Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

A. Khởi động( 5’)

GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sẽ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịchHS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.

- GV hướng dẫn HS các hoạt động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu,.

- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.

B. Hình thành kiến thức( 13’)

- HS quan sát tranh trong khung kiến thức và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.

- HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh theo cách quan sát và cách diễn đạt của các em.

Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây, .

- GV chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nhấn mạnh các thuậtngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa.

Lưu ý: Để HS hứng thú, sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, GV có thể kể chuyện hoặc tạo bối cảnh cho tình huống bức tranh. Vì quan hệ vị trí có tính tươngđối nên khi mô tả vị trí của đồ vật, sự vật, cần xác định rõ vị trí của đối tượng nàoso với đối tượng nào.

C. Thực hành, luyện tập( 12’)

Bài 1. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.

- HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: Hộp bút ở trên mặt bàn, .

 

doc 27 trang thuong95 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2020
Tiếng Việt
Em là học sinh ( tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Làm quen với thầy cô và bạn bè.
- Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn,...
- Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng; có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản; có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập (ĐDHT),...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu để chiếu lên màn hình minh hoạ bài học trong SGK Tiếng Việt 1
- Vở Luyện viết 1, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
1. Thầy cô tự giới thiệu về mình( 5’)
- Cô là Lương Thị Lý, năm nay cô được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp mình.
2. HS tự giới thiệu bản thân: ( 15’)
- GV mời HS tiếp nối nhau tự giới thiệu (to, rõ) trước thầy cô và các bạn trong lớp: tên, tuổi , học lớp..., sở thích, nơi ở,...
* GV cần tạo điều kiện cho tất cả HS trong lớp được tự giới thiệu. Để đỡ mất thời gian, HS có thể đứng trước lớp hoặc đứng tại chỗ, quay mặt nhìn các bạn tự giới thiệu. Sau lời giới thiệu của mỗi bạn, cả lớp vỗ tay.
GV khuyến khích HS giới thiệu vui, tự nhiên, hồn nhiên. Khen ngợi những HS giới thiệu về mình to, rõ, ấn tượng.
3. GV giới thiệu SGK Tiếng Việt 1, tập một( 15’)
- Đây là sách Tiếng Việt 1, tập một. Sách dạy các em biết đọc, viết; biết nghe, nói, kể chuyện; biết nhiều điều thú vị. Sách đẹp, có rất nhiều tranh, ảnh. Các em cần giữ gìn sách cẩn thận, không làm quăn mép sách, không viết vào sách.
- HS mở trang 2, nghe thầy cô giới thiệu các kí hiệu trong sách.
Tiết 2
4. GV giới thiệu bài mở đầu, những hoạt động mới và đồ dùng học tập( 33’)
GV: Từ hôm nay, các em đã là HS lớp 1. Các em sẽ làm quen với nhiều hoạt động mới. (GV hướng dẫn HS mở SGK trang 4, 5 hoặc chiếu lên màn hình các hình minh hoạ, hướng dẫn HS học bài Mở đầu Em là học sinh).
a) Kĩ thuật viết
- HS nhìn hình 1: Em viết. GV: Trong hình, bạn nhỏ đang làm gì? (Bạn đang viết chữ). Các em chú ý tư thế ngồi của bạn: ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 - 30 cm, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở.
- GV yêu cầu HS cầm bút, hướng dẫn HS cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa). Khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại, thoải mái.
- GV gắn lên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình các nét cơ bản và nét phụ (không cần nói kĩ hoặc yêu cầu HS nhớ):
- GV vừa nói tên từng nét vừa dùng bút tô các nét cơ bản cho HS thấy quy trình tô.
- HS mở vở Luyện viết 1, tập một, tập tô các nét cơ bản (theo lệnh của GV), mỗi nét tô 3 hoặc 4 lần.
- GV giới thiệu vở của 3 - 4 HS tô đúng, đẹp; nhận xét, khen ngợi HS.
5. Củng cố, dặn dò( 2’)
- GV nhận xét tiết học.
____________________________________
Toán
Bài 1: Trên- dưới, phải- trái, trước- sau, ở giữa
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Xác định được các vị trí: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thế và có thế diễn đạt được bằng ngôn ngữ.
- Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.
Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Bộ đồ dùng Toán 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động( 5’)
GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sẽ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịchHS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.
- GV hướng dẫn HS các hoạt động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu,...
- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.
B. Hình thành kiến thức( 13’)
- HS quan sát tranh trong khung kiến thức và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
- HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh theo cách quan sát và cách diễn đạt của các em.
Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây, ...
- GV chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nhấn mạnh các thuậtngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa.
Lưu ý: Để HS hứng thú, sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, GV có thể kể chuyện hoặc tạo bối cảnh cho tình huống bức tranh. Vì quan hệ vị trí có tính tươngđối nên khi mô tả vị trí của đồ vật, sự vật, cần xác định rõ vị trí của đối tượng nàoso với đối tượng nào.
C. Thực hành, luyện tập( 12’)
Bài 1. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
- HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: Hộp bút ở trên mặt bàn, ...
GV có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan đến bức tranh:
+ Kể tên những vật ở dưới gầm bàn.
+ Kể tên những vật ở trên mặt bàn.
+ Trên bàn có vật nào ở bên tay trái bạn gái?
+ Trên bàn có vật nào ở bên tay phải bạn gái?
- GV có thể hướng dẫn để HS thao tác: Lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúngsao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì,...
Bài 2. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
- HS sử dụng các từ: bên phải, bên trái để nói chỉ dẫn cho bạn nhỏ trong bức tranhmuốn đến trường học thì rẽ sang bên nào, muốn đến bưu điện thì rẽ sang bên nào.
- GV đặt câu hỏi giúp HS sử dụng các từ “phải, trái” để định hướng khônggian. Ví dụ: Nếu muốn đi bộ về nhà, khi ra khỏi cổng trường em rẽ sang bên nào?
Bài 3
a) HS thực hiện lần lượt các động tác theo yêu cầu của bài toán dưới sự chỉ dẫncủa GV.
b) HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào?
Lưu ý: GV có thế tổ chức thành trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm” cho HS hoạt động. Chẳng hạn: GV (hoặc chủ trò) giơ tay phải nhưng hô thành: “Các em hãy giơ tay trái.”, HS giơ tay trái theo lời GV (hoặc chủ trò) nói, ai làm sai thì bị phạt.
D. Vận dụng( 3’)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?
Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?
Sự khác nhau của hai biển báo giao thông này là gì?
E. Củng cố, dặn dò( 2’)
Có rất nhiều quy tắc trong cuộc sống được xây dựng liên quan đến “phải - trái”,khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự. về nhà, cácem tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải - trái”.
_____________________________________
Thứ 3 ngày 15 tháng 9 năm 2020
Tiếng Việt
Em là học sinh ( tiết 3,4)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Làm quen với thầy cô và bạn bè.
- Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn,...
- Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng; có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản; có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập (ĐDHT),...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu để chiếu lên màn hình minh hoạ bài học trong SGK Tiếng Việt 1
- Vở Luyện viết 1, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 3
4. GV giới thiệu bài mở đầu, những hoạt động mới và đồ dùng học tập( 28’)
a) GV hướng dẫn HS mở SGK trang 4, 5 hoặc chiếu lên màn hình các hình minh hoạ, hướng dẫn HS học bài Mở đầu Em là học sinh).
b) Kĩ thuật đọc
HS nhìn hình 2: Em đọc. GV: Trong hình 2, hai bạn nhỏ đang làm gì? (Hai bạn đang làm việc nhóm đôi, cùng đọc sách, trao đổi về sách). Từ hôm nay, các em bắt đầu đọc bài trong SGK. Sang học kì II, mồi tuần các em sẽ có 2 tiết đọc sách tự chọn, sau đó đọc lại cho thầy cô và các bạn nghe những gì mình đã đọc. Các tiết học này sẽ giúp các em tăng cường kĩ năng đọc và biết thêm nhiều điều thú vị, bổ ích.
GV hướng dẫn HS tư thế ngồi đọc: ngồi thẳng lung, mắt cách xa sách khoảng 25 - 30 cm để không mắc bệnh cận thị.
c) Hoạt động nhóm
- HS nhìn hình 3: Em làm việc nhóm. GV: Các bạn HS trong hình 3 đang làm gì? (Các bạn đang làm việc nhóm). Đó là nhóm lớn (4 người). Làm việc nhóm sẽ giúp các em có kĩ năng hợp tác với bạn để hoàn thành bài tập. Ở học kì I, các em sẽ được làm quen với hoạt động nhóm đôi (2 bạn), đôi khi với nhóm 3 4 bạn. Từ học kì II, đến phần Luyện tập tổng hợp, các em sẽ hoạt động nhóm 3-4 bạn nhiều hơn.
- GV giúp HS hình thành nhóm: nhóm đôi - nhóm với bạn ngồi bên cạnh; nhóm 4 (ghép 2 bàn học lại). Có thể chờ đến học kì II mới hình thành nhóm 4 (VD: nhóm tự đọc sách để HS trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hồ trợ nhau đọc sách,...). GV chỉ định 1 HS làm nhóm trưởng trong tháng đầu. Mồi HS trong nhóm sẽ lần lượt làm nhóm trưởng trong những tháng tiếp theo. Để các thành viên trong nhóm ai cũng làm việc, cũng góp sức, các em sẽ cùng trao đối. thảo luận, hoàn thành bài tập, hoàn thành trò chơi, hợp tác báo cáo kết quả (không chỉ đại diện nhóm báo cáo kết quả).
d) Nói - phát biểu ý kiến
- HS nhìn hình 4: Em nói. GV: Bạn HS trong tranh đang làm gì? (Bạn đang phát biểu ý kiến). Các em chú ý tư thế của bạn: Đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, thái độ tự tin. GV mời 1, 2 HS làm mẫu. (Nhắc HS không cần khoanh tay khi đứng lên phát biểu).
GV: Khi phát biểu ý kiến trước lớp, các em cần nói to, rõ để cô và các bạn nghe rõ
Những điều mình nói. Nói quá nhỏ thì cô và các bạn không nghe được.
- HS thực hành luyện nói trước lớp. VD: Giới thiệu bản thân; nói về bố mẹ,...
e) Học với người thân
HS nhìn hình 5: Em học ở nhà. GV: Bạn HS đang làm gì? (Bạn đang trao đổi cùng bố mẹ về bài học. Bố mẹ ân cần giúp đỡ bạn). Những gì các em đã học ở lớp, các em hãy trao đồi thường xuyên cùng bố mẹ, ông bà, anh chị em,... Mọi người hiểu việc học của em, sẽ giúp đỡ em rất nhiều.
g) Hoạt động trải nghiệm - đi tham quan
HS nhìn hình 6: Em trải nghiệm. GV: Các bạn HS đang làm gì? (Các bạn đang tham quan Chùa Một Cột ở Hà Nội cùng cô giáo). Ở lớp 1, các em sẽ được đi tham quan một số cảnh đẹp, một số di tích lịch sử của địa phương. Đi tham quan cũng là một cách học. Các em lưu ý: Khi đi tham quan, các em cần thực hiện đúng yêu cầu của cô: bám sát lớp và cô, không đi tách đoàn, la cà dễ bị lạc; đặc biệt khi qua đường cần theo đúng hướng dẫn của cô.
h) Đồ dùng học tập của em
- HS nhìn hình các đồ dùng học tập. GV: Đây là gì? (HS: Đây là ĐDHT của HS). GV chỉ từng hình, HS nói: cặp sách, vở, bảng con, thước kẻ, sách, hộp bút màu, bút mực, bút chì, tẩy, kéo thủ công,...
- HS bày trên bàn học ĐDHT của mình cho thầy / cô kiểm tra.
- GV: ĐDHT là bạn học thân thiết của em, giúp em rất nhiều trong học tập. Hằng ngày đi học, các em đừng quên mang theo ĐDHT; hãy giữ gìn ĐDHT cẩn thận. Chú ý đừng làm quăn mép sách, vở; không viết vào sách.
5. Nghe cô giới thiệu những kí hiệu về tổ chức hoạt động lớp; thực hành luyện tập( 7’)
S: SGK. Các kí hiệu lấy SGK, cất SGK.
B: Bảng. Các kí hiệu lấy bảng, cất bảng.
Tiết 4
6. Cùng học hát bài Chúng em là học sinh lớp Một(35’)
a) Mục tiêu
- Dạy bài hát về HS lớp 1, tạo tâm thế hào hứng cho HS bước vào lớp 1 (Cuối lớp 1, HS sẽ được học bài thơ Gửi lời chào lớp Một, chuẩn bị tâm thế lên lớp 2).
- Giúp HS bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng Việt.
- Giúp HS bước đầu làm quen với các kí hiệu khác nhau (kí hiệu ghi nốt nhạc, kí hiệu ghi tiếng nói - tức là chữ viết).
- Dạy hát
HS mở SGK trang 11, GV dạy HS hát bài Chúng em là học sinh lớp Một.
- Trao đổi cuối tiết học
Hỏi HS cảm nhận về tiếng Việt: Tiếng Việt có hay không?
- Hỏi HS về các kí hiệu trong bản nhạc:
+ Những kí hiệu nào thể hiện giọng hát (cao thấp, dài ngắn) của các em? Các cô môn Âm nhạc sẽ dạy các em cách đọc những kí hiệu này.
7. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Giáo dục thể chất
Tiết 1: Ổn định tổ chức lớp
I. MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết và thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết được các quy định của giờ học.
- Nghiêm túc tích cực trong tập luyện
II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Nhà giáo dục thể chất.
- Phương tiện: Sách giáo khoa,bài soạn, giày thể thao.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức và yêu cầu
TG
SL
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I.Phần mở đầu
Nhận lớp:
- Hoạt động của lớp trưởng.
- Hoạt động của giáo viên
2.Khởi động
Xoay các khớp cổ, tay cổ chân, vai, hông, gối
5p
4l
8n
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Kiểm tra sức khỏe của học sinh
GV mở nhạc cho học sinh khởi động .Quan sát làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh.
Đội hình nhận lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo sĩ số cho GV
Đội hình như trên
GV hướng dẫn cả lớp khởi động và hướng dẫn lớp trưởng cách điều hành.
HS tích cực chủ động tập luyện
II.Phần cơ bản
1 Quy định đội hình tập luyện.
2 Trang phục tập luyện.
3, Vệ sinh phòng tập và chuẩn bị dụng cụ. 
4. Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa.
5. Hướng dẫn trò chơi.
 Trò chơi : Người lịch sự
Chuẩn bị : Đội hàng ngang
Cách chơi: Người quản trò mời thì các em làm và không mời thì các em không làm
 VD: Mời các em ngồi xuống thì các em ngồi xuống. Ngồi xuống thì các em không ngồi 
Các trường hợp phạm quy: Không mời mà các em làm hoặc mời mà các em không làm. Làm sai hiệu lệnh, hàng ngũ lộn xộn.
25p
Đội hình 4 hàng ngang theo số thứ tự từ cao đến thấp nam nữ chia đều nhau
Quần mềm, giày ba ta hoặc dép quai hậu.
Mỗi tổ vệ sinh và chuẩn bị 1 tiết học, bắt đầu từ tổ 1
Trước khi đến lớp các em xem bài và sau khi học xong về nhà các em xem lại
Gv gọi tên trò chơi và hướng dẫn học sinh chơi
* * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * GV
* * * * * * * *
HS lắng nghe và thực hiện.
 HS lắng nghe và thực hiện.
Đội hình hàng ngang GV hướng dẫn làm mẫucho học sinh
 Học sinh chơi thử.
 Học sinh thi đua chơi với nhau.
GV sữa sai cho học sinh
Phần kết thúc
Thả lỏng các khớp cơ bắp 
Nhận xét giờ học
5p
GV điều hành cả lớp tập luyện
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Đạo đức
Bài 1: Em với nội quy trường, lớp( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1.
- Băng đĩa CD có bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính.
- Một bản nội quy nhà trường.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động( 5’)
HS hát tập thể bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính. Có thể vừa xem băng đĩa hình vừa hát; có thể vừa hát vừa làm động tác phụ hoạ.
 Thảo luận lớp:	
+ Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học?
+ Vì saồ bạn lại vui vẻ khi đi học?
- GV giới thiệu bài mới.
B. Khám phá( 27’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy nhà trường
Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy và cách thực hiện nội quy.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh nhỏ trong “Cây nội quy” ở đầu trang 4, SGK Đạo đức 1 và trả lời câu hỏi: Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực hiện những gì?
- Một số HS nêu ý kiến cá nhân.
- GV giới thiệu với HS về những điều cụ thể ghi trong nội quy nhà trường.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động khác ở trường, lớp?
- HS nêu ý kiến.
- GV kết luận: Việc thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em mau tiến bộ.
Lưu ý: Nội quy các trường có thể khác nhau, nên GV cần dựa vào bản nội quy của trường mình để giới thiệu, giải thích cho HS.
- Đây là bài đầu tiên của lớp 1 nên phần lớn HS trong lớp chưa biết đọc. Do vậy, sau khi một vài HS trả lời câu hỏi, GV nên chỉ vào bản nội quy nhà trường và giới thiệu nội dung các quy định cho HS nắm được.
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi
Mục tiêu: HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy.
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 4, 5.
- GV cùng HS làm rõ nội dung từng tranh, từ tranh 1 đến tranh 8.
Tranh 1: Bạn gái đi học muộn.
Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học.
Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác.
Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo.
Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn.
Tranh 6: Bạn nam quan tâm, giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã.
Tranh 7: Bạn nam xé vở gấp máy bay.
Tranh 8: Bạn nam trêu chọc làm bạn nữ bị đau.
GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:
+ Bạn nào thực hiện đúng nội quy?
+ Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy?
+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy?
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV mời một số nhóm trình bày ý kiến.
- GV kết luận:
+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 thực hiện đúng nội quy.
+ Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 chưa thực hiện đúng nội quy.
+ Em nên nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy.
Lưu ý:
- Để tiết kiệm thời gian, GV có thế giao cho mồi nhóm chỉ thảo luận về 2 hoặc 4 tranh, thay vì thảo luận cả 8 tranh.
- Khi các nhóm trình bày kết quả, GV cần yêu cầu HS giải thích rõ lí do vì sao các em lại đánh giá là bạn thực hiện/chưa thực hiện đúng nội quy.
- GV cũng có thể cho HS nhận xét về hành vi của các bạn trong từng tranh ngay sau khi đã tìm hiểu về nội dung của tranh đó.
C. Củng cố, dặn dò( 3’)
- GV nhận xét tiết học
_______________________________
Tiếng Việt
a c ( tiết 1+ 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính”: ca.
- Nhìn tranh, ảnh minh hoạ, phát âm (hoặc được GV hướng dẫn phát âm) và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu để chiếu minh họa từ khoá, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi HS làm bài tập 5.
- Bảng con, phấn để HS làm BT 6 (Tập viết).
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1, 2
1. Giới thiệu bà: ( 5’)
- GV viết lên bảng lớp tên bài: a, c; giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ học bài đầu tiên: âm a và chữ a; âm c và chữ c.
- GV chỉ chữ a, nói: a. HS (4 - 5 em, cả lớp): a.
- GV chỉ chữ c, nói: c (cờ). HS (cá nhân, cả lớp): c.
2. Chia sẻ (BT 1: Làm quen)( 7’)
- GV đưa lên bảng lớp hình cái ca (hoặc cái ca thật), hỏi: Đây là cái gì? (HS 1: Cái ca. HS 2: Cái ca).
- GV chỉ tiếng ca, HS nhận biết: c, a; đọc: ca. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): ca.
3. Khám phá (BT 2: Đánh vần)( 23’)
a) Phân tích
- GV chỉ tiếng ca và mô hình tiếng ca, hỏi: Tiếng ca gồm những âm nào?
- HS nối tiếp nhau (cá nhân, cả lớp) trả lời: Tiếng ca gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước, âm a đứng sau.
b) Đánh vần
- GV hướng dẫn HS cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay:
+ Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: ca.
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: cờ.
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: a.
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: ca.
- GV cùng 1 tổ HS đánh vần lại (vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay), với tốc độ nhanh hơn: cờ - a - ca.
- Cá nhân, tổ tiếp nối nhau đánh vần: cờ - a - ca.
- Cả lớp đánh vần: cờ - a - 
Củng cố: GV: Các em vừa học 2 chữ mới ca.là chữ gì? (Chữ c, chữ a). Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng ca). GV chỉ mô hình tiếng ca, HS (cá nhân, tổ, cả lớp) đánh vần, đọc trơn: cờ - a - ca / ca.
2. Luyện tập( 33’)
2.1. Mở rộng vốn từ (BT 3: Nói to tiếng có âm a...). (Tổ chức vui, nhanh).
a) Xác định yêu cầu của BT (GV nêu YC): Nói to tiếng có âm a. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có âm a. HS nhìn vào SGK (trang 6).
b) Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số TT, mời 1 HS nói tên từng con vật, sự vật (không cần nói số TT): gà, cá, cà, nhà, thỏ, lá. Nếu HS không nói được thì GV nói cho HS nói theo.
- GV chỉ từng hình, cả lớp đồng thanh nói tên từng sự vật.
- HS làm việc độc lập, nối a với hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập (VBT).
c) Tìm tiếng có âm a: Làm mẫu: GV chỉ hình gà, mời 1 HS làm mẫu, nói to: gà (vì tiếng gà có âm a). GV chỉ hình thỏ, HS nói thầm (không thành tiếng): thỏ (vì tiếng thỏ không có âm a). Neu HS không phát hiện ra tiếng có âm a thì GV phát âm thật chậm, kéo dài để giúp HS phát hiện ra.
d) Báo cáo kết quả
- GV chỉ từng hình, mời 1 HS báo cáo kết quả:
+ GV chỉ hình (1), HS nói to: gà.
+ GV chỉ hình (2), HS nói to: cá.
+ GV chỉ hình (3), HS nói to: cà.
+ GV chỉ hình (4), HS nói to: nhà.
+ GV chỉ hình (5), HS nói thầm: thỏ.
+ GV chỉ hình (6), HS nói to: lá.
- GV chỉ từng hình (TT đảo lộn), mời 1 tổ HS báo cáo kết quả. (Có thể báo cáo kết quả theo hình thức đố vui: 2 nhóm đố nhau trước lớp: nhóm 1 chỉ vào 1 hình (trên bảng lớp), nhóm 2 nói to hoặc nói thầm tiếng đó; nếu nhóm 2 nói đúng thì được đổi vai, hỏi nhóm 1).
- Chốt lại: GV chỉ từng hình, cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm a, nói thầm tiếng không có âm a.
- GV có thể đố HS tìm thêm 3-4 tiếng ngoài bài có âm a. (VD: cha, ba, má, đa,...); giới thiệu một vài hình ảnh hỗ trợ HS tìm ra các tiếng có âm a (lướt nhanh).
2.5. Mở rộng vốn từ (BT 4: Tìm tiếng có âm c). (Tổ chức vui, nhanh).
a) Xác định YC của BT: Đi tìm âm c. Cách thực hiện: Nói to tiếng có âm c (cờ); nói thầm tiếng không có âm c. Có thể chọn cách vui hơn: Vừa nói to tiếng có âm c vừa vô tay. Nói thầm tiếng không có âm c.
b) Nói tên sự vật
- GV chỉ hình theo số TT, 1 HS nói tên từng sự vật: cờ, vịt, cú, cò, dê, cá. Nếu HS không biết tên con vật, sự vật thì GV nói cho HS nói theo.
- GV chỉ từng hình, cả lớp đồng thanh nhắc lại tên từng sự vật (nói nhỏ). (GV giải nghĩa từ cú. loài chim ăn thịt, kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn, rất tinh).
- HS làm việc độc lập, nối c với hình chứa tiếng có âm c trong VBT.
c) Báo cáo kết quả
- GV chỉ từng hình, mời 2 HS báo cáo kết quả (làm mẫu):
+ Thực hiện tưong tự với dê, cá.
(Nếu HS không phát hiện ra tiếng có âm c thì GV phát âm thật chậm, kéo dài, giúp HS phát hiện ra). Có thể tổ chức báo cáo kết quả theo hình thức đố vui giữa các nhóm.
- Chốt lại: GV chỉ từng hình, cả lớp đồng thanh, vồ tay khi nói tiếng có âm c.
* Có thể yêu cầu HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có âm c (YC không bắt buộc). GV giới thiệu một vài hình ảnh gợi ý, VD: cỏ, cụ, củ, cáo,...
4.3. Tìm chữ a, chữ c (BT 5)
a) Giới thiệu chữ a, chữ c
- GV giới thiệu chữ a, chữ c in thường: Các em vừa học âm a và âm c. Âm a được ghi bằng chữ a. Âm c được ghi bằng chữ c (tạm gọi là chữ cờ) - mẫu chữ (in thường) ở dưới chân trang 6.
- GV giới thiệu chữ A, chữ C in hoa dưới chân trang 7.
b) Tìm chữ a, chữ c trong bộ chữ
- GV gắn (hoặc chiếu) lên bảng lớp hình minh hoạ BT 5; giới thiệu tình huống trong SGK: Bi và Hà cùng đi tìm chữ a và chữ c giữa các thẻ chữ. Hà đã tìm thấy chữ a. Còn Bi chưa tìm thấy chữ nào. Mỗi HS trong lớp cần đi tìm chữ a, chữ c.
- Tìm chữ a trong bộ chữ:
+ HS tìm chữ a, cài lên bảng.
+ Cả lớp giơ bảng, một vài HS đứng trước lớp, giơ bảng, nói kết quả: a.
+ GV kiểm tra, khen HS làm đúng.
+ Cả lớp nhắc lại: a.
- HS tìm chữ c trong bộ chữ, cài lên bảng cài theo cách tương tự.
- Có thể tổ chức hoạt động theo hình thức khác: HS làm việc độc lập, khoanh tròn chữ a, chữ c trong VBT.
C.Củng cố dặn dò:(2’)
 GV: Các em vừa học 2 chữ mới là chữ gì? (Chữ c, chữ a). Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng ca). GV chỉ mô hình tiếng ca, HS (cá nhân, tổ, cả lớp) đánh vần, đọc trơn: cờ - a - ca / ca.
_________________________________
Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 2020
Tiếng Việt
a-c ( tiết 3)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
- Viết đúng các chữ cái a, c và tiếng ca.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu, bảng con, phấn để HS làm BT 6 (Tập viết).
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. Khởi động: (5’)
 Cả lớp nhìn SGK, đọc lại 2 trang vừa học: các chữ a, c, tiếng ca; đánh vần, đọc trơn: cờ - a - ca / ca; nói lại tên các sự vật, con vật (BT 3, 4).
- GV cùng HS nhận xét
B. Tập viết (bảng con - BT 6)( 27’)
a) Chuẩn bị
- HS lấy bảng con để chuẩn bị tập viết.
- GV hướng dẫn HS cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn, khoảng cách từ mắt đến bảng (khoảng 25 - 30 cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.
b) Làm mẫu
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường a, c cỡ vừa (BT 6). GV chỉ bảng, cả lớp đọc.
- GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô li phóng to vừa hướng dẫn quy trình. Dạy chữ c trước vì nét viết đơn giản hơn chữ a.
+ Chữ c: cao 2 li, rộng 1,5 li; chỉ gồm 1 nét (nét cong trái). Điểm đặt bút (phấn) dưới đường kẻ (ĐK) 3.
+ Chữ a: cao 2 li, rộng 1,5 li; gồm 2 nét (nét cong kín và nét móc ngược). Điểm đặt bút (phấn) dưới ĐK 3. Từ điểm dừng của nét 1, lia bút lên ĐK 3, viết tiếp nét móc ngược sát nét cong kín, đến ĐK 2 thì dừng lại.
+ Tiếng ca: viết chừ c trước, chữ a sau, chú ý nét nối giữa chữ c và a.
c) Thực hành viết
- HS viết các chữ c, a và tiếng ca lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ.
- HS tập viết trên bảng con chữ c, a (2 - 3 lần). (Viết 2 - 3 lần để HS được luyện tập nhiều hơn, không có thời gian trống để làm việc riêng).
d) Báo cáo kết quả
- HS giơ bảng. GV mời 3 - 4 HS giới thiệu bài viết trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS xoá bảng, viết tiếng ca (2 - 3 lần). HS giơ bảng. Cả lớp và GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò( 2’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học; khen ngợi, biểu dương HS.
- Dặn HS về nhà làm lại BT 5 cùng người thân; xem trước bài 2 (cờ, cá).
- Khuyến khích HS tập viết chữ trên bảng con.
_______________________________
Tiếng Việt
Tập viết:sau bài ( a,c, ca)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
Tô đúng, viết đúng các chữ a, c và tiếng ca - chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết 1, tập một.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các chữ mẫu c, a đặt trong khung ô li (theo mẫu chữ thể hiện trong vở Luyện viết 1, tập một, có đánh số TT các dòng kẻ ngang và dọc trên khung ô li). 
- Vở Luyện viết 1, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Giới thiệu bài: ( 5’)
GV hướng dẫn HS nhận mặt các chữ a, c và tiếng ca; hiểu yêu cầu của bài học: tập tô, tập viết vào vở Luyện viết 1, tập một. các chữ a, c và tiếng ca - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa.
2. Khám phá( 17’)
- GV giới thiệu chữ và tiếng làm mẫu (viết trên bảng lớp hoặc bảng phụ, dùng bìa chữ hoặc máy chiếu, phần mềm hướng dẫn viết chữ): c, a, ca.
- Cả lớp nhìn bảng, đọc.
- GV hướng dẫn đặc điểm, cấu tạo, cách viết rồi viết mẫu (kết hợp nhắc lại cách viết):
+ Chữ c: cao 2 li, rộng 1,5 li; chỉ gồm 1 nét (nét cong trái). Cách viết: đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết nét cong trái, đến khoảng giữa ĐK 1 và ĐK 2 thì dừng lại.
+ Chữ a: cao 2 li, rộng 1,5 li; gồm 2 nét (nét cong kín và nét móc ngược). Cách viết: đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 3 viết nét móc ngược sát nét cong kín; đến ĐK 2 thì dừng lại.
+ Tiếng ca, viết chữ c trước, chữ a sau. Chú ý: Không viết rời từng chữ c, a mà có nét nối từ chữ c sang chữ a.
3. Luyện tập( 11’)
- HS mở vở Luyện viết 1, tập một, tô các chữ c, a và tiếng ca trong vở. Sau đó viết tiếp các chữ và tiếng vừa tô. GV hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng, viết đúng quy trình; khuyến khích HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
- GV kiểm tra, nhận xét, chữa bài; khen ngợi những HS viết đúng quy trình, viết nhanh, dãn cách họp lí giữa các con chữ.
* GV có thể cho HS viết làm 2 đợt: Sau khi nghe thầy, cô hướng dẫn, tập tô, tập viết chữ c, chữ a, HS dừng bút, nghỉ tay, nghe GV hướng dẫn cách viết tiếng ca, rồi tô, viết tiếng ca; viết phần Luyện tập thêm.
4. Củng cố, dặn dò: ( 2’)
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc những HS chứa hoàn thành bài viết về nhà tiếp tục luyện viết.n cho HS tính kiên nhẫn, biết đọc, biết viết. GV tham khảo các nét phụ (không cần giới thiệu ngay với HS).___________________________________
Giáo dục thể chất
Tiết 1: Ổn định tổ chức lớp
I. MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết và thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết được các quy định của giờ học.
- Nghiêm túc tích cực trong tập luyện
II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Nhà giáo dục thể chất.
- Phương tiện: Sách giáo khoa,bài soạn, giày thể thao.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức và yêu cầu
TG
SL
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I.Phần mở đầu
Nhận lớp:
- Hoạt động của lớp trưởng.
- Hoạt động của giáo viên
2.Khởi động
Xoay các khớp cổ, tay cổ chân, vai, hông, gối
5p
4l
8n
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Kiểm tra sức khỏe của học sinh
GV mở nhạc cho học sinh khởi động .Quan sát làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh.
Đội hình nhận lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo sĩ số cho GV
Đội hình như trên
GV hướng dẫn cả lớp khởi động và hướng dẫn lớp trưởng cách điều hành.
HS tích cực chủ động tập luyện
II.Phần cơ bản
1 Quy định đội hình tập luyện.
2 Trang phục tập luyện.
3, Vệ sinh phòng tập và chuẩn bị dụng cụ. 
4. Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa.
5. Hướng dẫn trò chơi.
 Trò chơi : Người lịch sự
Chuẩn bị : Đội hàng ngang
Cách chơi: Người quản trò mời thì các em làm và không mời thì các em không làm
 VD: Mời các em ngồi xuống thì các em ngồi xuống. Ngồi xuống thì các em không ngồi 
Các trường hợp phạm quy: Không mời mà các em làm hoặc mời mà các em không làm. Làm sai hiệu lệnh, hàng ngũ lộn xộn.
25p
Đội hình 4 hàng ngang theo số thứ tự từ cao đến thấp nam nữ chia đều nhau
Quần mềm, giày ba ta hoặc dép quai hậu.
Mỗi tổ vệ sinh và chu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_canh_dieu_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.doc