
- Học sinh nêu các tiếng tìm được: tuế, huy, ruy,quê,thuỷ, quỳ.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa uê, uy. Từ đó, học sinh phát hiện ra uê, uy.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được vần uê, uy, tiếng có vần uê, uy. Nhận diện được cấu trúc vần bắt đầu bằng âm /-w-/ (o) (không có âm cuối), đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới.Đánh vần được tiếng có vần uê, uy.Viết được chữ cỡ nhỏ các vần uê, uy và các tiếng, từ ngữ có các vần uê, uy; tăng tốc độ viết các từ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
a.1. Nhận diện vầnuê:
- Giáo viên gắn thẻ chữ uê lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần uê.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ uê.
a.2. Nhận diện vầnuy:
Tiến hành tương tự như nhận diện vần uê.
a.3.Tìm điểm giống nhau giữa các vần uê, uy:
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần uê, uy. 
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng tuế.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng tuế.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng theo mô hình tiếng tuế. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa vạn tuế:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ vạn tuế.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa tuế.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa vạn tuế.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa thủy tiên:
Tiến hành tương tự như từ khóa vạn tuế. 
- Học sinh quan sát chữ uêin thường, in hoa, phân tích vần uê(âm uđứng trước, âm êđứng sau).
- Học sinh đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân: u-ê-uê. 
- Học sinh nêu điểm giống nhau giữa các vần uê, uy(đều có âm uđứng đầu vần).
- Học sinh quan sát.
- Học sinh phân tích: gồm âm t, vần uê và thanh sắc.
- Học sinhđánh vần (đồng thanh, nhóm, cá nhân): tờ-uê-tuê-sắc-tuế.
- Học sinh quan sát từ vạn tuếphát hiện tiếng khóa tuếvần uê trong tiếng khoá tuế.
- Học sinh đánh vần: tờ-uê-tuê-sắc-tuế.
- Học sinh đọc trơn từ khóa: vạn tuế.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng conuê, vạn tuế, uy, thuỷ tiên:
- Viết vần uê:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ uê.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của vần uê(gồm chữ u đứng trước, chữ ê đứng sau).
- Học sinh viết vần uêvào bảng con.
- Viết từ vạn tuế:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ tuế(chữ tđứng trước, vần uêđứng sau, dấu ghi thanh sắc trên chữ ê).
- Viết chữ uy, thuỷ tiên:
Tương tự như viết chữ uê, vạn tuế.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết uê, vạn tuế, uy, thuỷ tiên vào vở Tập viết.
- Giáo viên nhắc học sinh: chú ý khoảng cách giữa chữ trong một từ và độ cao các chữ theo cỡ chữ nhỏ.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ tuế.
- Học sinh viết chữ vạn tuếvào bảng con.
- Học sinh viết uê, vạn tuế, uy, thuỷ tiên.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần uê, uytheo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần uê, uy.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm các từ có tiếng chứa vần uê, uyvà đọc các từ đó.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần uê, uy(làng quê, uy nghiêm, xum xuê, nhuỵ hoa).
- Học sinh đánh vần và đọc trơn các từ: làng quê, uy nghiêm, xum xuê, nhuỵ hoa. 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng: làng quê, uy nghiêm, xum xuê, nhuỵ hoa.
- Học sinh tìm và đọc: thuê nhà, cái chuỳ, khuy áo, 
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Vào dịp lễ hội hoa, Làng hoa Cái Mơn như thế nào? Những cây cảnh nào khoe dáng uy nghiêm?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết Giải câu đố.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận ra những từ ngữ liên tưởng đến hình dáng của loài hoa loa kèn.
- Học sinh đọc câu lệnh: Giải câu đố sau.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: Giải câu đố.
- Học sinh đọc câu đố, giải câu đố về hoa loa kèn; nói câu có từ hoa loa kèn.
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ ngữ có uê, uy.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện lại tiếng, từ ngữ có uê, uy; nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.
- Học sinh chuẩn bị tiết học sau: oai oay oac.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
 .. 
 .. 
Ngày soạn: ......... / / 20 	Ngày dạy: ......... / / 20 	
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 19
CHỦ ĐỀ 19: NGÀN HOA KHOE SẮC
BÀI 3: OAI OAY OAC(tiết 5-6, sách học sinh tập 2, trang 10-11)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽtrong tranh có tên gọi chứa oai, oay, oac(oải hương, xoay tròn, áo khoác,...).
2. Kĩ năng: Nhận diện được vần oai, oay, oac, tiếng có vần oai, oay, oac. Nhận diện được cấu trúc vần bắt đầu bằng âm /-w-/ (o), đánh vần và ghép tiếng chứa vần mới. Đánh vần được tiếng có vần oai, oay, oac. Viết được chữ cỡ nhỏ các vần oai, oay, oacvà các tiếng, từ ngữ có các vần oai, oay, oac; tăng tốc độ viết các từ. Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn. Mở rộng hiểu biết về các loài hoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần oai, oay, oac; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (oải hương, xoay tròn, áo khoác, ); tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
	2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt tập 2, vở Tập viết, vở bài tập; viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Nhanh như chớp”. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, tìm tiếng chứa vần uê, uy; trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đọc ở vần uê, uy.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa oai, oay, oac.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_19.docx