Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022

TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ :

TRANG TRÍ CÂY TRI ÂN

I. Yêu cầu cần đạt

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết một hình thức thể hiện tình cảm của bản thân để tỏ lòng biết ơn thầy cô, đó là trang trí Cây tri ân bằng những bông hoa, tấm bưu thiếp tự làm với những lời hay, ý đẹp về thầy cô.

 - Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 là để tri ân thầy cô giáo

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ , biết bảo vệ cây xanh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

 

docx 10 trang chienthang2kz 13/08/2022 4500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 12( Từ 29/11 đến 3/12/2021)
THỨ
BUỔI
TIẾT
Môn
Đồ dùng dạy học
Hai (29/11)
Sáng
1
HĐTN
Trang trí cây tri ân
2
Tiếng Việt
Bài 58: ăn, ăt
3
Tiếng Việt
Bài 58: ăn, ăt
4
Toán
Phép trừ trong phạm vi 6(tt) t1
Chiều
1
Đạo đức
Em tự giác làm việc của mình
2
Tiếng Việt
Luyện viết
3
T/C TV
Ôn tập
Ba (30/11)
Sáng
1
HĐTN
Biết ơn thầy cô
2
Tiếng Việt
Bài 59: ân, ât
3
Âm nhạc
Gvbm
4
Tiếng Việt
Bài 59: ân, ât
Chiều
1
T/C TV
Ôn tập
2
GDTC
Tư thế vận động của tay
3
T/C Toán
Ôn tập
Tư(1/12)
Sáng
1
Tiếng Việt
Bài 60:en, et
2
Tiếng Việt
Bài 60:en, et
3
GDTC
Tư thế vận động của tay
4
Toán
Phép trừ trong phạm vi 6(tt) t2
Chiều
1
T/C Toán
Ôn tập
2
T/C TV
Ôn tập
3
TNXH
Thực hành quan sát cuộc sống xung quanh trường
Năm (2/12)
Sáng
1
Toán
Luyện tập
2
Tiếng Việt
Bài 61:ên, êt
3
Tiếng Việt
Bài 61:ên, êt
4
TNXH
Thực hành quan sát cuộc sống xung quanh trường
Chiều
1
T/C Toán
Ôn tập
2
Tiếng Việt
Luyện viết
3
T/C TV
Ôn tập
Sáu (3/12)
Sáng
1
Tiếng Việt
Kể chuyện sư tử và chuột nhắt
2
Tiếng Việt
Bài 57: ôn tập
3
Mĩ thuật
gvbm
4
T/C Toán
Ôn tập
5
HĐTN
Em và các bạn làm gì để biết ơn thầy cô
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2021
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
TRANG TRÍ CÂY TRI ÂN
I. Yêu cầu cần đạt
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết nội dung chủ điểm.	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Biết một hình thức thể hiện tình cảm của bản thân để tỏ lòng biết ơn thầy cô, đó là trang trí Cây tri ân bằng những bông hoa, tấm bưu thiếp tự làm với những lời hay, ý đẹp về thầy cô.
 - Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 là để tri ân thầy cô giáo
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ , biết bảo vệ cây xanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường tổ chức cho HS trang trí Cây tri ân theo gợi ý dưới đây: 
- Mỗi khối lớp chuẩn bị 1 Cây tri ân, có thể là cây thật chậu cây cảnh) hoặc bức
tranh vẽ cây gắn trên bảng phụ (như SGK). 
– Mỗi HS mang những tấm thiếp, bài thơ, bài văn, lời chúc tốt đẹp dành tặng
thầy cô đã chuẩn bị sẵn để gắn lên Cây tri ân của khối lớp mình. 
- HS tham quan Cây tri ân của của các khối lớp (tổ chức theo kĩ thuật phòng tranh): Mỗi khối lớp cử một số bạn giới thiệu về Cây tri ân của khối lớp mình với các bạn, những HS còn lại đi quan sát, học tập, đánh giá về Cây tri ân của khối lớp khác. 
- HS chia sẻ về bài học các em rút ra được qua hoạt động trang trí và triển lãm Cây tri ân.)
Chỉnh sửa, bổ sung
 ..
TIẾT 2+3: TIẾNG VIỆT
Bài 58: ăn ăt
 (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
+ Năng lực đặc thù 
- Nhận biết các vần ăn, ăt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ăn, ăt.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ăn, vần ăt.
+ Năng lực ngôn ngữ:
Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ở nhà Hà (biết điền, đọc thông tin trong bảng).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Viết đúng các vần ăn, ăt; các tiếng chăn, mắt (trên bảng con).
+ Năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
- Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân: yêu lao động, ham học, không lãng phí thời gian.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (biết giá trị của lao động; tìm thấy niềm vui trong lao động, học tập).
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu / phiếu ghi nội dung BT đọc hiểu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1
ỔN ĐỊNH:
2 HS đọc bài Tóm cổ kẻ trộm (bài 57). 1 HS trả lời câu hỏi: Ai có công tóm cổ tên quạ kẻ trộm?
DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: vần ăn, vần ăt.
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần ăn
HS nhận biết: ă - nờ - ăn. 
Cả lớp đọc: ăn. 
 Phân tích vần ăn. 
Đánh vần và đọc: ă - nờ - ăn / ăn.
HS nói: chăn. 
 Phân tích tiếng chăn. 
 Đánh vần, đọc: chờ - ăn - chăn / chăn. 
Đánh vần, đọc trơn: ă - nờ - ăn / chờ - ăn - chăn / chăn.
2.2. Dạy vần ăt (như vần ăn)
Đánh vần, đọc trơn: ă - tờ - ăt / mờ - ăt - măt - sắc - mắt / mắt.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ăn, ăt, 2 tiếng mới học: chăn, mắt.
 -HS đọc
 -HS phân tích
 -HS đánh vần
 -HS nói
 -HS đánh vần
 -HS đánh vần, đọc trơn
-HS thực hiện
-HS nói
Luyện tập.
3.1.	Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ăn? Tiếng nào có vần ăt?)
-	HS đọc từng từ ngữ: chim cắt, củ sắn,... GV giải nghĩa: chim cắt (loài chim ăn thịt, nhỏ hơn diều hâu, cánh dài, nhọn, bay rất nhanh, có câu: Nhanh như cắt).
-	HS tìm tiếng có vần ăn, vần ăt; báo cáo. GV chỉ từng từ, cả lớp đọc nhỏ: Tiếng (chim) cắt có vần ăt. Tiếng (củ) sắn có vần ăn...
-	HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần ăn (cắn, nhắn, nặn, răn); có vần ăt (hắt, ngắt, sắt, tắt,...).
3.2.	Tập viết (bảng con - BT 4)
a)	HS đọc trên bảng những vần, tiếng vừa học: ăn, chăn, ăt, mắt.
b)	GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:
-Vần ăn: viết ă trước, n sau. vần ăt: viết ă trước, t sau. Các con chữ ă, n đều cao 2 
li. Chú ý nối nét giữa ă và n, ă và t.
- chăn: viết ch trước, ăn sau.
 - mắt: viết m trước, ăt sau, dấu sắc đặt trên ă. c) HS viết: ăn, ăt (2 lần). / Viết: chăn, mắt.
.
-HS đọc
-HS làm bài, báo cáo kết quả
-HS tìm, nêu kết quả
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS viết ở bảng con
Tiết 2
Tập đọc (BT 3)
GV giới thiệu bài Ở nhà Hà nói về gia đình Hà. GV chỉ tranh, hỏi: Nhà Hà có những ai? (Có bà, ba, má, Hà, bé Lê). Mồi người trong nhà Hà đều có công việc trong ngày. Lịch làm việc buổi sáng của mỗi người thế nào, các em hãy nghe.
GV đọc mẫu - đọc rõ ràng, rành rẽ việc làm của từng người.
Luyện đọc từ ngữ: giúp má, sắp cơm, cho gà ăn, rửa mặt, dắt xe đi làm.
Luyện đọc câu
GV: Bài đọc có 9 câu. / GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.
Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (2/3/4 câu); thi đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc
Xác định YC: Dựa vào bài đọc, điền (miệng) thông tin vào những chỗ trống có dấu (...) để hoàn chỉnh bảng kể công việc của từng người trong nhà Hà.
GV chỉ từng từ ngữ (theo chiều ngang, từ trái qua phải), HS đọc: 6 giờ / 7 giờ // Má / sắp cơm / dắt xe đi làm. // Hà / giúp má... / ra lớp // Ba /...
GV chỉ từng từ ngữ (cả cột dọc và ngang), mời 1 HS làm với mẫu: công việc của má: Má / 6 giờ - sắp cơm / 7 giờ — dắt xe đi làm. / Cả lớp nhắc lại.
1 HS báo cáo kết quả. GV giúp HS điền nhanh thông tin vào bảng.
Cả lớp chốt lại thông tin đúng, đọc nhỏ bảng kết quả:
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc từ ngữ
-HS luyện đọc câu
-HS thi đọc bài
-HS thực hiện làm bài trong vở BT
-HS đọc
-HS báo cáo kết quả
4/Củng cố, dặn dò
Chỉnh sửa, bổ sung
TIẾT 4: TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học :NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 6.
Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.Hoạt động khởi động
- HDHS chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- HDHS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- Tìm kết quả từng phép trừ trong phạm vi 6 chẳng hạn: 2 - 1 = 1;3 - 2=1;4 - 1=3;5 -3 = 2.
- GV giới thiệu Bảng trừ trong phạm vỉ 6 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.
- HS nhận xét về đặc điểm của các phép trừ trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng trừ trong phạm vi 6.
- HS đưa ra phép trừ và đố nhau tìm kết quả
- GV tổng kết
- HS chơi trò chơi “Đố bạn”
- HS thể hiện trên các thẻ phép tính
-HS nhận xét
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- Bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
- GV nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhấm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 4 - 1; 5 - 1; 6 - 6, ...
-HS Đối vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
E.Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
Chỉnh sửa, bổ sung
 ..
Chiều 
TẬP VIẾT ( sau bài 58, 59)
I. MỤC TIÊU
 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Tô đúng, viết đúng các vần: ăn, ăt, ân, ât, các từ: chăn, măt, cân, vật- chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đặt đúng vị trí, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết 1, tập một.
 2. Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
- Rèn HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Máy chiếu, mẫu chữ.
 - HS: SGK, vở luyện viết 1, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động .
2/ Khám phá – Luyện tập
2. 1. Giới thiệu: 
- GV nêu mục tiêu tiết học 
2. 2. Luyện tập – vận dụng
a,GV giới thiệu : ăn, chăn, ăt, măt, ân, cân, ât, vật
b,Tập tô, tập viết: ăn, ăt, chăn, mắt.
-GV vừa viết mẫu lại từng tiếng vừa hướng dẫn cách viết:
+ Vần ăn: viết ă trước, viết n sau.
+ Từ chăn: viết âm ch trước, viết vần ăn sau.
+Vần ăt: viết ă trước, viết t sau.
+ Từ mắt: Viết âm m trước, vần ăt sau, dấu sắc đặt trên chữ ă.
- GV y/c HS thực hành viết.
- GV hướng dẫn, giúp đỡ HS kết hợp nhận xét đánh giá.
c, Tập viết: ân, ât, cân, vật.
- GV y/c HS đọc các chữ cần viết.
-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+Vần ân: viết â trước viết n sau. 
+Từ cân: viết âm c trước viết vần ân sau.
+Vần ât: viết â trước, viết t sau.
+Từ vật: viết âm v trước, viết vần ât sau, dấu nặng đặt dưới chữ â.
- GV y/c HS viết bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS, đánh giá, tuyên dương các em viết đẹp.
3/ Tổng kết tiết học
- GV tổng kết bài 
- Nhận xét tiết học.
Hát
-HS nhìn bảng,đọc
 -HS đọc: ăn, ăt, chăn, mắt.
-HS nói độ cao, cách viết các con chữ.
-HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện viết ( 2 lần)
-1 Hs đọc bài.
-HS nói độ cao, cách viết các con chữ.
-HS quan sát lắng nghe.
- HS thực hiện viết ( 2 lần)
- Nghe thực hiện 
********************* Chỉnh sửa, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_12_nam_hoc_2021_2022.docx