Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

. Năng lực:

- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi.

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua các tình huống reo vui “a”, tình huống cần nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt).

3. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.

II. Chuẩn bị:

- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a (lưu ý: âm a có độ mở của miệng rộng nhất).

- Nắm vững cấu tạo, cách viết chữ a.

- Cần biết những tình huống reo lên “A! A!” (vui sướng, ngạc nhiên,.).

- Cần biết các bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm phát âm của âm a (độ mở của miệng rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì yêu cầu trẻ há miệng để khám họng, các bác sĩ thường khích lệ các cháu nói "a. a.".

- Tranh, ảnh SGK (hoặc máy chiếu)

- Bộ thẻ chữ cái

 

docx 46 trang thuong95 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt dưới cờ
Hát về ngôi trường của em
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được các nghi lễ chào cờ.
- Triển khai kế hoạch, phát động phong trào thi đua tuần 2.
Tự tin kể với mọi người về ngôi trường của mình
Hát được bài hát về ngôi trường của mình
Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.
2. Năng lực:
 - HS mạnh dạn tham gia chia sẻ trên sân khấu rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động của mình trong hoạt động chung.
3. Phẩm chất: 
Hs biết yêu quý, giúp đỡ mọi người.
Hs tích cực chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội, Ban chấp hành Liên đội, giáo viên lớp trực ban để hỗ trợ Ban chấp hành chi đội hoàn thiện nội dung, xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ tuần 2.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị các câu chuyện, bài hát, bài thơ về trường của em, lớp, bạn bè của em.
- Nội dung kế hoạch, nhiệm vụ trong tuần 2. 
III. Nội dung.
Phần 1. Nghi lễ.
1. Lễ chào cờ:
- Ban chấp hành Chi đội của khu phụ trách và duy trì.
2. Phát động thi đua, phổ biến kế hoạch nhiệm vụ trong tuần 2.
- Đại diện Ban chấp hành Chi đội phát động thi đua, phổ biến kế hoạch nhiệm vụ tuần 2:
+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (các bài hát) theo chủ đề “Tìm hiểu nội quy nhà trường” để chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt dưới cờ tuần sau.
+ Phát động phong trào thi đua học tập tốt, làm nhiều việc tốt theo chủ điểm.
+ Khắc phục tình trạng quên sách vở khi tới lớp hoặc chưa tự giác học bài và làm bài ở nhà.
 + Duy trì ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không ăn quà vặt và vứt giấy rác ra sân trường.
+ Thực hiện tốt việc tham gia giao thông.
Phần 2. Hoạt động theo chủ đề: Hát về ngôi trường của em.
- Trưởng ban Văn nghệ (em ............) duy trì chương trình văn nghệ theo chủ đề: Hát về ngôi trường của em.
- Sau mỗi câu chuyện, bài hát, bài thơ cả lớp sẽ cùng chia sẻ về nội dung, ý nghĩa và những bài học rút ra được qua tiết mục đó.
Giáo dục thể chất
Bài 1: Các tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ (Tiết 3)
 (GV chuyên soạn, dạy)
Tiếng Việt (2 tiết)
Bài 1: A, a
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
Nhận biết và đọc đúng âm a. 
Viết đúng chữ a. 
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi.
Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua các tình huống reo vui “a”, tình huống cần nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt).
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị:
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a (lưu ý: âm a có độ mở của miệng rộng nhất). 
- Nắm vững cấu tạo, cách viết chữ a. 
Cần biết những tình huống reo lên “A! A!” (vui sướng, ngạc nhiên,..). 
Cần biết các bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm phát âm của âm a (độ mở của miệng rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì yêu cầu trẻ há miệng để khám họng, các bác sĩ thường khích lệ các cháu nói "a... a.".
Tranh, ảnh SGK (hoặc máy chiếu)
Bộ thẻ chữ cái
III. Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hs chơi trò chơi
- Hs quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
Tranh vẽ Nam, Hà và các bạn. 
Nam và Hà đang ca hát.
Các bạn trong lớp rất vui.
Các bạn đang tươi cười, vỗ tay tán thưởng, tặng hoa,..)
- Hs nhận xét, bổ sung
- HS nói theo: Nam và Hà ca hát
- HS đọc CN- Nhóm- ĐT
- Hs đọc từng cụm từ: Nam và Hà/ ca hát (CN – ĐT)
- HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam và Hà/ ca hát)
- Hs lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài A,a	
Hs quan sát
HS đọc âm a (CN- Nhóm- ĐT)
Hs lắng nghe gv kể chuyện 
Hs lắng nghe 
Hs lắng nghe và quan sát
- Hs quan sát
HS viết chữ a thường (cỡ vừa) vào bảng con.
Hs nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- Hs lắng nghe và quan sát
- HS tô chữ a vào vở Tập viết 1, tập một.
- Hs viết chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở (buổi sáng, buổi chiều)
- HS nhận xét bài viết của bạn
- HS đọc thầm a.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng a (CN – Nhóm)
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
- Nam và các bạn đang chơi thả diều. 
- Các bạn thích thú vỗ tay reo "a" khi thấy diều của Nam bay lên cao 
Hai bố con đang vui chơi trong một công viên nước: Họ reo to "a" vì trò chơi rất thú vị: phao tới điểm cuối của cầu trượt, nước bắn lên tung toé.
- Hs nhận xét, bổ sung câu trả lời
- HS quan sát từng tranh trong SHS. 
Tranh vẽ cảnh trường học.
Bố đưa Nam đi học
Con chào bố ạ!
Con chào bố, con vào lớp ạ!
Nam nhìn thấy cô giáo
Nam có thể chào cô: "Em chào cô ạ!” “Thưa cô, em vào lớp!
- Hs nhận xét, bổ sung
- HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 tình huống trên
- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp.
- HS nhận xét
- Hs ôn lại chữ ghi âm a.
- Hs lắng nghe
- HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
Tiết 1
1. Ôn và khởi động 
- HS ôn lại các nét "cong kín", “nét móc xuôi" những nét cấu tạo nên chữ a kiểu chữ thường. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét cong kín, nét móc xuôi.
2. Nhận biết
- Gv yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ những ai?
+ Nam và Hà đang làm gì? 
+ Hai bạn và cả lớp có vui không? 
+ Vì sao em biết? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh 
- GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. 
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam và Hà/ ca hát). Lưu ý, HS không tự đọc được những câu nhận biết này; vì vậy, GV cần đọc chậm rãi với tốc độ phù hợp để HS có thể bắt chước. 
- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm a và giới thiệu chữ a (GV: Chú ý trong câu vừa đọc, có các tiếng Nam, và, Hà, ca, hát. Các tiếng này đều chứa chữ a, âm a (được tô màu đỏ). Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm a. 
- GV viết/ trình chiếu chữ ghi âm a lên bảng. 
3. Đọc 
*HS luyện đọc âm a
- GV đưa chữ a lên bảng để HS nhận biết chữ này trong bài học. 
- GV đọc mẫu âm a. Gv yêu cầu Hs đọc lại.
- GV sửa lỗi phát âm của HS.
- GV có thể kể câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và cá sấu để thấy rõ đặc điểm phát âm của âm a. Tóm tắt câu chuyện như sau:
Thỏ và cá sấu vốn chẳng ưa gì nhau. Cá sấu luôn tìm cách hại thỏ nhưng lần nào cũng bị bại lộ. Một ngày nọ, khi đang đứng chơi ở bờ sông, thỏ đã bị cá sấu tóm gọn. Trước khi ăn thịt thỏ, cá sấu ngậm thỏ trong miệng rồi rít lên qua kẽ răng: Hu! Hu! Hu! Thỏ liền nghĩ ra một kế. Thỏ nói với cá sấu: “Anh kêu “hu hu hu”, tôi chẳng sợ đâu. Anh phải kêu “ha ha ha" thì tôi mới sợ cơ” Cá sấu tưởng thật, kêu to “Ha! Ha! Ha!”, thế là thỏ nhảy tót khỏi miệng cá sấu và chạy thoát.
- Thỏ thoát chết nhờ những tiếng có âm a ở cuối miệng mở rất rộng. Nếu cá sấu kêu "Ha! Ha! Ha!", miệng cá sấu sẽ mở rộng và thỏ mới dễ bề chạy thoát.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết chữ a.
- GV yêu cầu Hs viết bảng con 
- Gv nhận xét, đánh giá chữ viết của hs.
Tiết 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ a. 
- Yêu cầu HS tô chữ a vào vở Tập viết 1, tập một và viết chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở (buổi sáng, buổi chiều). Chú ý liên kết các nét trong chữ a.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- GV yêu cầu HS đọc thầm a.
- GV đọc mẫu a.
- GV cho HS đọc thành tiếng a (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. (Chú ý đọc với ngữ điệu vui tươi, cao và dài giọng.) 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
+ Tranh 1:
Nam và các bạn đang chơi trò chơi gì? 
Vì sao các bạn vỗ tay reo “a”? 
+ Tranh 2
Hai bố con đang vui chơi ở đâu? 
Họ reo to "a" vì điều gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- Gv nói về những tình huống cần nói a.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
+ Tranh 1
Tranh vẽ cảnh ở đâu?
Những người trong tranh đang làm gì?
Theo em, khi vào lớp Nam sẽ nói gì với bố?
Theo em, bạn ấy sẽ chào bố như thế nào? 
+ Tranh 2
Khi vào lớp học, Nam nhìn thấy ai đứng ở cửa lớp? 
Nhìn thấy cô giáo, Nam chào cô như thế nào?
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 tình huống trên (lưu ý thể hiện ngữ điệu và cử chỉ, nét mặt phù hợp).
- Gv mời đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp.
- GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm a.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
Buổi chiều:
Tiếng Việt (2 tiết)
Bài 2: B b \
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
Nhận biết và đọc đúng âm b; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu có âm b, thanh huyền; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
Viết đúng chữ b, dấu huyền; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ b, dấu huyền. 
Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm b và thanh huyền có trong bài học.
2. Năng lực:
Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Gia đình được gợi ý trong tranh.
Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật (nhận biết những thành viên trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tình yêu thương giữa ông bà và cháu; tình yêu thương giữa con cái với cha mẹ; cảnh gia đình sum họp, đầm ấm,...).
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
Cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp trong gia đình. 
II. Chuẩn bị: 
GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm b: phụ âm môi - môi. 
GV cần nắm vững cấu tạo và cách viết chữ ghi âm b. .
Hiểu về một số sự vật: 
 + Búp bê: đồ chơi thân thiết của trẻ em (nhất là với trẻ em gái), thường được mô phỏng theo hình dáng của bé gái. Búp bê có thể làm từ vải, bông, nhựa..
 + Ba ba: con vật sống ở các vùng nước ngọt, có hình dáng giống như rùa nhưng mềm, dẹt, phủ da, không vẩy
Tranh, ảnh SGK
Bộ thẻ chữ cái
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
- HS ôn lại chữ a qua trò chơi.
- HS viết chữ a vào bảng con
- Hs thảo luận nhóm đôi 
+ Vẽ bé và bà 
+ Búp bê
+ Bé rất vui. Vì bé thích búp bê.
- Hs nhận xét
- Hs nói: Bà cho bé búp bê. (CN – N – ĐT)
- HS đọc CN – N – ĐT 
- HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Bà cho bé búp bê.
- HS nhận biết tiếng có âm b và lắng nghe gv giới thiệu chữ ghi âm b.
- Hs quan sát
Hs lắng nghe	
HS đọc âm b, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
- Hs đánh vần tiếng mẫu ba, bà (CN – ĐT)
HS đọc trơn tiếng mẫu (CN- N-ĐT)
Hs ghép chữ cái tạo tiếng bà
- HS tự tạo các tiếng có chứa b.
- 3 - 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
HS quan sát thảo luận nhóm đôi
HS nói số ba, bà, ba ba
HS quan sát
HS phân tích và đánh vần bờ -a- ba
HS phân tích và đánh vần tiếng bà, ba ba.
HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 
- 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
Hs quan sát
- Hs quan sát gv viết mẫu
HS viết chữ b, ba, bà (chữ cỡ vừa) vào bảng con.
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- Hs quan sát và lắng nghe
- HS tô chữ b (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
- HS viết vào vở chữ b, bà (cỡ vừa) 
- HS nhận xét bài của bạn
- HS đọc thầm: A, bà và tìm tiếng có âm b, thanh huyền.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng câu “A, bà." (theo cá nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
+ Tranh vẽ bà đến thăm bé Hà
+ Bà mang theo búp bê
+ Hà chạy ra đón bà 
+ Cô bé rất vui, vì bé reo lên A, bà. 
+ Tình cảm của 2 bà cháu rất thân thiết.
- Hs nhận xét, bổ sung
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ cảnh gia đình, vào buổi tối, mọi người trong nhà đang nghỉ ngơi, quây quần bên nhau. 
+ Gia đình có 6 người: ông bà, bố mẹ và 2 con (một con gái, một con trai). 
+ Khung cảnh gia đình rất đầm ấm. Gương mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui; ông bà thư thái ngồi ở ghế, mẹ bê đĩa hoa quả ra để cả nhà ăn, bố rót nước mời ông bà; bé gái chơi với gấu bông, bé trai chơi trò lái máy bay.)
- Hs nhận xét, bổ sung
- HS chia thành các nhóm, dựa theo tranh, giới thiệu về gia đình bạn nhỏ.
- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp
- Hs nhận xét
- HS liên hệ, kể về gia đình mình.
HS ôn lại chữ ghi âm b.
Hs lắng nghe
HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
Tiết 1
1. Ôn và khởi động 
- GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ a.
- Yêu cầu HS viết chữ a vào bảng con
2. Nhận biết
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
+ Bức tranh vẽ những ai? 
+ Bà cho bé đó chơi gì? 
+ Theo em, nhận được quà của bà, bé có vui không? Vì sao?
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. 
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Bà cho bé búp bê. 
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm b và giới thiệu chữ ghi âm b.
3. Đọc 
a. Đọc âm
- GV đưa chữ b lên bảng để giúp HS nhận biết chữ b trong bài học.
- GV đọc mẫu âm b (lưu ý: hai môi mím lại rồi đột ngột mở ra).
- GV yêu cầu HS đọc.
- GV giới thiệu bài hát Búp bê bằng bông của tác giả Lê Quốc Thắng (các tiếng đều mở đầu bằng phụ âm b).
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS) ba, bà. 
+ GV yêu cầu HS đánh vẫn tiếng mẫu ba, bà (bờ a ba; bờ a ba huyền bà). 
+ Một số (4-5) HS đọc trơn tiếng mẫu.
+ Gv cho hs ghép chữ cái tạo tiếng bà
+ Gv cho HS tự tạo các tiếng có chứa b. 
+ GV yêu cầu 3 - 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ba, bà, ba ba. 
- Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ba (số 3), GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV cho từ ba xuất hiện dưới tranh. 
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ba, đọc trơn từ ba. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với bà, ba ba. 
- Cho HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 
- Mời 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ b và hướng dẫn HS quan sát. 
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ b. 
- Cho HS viết chữ b, ba, bà (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý liên kết các nét trong chữ, giữa chữ b và chữ a, khoảng cách giữa các chữ; vị trí dấu huyến và khoảng cách giữa dấu huyền với ba khi viết bà. 
- GV quan sát sửa lỗi cho HS. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. 
Tiết 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ b, viết chữ b.
- Gv cho hs tô, viết chữ b trong Tập viết (buổi sáng)
- Gv cho hs viết chữ b, từ bà (cỡ vừa) trong vở (buổi chiều). Chú ý liên kết các nét trong chữ b, giữa chữ b và chữ a.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc câu
- Yêu cầu HS đọc thầm của "A, bà”. Tìm tiếng có âm b, thanh huyền.
- GV đọc mẫu “A, bà.” (ngữ điệu reo vui).
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu “A, bà." (theo cá nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
Tranh vẽ những ai? 
Bà đến thăm mang theo quà gi? 
Ai chạy ra đón bà? 
Cô bé có vui không? Vì sao ta biết?
Tình cảm giữa bà và bạn Hà như thế nào? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- Cho HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào lúc nào? 
Gia đình có mấy người? Gồm những ai?
Khung cảnh gia đình như thế nào? Vì sao em biết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- Gv chia HS thành các nhóm, dựa theo tranh, giới thiệu về gia đình bạn nhỏ.
- Mời đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp
- GV và HS nhận xét.
- Yêu cầu HS liên hệ, kể về gia đình mình.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm b.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
Ôn Tiếng Việt
Luyện viết chữ a, b
I.Mục tiêu
1. Kiến thức,kĩ năng
- Củng cố về đọc viết các âm a, b đã học.
2. Năng lực
- Hs có kĩ năng làm việc nhóm, tự học và giải quyết vấn đề.
3.Phẩm chất
- Thêm yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
- Vở bài tập Tiếng Việt, bảng con
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- Hs tìm tiếng chứa a, b
- Hs phân tích các tiếng vừa tìm được
- Hs đọc trơn các tiếng vừa tìm được (CN – N – ĐT)
- Hs luyện viết a, b, ba, bà vào bảng con
- Hs nhận xét
- HS viết vở ô ly.
- Hs nhận xét bài viết của bạn
- Hs lắng nghe
- Hs ôn lại âm a, b.
- Hs lắng nghe
Hoạt động 1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
a, b, ba bà
- GV nhận xét, sửa phát âm.
- Gv cho hs tìm tiếng chứa a, b
- Yêu cầu hs phân tích các tiếng vừa tìm được
- Gv cho hs đọc trơn các tiếng vừa tìm được
- Gv nhận xét
Hoạt động 2. Viết:
- Gv cho hs luyện viết a, b, ba, bà vào bảng con
- Gv nhận xét
- Hướng dẫn hs viết vào vở ô ly: a, b, ba, bà. Mỗi chữ 3 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
- Gv cho hs nhận xét bài viết của bạn
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
Hoạt động 3 Củng cố - dặn dò:
- GV cho hs ôn lại âm a, b.
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
Tiếng Việt (2 tiết)
Bài 3: C c /
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Nhận biết và đọc đúng âm c; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm c, thanh sắc; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
Viết đúng chữ c, dấu sắc; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ c, dấu sắc. 
Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm c và thanh sắc có trong bài học.
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi.
Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật Nam, nhân vật Hà trong mối quan hệ với bố, bà; suy đoán nội dung tranh minh hoạ: “Nam và bố câu cá”, “A, cá.”, và tranh “Chào hỏi”. 
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
- Cảm nhận được tình cảm gia đình.
II. Chuẩn bị:
Nắm vững đặc điểm phát âm của âm c; cấu tạo, quy trình và cách viết chữ c, dấu sắc; nghĩa của các từ ngữ ca, cà, cá trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. 
Tranh SGK
Bộ thẻ chữ cái.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
- Hs chơi
- HS viết
- Gv nhận xét
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Nam và bố câu cá
- Hs nhận xét
- HS nói theo. (CN – N – ĐT)
- HS đọc (CN – N – ĐT)
- HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam và bố/ câu cá.
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Hs lắng nghe	
- Một số (4 5) HS đọc âm c, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng ca, cá.
- HS đánh vần tiếng mẫu ca, cá (cờ - a ca; cờ - a – ca - sắc - cá).
- HS đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
-HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
-HS lấy đồ dùng ghép chữ cái tạo tiếng
-HS tìm để ghép chữ ca
-HS ghép cà
-HS ghép cá
-HS phân tích tiếng. 2 3 HS nêu lại cách ghép.
-HS quan sát
-HS nói
-HS quan sát
-HS phân tích và đánh vần
ca, cá (cờ – a – ca; cờ – a – ca – sắc – cá).
- 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh lại các âm, từ đã học
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs lắng nghe
- HS viết chữ c, ca, cà (chữ cỡ vừa) vào bảng con.
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- Hs lắng nghe
- HS tô chữ c (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
- HS nhận xét
- HS đọc thầm: “A, cá” 
- HS tìm tiếng có âm c, thanh sắc.
- Hs lắng nghe
- HS đọc thành tiếng câu “A, cá." (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
Bà và Hà đi dạo mát ở hồ
Hà nhìn thấy con cá.
Hà reo lên a cá
- Hs nhận xét, bổ sung
- HS quan sát tranh trong SHS, thảo luận nhóm đôi:
Bạn Nam vai đeo cặp, đang đi vào trường. 
Nhìn thấy bác bảo vệ, Nam chào: Cháu chào bác ạ. 
Nếu là bác bảo vệ, em sẽ tươi cười chào Nam: Bác chào cháu.
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh trong SHS, thảo luận nhóm đôi
Tranh vẽ cảnh lớp học trước giờ học. 
Trong lớp đã có một số bạn.
Nam, vai đeo cặp, mặt tươi cười, bước vào lớp giơ tay vẫy chào các bạn. 
Nam nói: Chào các bạn!
Một bạn trong lớp cũng giơ tay lên chào lại: Chào Nam! 
-HS lắng nghe
- HS chia thành các nhóm, dựa theo tranh đóng vai.
- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp
- Hs nhận xét
- HS ôn lại chữ ghi âm c.
- Hs lắng nghe
- Hs thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
Tiết 1
1. Ôn và khởi động 
- Cho HS ôn lại chữ b. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ b.
- Cho HS viết chữ b vào bảng con
- Gv nhận xét
2. Nhận biết
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới 
Tranh) và yêu cầu HS nói theo.
- GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam và bố/ câu cá.
- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm c, thanh sắc giới thiệu chữ ghi âm c, dấu sắc.
3. Đọc 
a. Đọc âm c
- GV đưa chữ c lên bảng để giúp HS nhận biết chữ c trong bài học.
- GV đọc mẫu âm c.
- GV yêu cầu HS đọc âm c, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. 
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu
+ GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): ca, cá. 
+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng ca, cá.
+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu ca, cá (cờ - a - ca; cờ - a - ca - sắc - cá).
- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
- Cho hs ghép chữ cái tạo tiếng: HS tự tạo các tiếng có chứa c 
- GV yêu cầu HS tìm chữ a thêm với chữ c để tạo tiếng ca.
- GV yêu cầu HS tìm chữ a và dấu huyền ghép với chữ c để tạo tiếng cà.
- GV yêu cầu HS tìm chữ a và dấu sắc ghép với chữ c để tạo tiếng cá.
- GV yêu cầu 3 - 4 HS phân tích tiếng. 2 3 HS nêu lại cách ghép.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ca, cà, cá. 
- Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ca, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh.
- GV cho từ ca xuất hiện dưới tranh 
- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ca, đọc trơn từ ca. GV thực hiện các bước tương tự đối với cà, cá.
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 - 4 lượt HS đọc, 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 
- Cho từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh lại các âm, từ đã học
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ c và hướng dẫn HS quan sát. 
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ c. 
- HS viết chữ c, ca, cà (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý liên kết các nét trong chữ, giữa chữ c và chữ a, khoảng cách giữa các chữ; vị trí dấu huyến và khoảng cách giữa dấu huyền với ca khi viết cà. 
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ c (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- Yêu cầu HS đọc thầm câu “A, cá” 
- Yêu cầu hs tìm tiếng có âm c, thanh sắc.
- GV đọc mẫu “A, cá.” (ngữ điệu reo vui).
- Cho HS đọc thành tiếng câu “A, cá." (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
Bà và Hà đang ở đâu?
Hà nhìn thấy gì dưới hồ? 
Hà nói gì với bà? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- YC HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Em nhìn thấy ai trong tranh? Nam đang ở đâu?
Theo em, Nam sẽ nói gì khi gặp bác bảo vệ?
Nếu em là bác bảo vệ, em sẽ nói gì với Nam?
- GV giới thiệu nội dung tranh 1: Bạn Nam vai đeo cặp, đang đi vào trường. Nhìn thấy bác bảo vệ, Nam bảo: Cháu chào bác ạ. Bác bảo vệ tươi cười chào Nam: Bác chào cháu.
- YC HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Tranh vẽ cảnh ở đâu? 
Có những ai trong tranh?
Nam đang làm gì? 
Em thử đoán xem Nam sẽ nói gì với các bạn? 
Theo e các bạn trong lớp sẽ nói gì với Nam?
- GV giới thiệu nội dung tranh 2: Tranh vẽ cảnh lớp học trước giờ học. Trong lớp đã có một số bạn. Nam, vai đeo cặp, mặt tươi cười, bước vào lớp và giơ tay vẫy chào các bạn. Nam nói: Chào các bạn! Một bạn trong lớp cũng giơ tay lên chào lại: Chào Nam!
- Gv chia HS thành các nhóm, dựa theo tranh đóng vai.
- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp.
- GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm c.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
Đạo đức
Bài 1. Em với nội quy trường, lớp (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.
2. Năng lực:
 - Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
3. Phẩmchất:
 - Phát triển phẩm chất tự học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. 
- GDHS có ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
Chuẩn bị:
Tranh SGK
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- Hs quan sát tranh và nêu tình huống xảy ra trong tranh. 
- HS làm việc theo cặp. 
- 3-4 hs nêu cách ứng xử và lí do vì sao chọn cách ứng xử đó.
- Hs nhận xét
- Hs lắng nghe.
- HS suy nghĩ, tự đánh giá. 
- HS chia sẻ tự đánh giá với bạn ngồi bên cạnh. 
- 2-3 hs lên chia sẻ trước lớp
- Hs nhận xét
- Hs quan sát, lắng nghe.
- HS lần lượt đi lên phía trên lớp học và ấn hình bàn tay hoặc ngón tay có mực màu của mình lên xung quanh bản Nội quy. 
- Hs lắng nghe.
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs lắng nghe, ghi nhớ.
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc
- 2- 3 HS nhắc lại lời khuyên. 
- Hs lắng nghe.
3. Luyện tập
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- GV yêu cầu HS xem tranh ở trang 5, SGK Đạo đức 1 và nêu tình huống xảy ra trong tranh. 
- GV giới thiệu rõ nội dung hai tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. 
- Với mỗi tình huống, GV mời một vài cặp HS nêu các cách ứng xử và lí do vì sao các em lại chọn cách ứng xử đó. 
- Gv nhận xét
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận:
+ Tình huống 1: Em nên nhắc nhở bạn phải giữ trật tự, không nên đùa nghịch trong giờ học. 
+ Tình huống 2: Nếu là Lan, em nên bỏ giấy gói bánh vào thùng rác để giữ vệ sinh chung. 
Hoạt động 2: Tự liên hệ
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ:
+ Em đã thực hiện những điều nào trong nội quy?
+ Những điều nào em chưa thực hiện?
+ Em sẽ làm gì để thực hiện đúng nội quy?
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. 
- Gv nhận xét
- GV tổng kết, khen ngợi những HS đã thực hiện nội quy và nhắc nhở các bạn khác trong lớp học tập theo các bạn đó. 
Hoạt động 3: Cam kết thực hiện Nội quy
- GV treo bản Nội quy lên trên bảng và hỏi: Đây là bản Nội quy của trường, lớp mình mà chúng ta đã vừa tìm hiểu. Thực hiện bản Nội quy sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các em. Vậy chúng ta có quyết tâm thực hiện bản Nội quy này không? Chúng ta có thể thể hiện quyết tâm thực hiện nội quy bằng cách nào?
- GV hướng dẫn HS cách thể hiện cam kết thực hiện nội quy. 
- GV khen ngợi cả lớp và chúc cả lớp luôn giữ đúng cam kết thực hiện nội quy. 
4. Vận dụng
*Vận dụng trong giờ học: GV tổ chức cho HS:
- Cùng bạn tập xếp hàng khi ra, vào lớp. 
- Cùng bạn tập chào khi thầy cô giáo ra, vào lớp. 
* Vận dụng sau giờ học: GV hướng dẫn HS:
- Hằng ngày nhớ thực hiện nội quy nhà trường, lớp học. 
- Nhắc nhở khi thấy bạn em chưa thực hiện nội quy. 
5. Tổng kết bài học
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Nội quy trường, lớp học là những quy định để giúp học sinh tiến bộ. Em cần thực hiện đúng nội quy và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 
- GV cho HS cùng đọc theo GV lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 6. 
- GV yêu cầu 2- 3 HS nhắc lại lời khuyên. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả. 
Ôn Toán
Ôn các số 1, 2, 3
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Đọc, viết đúng các số 1, 2, 3.
2. Năng lực:
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất: 
- Hs yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hs lắng nghe
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS làm bài
- Hs chia sẻ bài làm
- Hs nhận xét, chữa bài
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS quan sát hình vẽ
- HS quan sát hình, tìm vị trí có kem và tô màu vào đường đi của bạn An.
- Hs nhận xét
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS quan sát
- HS làm bài.
- Hs chia sẻ bài làm
- Hs lắng nghe
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1.
a) Vẽ hình tròn ở bên phải ngôi sao
ó
b) Vẽ hình tam giác ở bên trái ngôi sao
- GV nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài vào PHT
-

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.docx