Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Bài 25. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.

- Phát triến các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

HS thực hiện lần lượt các hoạt động (theo cặp hoặc nhóm bàn):

- Quan sát bức tranh trong SGK.

-Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ. chăng hạn:

+ Có 4 cái bánh. An ăn 1 cái bánh. Còn lại bao nhiêu cái bánh?

Đếm rồi nói: Còn 3 cái bánh.

+ Ngồi quanh bàn có 5 bạn, 2 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?

Đếm rồi nói: Còn lại 3 bạn đang ngồi quanh bàn.

- Làm tương tự với tình huống: Có 5 cốc nước cam. Đã uống hết 3 cốc. Còn lại 2 cốc chưa uống.

- Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được.

 

docx 49 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 4671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2020
Bài 52	 um up
 (2 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết các vần um, up; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần um, up.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần um, vần up.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Bà và Hà.
Viết đúng các vần um, up và các tiếng chum, búp (bê) (trên bảng con).
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 4 thẻ viết từ ngữ ở BT đọc hiểu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A/DẠY BÀI MỚI
1/Giới thiệu bài: vần um, vần up.
2/Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần um
HS đọc từng chữ u, m, vần um. 
 Phân tích vần um. 
Đánh vần: u - mờ - um /
um.
HS nói: chum. / Phân tích tiếng chum. 
Đánh vần: chờ - um - chum / chum. 
Đánh vần, đọc trơn lại: u - mờ - um / chờ - um - chum / chum.
Dạy vần up (như vần um)
Đánh vần, đọc trơn: u - pờ - up / bờ - up - bup - sắc - búp / búp bê.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: um, up, 2 tiếng mới học: chum, búp.
 -HS đọc
 -HS phân tích
 -HS đánh vần
 -HS nói
 -HS đánh vần
 -HS đánh vần, đọc trơn
-HS thực hiện
-HS nói
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần um? Tiếng nào có vần up?)
 - HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ dưới hình: chùm nho, cúp, tôm hùm,...
 - GV giải nghĩa: cúp (đồ mĩ nghệ, dùng làm giải thưởng trong thi đấu thế thao); mũm mĩm (béo và tròn trĩnh, trông thích mắt).
 - HS tìm tiếng có vần um, vần up, nói kết quả.
 - GV chỉ từng từ , Cả lớp: Tiếng chùm (nho) có vần um. Tiếng cúp có vần up,...
 - HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần um (chụm, cúm, khum, trùm, xúm,...); vần up (chụp, đúp, húp, núp,...).
 3.2.Tập viết (bảng con - BT 4)
a)Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng: um, up, chum, búp bê.
 b)Viết vần: um, up
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý chiều cao các con chữ (2 li), nối nét giữa u và m. / Làm tương tự với van up (p cao 4 li).
HS viết: um, up (2 lần)
Viết: chum, búp (bê) (tương tự như b)
GV viết mẫu, hướng dẫn: Viết ch trước (h cao 5 li), vần um sau. / Viết chữ b (cao 5 li), van up sau, dấu sắc đặt trên u.
-GV cùng HS nhận xét
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS đọc
-HS tìm, nêu kết quả
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS viết ở bảng con
-HS viết: chum, búp (bê).
Tiết 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
GV giới thiệu bài Bà và Hà kể về bạn Hà chăm chỉ giúp bà làm nhiều việc.
GV đọc mẫu. Sau đó, hỏi: Bà nói: “Hà của bà ngộ quá! Em hiểu “ngộ quá ” là thế nào? 
Luyện đọc từ ngữ:
. GV giải nghĩa: tủm tỉm (cười không mở miệng, chỉ cử động đôi môi một cách kín đáo).
Luyện đọc câu: GV: Bài có 6 câu. / GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.
Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp).
HS tìm, đọc tiếng trong bài có vần um: um tùm, tủm (tỉm); up: giúp, búp (bê).
Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mồi đoạn 3 câu); thi đọc cả bài. (Quy trình đã hướng dẫn),
g) Tìm hiểu bài đọc
GV nêu YC; chỉ từng từ ngữ cho cả lớp đọc.
HS làm bài trên VBT. /1 HS nói kết quả (GV giúp HS ghép từ ngữ trên bảng lớp). / Cả lớp đọc lại: a - 2) Hà chăm chỉ giúp bà. / b - 1) Bà ngắm Hà, tủm tỉm.
GV: Những việc làm nào của Hà cho thấy Hà rất chăm chỉ? 
GV: Qua bài đọc, em thấy bạn Hà có đức tính gì đáng quý? 
-HS lắng nghe
- Nom Hà rất hay, ngộ nghĩnh và đáng yêu.
- Hs luyện đọc chăm chỉ, giúp, xếp đồ, um tùm, chữa mũ, búp bê, ngắm, chăm chú, tủm tỉm, ngộ quá
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
 - Hà giúp bà xếp đồ ở tủ, nhổ đám cỏ um tùm ở ngõ, giúp bà xâu kim.
- Hà chăm chỉ, ngoan ngoãn giúp bà làm nhiều việc trong nhà để bà đỡ vất vả).
3/Củng cố, dặn dò: GV dặn HS về nhà xem trước bài 53 (uôm).
 Toán:
Bài 25. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.
Phát triến các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Các que tính, các chấm tròn.
Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS thực hiện lần lượt các hoạt động (theo cặp hoặc nhóm bàn):
Quan sát bức tranh trong SGK.
-Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ. chăng hạn:
+ Có 4 cái bánh. An ăn 1 cái bánh. Còn lại bao nhiêu cái bánh?
Đếm rồi nói: Còn 3 cái bánh.
+ Ngồi quanh bàn có 5 bạn, 2 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?
Đếm rồi nói: Còn lại 3 bạn đang ngồi quanh bàn.
Làm tương tự với tình huống: Có 5 cốc nước cam. Đã uống hết 3 cốc. Còn lại 2 cốc chưa uống.
Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:
HS quan sát tranh vẽ “chim bay” trong khung kiến thức.
HS nói: Có 6 con chim - Lấy ra 6 chấm tròn.
Có 4 con bay đi - Lấy đi 4 chấm tròn.
Để biết còn lại bao nhiêu con chim (hay chấm tròn) ta thực hiện phép trừ 6 - 4.
HS nói: 6-4 = 2.
HS thực hiện tương tự với tình huống “cốc nước cam” và nói kết quả phép trừ 5 - 3 = 2.
GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mầu câu khi nói: Có... Bay đi... (hoặc đã uống hết) Còn...
Củng cố kiến thức mới:
GV nêu một sổ tình huống khác. HS đặt phép trừ tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quà vào thanh gài.
HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trà (làm theo nhóm bàn).
Lưu ý: Ngoài việc dùng các chấm tròn, HS có thể dùng ngón tay, que tính hoặc đồ vật khác để hồ trợ các em tính ra kết quả. Tuỳ theo đối tượng HS và điều kiện thực tế, GV có thê khuyến khích HS suy nghĩ, chẳng hạn: Để tìm kết quả phép tính, không dùng các chấm tròn mà hãy tưởng tượng trong đầu để tìm kết qua.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản đế nhận biết về cách tìm kết quả phép trừ trong phạm vi 6, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép trừ hai số, HS có cơ hội được phát triến NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
Đạo đức:
BÀI 6 EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường. 
Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình. 
Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường. 
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử
Học sinh: Sách giáo khoa, VBT 
III. Các hoạt động dạy học. 
A. Khởi động
GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhìn hành động, đoán việc làm”. 
Cách chơi:
+ HS tham gia chơi được chia thành 2 đội (mồi đội 5 HS). Những HS còn lại làm cổ động viên. 
+ Lần lượt mồi thành viên của hai đội mô phỏng thao tác hành động khi thực hiện một việc gì đó (quét nhà, rửa bát, lau bàn,. . . ). Đội kia quan sát và đoán đúng việc làm mà đội bạn vừa mô phỏng. 
Luật chơi:
+ Mỗi lần đoán đúng một hành động, việc làm được 1 điểm. 
+ Đội sau không được lặp lại hành động mà đội trước đã thực hiện. 
+ Đội nào có tổng số điểm cao hơn, đội đó chiến thang. 
HS thực hiện trò chơi. 
GV nhận xét và giới thiệu bài mới. 
Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường
Mục tiêu: HS nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường. 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang
30 và nêu những việc các bạn trong tranh đang làm. 
GV gọi một số HS mô tả việc làm mà các bạn trong tranh đang thực hiện. 
Tranh 1: Bạn đang đánh răng. 
Tranh 2: Bạn đang gấp chăn. 
Tranh 3: Bạn đang xếp sách vở vào cặp sách ở lớp học. 
Tranh 4: Bạn đang cầm chổi đế quét lớp. 
Tranh 5: Hai bạn đang xếp khay bát ra xe đẩy sau khi ăn xong. 
Tranh 6: Bạn đang sắp xếp lại sách vở trên bàn học ở nhà. 
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi:
Theo em, các bạn trong tranh cảm thấy như thế nào sau khi tự giác làm việc của mình?
Em nên tự giác làm những việc nào?
Vì sao em nên tự giác làm việc của mình?
HS trả lời câu hỏi. 
GV kết luận: Em cần tự giác làm việc của mình để không làm phiền người khác, mang lại niềm vui cho mình và được mọi người quý trọng. 
Lưu ý: Trong trường họp học sinh không trả lời được câu hỏi số 2, GV có thể đặt câu hỏi khác: Nếu em làm được nhũng việc đó, em sẽ cảm thấy như thế nào? Ví dụ: Khi tự sắp xếp sách vở của minh vào cặp, em cảm thấy thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách để làm tốt việc của mình	
Mục tiêu: HS nêu được các cách để tự làm tốt việc của mình ở trường và ở Lớp. 
Cách tiên hành:
GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 31, thảo luận nhóm để nêu một số cách làm tốt việc của mình. 
HS thực hiện nhiệm vụ. 
GV mời một số nhóm lên trả lời; Các nhóm khác trao đổi bổ sung. 
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng:
Ngoài những each làm trên, còn có những cách nào khác để làm tốt việc của mình?
Em đã thực hiện được một trong những cách nào đã nêu chưa? Nếu có, hãy kể lại cách mà em đã chọn để làm tốt việc của mình ở nhà và ở trường. 
HS trả lời câu hỏi. 
GV kết luận: Để làm tốt việc của mình em có thể:
+ Cùng làm việc với bạn. 
+ Cùng làm việc với người lớn. 
+ Tự làm việc, có sự giám sát của người lớn. 
+ Nhìn người lớn làm và bắt chước theo. 
+ Nhờ người lớn hướng dẫn và giúp đỡ. 
Tổng kết bài học
GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Em hãy tự làm những việc của mình trong học tập vả sinh hoạt hằng ngày, không nên ỷ lại vào người khác. Khi tự giác làm việc của mình, em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. 
Sáng thứ 3 ngày 17 tháng 11 năm 2020
Bài 53 uôm
 (2 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết vần uôm; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần uôm.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôm.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Quạ và chó.
Viết đúng các vần uôm và các tiểng buồm, (quả) muỗm (trên bảng con).
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 4 thẻ viết từ ngữ ở BT đọc hiểu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1
A/KIỂM TRA BÀI CŨ: 1 HS đọc lại bài Bà và Hà (bài 52); ĩ HS trả lời câu hỏi: Em học được ở bạn Hà những đức tính gì?
- Hs trả bài cũ
B/DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: vần uôm.
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
HS nhận biết: uô, m; đọc: uôm. 
Phân tích vần uôm. 
Đánh vần: uô - mờ - uôm / uôm.
HS nói: buồm. / Phân tích tiếng buồm. Đánh vần: bờ - uôm - buôm - huyền - buồm / buồm.
Đánh vần, đọc trơn: uô - mờ - uôm / bờ - uôm - buôm - huyền - buồm / buồm.
* Củng cố: HS nói vần mới học: uôm, tiếng mới học: buồm.
 -HS đọc
 -HS phân tích
 -HS đánh vần
 -HS nói
 -HS đánh vần
 -HS đánh vần, đọc trơn
-HS nói
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uôm? Tiếng nào có vần um?)
GV chỉ từng từ. 
/ Giải nghĩa: quả muôm (quả giống xoài nhưng nhỏ hơn, có vị chua); sum họp (tụ họp ở một chỗ một cách vui vẻ); um tùm (cây cối rậm rạp, dày đặc - cây cối um tùm trái nghĩa với thưa thớt), nhuộm (làm cho màu thấm đều vào vải và được giữ lại).
HS tìm tiếng có vần uôm, vần um. GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng (quả) muỗm có vần uôm... Tiếng sum có vần um,...
HS tìm tiếng ngoài bài có vần uôm. 
Tập viết (bảng con - BT 4)
HS nhìn bảng đọc các vần, tiếng: uôm, buồm, quả muôm.
1 HS đọc, nói cách viết vần uôm. 
HS viết bảng con vần: uôm (2 lần). 
1 HS đọc, nói cách viết chữ ghi tiếng: buồm (viết b trước - cao 5 li, vần uôm sau, dấu huyền đặt trên ô) / muỗm (viết m trước, vần uôm sau, dấu ngã đặt trên ô).
GV vừa viết vần uôm vừa hướng dẫn: viết uô trước, viết m sau; các con chữ đều cao 2 li.
HS viết ở bảng con
GV cùng HS nhận xét
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS đọc
-HS tìm, nêu kết quả
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS viết ở bảng con
Tiết 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
 a) - GV chỉ hình minh hoạ, hỏi: Quan sát tranh, các em thấy gì?
 - GV: Quạ đang ngậm trong mỏ một khổ (miếng) mỡ to. Nó nhìn xuống một chú chó dưới mỏm đá. Chó nhìn quạ. Không rõ chúng nói với nhau những gì. Các em hãy lắng nghe câu chuyện.
GV đọc mẫu.
Luyện đọc từ ngữ: mỏm đá, ngậm khổ mỡ, nghĩ kế, cuỗm, giả vờ, mê li lắm, há to mỏ, bộp, nằm kề mõm chó, tợp.
Luyện đọc câu
GV: Bài đọc có 9 câu. 
GV chỉ từng câu, yêu cầu HS đọc vỡ. Chỉ liền 2 câu: “A, ca sĩ ... mê li lắm”. / —Quạ há to mỏ: Quà, quà...”
Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (vài lượt).
 e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 4 câu); thi đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc
GV nêu YC; chỉ từng từ ngữ cho HS đọc.
HS làm bài trong VBT. 1 HS làm bài nối ghép trên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp đọc: a - 2) Quạ ngậm khổ mỡ ở mỏ. b - 1) Chó nghĩ kế để quạ há mỏ ra.
GV: Chó và quạ, ai khôn, ai ngốc? 
- Quạ đen đang ngậm một miếng mồi. Dưới mỏm đá có một chú chó đang nhìn lên quạ.
 Hs luyện đọc
HS đọc
HS đọc nối tiếp câu
Thi đọc 
HS lắng nghe
HS làm vào vở BT
Chó khôn, quạ ngốc. Chó ở dưới đất mà lấy được miếng mỡ từ mỏ quạ ở trên cao. Quạ ngốc, ưa nịnh đã mắc mưu chó).
4.Củng cố, dặn dò: GV dặn HS về nhà xem trước bài 54 (ươm, ươp).
Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (3 tiết)
I.MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS sẽ 
- Nói với bạn những điều đã khám phá được về nơi mình sống (cảnh vật, Công việc, giao thông, lễ hội,...). 
- Nhận thức được công việc nào cũng cao quý, cũng đáng trân trọng 
- Nhận biết các tình huống giao thông có thể xảy ra và cách ứng xử trong những tình huống cụ thể 
- Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để đóng góp công sức cho cộng đống nơi em sống 
- Tôn trọng và giữ gìn những lễ hội truyền thống của địa phương, có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương, đất nước.
I CHUẨN BỊ 
- GV
+ Một số tranh ảnh về con người, giao thông, cảnh quan các vùng miền. 
+ Một số tranh ảnh và câu đố về công việc, nghề nghiệp. 
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về con người, cảnh vật, lễ hội nơi em sống 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
Mở đầu: Mở đầu
 GV tổ chức cho HS giới thiệu các bức tranh các em đã vẽ hoặc sưu tầm về quang cảnh, Con người, công việc, giao thông, lễ hội, sau đó lẫn vào nội dung tiết học mới. 
Hoạt động thực hành 
Hoạt động 1 
- Trước tiên, GV hướng dẫn HS hệ thống hoá trong SGK. 
- Sau đó GV hướng dẫn HS lựa chọn những bức tranh đã sưu tầm theo các chủ đề (quang cảnh, giao thông, lễ hội, công việc) và dán tranh theo chủ đề đã chọn trên tấm giấy khổ lớn. 
- GV cho một số bạn lên thuyết trình về sản phẩm của mình. 
GV và cả lớp khuyến khích, động viên
-Sau khi HS hoàn thành hoạt động sắp xếp tránh theo sơ đồ, 
- GV cho một số HS chọn và giới thiệu trước cả lớp về bức tranh mà em thích nhất và giải thích lý do vì sao
 Yêu cầu cần đạt: HS nói được những nét chính về quang cảnh, công việc, giao thông, lễ hội đã học ở chủ để Cộng đồng địa phương. Từ đó bộc lộ được tình cảm của mình với quê hương, đất nước. 
Hoạt động 2
 - GV tổ chức trò chơi: Hỏi - đáp về con người và công việc 
GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, một bạn hỏi và bạn kia trả lời, rối ngược lại. Ví dụ: Câu hỏi: Công việc của bác sĩ là gì?
 Trả lời: Là khám, chữa bệnh. 
-GV cũng có thể đọc câu đố về công việc, nghề nghiệp,. 
Sau khi HS trả lời, GV chiếu hình ảnh về công việc đó.
Yêu cầu cần đạt: HS nối được một số công việc, nghề nghiệp của người dân trong cộng keng với thái độ trầm trọng, biết ơn
3. Đánh giá
HS mô tả thông tin khái quát được không gian sống và hoạt động của con người nơi các em sinh sống 
4. Hướng dẫn về nhà
Tìm hiểu thêm một số câu đố về con người, công việc. 
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS giới thiệu tranh
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS lựa chọn và trình bày sản phẩm
- HS thuyết trình
-HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
-HS trả lời
HS làm việc nhóm đôi
HS nghe và trả lời
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe 
GDTC:
Bài 11: ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA.
(1 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện động tác điều hòa trong sách giáo khoa. 
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết hô nhịp, cách thực hiện các động tác điều hòa đúng đúng nhịp, đúng phương hướng và tích cực tham gia tập luyện.
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được động tác điều hòa. 
II. Địa điểm – phương tiện 
- Địa điểm: Sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phụ thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
 III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu. 
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp đôi.
IV. Tiến trình dạy học
Nội dung
LV Đ
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Phần mở đầu
Nhận lớp
Khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... 
- Trò chơi “bịt mắt bắt dê”
II. Phần cơ bản:
Hoạt động 1
* Ôn động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình, lưng bụng, phối hợp.
* Kiến thức.
- Động tác điều hòa
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như nhịp 1,2,3,4 nhưng bước chân phải sang ngang.
*Luyện tập
Tập đồng loạt
Tập theo tổ nhóm
Tập theo cặp đôi
Thi đua giữa các tổ
* Trò chơi “qua cầu tiếp sức”.
III.Kết thúc
* Thả lỏng cơ toàn thân. 
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
 Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
* Xuống lớp
5 – 7’
2 x 8 N
16-18’
2 x 8N
2 lần 
4 x 8N
4 lần 
2 x 8N
4 lần
4 x 8N
1 lần 
2 x 8N
3-5’
4- 5’
Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Gv HD học sinh khởi động.
- GV hướng dẫn chơi
Cho HS quan sát tranh
Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu
GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.
- GV hô - HS tập theo Gv.
- Gv quan sát, sửa sai cho HS.
- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. 
- Cho HS chơi thử và chơi chính thức. 
- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật
- GV hướng dẫn
- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.
- VN ôn các động tác đã học và chuẩn bị bài sau. 
Đội hình nhận lớp 
 - Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.
- Đội hình HS quan sát tranh
HS quan sát GV làm mẫu
- Đội hình tập luyện đồng loạt. 
ĐH tập luyện theo tổ
 GV 
-ĐH tập luyện theo cặp đôi
- Từng tổ lên thi đua - trình diễn 
€€€€ ------------
€€€€ ------------
 €
HS thực hiện thả lỏng
- ĐH kết thúc
Chiều thứ 3 ngày 17 tháng 11 năm 2020
Bài 54	 ươm ươp
 (2 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết vần ươm, vàn ươp; đánh vần, đọc đủng tiếng có các vần ươm, ưop.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ươm, vần ưop.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ủ ấm cho bà.
Viết đúng các vần ươm, ươp; các tiếng bươm bướm, quả mướp (trên bảng con).
ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: 2 bộ đồ chơi để 2 nhóm thi giúp thỏ chuyển cà rốt về kho.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1
KIỂM TRA BÀI CŨ: 1 HS đọc bài Quạ và chó (bài 53); 1 HS trả lời câu hỏi: Chó đã nghĩ ra kế gì để lấy được miếng mỡ từ mỏ quạ?
- Hs trả bài cũ
DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: vần ươm, ươp.
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần ươm
HS nhận biết: ươ - mờ - ươm. 
 Phân tích: vần ươm gồm âm ươ đứng trước, âm m đứng sau. 
Đánh vần: ươ - mờ - ươm / ươm.
HS nói: bươm bướm / bướm. Phân tích tiếng bướm.
 Đánh vần: bờ - ươm - bươm - sắc - bướm / bướm. 
 Đánh vần, đọc trơn: ươ - mờ - ươm / bờ - ươm - bươm / bờ - ươm - bươm - sắc - bướm / bươm bướm.
Dạy vần ươp (như vần ươm)
Đánh vần, đọc trơn: ươ - pờ - ươp / mờ - ươp - mươp - sắc - mướp / quả mướp.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ươm, ươp, 2 tiếng mới học: bướm, mướp.
 -HS đọc
 -HS phân tích
 -HS đánh vần
 -HS nói
 -HS đánh vần
 -HS đánh vần, đọc trơn
-HS thực hiện
-HS nói
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Giúp thỏ đem cà rốt về hai nhà kho cho đúng)
GV nêu YC: Giúp thỏ chuyển đúng cà rốt về kho vần ươm, kho vần ươp.
GV chỉ từng củ cà rốt, HS đọc: lượm, cườm,... Giải nghĩa: cườm (hạt nhỏ làm bằng thuỷ tinh, đá,... màu sắc đẹp, xâu thành chuồi để làm đồ trang sức).
HS làm bài trong VBT (dùng bút nối từng củ cà rốt về kho).
GV gắn 2 bộ đồ chơi lên bảng lớp, mời 2 HS thi chuyển nhanh cà rốt về kho, nói kết quả. / (Có thể chiếu lên bảng nội dung BT, 1 HS nói kết quả, GV dùng kĩ thuật vi tính chuyển giúp từng củ cà rốt về kho). / Cả lớp nhắc lại: Tiếng lượm có vần ươm... Tiếng ướp có vần ươp...
3.2. Tập .viết (bảng con - BT 4)
Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng vừa học: ươm, ươp, bướm, mướp.
Viết: ươm, ươp
-	1 HS đọc, nói cách viết vần ươm. / GV viết mẫu, hướng dẫn: Viết ươ trước, m
sau; các con chừ ư, ơ, m đều cao 2 li. / Làm tưong tự với vần ươp.
HS viết bảng con: ươm, ươp (2 lần).
c) Viết: bưóm, mướp (như mục b)
GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn. Chú ý: bướm - b cao 5 li, dấu sắc đặt trên ơ / mướp - m cao 2 li, p 4 li, dấu sắc đặt trên ơ.
HS viết bảng con: bươm bướm, (quả) mưóp.
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS đọc
-HS tìm, nêu kết quả
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS viết ở bảng con
-HS viết ở bảng con
Tiết 2
3.3.Tập đọc (BT 3)
GV chỉ hình, giới thiệu bài ủ ấm cho bà nói về tình cảm bà cháu.
GV đọc mẫu.
Luyện đọc từ ngữ: gió mùa, tấm nệm, tướp, ôm bà ngủ, thì thầm, bếp lửa, đỏ đượm.
Luyện đọc câu
GV: Bài có 6 câu.
GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Đọc liền 2 câu cuối.
Luyện đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu cuối) (cá nhân / từng cặp).
Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 3 câu); thi đọc cả bài.
g) Tìm hiếu bài đọc
HS đọc từ ngữ ở mỗi vế câu. / HS làm bài trên VBT.
1 HS đọc kết quả (GV dùng phấn / kĩ thuật vi tính nối các ý ưên bảng). / Cả lớp đọc: a - 2) Mẹ mua cho bà tấm nệm ấm. / b - 1) Mi ôm bà ngủ để ủ ấm cho bà.
GV: Theo em, khi được cháu ôm, ủ ấm, bà cảm thấy thế nào? (Bà cảm động vì cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết yêu thương bà).
GV: Em nghĩ gì về bạn Mi? (Bạn Mi rất yêu thương bà. / Mi rất ngoan, giàu tình cảm. / Mi rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, nghĩ ra sáng kiến ủ ấm cho bà).
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc từ ngữ
-HS luyện đọc câu
-HS thi đọc bài
-HS thực hiện làm bài trong vở BT
-HS đọc
4.	Củng cố, dặn dò
Toán (ôn)
Sáng thứ 4 ngày 18 tháng 11 năm 2020
Tiếng việt:
Bài 55	 an at
 (2 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết van an, at; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần an, at.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần an, vần at.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Giàn mướp.
Viết đilng các vần an, at; các tiếng bàn, (nhà) hát (trên bảng con).
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1
KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc lại bài Ủ ẩm cho bà (bài 54).
DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: vần an, at.
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần an
HS đọc: a, n, vần an. 
Phân tích vần an. 
 Đánh vần: a - nờ - an / an.
HS nói: bàn. 
Phân tích tiếng bàn. /
Đánh vần: bờ - an - ban - huyền - bàn / bàn. /
Đánh vần, đọc trơn: a - nờ - an / bờ - an - ban - huyền - bàn / bàn.
Dạy van at (như vần an)
Đánh vần, đọc trơn: a - tờ - at / hờ - at - hat - sắc - hát / nhà hát.
* Củng cổ: HS nói 2 vần mới học: an, at, 2 tiếng mới học: bàn, hát.
 -HS đọc
 -HS phân tích
 -HS đánh vần
 -HS nói
 -HS đánh vần
 -HS đánh vần, đọc trơn
-HS thực hiện
-HS nói
Luyện tập
3.1.	Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần an? Tiếng nào có vần at?)
-	HS (cá nhân, cả lớp) đọc tên từng sự vật: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ,...
-	HS làm bài nhóm đôi, tìm tiếng có vần an, vần at. / 2 HS cùng báo cáo kết quả. 
- GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng nhãn có vần an... Tiếng bát có vần at,...
-	HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần an (bán, đan, sàn, trán,...); vần at (cát, mát, ngát, nhạt,...).
3.2.	Tập viết (bảng con - BT 4)
a)	HS đọc các vần, tiếng vừa học: an, at, bàn, nhà hát.
b)	Tập viết vần an, at
-	1 HS đọc, nói cách viết vần an, at.
-	GV viết mẫu từng vần, hướng dẫn: vần an: viết a nối sang n, độ cao các chữ đều 2
li. / Vần at: viết a nối sang t, chữ t cao 3 li.
-	HS viết bảng con: an, at (2 - 3 lần).
c)	Tập viết: bàn, (nhà) hát (như mục b). Chú ý: bàn - chữ b cao 5 li, dấu huyền đặt trên a / hát - chữ h cao 5 li, t cao 3 li, dấu sắc đặt trên a. 
- HS viết bảng con: bàn, (nhà) hát.
-GV cùng Hs nhận xét
.
-HS đọc
-HS làm bài, báo cáo kết quả
-HS lắng nghe
-HS tìm, nêu kết quả
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS viết ở bảng con
-HS viết ở bảng con
Tiết 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
GV giới thiệu bài Tập đọc viết về giàn mướp nhà bạn Hà.
GV đọc mẫu.
Luyện đọc từ ngữ: giàn mướp, thơm ngát, lắm hôm, đếm nụ, khe khẽ hát, tụ họp, sớm ra quả.
Luyện đọc câu
GV: Bài đọc có 4 câu. GV chỉ chậm từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp).
Đọc tiếp nối từng câu (vài lần). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở các câu: Giàn mướp nhà Hà /vừa ra nụ đã thơm ngát. // Có lẽ nhờ thế /mà mùa hè năm đó, /giàn mướp sớm ra quả.
Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mồi đoạn 2 câu); thi đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc
GV nêu YC; cả lớp đọc từng ý.
HS làm bài trong VBT, đánh dấu V vào ô trống xác định ý đúng, ý sai.
1 HS báo cáo kết quả, GV giúp HS đánh dấu xác định ý đúng / sai trên bảng lớp, chốt đáp án. Cả lớp đọc: Ý a (Giàn mướp thơm ngát) - Đúng. / Ý b (Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe) - Đúng. / Ý c (Năm đó, giàn mướp chậm ra quả) - Sai.
* HS đọc lại 2 trang bài 55, đọc cả 7 vần vừa học trong tuần (chân trang 102).
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc từ ngữ
-HS luyện đọc câu
-HS thi đọc bài
-HS thực hiện làm bài trong vở BT
-HS đọc
4.	Củng cố, dặn dò
Toán: Bài 25. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.
Phát triến các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Các que tính, các chấm tròn.
Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS cỏ thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện. Chia sẻ trước lớp.
Lưu ý: Bài này trọng tâm là hướng dần cách tìm kết quả phép trừ. GV có thể nêu ra một vài phép trừ tương tự để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 2. Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thê dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
Lưu ỷ: Ớ bài này HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau (có thể nhẩm, có thể dùng chấm tròn, que tính, ngón tay, ...), GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính.
Bài 3	
Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.
Ví dụ: Có 3 miếng bánh. Chú chuột ăn mất 1 miếng bánh. Hỏi còn lại mấy miếng bánh? Phép tính tương ứng là: 3 - 1 = 2.
HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.
GV khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.
Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
 C. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản đế nhận biết về cách tìm kết quả phép trừ trong phạm vi 6, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép trừ hai số, HS có cơ hội được phát triến NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
Tự nhiên và xã hội:
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG ( tiết 2)
I.MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS sẽ 
- Nói với bạn những điều đã khám phá được về nơi mình sống (cảnh vật, Công việc, giao thông, lễ hội,...). 
- Nhận thức được công việc nào cũng cao quý, cũng đáng trân trọng 
- Nhận biết các tình huống giao thông có thể xảy ra và cách ứng xử trong những tình huống cụ thể 
- Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để đóng góp công sức cho cộng đống nơi em sống 
- Tôn trọng và giữ gìn những lễ hội truyền thống của địa phương, có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương, đất nước.
I CHUẨN BỊ 
- GV
+ Một số tranh ảnh về con người, giao thông, cảnh quan các vùng miền. 
+ Một số tranh ảnh và câu đố về công việc, nghề nghiệp. 
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về con người, cảnh vật, lễ hội nơi em sống 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 2 
Mở đầu: Mở đầu 
- GV yêu cầu HS nhớ lại và kể những việc em đã làm để đóng góp cho cộng đồng Hoạt động vận dụng GV có thể tổ chức cho HS trao đổi
 - GV hướng dẫn HS quan sát 2 tình huống trong SGK, thảo luận về mối tình huống và cách ứng xử trong mọi tình huống 
- Tổ chức HS thảo luận theo nhóm. 
- GV gợi ý để các nhóm thảo luận, đề xuất cách ứng xử của nhóm mình và tổ chức đóng vai thể hiện cách ứng xử đó.
Yêu cầu cần đạt: Thể hiện được cách ứng xử phù hợp với từng tình huống tự đánh giá cuối chủ đề: 
-GV hướng dẫn HS quan sát hình tự đánh giá cuối chủ đề và tổng kết những nội dung cơ bản của chủ để 
- GV hướng dẫn HS làm sản phẩm học tập như gợi ý ở hình hoặc tự sáng tạo nhân tổng k

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.docx