Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 1: Trên - Dưới; Phải - Trái; Trước - Sau; Ở giữa - Nguyễn Thị Duyên

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 1: Trên - Dưới; Phải - Trái; Trước - Sau; Ở giữa - Nguyễn Thị Duyên

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Xác định được các vị trị: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thể và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ.

- Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc xác định vị trí, sử dụng các từ ngữ, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: Chăm chỉ, cộng tác, chia sẻ với bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Laptop; bài giảng điện tử, tranh ảnh minh họa nội dung bài học

2. Học sinh: SGK toán, thiết bị điện tử kết nối internet

 

docx 3 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 5720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 1: Trên - Dưới; Phải - Trái; Trước - Sau; Ở giữa - Nguyễn Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
Bài 1: TRÊN - DƯỚI; PHẢI - TRÁI; TRƯỚC - SAU; Ở GIỮA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Xác định được các vị trị: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thể và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ.
- Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc xác định vị trí, sử dụng các từ ngữ, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: Chăm chỉ, cộng tác, chia sẻ với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Laptop; bài giảng điện tử, tranh ảnh minh họa nội dung bài học
2. Học sinh: SGK toán, thiết bị điện tử kết nối internet
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- GV giới thiệu: Học toán 1, chúng ta sẽ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch.
- Cho HS làm quen các bộ đồ dùng để học toán.
- GV hướng dẫn HS các hoạt động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu, 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- HS quan sát trang trong khung kiến thức và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
- HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh theo cách quan sát và cách diễn đạt của các em. 
- GV chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nhấn mạnh các thuật ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa.
Lưu ý: Để HS hứng thú , sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, GV có thể kể chuyện hoặc tạo bối cảnh cho tình huống bức tranh. Vì quan hệ vị trí có tính tương đối nên khi mô tả vị trí của đồ vật, sự vật, cần xác định rõ vị trí của đối tượng nào so với đối tượng nào.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. 
- HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm cô chia. 
- GV có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan đến bức tranh:
+ Kể tên những vật ở dưới gầm bàn.
+ Kể tên những vật ở trên mặt bàn.
+ Trên bàn có vật nào ở bên tay trái bạn gái?
+ Trên bàn có vật nào ở bên tay phải bạn gái?
- GV có thể hướng dẫn để HS thao tác: Lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì, 
Bài 2. 
- HS quan sát tranh và suy nghĩ cá nhân.
- GV đặt câu hỏi giúp HS sử dụng các từ “phải, trái ” để định hướng không gian. Ví dụ: Nếu muốn đi bộ về nhà, khi ra khỏi cổng trường em rẽ sang bên nào?
- Nhận xét, đánh giá.
 Bài 3. 
- GV nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn thực hiện
Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm ” cho HS hoạt động. Chẳng hạn: GV ( hoặc chủ trò) giơ tay phải nhưng hô thành: “Các em hãy giơ tay trái ”, HS giơ tay trái theo lời GV( hoặc chủ trò) nói, ai làm sai thì bị phạt.
- Nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng 
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
- Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?
-Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?
- GV chốt ý, liên hệ thực tế.
E. Củng cố, dặn dò
- GV nêu: Có rất nhiều quy tắc trong cuộc sống được xây dựng liên quan đến “phải – trái ”, khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự. Về nhà, các em tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải – trái ”.
- HS lắng nghe.
- HS làm quen các bộ đồ dùng để học toán
- Lắng nghe hướng dẫn.
- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.
- HS làm việc nhóm đôi.
- Hs các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây, 
- HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: Hộp bút ở trên mặt bàn, 
- HS sử dụng các từ: bên phải, bên trái để nói chỉ dẫn cho bạn nhỏ trong bức tranh muốn đến trường học thì rẽ sang bên nào, muốn đến bưu điện thì sẽ sang bên nào.
- HS nêu.
- HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào?
- HS quan sát tranh, suy nghĩ cá nhân.
- HS nêu ý kiến:
- Đi bên phải lề đường.
- Đi bên phải lề cầu thang.
- HS thực hiện lần lượt các động tác theo yêu cầu của bài toán dưới sự chỉ dẫn của GV.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- Nhận việc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_canh_dieu_bai_1_tren_duoi_phai_trai_truoc.docx