Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Tổng phụ trách Đội và Ban tổ chức điều khiển chương trình biểu diễn văn nghệ

của các lớp theo chủ đề “Quê hương em”.

 

docx 36 trang thuong95 4970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 8 tháng 3 năm 2021
TUẦN 24: CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG QUÊ EM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
HỘI DIỄN VĂN NGHỆ 
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Trải nghiệm về quê hương qua các bài hát được biểu diễn. 
- Hồ hởi tham gia các hoạt động của lớp, của trường về việc ca ngợi vẻ đẹp quê hương.
 II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Tổng phụ trách Đội và Ban tổ chức điều khiển chương trình biểu diễn văn nghệ
của các lớp theo chủ đề “Quê hương em”. 
- Nhà trường động viên, khen ngợi các lớp đã biểu diễn chương trình văn nghệ.)
Tiếng Việt
Chủ đề 24: NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐẦU TIÊN
BÀI 1: GIA ĐÌNH THÂN THƯƠNG (Tiết 1, 2)
I/ MỤC TIÊU
-Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những người bạn đầu tiên của em.
-Từ việc quan sát tranh minh họa, trao đổi với bạn về cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.
-Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. Đọc đúng các tiếng chứa vần khó đọc: cưỡi, ú òa, nắc nẻ 
-Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
-Nhận diện được nội dung gia đình chính là những người bạn đầu tiên của em.
-Học thuộc lòng bài thơ. Giới thiệu về gia đình của em.
-Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nhân ái, yêu thương gia đình thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu.
II/ CHUẨN BỊ: 
-SHS, SGV. Một số hình minh họa tiếng có vần iên, iêng kèm thẻ từ. Hình ảnh gia đình của HS trong lớp. Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ Gia đình thân thương.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ và tạo tâm thế cho hoạt động tiếp theo.
- Cách tiến hành:
- Cả lớp hát bài: Nhong nhong nhong.
2.Khởi động
- Mục tiêu: HS nhận ra được những người thân trong gia đình là những người bạn đầu tiên. Từ việc quan sát tranh nhận ra cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.
- Cách tiến hành:
+ Bạn nào đọc cho cô chủ đề tuần này mình học?
+ Vậy bây giờ bạn nào nêu cho cô và các bạn biết: Ai là người bạn đầu tiên của mình?
+ GV gợi ý: Thường thì ở nhà, các em chơi với ai?
+ Khi chơi với những người đó em cảm thấy thế nào?
+ GV chốt: Vậy những người mà các em thường chơi chung khi ở nhà, đó chính là những người bạn đầu tiên của chúng ta. Khi chơi chung với những người bạn ấy, mình cảm thấy rất vui, rất thích thú và hạnh phúc.
+ Bây giờ, các em hãy quan sát tranh trong sách trang 53, thảo luận nhóm 2 và cho biết những ai luôn ở bên cạnh bạn nhỏ?
+ Đại diện nhóm lên trình bày? 
+ GV tùy các nhóm lên trình bày mà hỏi thêm:
+ Cha mẹ đang làm gì với bạn nhỏ?
+ Ông bà đang làm gì cùng bạn nhỏ?
+ Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với bạn nhỏ như thế nào?
+ GV chốt: Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu và nhận thấy mọi người trong gia đình rất yêu thương nhau và thân thiết nhau. Gia đình thân thương cũng chính là nội dung bài thơ mà hôm nay chúng ta cùng học. 
+ GV viết tựa bài: Gia đình thân thương.
3.Luyện đọc văn bản
Mục tiêu: Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Tìm tiếng trong bài có vần iên và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng iên, iêng.
- Cách tiến hành:
3.1.Luyện đọc
- GV đọc mẫu .
- Qua bài thơ cô vừa đọc, các em thấy những từ nào khó đọc?
- GV cho HS phân tích, đánh vần từ khó.
- GV cho HS giải thích hoặc GV giải thích từ: nắc nẻ .
- GV treo bảng phụ ghi bài thơ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi: khi đọc đến dấu phẩy, dấu chấm thì nghỉ hơi. Mỗi khi qua khổ thơ khác, các em cũng nhớ nghỉ hơi.
- Các em chia nhóm 3 và luyện đọc bài thơ.
- GV cho các nhóm lên đọc. Các nhóm khác nhận xét,
- Sau khi các em đã luyện đọc bài thơ rồi, bây giờ các em hãy tìm tiếng trong bài thơ có chứa vần iên?
- Bạn nào tìm cho cô từ ngữ ngoài bài có chứa vần iên, iêng ?
TIẾT 2
3.2. Trả lời câu hỏi
- Các em đọc thầm lại bài thơ và thảo luận nhóm 2 câu hỏi trong sách.
+ Những người bạn đầu tiên của bạn nhỏ trong bài thơ này là ai?
+ Bạn nhỏ thường chơi những trò chơi gì cùng ba, mẹ, ông, bà?
- Các nhóm trình bày. Tùy theo năng lực, giáo viên có thể hỏi thêm:
+ Bạn nhỏ cảm thấy như thế ào về gia đình mình?
+ Vì sao bạn nhỏ cảm thấy yêu hoài gia đình mình?
- Các em hãy chọn một khổ thơ nào mình thích nhất và đọc thuộc nó.
4. Luyện nói sáng tạo: Luyện tập giới thiệu về gia đình.
-Mục tiêu: HS biết giới thiệu về gia đình mình.
- Cách tiến hành:
- Bạn nào nêu câu gợi ý trong bài?
- Bạn nào nêu phần làm mẫu của bạn học sinh trong sách?
- Bây giờ các em thảo luận nhóm 4 các câu hỏi vừa nêu, có thể lấy hình của gia đình mình để giới thiệu với các bạn.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
5.Hoạt động mở rộng
- Cả lớp mình cùng hát bài “ Cả nhà thương nhau”.
6.Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta học bài thơ gì?
- Bạn nào có thể đọc lại một khổ thơ mà mình thích nhất?
- Về nhà tìm bài hát nào nói về cha mẹ, ông bà.
Nhong nhong nhong ba làm con ngựa .
- Những người bạn đầu tiên.
- Ba mẹ, Ông bà, anh chị, con vật ..
- Em cảm thấy rất vui, thoải mái, hạnh phúc, dễ chịu (tùy HS)
- Thảo luận nhóm 2.
- Ba mẹ và Ông bà ở bên cạnh bạn nhỏ.
- Cha đang chơi trò nhong nhong với bạn nhỏ, cha đang cõng bạn nhỏ , mẹ đang cổ vũ, mẹ đang vỗ tay .
- Ông kể chuyện, ông đọc sách, đọc thơ cho bạn nhỏ nghe. Bà ngồi quạt. Bé ngổi trên đùi bà .
- Mọi người đều thương yêu bạn nhỏ .
-HS đọc lại tựa bài.
- HS lắng nghe.
- Cưỡi, ú òa, nắc nẻ 
- HS dựa vào ảnh minh họa để giải thích.
- HS chia nhóm 3, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ và đọc cho nhau nghe trong nhóm.
- Tiên
- Tiền bạc, chuối chiên, cô tiên, tiễn khách, hà tiện, tiện lợi, tiến bộ .
- Cồng chiêng, trống chiêng, miếng bánh, cái miệng, niềng răng, bay liệng .
- Cha mẹ, ông bà.
- Cưỡi ngựa với ba, ú òa với mẹ
- Ông kể chuyện, bà hát dân ca.
-HS lắng nghe và thực hiện.
- Gia đình em gồm những ai?
- Em thường chơi với ai trong gia đình mình?
- Mình xin giới thiệu về gia đình mình. Gia đình mình gồm .
HS nhận xét – chia sẻ nếu hs có hoàn cảnh đặc biệt.
- Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- Gia đình thân thương.
	Tự nhiên – xã hội (tiết 47)
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 22: CƠ THỂ CỦA EM (T2)
I/ MỤC TIÊU: 
Sau bài học, HS:
-Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài cơ thể.
-Phân biệt được con trai và con gái.
-Biết các bộ phận trên cơ thế giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.
II/ CHUẨN BỊ: 
-Tranh SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động: 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung bài học của tiết học trước.
b. Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Năm ngón tay ngoan” (sáng tác: Trần Văn Thụ).
-GV đặt câu hỏi: “Bài hát vừa rồi có nhắc đến bộ phận bên ngoài nào của cơ thế chúng ta?” (tay).
-GV dẫn dắt vào bài tiết 2: Hôm nay cô và các bạn tiếp tục tìm hiểu về chức năng của các bộ phận bên ngoài cơ thế nhé.
2/ Hoạt động 1: Tìm hiểu về đôi tay trên cơ thể của em
a. Mục tiêu: HS biết được các bộ phận trên cơ thể giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.
b. Cách tiến hành
- GV chia lớp thành các nhóm có 4 HS.
- HS quan sát các tranh 1, 2, 3 và 4 (trang 94 SGK - GV có thể phóng to cho HS quan sát) và nói về nội dung từng tranh.
- GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
+ Tranh 1: Dùng tay để chăm sóc cây.
+ Tranh 2: Dùng tay để viết bài.
+ Tranh 3: Dùng tay để chăm sóc em bé.
+ Tranh 4: Dùng tay để cầm thức ăn.
- GV nhận xét.
-GV đính hình bạn Nam đang giơ tay (trang 94 SGK) lên bảng và nêu câu chốt để chuyển ý: Nhờ có đôi bàn tay mà chúng ta làm được rất nhiều việc như đã kể ở trên.
- GV chia lớp thành các nhóm đôi, HS thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Bạn Nam đang giơ tay trái hay tay phải?
+ Mỗi bàn tay có bao nhiêu ngón, đó là những ngón nào?
-GV nhận xét, rút ra kết luận.
*Kết luận: Cơ thể chúng ta có 2 tay: tay phải và tay trái. Mỗi bàn tay có 5 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út. Đôi tay giúp chúng ta làm được rất nhiều việc khác nhau trong đời sống hằng ngày.
3/ Hoạt động 2: Tìm hiểu về đôi chân trên cơ thể của em
a. Mục tiêu: HS biết được các bộ phận trên cơ thể giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.
b. Cách tiến hành:
-GV cho HS xem đoạn phim cá bạn HS chơi các trò chơi như: nhảy dây, đá banh, đuổi bắt,... Sau khi xem xong, GV đặt câu hỏi:
+ Khi tham gia các trò chơi, em đã dùng những bộ phận nào trên cơ thể để chơi?
+ Chân em dùng để làm gì?
- GV giới thiệu nội dung 4 tranh đầu ở trang 95 SGK và nhận xét: Chân dùng đế đứng, đi, chạy, nhảy.
*Kết luận: Các bộ phận trên cơ thể giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.
-HS tập đọc các từ khoá của bài: “Cơ thể - Đầu - Mình - Tay - Chân”.
4/Hoạt động tiếp nối sau bài học
- GV yêu cầu HS về thực hiện các hoạt động sinh hoạt của mình bằng các bộ phận bên ngoài cơ thể. Chụp hình làm sản phẩm để chia sẻ với bạn.
- Tìm hiếu về các bộ phận có ở vùng đầu để chuẩn bị cho bài học sau.
- HS tham gia hát theo nhạc.
- HS trả lời.
-HS lắng nghe
- HS quan sát SGK/T.94, thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
-HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi – nhận xét.
-HS lắng nghe
- HS trả lời – nhận xét.
-HS lắng nghe
- HS đọc từ khóa.
- HS lắng nghe.
LUYỆN VIẾT
 Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về chủ đề “Những người bạn đầu tiên”.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; chia sẻ, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút)
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc:
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
b. Hoạt động 2: Thực hành
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
Bài 1. Viết iêm hay im vào chỗ nhiều chấm dưới mỗi hình:
 t......... thuốc	 chơi trốn t.........	 nuôi ch......... sáo
Bài 2. Em viết một câu có từ ngữ em đã chọn ở bài tập 1:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 9 tháng 3 năm 2021
Tiết 3	Toán (Tiết 70)
BÀI: CÁC SỐ ĐẾN 40 (T2)
I. MỤC TIÊU: 
- Đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 40. 
- Vận dụng thứ tự các số trong phạm vi 40, dự đoán quy luật, hoàn thành dãy số. 
- Mở rộng tính nhẩm dạng 10 + 4; 14 – 10 trong phạm vi 40
- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, mĩ thuật. 
II. CHUẨN BỊ
- Tranh SGK, 40 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
TIẾT 1:
1/ Khởi động:
-YC HS đếm xuôi từ 1 đến 40, đếm ngược từ 40 đến 1
-GV nhận xét, khen ngợi.
2/ Luyện tập
a/BT1/ 105; Làm theo mẫu
M; 28 gồm 20 và 8 
20 + 8 = 28
28 – 20 = 8
 - GV YC HS đếm khối lập phương 37 và 30 và nói giống mẫu 
b/Bài 2/105; Số?
-YC HS điền số thích hợp vào ô trống còn thiếu
- YC HS phân tích số 25 và viết vào sơ đồ tách gộp số. (theo mẫu)
*Tích hợp: Toán học và cuộc sống, mĩ thuật.
- GV hướng dẫn sửa bài tập
c/Bài 3/106; Tính
- GV YC HS làm vào bảng con
 d/BT4/ 106; Số? 
- GV YC HS làm miệng và nêu cách đếm
-GV hướng dẫn HS làm tương tự BT b
*Tích hợp: Toán học và cuộc sống (cách bảo quản dâu)
3/ Củng cố: .
* Cách tiến hành: 
- GV YC HS đếm từ 21 đến 39
- YC HS về nhà đếm các con tập phân tích cấu tạo số (như bài học)
- Dặn HS về nhà xem lại bài
-HS thực hiện theo YC của GV
- Thực hành đếm.
37 gồm 3 chục và 7 đơn vị
30 + 7 = 37
37 – 30 = 7
-HS thực hành đếm số, phân tích số 30 tương tự
-HS làm vào phiếu BT
-HS sửa bài và nói: 
+Dãy nước ngọt; các số đếm thêm 1 đơn vị ( 27; 28; 29 ; ....33.)
+ Dãy bánh; các số đếm thêm 1 đơn vị ( 9 ; 10; 11; ....15
+...........................
30 + 6 = 27 – 7 =
36 – 6 = 30 + 9 =
-HS nói:
+ Cách 1: đếm 2; 4; 6; 8;....36
+ Cách 2: 3 hàng đầu, mỗi hàng có 10 quả dâu. (là 30 quả và đếm thêm 32; 34; 36)
-HS nêu
- HS “ Đố bạn” đếm từ 21 đến 39, phân tích số và viết số vào sơ đồ tách gộp
-HS ghi nhớ.
Tiếng Việt
Chủ đề 24: NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐẦU TIÊN
Bài 2 LÀM BẠN VỚI BỐ
I/ MỤC TIÊU
- Từ việc quan sát tranh minh họa và tên bài đọc, tăng cường khả năng phán đoán về nội dung bài đọc.
- Biết trao đổi với bạn về những người bạn đầu tiên của mình. Chỉ ra được những trò chơi bạn nhỏ đã cùng chơi với cha của mình. Từ đó, nhận diện được người bạn thân là cha và bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết yêu thương cha mẹ, cảm nhận được niềm vui khi làm bạn với cha.
- Phát triển thông qua việc thực hành. 
+ Đọc trơn bài, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
 + Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. 
+ Tô đúng kiểu E chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. Bước đầu thực hiện kĩ năng nhìn – viết đọan văn.
+ Phân biệt đúng chính tả iêm/ im và dấu hỏi/ dấu ngã 
+ Luyện tập giới thiệu về cha mẹ. Luyện viết sáng tạo theo nội dung đã nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
+ Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.
-Rèn luyện phẩm chất tự tin thông qua các hoạt đọng nghe, nói, đọc hiểu, viết 
II/ CHUẨN BỊ: 
- Một số tranh ảnh minh họa, mô hình hoặc vật thật minh hoạ cho các tiếng chứa vần ăng, âng kèm thẻ từ (nếu có).
- Mẫu tô chữ E viết hoa và khung chữ mẫu.
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video (nếu có)
- SHS, VBT, VTV,bảng con 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
1/ Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Ổn định lớp và ôn lại một vài nội dung đã học từ bài trước
- Cách tiến hành
- Gọi 2 HS lên đọc lại nội dung bài Gia đình thân thương và trả lời câu hỏi liên quan đến bài vừa đọc
- GV nhận xét.
2/ Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài mới và kết nối bài.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS mở SHS, trang 55 (GV hướng dẫn HS mở sách, tìm đúng trang của bài học).
- GV cho HS quan sát tranh trang 55 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các bạn nhỏ đang làm những việc gì? Cùng với ai?
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung (nếu có)
- GV nhận xét. Giới thiệu bài mới (Làm bạn với bố) gọi HS nhắc lại tên bài
- GV yêu cầu HS kể các hoạt động HS có thể làm với bố
3/ Luyện đọc văn bản
* Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút; biết ngắt hơi từng cụm từ và nghỉ hơi theo dấu câu. Đọc đúng tiếng chứa vần khó đọc
- Cách tiến hành
3.1. Luyện đọc câu
-GV đọc mẫu 1 lần, yêu cầu HS nghe và nhìn theo sách
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm theo nhóm 4 từng câu.
- GV quan sát lớp thực hiện yêu cầu
GV gọi HS đọc nối tiếp câu.
3.2. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- GV đưa ra từ khó đọc hoặc dễ đọc sai, đọc mẫu hoặc yêu cầu những học sinh đọc tốt đọc mẫu và sửa sai cho HS đọc chưa tốt: thích, ngồi trong lòng, trò chuyện, chăm chú.
GV hướng dẫn HS phân tích, đọc lại từ khó.
GV chỉ bất kì các từ khó không theo thứ tự.
GV giải nghĩa từ khó
HS đọc từ khó: nhong nhong, chăm chú, .
- GV giải thích từ HS chưa hiểu (nếu có)
3.3. Luyện đọc đoạn
- GV cùng HS chia đoạn cho bài đọc
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ từng câu, đoạn. 
- GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn theo nhóm
- GV gọi HS đọc từng đoạn 
+ Đoạn 1: Tớ rất thích .với bố.
+ Đoạn 2: Khi còn nhỏ ngày xưa.
+ Đoạn 3: Lớn lên một chút .đánh cờ vua ,.
+Đoạn 4: Giờ thì tớ .nghe tớ kể.
+Đoạn 5: Tớ có thể .là bố.
- GV gọi 5 nhóm đọc trước lớp, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bạn đọc.
3.4. Luyện đọc cả bài
- Tổ chức cho HS đọc nhóm 3 
- Cho HS đọc tốt đọc lại cả bài
- GV mời bạn nhận xét.
- GV nhận xét.
TIẾT 2
4/Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài đọc. Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu Nhận diện chi tiết trong bài đọc dựa vào các cụm từ đứng trước hoặc sau nó.
- Cách tiến hành 
4.1. Tìm tiếng trong bài có vần ăng
- GVcho HS đọc lại bài 
- GV cho HS tìm tiếng trong bài có vần ăng.
- GV hướng dẫn HS đọc trơn các từ: rằng
4.2 Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần: ăng, âng và đặt câu 
- Bước 1: GV tổ chức nhóm chia nhiệm vụ: 
+ Nhóm 1: tìm từ chứa vần ăng
+ Nhóm 2: tìm từ chứa vần âng
- Bước 2: GV tổ chức đổi nhóm thực hiện nhiệm vụ (mảnh ghép)
+Trao đổi với các bạn các từ mình vừa tìm được
+ Đặt câu với các từ mình vừa tìm được 
- GV gọi HS trình bày, nhận xét 
- GV nhận xét.
4.3. Trả lời câu hỏi SHS
- GVcho HS đọc lại bài.
- GV đặt câu hỏi: 
1. Kể tên các trò chơi mà bạn nhỏ đã chơi cùng với bố.
2. Bạn nhỏ đã kể những gì cho bố nghe?
3. Bạn thân của bạn nhỏ là ai?
- GV nhận xét, chốt 
5/Củng cố, dặn dò 
* Mục tiêu: Nắm và nhớ kĩ hơn bài cũ. Có sự chuẩn bị cho bài mới.
- Cách tiến hành
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa học: tên bài, các thông tin chính trong bài, em quan tâm điều gì nhất?
- HS về nhà chuẩn bị tiết sau bài Những trò chơi cùng ông bà.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe, nhận xét.
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời: Bạn nhỏ đang chơi đá bóng, đi câu cá và trò chuyện với bố. 
- HS nhận xét.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- HS hoạt động nhóm đôi trao đổi các hoạt động mà HS đã làm với bố.
-HS nghe GV đọc và đọc thầm bài trong SHS .
- HS thực hiện yêu cầu của GV
-HS thực hiện yêu cầu của GV
-HS đọc nối tiếp câu theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe, đọc từ khó theo hướng dẫn của GV: thích, ngồi trong lòng, trò chuyện, chăm chú.
HS phân tích, đọc lại từ khó.
HS đọc từ CN, Nhóm, ĐT
HS tìm hiểu từ khó
-HS nêu vốn hiểu biết của mình về nhong nhong, chăm chú, 
-HS nêu từ mà mình chưa hiểu để nhờ GV giải thích thêm
-HS chia đoạn cho bài đọc: 5 đoạn
-HS theo dõi và thực hiện đọc ngắt nghỉ phù hợp
-HS đọc từng đoạn theo nhóm được phân công
+ Đoạn 1: Tớ rất thích .với bố 
+ Đoạn 2: Khi còn nhỏ ngày xưa.
+ Đoạn 3: Lớn lên một chút .đánh cờ vua ,.
+Đoạn 4: Giờ thì tớ .nghe tớ kể.
+Đoạn 5: Tớ có thể .là bố.
-HS đọc bài theo nhóm 3.
-Lắng nghe.
-HS nhận xét bạn.
-Lắng nghe.
HS đọc lại bài
HS tìm các tiếng: rằng 
HS đọc trơn các từ: rằng 
Đọc cá nhân, đọc nhóm(tổ), đọc đồng thanh.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Nhóm 1: măng tre, vắng lặng, rặng dừa, xăng dầu, cố gắng 
+ Nhóm 2: nhà tầng, vâng lời, nâng niu, vầng trăng, 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS: làm ngựa nhong nhong, nghe bố kể chuyện ngày xưa, chơi đóng kịch, đoán câu đố, chơi cờ cá ngựa, đánh cờ vua.
-HS: bạn nhỏ kể cho bố nghe về những thứ bạn nhỏ thích như máy bay, ô tô.
-HS: là bố của bạn nhỏ.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe
- HS nhắc lại nội dung vừa học:
Tiếng Việt
Chủ đề 24: NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐẦU TIÊN
Bài 2 LÀM BẠN VỚI BỐ
I/ MỤC TIÊU
- Từ việc quan sát tranh minh họa và tên bài đọc, tăng cường khả năng phán đoán về nội dung bài đọc.
- Biết trao đổi với bạn về những người bạn đầu tiên của mình. Chỉ ra được những trò chơi bạn nhỏ đã cùng chơi với cha của mình. Từ đó, nhận diện được người bạn thân là cha và bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết yêu thương cha mẹ, cảm nhận được niềm vui khi làm bạn với cha.
- Phát triển thông qua việc thực hành. 
+ Đọc trơn bài, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
 + Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. 
+ Tô đúng kiểu E chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. Bước đầu thực hiện kĩ năng nhìn – viết đọan văn.
+ Phân biệt đúng chính tả iêm/ im và dấu hỏi/ dấu ngã 
+ Luyện tập giới thiệu về cha mẹ. Luyện viết sáng tạo theo nội dung đã nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
+ Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.
-Rèn luyện phẩm chất tự tin thông qua các hoạt đọng nghe, nói, đọc hiểu, viết 
II/ CHUẨN BỊ: 
- Một số tranh ảnh minh họa, mô hình hoặc vật thật minh hoạ cho các tiếng chứa vần ăng, âng kèm thẻ từ (nếu có).
- Mẫu tô chữ E viết hoa và khung chữ mẫu.
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video (nếu có)
- SHS, VBT, VTV,bảng con 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 3
1/ Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Ổn định lớp và ôn lại một vài nội dung đã học từ bài trước
- Cách tiến hành
- Gọi 2 HS lên đọc lại nội dung bài Gia đình thân thương và trả lời câu hỏi liên quan đến bài vừa đọc
- GV nhận xét.
2/ Luyện tập viết hoa, chính tả
* Mục tiêu: Tô đúng kiểu E chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. thực hành kĩ năng nhìn viết đoạn văn. Phân biệt đúng chính tả ng/ ngh và dấu hỏi/ dấu ngã đúng yêu cầu vào bảng con và vở tập viết (VTV)
- Cách tiến hành
2.1. Tô chữ hoa E và viết câu ứng dụng
a. Tô chữ viết hoa E
- GV tô mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ E hoa
- GV hướng dẫn HS dùng ngón tay tô theo GV hình dáng chữ E trên mặt bàn
- Gv hướng dẫn HS tô vào VTV
- GV nhận xét.
b. Viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
- GV giải thích nghĩa của câu ứng dụng
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Em
- GV viết mẫu tiếp và hướng dẫn các chữ còn lại trong câu ứng dụng.
- GV yêu cầu HS viết vào VTV
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
2.2 Viết chính tả Nhìn – viết
- GV đưa đoạn chính tả cần viết, yêu cầu HS đọc 
Tớ có một người bạn tốt rất thân. Người bạn đó chính là bố của tớ. Bố cũng xem tớ là bạn thân của bố.
- GV đưa 1 số từ khó: người, thân yêu cầu HS đánh vần, viết bảng con 
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
2.3 Bài tập chính tả lựa chọn
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV lựa chọn bài tập dựa vào tình hình của lớp 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh gợi ý đính kèm từng bài tập
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
TIẾT 4
3/Luyện tập nói, viết sáng tạo
*Mục tiêu: Luyện nói theo chủ đề học và chơi cùng bạn. Luyện viết sáng tạo theo nội dung vừa nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn
- Cách tiến hành
3.1. Nói sáng tạo: Luyện nói theo tranh trong SHS
- GV cho HS trao đổi nhóm 4 để thực hiện yêu cầu SHS
Giới thiệu với bạn về cha hoặc mẹ của em
+ Tên, tuổi của cha hoặc mẹ
+ Những việc em thường làm cùng cha hoặc mẹ
+ Tình cảm của em đối với cha hoặc mẹ.
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung cách nói của ḿnh.
- GV giáo dục HS biết yêu thương ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình
3.2 Viết sáng tạo
- GV hướng dẫn Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- GV yêu cầu HS viết sáng tạo vào VBT (HS chỉ viết ý hai).
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
4/ Hoạt động mở rộng
* Mục tiêu: HS biết cách đổi nội dung vừa nói thành câu văn viết.
- Cách tiến hành
- GV cho HS đọc thơ hoặc bài hát về ông bà, cha mẹ.
- GV gọi HS nhận xét.
5/Củng cố, dặn dò 
* Mục tiêu: Nắm và nhớ kĩ hơn bài cũ. Có sự chuẩn bị cho bài mới.
- Cách tiến hành
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa học: tên bài, các thông tin chính trong bài, em quan tâm điều gì nhất?
- HS về nhà chuẩn bị tiết sau bài Những trò chơi cùng ông bà.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe, nhận xét.
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS dùng ngón tay tô theo GV hình dáng chữ E trên mặt bàn
- HS tô chữ E vào 
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
-HS đọc câu ứng dụng: Em thích làm bạn với bố mẹ
-HS quan sát, lắng nghe GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Em
-HS quan sát, lắng nghe, nhận xét độ cao các con chữ
-HS viết vào VTV
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- HS đọc đoạn chính tả.
- HS đánh vần, đọc trơn: người, thân.
- HS nhìn viết bài chính tả vào VTV
Tớ có một người bạn tốt rất thân. Người bạn đó chính là bố của tớ. Bố cũng xem tớ là bạn thân của bố.
- HS tự nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có theo sự hướng dẫn của GV.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
(3) Thay hình ngôi sao bằng chữ iêm hoặc im
(4) Thay hình chiếc lá bằng dấu hỏi hoặc dấu ngã
-Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
-HS viết sáng tạo vào VBT.
+ Em thường cùng cha chơi cưỡi ngựa, cùng mẹ đọc sách, kể chuyện. Em cùng mẹ chuẩn bị bữa tối.
HS nhận xét.
HS hoạt động theo nhóm 4.
HS thảo luận nhóm 4 và giới thiệu về cha mẹ.
HS nhận xét, bổ sung .
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
-HS thực hiện, chia sẻ và nhận xét theo hướng dẫn.
-HS thực hành
-HS nhận xét
-HS đọc
- HS nhắc lại nội dung vừa học:
Tiết 4	Tự nhiên xã hội (tiết 48)
Bài 23: CÁC GIÁC QUAN CỦA EM (T1)
I/ MỤC TIÊU	
- Phẩm chất chăm chỉ: Thường xuyên tìm hiểu cách bảo vệ các giác quan của bản thân và chia sẻ với mọi người xung quanh.
- Phẩm chất trung thực: Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường, các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến các giác quan.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường và phòng tránh cận thị học đường.
- Năng lực tự chủ và tự học: Sưu tầm và giới thiệu được một số giác quan và cách bảo vệ các giác quan của cơ thể.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách chia sẻ, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vẽ và trang trí sản phẩm, làm khẩu hiệu để tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ giác quan của bản thân 
+ Nhận thức khoa học: Kể được tên và chức năng của các giác quan. Trình bày, giới thiệu được một cách bảo vệ các giác quan của cơ thể và phòng tránh cận thị học đường.
+ Vận dụng kiến thức: Viết, vẽ hoặc sử dụng tranh ảnh, video,... để chia sẻ với những người xung quanh về các cách bảo vệ các giác quan của cơ thể và phòng tránh cận thị học đường.
II/ CHUẨN BỊ: 
-GV: laptop, giấy A3, bảng nhóm, video, 
-HS: tranh ảnh sản phẩm sưu tầm, bút, màu vẽ, giấy vẽ, 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động và khám phá:
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các giác quan của cơ thể, dẫn dắt vào bài mới
b. Cách tiến hành: 
GV tổ chức dưới hình thức Trò chơi: “Thi nói nhanh”
GV phổ biến luật chơi: sau khi GV nêu câu hỏi: “Các bộ phận nào của cơ thể em dùng để nhận biết đặc điểm của 1 bông hoa?”. 
2/ Hoạt động 1: Tên và chức năng của các cơ quan
a.Mục tiêu: HS nêu tên, chức năng của các giác quan: mắt, mũi, tai, lưỡi, da
b. Cách tiến hành
GV yêu cầu HS quan sát các tranh 1 và 2 (trang 96;97 SGK – GV có thể phóng to cho HS quan sát) và hỏi đáp theo các câu hỏi gợi ý.
+An và các bạn đang làm gì?
+Các bạn đã sử dụng bộ phận nào của cơ thể để thực hiện việc làm đó?
3/ Hoạt động 2: Thực hành và sử dụng các giác quan để nhận biết mọi vật xung quanh
a. Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết mọi vật xung quanh
b. Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị một số thức ăn: sầu riêng, muối, đường, búp bê, khăn voan, ... (tùy tình hình thực tế, GV có thể chuẩn bị các thức ăn, vật dụng khác)
4/ Hoạt động tiếp nối :
- GV yêu cầu HS về nhà làm một món ăn cùng với mẹ. Sau khi hoàn tất món ăn, HS sử dụng tất cả các giác quan của mình để cảm nhận về màu sắc, hình dạng, mùi vị của món ăn đó. Khi vào lớp, HS mô tả cho thầy (cô) giáo và bạn cùng biết về món ăn đó.
- HS xung phong trả lời, em nào nói được 1 ý đúng sẽ được các bạn vỗ tay khen ngợi.
-Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
-Học sinh tham gia trò chơi
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ tư, ngày 10 tháng 3 năm 2021
	Toán (Tiết 71 )
BÀI: SO SÁNH CÁC SỐ (T1)
I. MỤC TIÊU: 
- Hệ thống cách so sánh số.
- Nhận biết được cách so sánh 2 số; so sánh số chục, số đơn vị.
- Xếp thứ tự số.
- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học
- Tích hợp: TNXH
II. CHUẨN BỊ
- Tranh SGK, 50 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
TIẾT 1:
1/ Khởi động:
-YC HS đếm xuôi từ 1 đến 40, đếm ngược từ 40 đến 1, phân tích cấu tạo số có hai chữ số
-HS trả lời nhanh 30 + 9, 39 – 30,....
-GV nhận xét, khen ngợi.
2/ Bài học và thực hành:
a/ So sánh số chực và số đơn vị
- GV YC HS đếm khối lập phương và viết số vào bảng con
- GV hướng dẫn HS so sánh từng cặp số
+ So sánh 14 và 17
1 chục bằng 1 chục
4 bé hơn 7
Vậy 14 14
*YC HS so sánh các cặp số 
17 và 21
-YC HS tìm số bé nhất và lớn nhất trong ba số 14; 17; 21
-YC HS khái quát quy tắc khi so sánh số có hai chữ số
b/Thực hành so sánh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_24_nam_hoc_2020_2021.docx