Giáo án Khối 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Khối 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS:

- Hiểu và nhớ lần lượt từng bước theo quy định của GV trong hoạt động học theo mỗi hình thức học tập cá nhân, cặp đôi, nhóm.

- Bước đầu biết cách sử dụng và bảo quản SGK. Thuộc tên gọi những đồ dùng được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động học toán : Bảng con, hình vuông vàng , chữ nhật, tam giác, tròn, khối lập phương, khối hộp chữ nhật,. Biết cách sử dụng đồ dùng như: Dán hình, dán thẻ, vào bảng con. Cách giơ bảng, Biết trân trọng giữ gìn sách vở và công cụ học tập.

- Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS:

 Năng lực giải quyết vấn đề, tham gia hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.

 Phẩm chất tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, Vở bài tập toán 1, Bộ đồ dùng Toán 1.

- HS: SGK, VBT, Bộ đồ dùng thực hành toán.

 

docx 29 trang yenhap123 4690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1.
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
______________________________________
TOÁN
Tiết 1: Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS:
- Hiểu và nhớ lần lượt từng bước theo quy định của GV trong hoạt động học theo mỗi hình thức học tập cá nhân, cặp đôi, nhóm. 
- Bước đầu biết cách sử dụng và bảo quản SGK. Thuộc tên gọi những đồ dùng được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động học toán : Bảng con, hình vuông vàng , chữ nhật, tam giác, tròn, khối lập phương, khối hộp chữ nhật,... Biết cách sử dụng đồ dùng như: Dán hình, dán thẻ, vào bảng con. Cách giơ bảng, Biết trân trọng giữ gìn sách vở và công cụ học tập.
- Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS: 
 Năng lực giải quyết vấn đề, tham gia hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
 Phẩm chất tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, Vở bài tập toán 1, Bộ đồ dùng Toán 1.
- HS: SGK, VBT, Bộ đồ dùng thực hành toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
1. Giới thiệu SGK, Bộ đồ dùng thực hành toán.
- Giới thiệu SGK. 
- G. thiệu Bộ đồ dùng thực hành toán.
2.Làm quen một số hoạt động trong giờ toán.
- Biết được các hoạt động học tập trong giờ học toán.
*Hoạt động cả lớp.
* GV giới thiệu bài, nêu nhiệm vụ, yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
 - GV giới thiệu sách toán, vở bài tập, cách trình bày một tiết học toán trong SGK, VBT các kí hiệu bài tập trong sách.
HS quan sát, nhắc lại.
* Hoạt động cả lớp.
-GV giới thiệu bộ đồ dùng. 
 - HS quan sát, lắng nghe .
 - GV nêu tác dụng của bộ đồ dùng thực hành và cách sử dụng và bảo quản.
*Hướng dẫn HS cách mở, sử dụng sách.
- GV giới thiệu một số các hoạt động trong giờ học toán: hoạt động học tập cá nhân, cả lớp, hoạt động nhóm đôi,. 
- HS chú ‎ý lắng nghe.
3. Thực hành.
a) Thực hành với đồ dùng học toán.
b) Thực hành các bước hoạt động học theo mỗi hình thức
4. Củng cố:
*HS nhắc lại theo lời GV giới thiệu để thuộc tên gọi những đồ dùng học toán thường xuyên được sử dụng: bảng con, que tính, hình vuông , ...
* HĐ cá nhân.
HS tập dán hình vuông (vàng), thẻ vào bảng con theo lệnh của GV.
- HS thực hành giơ bảng theo lệnh của GV. GV quy định và hướng dẫn HS cách cầm bảng, giơ bảng .
- HS kết hợp dán hình, thẻ vào bảng với giơ bảng cho đúng và đều.
- HS nhận biết và gọi tên hình: Hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
* HĐ nhóm 4.
- GV tạo những hoạt động đơn giản theo mỗi hình thức.
 - HS thực hành sao cho nhớ những quy định để hình thành nền nếp, biết cách phối hợp giữa các thành viên làm việc có hiệu quả, nhóm trưởng biết phân công điều hành,...
* HS thi cất sách , đồ dùng nhanh.
- GV hướng dẫn chuẩn bị giờ sau: Các số đến 10.
________________________________
TIẾNG VIỆT
Tiết 1, 2 : Bài 1: Làm quen
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Nói và đáp lại được lời chào hỏi, biết giới thiệu tên mình với thầy cô giáo và các bạn; nghe hiểu các hướng dẫn, yêu cầu, quy định của GV; biết giơ tay xin phát biểu, chờ đến lượt đươc phát biểu.
-Gọi tên, phân biệt được các đồ dùng, sách vở. 
-Ngồi đúng tư thế khi đọc, viết; cầm bút đúng cách.
-Tô, viết được nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải. 
-Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS: 
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: phát biểu ý kiến, hợp tác với thầy cô và các bạn trong lớp học. Phẩm chất trung thực và trách nhiệm và chăm chỉ.
II/ Chuẩn bị:
-GV: 1 vài bông hoa, máy chiếu, máy tính.
-HS: SGK, Vở bài tập, bút màu, giấy, 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: Khởi động.
MT: Tạo hứng thú- niềm vui.
 - Hát.
- Chơi trò chơi: Tên bạn là gì?
*HĐ cả lớp.
GV cùng HS hát 1 bài: Rửa mặt như mèo ( Cá vàng bơi/ Trời nắng- trời mưa )
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi: tên bạn là gì?
GV cầm 1 bông hoa nói: Tôi tên là Tuyết, còn bạn tên là gì? Sau đó tung bông hoa đến bất kì bạn HS nào trong lớp và HS đó nói theo mẫu. Cứ như thế nhiều bạn trong lớp cùng tham gia trò chơi.
HĐ2: Các hoạt động chính.	
1.Chào hỏi, làm quen với thầy cô và các bạn.
MT: Nói và đáp lại được lời chào hỏi, biết giới thiệu tên mình với thầy cô giáo và các bạn. 
Lưu ý: Người nói phải nhìn vào mặt người nghe, nét mặt vui vẻ, cử chỉ thân thiện. Người nghe phải chú ý lắng nghe, chờ bạn nói xong mới trả lời, nét mặt vui vẻ, cử chỉ thân thiện.
* HĐ cả lớp, nhóm.
-GV hướng dẫn HS chào cô khi cô giáo bước vào lớp.
HS thực hành 1- 2 lần.
-GV HD HS chào nhau. HS thực hành chào bạn trong nhóm đôi (1 người giới thiệu và hỏi- 1 người trả lời, sau đó đổi vai).
-GV lưu ý cử chỉ, tình cảm, nét mặt khi chào hỏi và làm quen.
2. Làm quen với đồ dùng, sách vở.
MT: Gọi tên, phân biệt được các đồ dùng, sách vở. 
* HĐ cả lớp, nhóm.
-GV giơ quyển SGK TV 1 và hỏi: 
Đây là cái gì? HS trả lời.
HS lấy SGK TV1 để lên bàn.
GV hỏi; SGK TV1 dùng để là gì? 
-GV giới thiệu quyển vở bài tập TV1; vở Tập viết; bảng; giẻ lau; phấn; bút chì, 
3. Làm quen với tư thế ngồi đọc, viết, cách cầm bút.
MT:Ngồi đúng tư thế khi đọc, viết; cầm bút đúng cách.
+ Tư thế ngồi đọc: Ngồi thẳng lưng, lưng dựa sát vào thành ghế phía sau, đầu hơi cúi, mắt cách trang sách khoảng 25- 30 cm, hai tay cầm nhẹ vào hai mép trái, phải của sách, hai chân để song song thoải mái.
* HĐ cả lớp, cá nhân.
-GV nêu tầm quan trọng của thư thế ngồi đọc đúng.
-GV làm mẫu và nói tư thế ngồi đọc đúng. 
HS thực hành ngồi đọc đúng tư thế. GV kiểm soát, uốn nắn, hướng dẫn cá nhân HS.
-Tương tự, GVHDHS tư thế ngồi viết đúng, cách cầm bút đúng.
HS thực hành. GV kiểm soát, uốn nắn, hướng dẫn cá nhân HS.
 	Tiết 2
4. Tập viết nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải.
MT: Tô, viết được nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải.
* Xác định vị trí ô li, dòng kẻ viết, dòng kẻ trên,dòng kẻ dưới.
* HĐ cả lớp, cá nhân.
*GV giới thiệu và cho HS làm quen với các ô vuông, các dòng kẻ ô li. 
 GV chỉ vào các ô vuông, các đường kẻ li: HS nhắc lại: ô vuông 1; ô vuông 2; đường kẻ ngang 1; đường kẻ dọc 1, 
* GT nét thẳng, nét ngang, nét xiên phải, nét xiên trái.
*GV chiếu tranh trong vở TV1/1 trang 4. Gợi ý cho HS đi tìm các vật xung quanh có hình dáng của các nét chữ. 
* Tập viết các nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải vào bảng con. 
 HĐ cả lớp, cá nhân.
*GV hướng dẫn HS tập viết nét thẳng. 
-GV treo bảng phụ và giới thiệu nét thẳng (độ cao; tọa độ; giao điểm; và điểm dừng bút).
-GV viết mẫu theo các điểm tọa độ.
-GV viết mẫu trên bảng con, HS quan sát.
-HS dùng ngón tay trỏ viết lên không trung/ lên mặt bàn.
-HS viết bảng con.
-GV hỗ trợ, uốn nắn HS trong quá trình viết. 
-GV nhận xét.
 Làm tương tự với các nét còn lại.
*Viết vào vở Tập viết.
 *HĐ cả lớp, cá nhân.
*GV cho HS chỉ vào từng nét và đọc: nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải.
HS tô, viết vào vở TV1/1- trang 4.
-GV quan sát, hỗ trợ những HS khi gặp khó khăn hoặc chưa viết đúng cách.
-GV nhận xét một số bài của 1 số HS, sửa lỗi sai phổ biến.
HĐ3: Củng cố.
-GV hướng dẫn HS luyện tập chào hỏi các thầy cô giáo, các cô chú nhân viên trong trường.
-GV chỉ bảng cho HS đọc tên các nét chữ vừa học. Khuyến khích HS tiếp tục tìm các nét chữ ấn trong tranh vẽ/ đồ vật xung quanh, kể trao đổi với người thân về công dụng của các đồ dùng học tập và cách giữ gìn chúng.
-GV nhận xét giờ học.
________________________________________________________________________
Buổi chiều: MĨ THUẬT, GDTC, TIẾNG ANH
(GV chuyên dạy)
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
TIẾNG VIỆT
Tiết 3, 4: Bài 2: a, b, c, d, đ, e
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS:
-Nhận biết được các chữ cái in thường a, b, c, d, đ, e và in hoa A, B, C, D, Đ, E.
-Tô, viết được các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu.
-Góp phần hình thành và phát triển cho HS:
Năng lực: quan sát, nhận và suy đoán nội dung tranh minh họa (nhận biết các sự vật có hình dạng tương tự các chữ G, H, I, K, L, M).
Phẩm chất: chăm chỉ.
II/ Chuẩn bị:
-GV: Bộ chữ Học vần. Bộ thẻ chữ cái in hoa: A; B; C; D; Đ; E. Tranh của bài tập Tìm chữ cái; Mẫu nét cơ bản (nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu). Vở bài tập.
-HS: Bộ chữ học vần ( đồ dùng cho HS),SGK, VBTT1/1 vở TV1/1 bút chì, bảng, phấn, giẻ lau.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Tiết 3
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: Khởi động.
MT: Tạo hứng thú- kết nối kiến thức.
*HĐ nhóm
-GV tổ chức trò chơi “ Thi kể nhanh tên” HS thi kể nhanh tên các thầy cô giáo, bạn trong lớp theo hình thức nối tiếp. HS chia thành 2 đội, mỗi đội có 1 phút để kể. Đội nào kể được nghiều hơn là thắng cuộc. 
- GV giới thiệu bài: 
 GV ghi lên bảng:
a
b
C
d
đ
e
A
B
C
D
Đ
E
GV chỉ cho HS đọc các chữ cái trên.
 -HS đọc cá nhân, đồng thanh các chữ cái in thường, in hoa theo đúng thứ tự đã ghi bảng.
HĐ 2: Hoạt động chính:
1. Tìm chữ cái trong tranh.
+MT: Học sinh nhớ lại hình dáng các chữ cái, nhận ra hình dáng của chúng trong các đồ vật xung quanh.
. 
 *HĐ cá nhân, nhóm.
-GV yêu cầu HS mở SGK tr12, quan sát tranh. GV đồng thời treo bức tranh lên bảng lớp. HS quan sát tranh.
-GV tổ chức trò chơi Chữ cái trốn ở đâu?
-HS lên bảng, vừa chỉ vừa nêu tên 6 chữ cái đang ẩn nấp trong căn bếp kì diệu.
-Nhiều HS lên bảng vừa chỉ vừa nêu tên chữ.
 ( HS có thể dùng vở bài tập trong vở bài tập TV1- bài tập 1).
2: Giới thiệu nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu.
MT: Nắm được hình dáng các nét cơ bản.
 *HĐ cả lớp.
- GV chiếu bức tranh trong vở TV1/1, trang 5 và nói. Ẩn trong các vật xung quanh chúng ta có hình dáng của các nét chữ: giới thiệu nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu. 
- GV chỉ cho HS đọc các nét
- GV cho HS tạo hình các nét bằng các ngón tay.
3: Tập viết nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu 
MT: Tô, viết được nét nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu 
+Nét móc ngược có độ cao 2 li, độ rộng 1 li. GV chấm 3 điểm tọa độ; giao điểm của đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2, điểm giữa đường cong của nét móc ngược, giao điểm của ĐK ngang 2 và đK dọc 3 .
 *HĐ cá nhân, cả lớp.
- GV hướng dẫn HS tập viết nét móc ngược.
GV viết mẫu theo điểm tọa độ.
+ GV viết mẫu trên bảng con, chú ý chấm nhẹ điểm tọa độ trước khi viết. HS quan sát.
+ HS dùng ngón trỏ viết nét chữ lên không trung/ lên mặt bàn cho định hình trong trí nhớ.
+ GV hỗ trợ, uốn nắn HS trong quá trình vẽ.
Thực hiện tương tự với các nét còn lại.
+ Tổ chức cho HS viết bảng con.
 Tiết 4
4: Tìm và đọc chữ cái theo cặp in thường – in hoa.
+MT: Học sinh đọc được các chữ cái rời trong các thẻ chữ và tìm được các chữ cái ở̉ cả dạng in thường và in hoa ứng với các âm. Tương tác thầy – trò và tương tác trò – trò.
* Chữ cái in thường:
a
b
c
d
đ
e
* Chữ cái in hoa: 
A
B
C
D
Đ
E
* Bài đồng dao:
VD: Chữ ă, â.
Chữ a đội vầng trăng
Thoắt cái, thanh chữ ă.
Bn ngày, trăng đâu nhỉ
Đội nón, thành â ngay!...
 Chữ e, ê.
Như sợi dây vắt chéo
Chữ e dễ thương ghê
Thêm mũ, e thành ê
Đi cạnh nhau,vui quá!
 *HĐ cá nhân, cả lớp.
* Chữ cái in thường:
- GV cho HS đọc các chữ cái: 
a
b
c
D
đ
e
- HS lấy rồi đặt các chữ cái lên bàn.
- GV đọc tên chữ.
- HS lấy nhanh chữ cô vừa đọc.
- GV quan sát, nhận xét. 
* Chữ cái in hoa: 
A
B
C
D
Đ
E
- GV chia nhóm 4, phát thẻ chữ hoa cho các nhóm, HDHS thực hành.
- GVQS, hướng dẫn
- GV chỉ bảng các chữ in hoa không theo thứ tự - HS đọc.
- GV giơ chữ thường và chữ hoa lần lượt với từng chữ - HS các nhóm tìm và giơ theo.
- Cho các nhóm tìm nhanh các cặp sinh đôi – Các nhóm thi đua tìm nhanh, tìm đúng.
- GV+ HS nhận xét.
*Tổ chức cho HS học thuộc những bài vè, đồng dao ngắn về các chữ.
5: Viết vào vở Tập viết móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu vào vở tập viết. 	
MT: Tập tô và viết các nét cơ bản nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu .
- GVHDHS tô, viết các nét trong vở Tập viết, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- HS tô, viết vào vở TV1/1 tr5: nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu. 
-GV quan sát, hỗ trợ những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
-GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
-GV ghi bảng cho HS đọc các chữ cái và nét.
7.Củng cố.
-GV chỉ bảng cho HS đọc các chữ cái, các nét (không theo thứ tự).
-HD HS tiếp tục tìm chữ cái, các nét chữ ẩn trong các đồ vật xung quanh. Timfvaf hát các bài hát về chữ cái, đọc các bài đồng dao về chữ cái.
-GV:Nhận xét tiết học và củng cố kiến thức.
____________________________________
ĐẠO ĐỨC
	Tiết 1:	Bài 1: Trường học mới của tôi ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Nêu được những hoạt động mới của HS trong trường.
-Thể hiện được tình cảm yêu quý trường học qua những việc làm cụ thể (giữ gìn trường, lớp sạch đẹp).
-Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS: 
 Năng lực tìm hiểu và tham gia các HĐ xã hội.
 Phẩm chất trách nhiệm, qua việc thực hiện được một số hoạt động chung theo nội quy của trường, lớp.
II/ Chuẩn bị:
-GV: Phiếu học tập, phiếu đánh giá.
-HS: SGK, Vở bài tập, bút màu, giấy, 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1: Khởi động.
1/Chia sẻ cảm nhận.
-MT: HS nêu được những cảm nhận trong ngày đầu đến trường và kể được một số khu vực chức năng trong trường.
-KL: Trường học là nơi chúng ta cùng học, cùng chơi. Trong trường có rất nhiều khu vực khác nhau như: Lớp học, phòng học, phòng làm việc, phòng y tế, khu vực vệ sinh, 
 *HĐ cả lớp, cá nhân.
*GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
-Nêu cảm nhận của em về ngày đầu tiên đến trường.
-Trường học mới của em như thế nào?
-Kể tên những khu vực, phòng học, phòng làm việc của trường mà em biết?
* GV gọi một số HS lên chia sẻ cảm nhận và mô tả cảnh quan trường học của mình.
*GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- GV phổ biến cách chơi.
- HS tham gia chơi ( 2đội- mỗi đội có 5 HS)
- Đánh giá đội thắng, thua và nhận xét phần tham gia của HS.
- GV kết luận.
*Hoạt động 2: Kiến tạo tri thức mới.
2/ Tìm hiểu những việc cần làm khi tham gia hoạt động ở trường học mới.
-MT: HS nêu được những việc cần làm khi tham gia các hoạt động ở trường học mới.
KL: 
-Trong trường học có rất nhiều hoạt động mới mà chúng ta phải làm quen như: Chào hỏi thầy cô; làm quen với bạn mới; học tập theo tiết học; đi học đều và đúng giờ; trồng và chăm sóc cây, ..
-Chúng ta cần làm tốt công việc của mình: đi học đều và đúng giờ; xếp hàng khi vào lớp; chào hỏi thầy cô, giup đỡ bạn bè; hăng hái phát biểu ý kiến trong giờ học.
 *HĐ cả lớp, cá nhân, nhóm.
*GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK Đạo đức 1 ( trang 6- 7) và nêu việc làm của các bạn trong tranh.
*GV mời 1- 2 HS trả lời.
*GV nhận xét và kết luận nội dung tranh:
Trong tranh có: 
-Hai bạn HS chào cô giáo.
-Hai bạn HS chào hỏi nhau.
-1 bạn HS lớp (trên ) giới thiệu cho 1 HS lớp mới về khu vực lớp học. Các bạn HS kê bàn ghế, sắp xếp chỗ chuẩn bị cho lễ khai giảng.
*GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Những việc em cần làm ở trường.
*GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung góp ý.
* GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập.
3.Sắm vai, xử lí tình huống.
- MT: HS ứng xử phù hợp khi gặp khó khăn trong môi trường học tập mới.
- KL: Ở trường học mới, chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết những điều đó chúng ta có thể: cùng bạn học tập, vui chơi; chia sẻ với thầy cô giáo, nhờ sự giúp đỡ từ người lớn.
*GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí tình huống ( mỗi nhóm xử lí 1 tình huống).
- T.huống 1: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Na đang làm gì? Nếu là Na, em sẽ làm gì?
- T.huống 2: Chuyện gì đang xảy ra với Bin? Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
- T.huống 3: Chuyện gì xảy ra với Cốm? Nếu là Cốm, em sẽ làm gì?
* GV tổ chức cho các nhóm sắm vai xử lí tình huống. Các nhóm khác quan sát, góp ý. Nêu cách xử lí khác ( nếu có)
* GV nhận xét và tổng kết.
*Nhận xét, củng cố.
GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết 2.
_______________________________________
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Tiết 2: Em và mái trường mến yêu ( T1)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Tự giới thiệu ( Họ tên, tuổi, sở thích, ), và mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân.
- Làm quen với các bạn mới.
- GD HS yêu mến bạn bè, trường lớp.
 Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS:
-Năng lực tự nhận thức bản thân thông qua việc xác định được 1 số điểm trên cơ thể.
-Phẩm chất nhân ái thể hiện qua tôn trọng sự khác biệt của mọi người; hào hứng học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Máy tính, loa .
- HS: Kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến chủ đề.Vở bài tập HĐTN.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
Nội dung
Hoạt động của GV + học sinh
HĐ1: Khởi động.
Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài.
* HS hát bài “Ngày đầu tiên đi học”.
GV - Giới thiệu bài
HĐ2: Nghe và hát bài: “Chào người bạn mới đến”.
MT: HS nghe và hát bài “Chào người bạn mới đến” làm quen với các bạn mới
- Chốt : Khi có thêm một người bạn mới, chúng ta có thêm một niềm vui. Chúng ta cần làm quen với bạn để trở thành bạn bè thân thiết của nhau.
*GV mở bài hát “Chào người bạn mới đến”
 cho HS nghe bài hát.
- HS vừa hát theo vừa vận động theo nhịp bài hát.
- Tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi theo câu hỏi.
+ Bài hát kể về điều gì? (Các bạn mới đến gặp nhau, chào nhau, )
+ Cảm xúc của em khi nghe bài hát này? (thích, hay, vui, )
+ Em thấy thế nào khi có thêm một người bạn mới? (Góp thêm một niềm vui; thích vì có nhiều bạn bè, )
+ Khi muốn làm quen với người bạn mới, em sẽ làm gì? (chào, hỏi tên, tuổi, ).
- HS trao đổi – phát biểu trước lớp.
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
Liên hệ: 
 Em cảm thấy thế nào khi có thêm bạn mới? 
- HS TL câu hỏi liên hệ.
HĐ3: Giới thiệu về bản thân.
MT: HS biết tự giới thiệu về bản thân ( Họ tên, tuổi, sở thích, ), và mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân.
Tổng kết: Mỗi người có một cái tên riêng. Ngoài ra còn có những bí danh đáng yêu khác liên quan đến hình dáng, tính tình, sở thích, Song chúng ta cần yêu mến bạn bè và tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.
* GV đọc yêu cầu 2 trong SGK trang 7 cho HS nghe.
- HS hoạt động nhóm đôi, giới thiệu về bản thân theo các gợi ý.
- Tên của em là gì?
- Năm nay em bao nhiêu tuổi?
- Nêu vài đặc điểm về hình dáng, khuôn mặt như thế nào?
- Sở thích của em là gì?
Hỏi thêm: 
- Em có biết ý nghĩa tên gọi của em là gì không ?
- Em có cảm giác như thế nào khi ai đó không gọi đúng tên mình?
- Một số HS giới thiệu về mình trước lớp .
- GV hỏi thêm một số câu hỏi.
- HS làm bài tập trong vở bài tập
- GV nhận xét tổng kết hoạt động.
HĐ 4.Củng cố.
* GV nhận xét, củng cố kiến thức.
- Nhắc HS chuẩn bị giờ sau: Bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng.
________________________________________________________________________
Buổi chiều:
TOÁN
Tiết 2: Đếm đến 10
I. Mục tiêu: Sau tiết học,HS: 
- Biết đếm thành thạo một nhóm đồ vật có đến 10 đồ vật . Xác định được đối tượng cần đếm.
- Thuộc thứ tự đếm đến 10. Đếm không bỏ sót và không lặp lại. Biết trả lời câu hỏi: “Có bao nhiêu?” 
- Góp phần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực: Biết sử dụng công cụ học, biết quan sát nhóm đồ vật, .
 Phẩm chất: tập trung chú ‎ý, lắng nghe có ý thức.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Máy tính, máy chiếu, mô hình số.
+ HS: Bộ đồ dùng thực hành Toán .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
HĐ1: Khởi động.
*TLCH: “Có bao nhiêu?”
MT: Tạo động cơ, hứng thú cho HS.
 *HĐ cả lớp.
-GV nêu câu hỏi- HSTL- NX .
+ Phòng học của lớp mình có bao nhiêu cửa sổ? có bao nhiêu cái quạt ? 
+ Em làm gì để biết được phòng học của lớp mình có cửa sổ?
- Tương tự khởi động với các câu hỏi khác, để GV hướng HS tới nhận biết vấn đề muốn biết “ Có bao nhiêu . ” thì phải “đếm”
* Giới thiệu bài.
 HĐ 2: Khám phá.
MT: Biết đếm thành thạo một nhóm đồ vật có đến 10 đồ vật . Xác định được đối tượng cần đếm. Biết trả lời câu hỏi: “Có bao nhiêu?” 
*Quan sát tranh và nghe cô giáo đọc thơ.
Có năm chú khỉ trên cây cao.
* GV chiếu tranh- HS quan sát kĩ con voi tự đếm và TL từng CH.
- HS đếm đến 4
 Con voi có bao nhiêu cái vòi? 
 Con voi có bao nhiêu cái tai?
 Con voi có bao nhiêu cái chân?
Có bao nhiêu bó mía cạnh con voi ?
- Đếm đến 10.
Bao nhiêu chú khỉ trên cây cao?
 .
- GV theo dõi xem HS nào biết đếm và giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Lần lượt bốn HS đếm số vòi, số tai, số bó mía,,số chân voi trước lớp .( yêu cầu đếm hết không bỏ sót, không lặp lại)
- HS cùng GV nhận xét. xác nhận kết quả đúng bằng cách GV đọc 4 câu đầu kết hợp chỉ trên tranh và đếm – HS nghe
* HS nghe GV đọc tiếp bài thơ vui.
- HS tự đếm và trả lời câu hỏi trong bài thơ.
- GV viên quan sát giúp đỡ tiếp những HS còn lúng túng.
- Lần lượt sau HS đếm và TLCH- HS khác nhận xét đúng sai.
- GV lưu ý HS đếm không bỏ sót và không lặp lại.
-GV xác nhận kết quả đúng.
 HĐ 3: Luyện tập .
MT: Thuộc thứ tự đếm đến 10. Đếm không bỏ sót và không lặp lại. Biết trả lời câu hỏi: “Có bao nhiêu?”
* HS làm việc theo cặp đọc các số đếm đến 10 đúng thứ tự. Mỗi cặp một HS này đọc - HS kia theo dõi
và ngược lại.
- HS làm việc cá nhân, mở bộ đồ dùng, nghe GV đọc câu hỏi và yêu cầu.
 Đếm và trả lời câu hỏi “ có bao nhiêu: Hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán của em?” .. 
- HS tự đếm thành lời- TLCH
-HS trình bày trước lớp. HS khác nhận xét.
- GV xác nhận kết quả đúng khen các HS học tốt.
HĐ 4: Củng cố.
* Hệ thống nội dung bài học- NX giờ học.
- GV hướng dẫn chuẩn bị giờ sau: Số 1, số 2, số 3.
_______________________________________________________
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
Tiết 1: Bài 1: Gia đình em (T1)
I/ Mục tiêu: Sau tiết học, HS:
-Học sinh hiểu thế nào là gia đình. Gia đình là tổ ấm của của em, nơi đó có ông bà, cha mẹ những người thân yêu nhất của mình. 
-Sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình.
-Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.
- Góp phần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực: điều chỉnh hành vi: biết yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ người thân.
 Phẩm chất tinh thần trách nhiệm.
II/ Chuẩn bị:
1/GV: 1 số bông hoa.
2/ HS: Hình ảnh (ảnh chụp) về gia đình HS.
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: HĐ khởi động.
1.Hãy kể về gia đình của mình.
MT: Kết nối kiến thức
Kết luận: Gia đình thường có ông bà, cha mẹ và con cái.
-1 số HS xung phong kể về gia đình của mình (tên, thứ bậc, mối quan hệ của mọi người trong gia đình, công việc, sở thích, )
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài “Gia đình em”
*Hoạt động 2: Khám phá.
MT: Học sinh hiểu thế nào là gia đình. Gia đình là tổ ấm của của em, nơi đó có ông bà, cha mẹ những người thân yêu nhất của mình.
a) Quan sát và khai thác nội dung hình.
 1a) Quan sát và khai thác nội dung hình 1.
ND tranh 1:
Gia đình ở hình 1 có bố, mẹ, và hai con;
+ Bố đang tập xe đạp cho chị, mẹ đang chơi cùng em bé;
+Em bé cùng mẹ đang nhìn chị đi xe đạp và reo mừng.
+ Gia đình ở hình 1 có bố, mẹ, và hai con;
+ Bố đang tập xe đạp cho chị, mẹ đang chơi cùng em bé;
+Em bé cùng mẹ đang nhìn chị đi xe đạp và reo mừng.
Chốt tranh 1: Trong gia đình có ba , mẹ, chị và em. Ba, mẹ rất quan tâm và chăm sóc hai chị em.
- GV cho từng cặp HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi: Gia đình các bạn trong hình có những ai? Họ đang làm gì?
-HĐ cả lớp:
Mời đại diện một số cặp đôi lên trình bày.;
 - GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. Đặt thêm câu hỏi để khai thác những biểu đạt tình cảm của các thành viên trong gia đình như:
Vẻ mặt và lời nói của bạn gái tỏ ra lo sợ hay vui thích?
Vẻ mặt của bố nghiêm trang hay chăm chú?
Vẻ mặt và tiếng reo của bé biểu hiện sự thích thú hay sợ hãi?
b) Quan sát và khai thác nội dung hình 2.
ND tranh 2: + Gia đình trong hình có ông, bà, bố, mẹ, con trai và con gái;
+ Mẹ đang chải tóc cho con gái; bà đang đọc truyện cho cháu trai; bố đang mời bà uống nước (hoặc đưa cốc nước cho bà); ông đang trò chuyện với cháu gái.
Chốt tranh 2: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em là những người thân trong gia đình. Mọi người trong gia đình yêu thương và chăm sóc nhau.
*Hoạt động nhóm 4:
- GV cho HS làm việc theo nhóm: quan sát hình 2, trả lời câu hỏi: Gia đình các bạn trong hình có những ai? Mọi người đang làm gì?
 HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày.
 GV đưa ra một số câu hỏi mở rộng:
+ Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhua như thế nào?
+ Chi tiết nào trong hình chứng tỏ cháu trai rất yêu quý, gần gũi với bà? (tựa và ôm tay bà).
+ Việc làm và vẻ mặt của bố thể hiện điều gì? (bố quan tâm, chăm sóc bà)
+ Việc làm và vẻ mặt của mẹ biểu hiện điều gì? (mẹ rất yêu thương và chăm sóc con)
+ Tình cảm của ông 
c) Liên hệ gia đình của mình: Trò chơi giai điệu yêu thương:
MT: Sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình.
-Kết luận và giáo dục HS về nhà hãy thể hiện những hoạt động để bày tỏ tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình. Chuẩn bị các hình ảnh về gia đình của mình để chuẩn bị cho tiết sau.
-Trò chơi giai điệu yêu thương: GV bật bài hát cho HS chuyền bông hoa. Khi nhạc dừng, bông hoa được chuyền đến tay bạn nào thì bạn đó đứng lên kể về gia đình của mình.
- HS lắng nghe.	
- GV kết luận và giáo dục HS.
* GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo Bài 1: Gia đình em (T2)
___________________________________________
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập các âm: a, b, c, d, đ, e
________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
TIẾNG VIỆT
Tiết 5, 6: Bài 3: g, h, i, k, l, m
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS:	
-Nhận biết được các chữ cái in thường g, h, i, k, l, m và in hoa G, H, I, K, L, M.Luyện đọc các chữ cái: G, H, I, K, L, M.
-Tô, viết được nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín
-Góp phần hình thành và phát triển cho HS:
Năng lực: quan sát, nhận và suy đoán nội dung tranh minh họa (nhận biết các sự vật có hình dạng tương tự các chữ G, H, I, K, L, M).
Phẩm chất: chăm chỉ.
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Bộ thẻ chữ cái in hoa: G, H, I, K, L, M
Tranh của bài tập Tìm chữ cái ( SGK tr14).
Mẫu nét cơ bản: nét cong phải, nét cong trái, nét cong kín.
-HS: SGK, vở bài tập, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
	Tiết 5
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: Khởi động.
MT: Tạo hứng thú- kết nối kiến thức.
- GV tổ chức trò chơi “ Thi kể nhanh” các chữ cái ở bài học trước.
- GV giới thiệu bài: 
 GV ghi lên bảng:
 g h i k l m
G H I K L M
HS đọc cá nhân, đồng thanh các chữ cái in thường, in hoa theo đúng thứ tự đã ghi bảng.
HĐ 2: Hoạt động chính:
1. Tìm chữ cái trong tranh.
MT: Nhận biết được các chữ cái in thường g, h, i, k, l, m và in hoa G, H, I, K, L, M. 
GV yêu cầu HS mở SGK tr14, quan sát tranh. GV đồng thời treo bức tranh lên bảng lớp.
GV tổ chức trò chơi Chữ cái trốn ở đâu?
HS lên bảng, vừa chỉ vừa nêu tên chữ.
+ Chỉ vào cái móc áo nói chữ g
+ Chỉ vào cái ghế nói chữ h
+ Chỉ vào ngọn nến nói chữ i
+ Chỉ vào cái rèm cửa nói chữ k
+ Chỉ vào cái thước kẻ nói chữ l
+ Chỉ vào hai quả núi trong bức tranh treo tường nói chữ m.
2: Giới thiệu nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín.
MT: Nắm được hình dáng các nét cơ bản.
- GV giới thiệu nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín.
- GV chỉ cho HS đọc các nét
- GV cho HS tạo hình các nét bằng các ngón tay
3: Tập viết nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín .
MT: Tô, viết được nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín.
+ Nét cong trái có độ cao 2 li, độ rộng 1 li rưỡi. GV chấm 3 điểm tọa độ: ( 1 ) điểm nằm dưới ĐK ngang 3 một chút, ( 2 ) điểm nằm giữa đường cong của nét cong trái, ( 3 ) điểm nằm giữa ĐK ngang 1 và ĐK dọc 2.
- GV hướng dẫn HS tập viết nét cong trái.
GV viết mẫu theo điểm tọa độ.
+ GV viết mẫu trên bảng con, chú ý chấm nhẹ điểm tọa độ trước khi viết. HS quan sát.
+ HS dùng ngón trỏ viết nét chữ lên không trung/ lên mặt bàn cho định hình trong trí nhớ.
+ GV hỗ trợ, uốn nắn HS trong quá trình vẽ.
Thực hiện tương tự với nét cong phải, nét cong kín.
 Tiết 6
4: Tìm và đọc chữ cái theo cặp in thường – in hoa.
MT: Luyện đọc các chữ cái in thường g, h, i, k, l, m và in hoa G, H, I, K, L, M
g
h
i
k
l
m
G
H
I
K
L
M
* Chữ cái in thường:
- GV cho HS đọc các chữ cái: g, h, i, k, l, m 
- HS lấy rồi đặt các chữ cái lên bàn.
- GV đọc tên chữ.
- HS lấy nhanh chữ cô vừa đọc.
- GV quan sát, nhận xét. 
* Chữ cái in hoa: G, H, I, K, L, M
- GV chia nhóm 4, phát thẻ chữ hoa cho các nhóm, HDHS thực hành.
- GVQS, hướng dẫn
- GV chỉ bảng các chữ in hoa không theo thứ tự - HS đọc.
- GV giơ chữ thường và chữ hoa lần lượt với từng chữ - HS các nhóm tìm và giơ theo.
- Cho các nhóm tìm nhanh các cặp sinh đôi – Các nhóm thi đua tìm nhanh, tìm đúng.
- GV+ HS nhận xét.
5: Tạo hình chữ bằng hành động của cơ thể.
MT: biết tạo hình bằng hành động của cơ thể các chữ cái.
- GV vừa làm mẫu vừa tạo hình chữ I vừa hỏi: Đố các em biết cô đang tạo hình chữ gì?
- GV giới thiệu tranh SGK.
- HS mở SGK tr15. HS nêu tên các chữ cái được các bạn nhỏ tạo hình bằng hành động cơ thể: G, H, I. K, L, M.
- HS chơi trò chơi Tập thể dục chữ cái ( cá nhân, nhóm).
6: Viết vào vở Tập viết
 ( trang 6).	
MT: Tập tô và viết các nét cơ bản.
- GVHDHS tô, viết các nét trong vở Tập viết, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- HS tô, viết vào vở TV1/1 tr6: nét cong phải, nét cong trái, nét cong kín.
GV quan sát, hỗ trợ những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
GV ghi bảng cho HS đọc các chữ cái và nét.
7.Củng cố.
Nhận xét tiết học và củng cố kiến thức.
_______________________________
TOÁN
Tiết 3: Số 1, số 2, số 3
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS:
- Nhận biết được số lượng của nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật và những số lượng đó được biểu thị bằng chữ số 1, chữ số 2, chữ số 3.
- Đọc, viết được các số 1, 2, 3. Lấy được một số lượng 1 hoặc 2 hoặc 3 đồ vật.
- Góp phần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực tự chủ và tự học ( biết sử dụng công cụ học, biết quan sát nhóm đồ vật, .)
 Phẩm chấ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_1_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_ban_dep.docx