Giáo án Các môn Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

1. a. Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đồ chơi – trò chơi (lái xe, leo núi, nhảy dây, máy bay giấy, )

1.b.Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ai, oi ( lái xe, thổi còi ).

2.Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ai, oi. Đánh vần và ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “i”;

3.Viết được các vần ai, oi và các tiếng, từ ngữ có các vần ai, oi (lái xe, cái còi) .

4. Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.

5. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.

 

doc 60 trang thuong95 6340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8: 
Thứ hai, ngày26 tháng 10 năm 2020 
EM YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN RÈN NỀN NẾP SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được thành tích của lớp mình trong phong trào rèn nền nếp.
- Tự tin thực hiện nền nếp trong học tập và sinh hoạt.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 8:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung: An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
2. Gợi ý cách tiến hành:	
 - Nhà trường sơ kết, đánh giá việc thực hiện rèn nền nếp sinh hoạt của các lớp trong tuần qua, tập trung vào các nội dung cơ bản sau: 
+ Thực hiện nền nếp đi học đầy đủ, chuyên cần, đúng giờ. 
+Thực hiện nội quy của lớp, của trường trong học tập và sinh hoạt. 
+ Tích cực giữ gìn, bảo quản đồ dùng, thiết bị học tập. 
- Hướng dẫn lớp đánh giá cụ thể việc thực hiện rèn nền nếp sinh hoạt của lớp
mình tuần qua trong giờ sinh hoạt lớp.
MÔN TIẾNG VIỆT 
CHỦ ĐỀ 8: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
BÀI 1: ai - oi
I. MỤC TIÊU :
1. a. Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đồ chơi – trò chơi (lái xe, leo núi, nhảy dây, máy bay giấy, )
1.b.Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ai, oi ( lái xe, thổi còi ).
2.Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ai, oi. Đánh vần và ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “i”; 
3.Viết được các vần ai, oi và các tiếng, từ ngữ có các vần ai, oi (lái xe, cái còi) .
4. Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.
5. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên : SGV, VBT, thẻ từ, chữ có các vần ai – oi, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề.
2. Học sinh : SHS, VTB
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài ôn tập 
- GV cho HS viết vào bảng con : thể thao, đá cầu, sơ cứu.
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Khởi động
- GV giới thiệu chủ đề Đồ chơi – Trò chơi. GV yêu cầu HS mở SGK và quan sát tranh SGK 
Thảo luận nhóm đôi )
- GV yêu cầu HS nêu những điều mình quan sát được trong tranh ( gợi mở cho HS nêu được các từ có chứa vần mới).
+ Hãy nêu một số tiếng, từ có vần ai, oi về những hoạt động của các bạn và chú công an có trong hình.
- Yêu cầu tìm điểm giống nhau từ các tiếng có vần ai, oi
- GV giới thiệu bài: ai - oi
3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới.
3.1 Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần ai
- GV viết vần ai đọc mẫu.
- Yêu cầu HS phân tích vần “ai”
- Yêu cầu HS nhận xét
- Yêu cầu HS đánh vần “ai”
- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần oi 
- GV viết vần oi đọc mẫu.
- Yêu cầu HS phân tích vần “oi”
- Yêu cầu HS nhận xét
- Yêu cầu HS đánh vần “oi”
- GV nhận xét.
c. Tìm điểm giống nhau giữa vần ai, oi.
- GV yêu cầu HS so sánh tìm điểm giống và khác nhau giữa các vần ai, oi
3.2. Đánh vần đọc trơn từ khóa.
- Yêu cầu HS tìm vần mới trong tiếng đại diện “lái” và phân tích tiếng “lái”.
+ Yêu cầu HS đánh vần tiếng lái. 
+ Yêu cầu HS đọc trơn tiếng lái.
+ Yêu cầu đánh vần và đọc trơn thêm tiếng còi.
- Cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ khóa lái xe.
+Yêu cầu HS tìm vần mới trong từ lái xe 
+ Yêu cầu HS đánh vần tiếng khóa “ lái”. 
+ Yêu cầu HS đọc trơn từ khóa “ lái xe”
- Cho Hs quan sát tranh, giới thiệu từ khóa cái còi
+Yêu cầu HS tìm vần mới trong từ cái còi
+Yêu cầu HS đánh vần tiếng khóa “ còi”. 
+Yêu cầu HS đọc trơn từ khóa “ cái còi”
- Yêu cầu hs đọc lại toàn bảng.4. Tập viết
- Viết vào bảng con:
* Viết vần ai, lái xe
- GV vừa thao tác viết vừa hướng dẫn cách viết trên bảng lớp vần ai, lái xe.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
* Viết từ oi, cái còi
- GV vừa thao tác viết vừa hướng dẫn cách viết trên bảng lớp vần oi, cái còi.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
b. Viết vào vở tập viết:
+ Yêu cầu HS viết ai, lái xe, oi, cái còi vào vở tiếng việt ( VTV)
+Yêu cầu HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
 +Yêu cầu HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
+ GV nhận xét.
 Hoạt động tiếp nối
- GV gọi HS đọc lại bài.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
 TIẾT 2 
5. Luyện tập đánh vần, đọc trơn
5.1 Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu các từ mở rộng chứa vần ai, oi ( voi, gà mái, xe tải, sỏi màu )
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng 
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa oi, ai 
- Yêu cầu đặt câu chứa từ vừa tìm được 
- HS trao đổi nhận xét
- Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi.
- GV nhận xét
5.2 Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc mở rộng.
- GV giới thiệu bài đọc. GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc nhẩm tìm tiếng có vần mới học trong bài .
- GV hướng dẫn HS tìm và luyện đọc từ khó 
- Yêu cầu HS đọc câu nối tiếp nhau.
- Gv nhận xét tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài cho nhau nghe.
- GV theo dõi sửa sai nếu có. Nhận xét tuyên dương
- GV hướng dẫn HS nội dung của đoạn, bài.
+ Ba mua những gì cho em bé?
+ Xe gì có còi?
+ Còi xe kêu như thế nào?
GV nhận xét
6. Hoạt động mở rộng
- Yêu cầu HS đọc câu lệnh “ Chào hỏi”
-Yêu cầu HS quan sát tranh 
+ “Tranh vẽ những ai?
+ Đang làm gì?”
- GV hướng dẫn HS chào những ai?, chào khi nào?, chào như thế nào?, 
- GV cho HS thực hành chào hỏi ( nhóm, trước lớp hoặc đóng vai )
- Yêu cầu HS nêu việc vận dụng bài tập chào hỏi khi về nhà, khi tham gia các hoạt động,..
7. Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- Về đọc lại bài, tìm thêm tiếng, từ, câu có chứa âm mới học ai, oi
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài ôi – ơi )
- HS đọc
- HS viết vào bảng con
- HS lắng nghe
- HS mở SGK và thảo luận nhóm đôi.
- Hs chia sẻ, trao đổi theo nhóm đôi : 
+ lái xe có tiếng lái mang vần ai
+ thổi còi có tiếng còi mang vần oi
- HS phát hiện ra vần ai, oi 
+ lái xe có tiếng lái mang vần ai
+ thổi còi có tiếng còi mang vần oi
- HS phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng là đều có âm i ở sau
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới và quan sát chữ ghi tên bài ( ai, oi)
- HS nhận diện vần mới.
- HS quan sát, phân tích vần ai gồm âm a đứng trước, âm i đứng sau
- HS chia sẻ và nhận xét bạn
- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh
- HS nhận diện vần mới.
- HS quan sát, phân tích vần oi gồm âm o đứng trước, âm i đứng sau
- HS chia sẻ nhận xét bạn
- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh
- HS so sánh : giống nhau có âm i, khác nhau vần ai có âm a, vần oi có âm o
- HS thực hiện : tiếng lái gồm âm l, vần ai và thanh sắc.
- Cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Cá nhân, nhóm , đồng thanh.
- HS thực hiện
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS thực hiện
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cả lớp thực hiện
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần ai và từ lái xe
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần oi và từ cái còi
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS thực hiện viết vào vở tập viết.
- HS nhận xét bài mình, bài bạn và sửa lỗi nếu có.
- HS chọn biểu trưng đánh giá phù hợp cho bài của mình.
- HS quan sát tranh.
- HS giải thích nghĩa các từ mở rộng 
- HS tìm thêm các từ có chứa oi, ai 
- HS đặt câu với từ vừa tìm được.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS thực hiện đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS thực thiện ( sỏi, tải, còi )
- HS tìm và luyện đọc đánh vần chữ có âm vần khó 
- HS đọc cá nhân nối tiếp.
 - HS nhận xét bạn.
 - HS đọc cho nhau nghe nhóm đôi.
 - HS đọc cá nhân trước lớp 
- Đọc đồng thanh.
- HS tìm hiểu nội dung của đoạn, bài.
+Ba mua cho bé sỏi màu, xe tải và xe ngựa
+Xe tải có còi
+Còi xe kêu pí po pí po
- HS quan sát tranh.
 HS nêu được tranh vẽ bạn học sinh đang chào cô giáo và bố mẹ.
- HS lắng nghe
- HS thực hành
- HS thực hiện
- HS đọc bài ( cá nhân, đồng thanh)
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 2 : TRƯỜNG HỌC
BÀI 8 : LỚP HỌC CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
- Sau bài học, HS biết:
- Nêu được tên lớp, vị trí lớp học.
- Giữ gìn và sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị của lớp học.
- Nêu được các thành viên trong lớp và nhiệm vụ của họ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh minh hoạ, một số đồ dùng trong lớp
2. Học sinh
- SGK, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- GV cho HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”.
- GV mở video cả lớp cùng hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét: Cô thấy các em hát rất hay, cô tuyên dương cả lớp.
- GV dẫn dắt: Lớp học của các bạn có vui không? Con thấy các bạn trong lớp đối xử với nhau như thế nào?
- GV nhận xét và giới thiệu bài 
- HS hát và vỗ tay theo yêu cầu.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động 1: Tên và vị trí lớp học
- GV nêu tình huống: Bạn An mới chuyển đến trường Tiểu học A. Đây chính là lớp học của bạn An (chỉ tranh). Lớp học của An nằm ở đâu? Hãy hướng dẫn bạn để bạn tìm được đường đi tới lớp học.
- GV gợi ý: Lớp học của An ở tầng mấy? Tên lớp là gì? Có những gì xung quanh lớp học để bạn dễ nhận biết?
- GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ học tập: “Hãy nói tên và vị trí của lớp em trong trường”. 1 HS hỏi, 1 HS trả lời và đổi ngược lại.
+ GV gợi ý cho học sinh mô tả thêm lớp học của mình.
+ GV tổ chức cho một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV cho học sinh nhận xét – GV nhận xét và kết luận: Các con mới bước vào ngôi trường Tiểu học, còn rất nhiều bỡ ngỡ. Khi đến trường, đầu tiên con cần phải nhớ tên và vị trí của lớp học để không vào nhầm lớp. 
- GV mở rộng: Ngoài việc nhớ vị trí lớp học của mình, còn những nơi nào quan trọng trong trường con cần phải biết?
- GV chốt: Trong trường có rất nhiều phòng. Ngoài lớp học của mình thì con cần nhớ những phòng chức năng quan trọng đó để con tự tìm đến khi có nhu cầu.
- GV hỏi: 
+ Nhà vệ sinh nằm ở đâu? Cô giáo quy định khi nào các con được đi vệ sinh?
+ Nếu bị mệt hoặc bị ngã con phải tìm ngay đến phòng nào?
+ Phòng bảo vệ có các bác bảo vệ. Các bác là người bảo vệ trường học và các con. Nên nếu trường hợp bố mẹ đón quá muộn, con có thể tìm đến nhờ sự giúp đỡ của các bác bảo vệ. 
+ Trong lớp học các con sẽ thực hiện nhiệm vụ chính là gì?
=> Kết luận: Lớp học là nơi chúng em được học tập với bạn bè.
- HS lắng nghe
- HS nhìn tranh nêu vị trí: Lớp bạn An nằm ở tầng 1, phía trước là sân trường/cột cờ. Trên cửa lớp An có bảng tên lớp: “Phòng 106- Lớp 1A”.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS thảo luận nhóm
+ 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp. 
Ví dụ: A: Chào bạn! Bạn học lớp nào?
 B: Rất vui vì được làm quen với bạn. Tớ học lớp 1.3. Lớp tớ nằm ở tầng 1 nhà C, phòng 11. Phía trước lớp học của tớ là bồn cây xanh tốt. 
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Nhà vệ sinh, Phòng y tế, Phòng Thư viện, Phòng Bảo vệ.
-HS lắng nghe
- HS trả lời.
-HS trả lời
3. Hoạt động 2: Các đồ dùng, thiết bị trong lớp học 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh số 1 trong SGK trang 37: Chúng ta cùng vào thăm lớp của bạn An. Quan sát xem trong lớp của An có những đồ dùng, thiết bị nào?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 2, SGK, trang 37 yêu cầu HS nêu tình huống: Các bạn đang làm gì? 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi: Bạn nào có hành vi chưa đúng? Hành vi đó là gì? Các bạn nên khuyên bạn ấy điều gì?
- GV hỏi:Con đồng tình hay không đồng tình với hành động của bạn nào? Vì sao?
- GV nhận xét.
- GV giáo dục HS sự cần thiết phải giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học, đồng thời nhắc nhở bạn bè xung quanh cùng thực hiện. 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp lên chỉ và nêu tên: bảng, bàn ghế HS, tủ đựng đồ dùng HS, tủ đựng đồ dùng GV, tranh ảnh
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- HS nêu: Các bạn Nam, Minh, Nam, Chi đang thảo luận nhóm. Nhưng bạn Minh không thảo luận mà lại ngồi vẽ lên bàn. 
- Đại diện các nhóm trả lời: Minh có hành vi chưa đúng đó là vẽ lên bàn. Các bạn nên khuyên Minh: “Bạn không nên vẽ lên bàn.”
- HS trả lời: Đồng tình với Nam, Chi, Lan vì các bạn chăm chỉ học, không vẽ bậy lên bàn, biết nhắc nhở bạn cùng thực hiện. Không đồng tình với Minh vì bạn không chú ý học và không biết giữ gìn đồ dùng của lớp. 
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
4. Hoạt động 3: Vận dụng 
- GV chia lớp làm 2 đội “Kể tên các đồ dùng, thiết bị học tập trong lớp của em”
+ Các thành viên của hai đội luân phiên nhau kể tên các đồ dùng, thiết bị học tập có trong lớp. Đội nào đúng nhiều đáp án đúng sẽ chiến thắng được cả lớp tuyên dương.
- GV chốt và nêu câu hỏi: Các đồ dùng, thiết bị có trong lớp học cũng chính là người bạn thân thiết, đồng hành và giúp đỡ các con học tập tốt hơn. Con sẽ sử dụng và giữ gìn các đồ dùng, thiết bị trong lớp như thế nào? 
+ GV cho HS phát biểu ý kiến.
- GV nêu tên từng đồ dùng, thiết bị. HS nêu cách bảo quản.
- GV nhận xét và kết luận: Sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong lớp sẽ giúp chúng ta học tập tốt hơn. 
- Cả lớp tham gia trò chơi
- HS nêu ý kiến của mình.
- HS lắng nghe
6. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết 2
- HS lắng nghe
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Tôi bảo”
- GV phổ biến luật chơi: GV hô “Tôi bảo, tôi bảo”. HS hô “ Bảo gì? Bảo gì?”. GV đưa ra yêu cầu và HS thực hiện.
- Gợi ý: 
+ Tôi bảo hãy nắm tay bạn bên cạnh.
+ Tôi bảo các bạn hãy cười với nhau 2 lần.
+ Tôi bảo hãy vỗ vai bạn bên phải 1 cái.
+ Tôi bảo các bạn hãy cùng nhau hát 1 bài.
- GV giới thiệu bài: Bạn bè là người không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Bạn là người mang đến cho ta niềm vui và chia sẻ với ta cả nỗi buồn. Những người bạn trong lớp chính là gia đình thứ hai của các con. Các con có muốn hiểu thêm về các thành viên trong gia đình của mình không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2 bài: “Lớp học của em”.
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
 Hoạt động 1: Các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ 
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK trang 38 và nêu câu chuyện dẫn dắt sự chú ý của học sinh : Hôm nay lớp An có bạn mới chuyển đến An đang giới thiệu cho bạn các thành viên trong lớp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem An đã giới thiệu những ai nhé !
- GV nhận xét
- GV nêu thêm câu hỏi:
+ Khi ngồi học trong lớp, nhiệm vụ của HS là gì? (học tập, chăm chú nghe giảng)
+ Trong giờ truy bài hay các giờ tự quản không có cô giáo, bạn nào có nhiệm vụ quản lí, nhắc nhở các bạn? (lớp trưởng)
+ Trong hoạt động học nhóm ở bức tranh thứ 3, ai sẽ là điều hành hoạt động của nhóm?
(nhóm trưởng)
+ Ngoài các bạn lớp trưởng, nhóm trưởng, trong lớp còn các thành viên nào? (cô giáo, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, các bạn HS). 
- GV nhận xét và chốt: Trong 1 lớp học bao giờ cũng có thành phần cán sự lớp gồm: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó và các bạn HS. Mỗi một thành viên trong lớp lại có nhiệm vụ riêng của mình. Các bạn trong ban cán sự lớp có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của lớp. Các bạn còn lại chấp hành và thực hiện nghiêm túc. 
- GV chuyển ý: Để hiểu thêm về các thành viên của lớp, các con cùng tham gia trò chơi “Phỏng vấn”.
- GV phổ biến cách chơi. Một bạn sẽ đóng vai phóng viên và phỏng vấn một số thành viên trong lớp. ( Hỏi về tên, tuổi, sở thích, nhiệm vụ trong lớp)
- GV tạo điều kiện cho càng nhiều học sinh được đóng vai phóng viên càng tốt.
- GV kết luận : Lớp học có thầy cô giáo dạy dỗ HS; lớp trưởng, lớp phó điều hành các hoạt động của lớp;; tổ trưởng, tổ phó điều hành các hoạt động của tổ; tất cả HS trong lớp cùng nhau học tập. 
- GV liên hệ giáo dục học sinh
- HS quan sát tranh trang 38 và thảo luận theo nhóm 2
- HS nêu câu trả lời
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến
Tranh 1 : Cô giáo đang hướng dẫn các bạn làm bài
Tranh 2 : Bạn lớp trưởng đang báo cáo tình hình học tập của lớp trong tuần
Tranh 3 : Các bạn đang làm việc nhóm và bạn tổ trưởng đang điều hành hoạt động của nhóm.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi
-HS lắng nghe
 Hoạt động 2 :Tình cảm, thái độ của em đối với các thành viên trong lớp 
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, nêu nội dung mỗi bức tranh trong SGK trang 39. 
- GV nêu câu hỏi để HS rút ra bài học:Con học được gì từ cách ứng xử của các bạn trong tranh? 
- GV nhận xét và chốt: Cũng giống như anh em trong 1 nhà, các thành viên trong lớp phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để cả một tập thể lớp cùng tiến bộ. 
- GV đưa nội dung ghi nhớ : Lớp chúng em đoàn kết yêu thương nhau.
- GV giới thiệu các từ khoá: Lớp học – Đoàn kết
- HS thảo luận theo nhóm 2 trả lời câu hỏi.
- HS trình bày ý kiến
- HS nhận xét, bổ sung
Tranh 1 : Một bạn trai đang giúp đỡ bạn khuyết tật , đẩy xe giúp bạn cùng ra sân chơi.
Tranh 2 : Các bạn trong lớp ( nhóm ) cùng kiểm tra bài cho nhau.
Tranh 3 : Các bạn cùng an ủi một bạn đang buồn .
- HS trả lời: Phải quan tâm, giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Khi bạn gặp chuyện buồn, phải an ủi bạn. 
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc lại các từ khóa : Lớp học – Đoàn kết
4. Hoạt động tiếp nối ( 5’)
- GV cho HS chơi trò “Ô cửa bí mật”. Có 4 ô cửa, ẩn sau 4 ô cửa là 2 bức tranh. Mỗi ô cửa sẽ có 1 câu hỏi tình huống. Trả lời đúng 1 câu hỏi sẽ mở ra 1 mảnh ghép để đi tìm nội dung bức tranh. HS tham gia chơi bằng cách dùng thẻ ý kiến Đúng – Sai. Nếu Đúng sẽ giơ thẻ mặt cười, Sai sẽ giơ thẻ mặt mếu. 
+ Tình huống 1: Trong lớp học, khi cô giáo đang giảng bài, Bảo quay xuống nói chuyện với Chi. Đúng/ Sai?
+ Tình huống 2: Hoa quên bút chì ở nhà. Ly lấy bút của mình cho bạn mượn. Đúng /Sai?
+ Tình huống 3: Mai viết bài chậm. Lan đã viết bài hộ bạn. 
+ Tình huống 4: Tan học, lớp trưởng hô các bạn chào cô và cho các bạn xếp hàng ngay ngắn. 
- HS tham gia chơi. 
- GV yêu cầu 1 vài HS giải thích lí do chọn đáp án Đúng/Sai, hướng dẫn HS nêu cách sửa các hành vi sai. 
- HS tham gia chơi. 
- HS trả lời
5. Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn dò học sinh về nhà hãy kể lại với bố mẹ về một số thành viên của lớp và nhiệm vụ của họ trong lớp cũng như tình cảm của em đối với thành viên đó.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học tiếp theo: Bài 9 “ Hoạt động của lớp em”
LUYỆN VIẾT
BÀI 1: ai - oi
I. MỤC TIÊU :
 Viết được các vần ai, oi và các tiếng, từ ngữ có các vần ai, oi (lái xe, cái còi) .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên : SGV, VBT, thẻ từ, chữ có các vần ai – oi, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề.
2. Học sinh : SHS, VTB
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Viết vào vở tập viết:
+ Yêu cầu HS viết ai, lái xe, oi, cái còi vào vở tiếng việt ( VTV)
+Yêu cầu HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
 +Yêu cầu HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
+ GV nhận xét.
Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần ai và từ lái xe
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần oi và từ cái còi
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS thực hiện viết vào vở tập viết.
Thứ ba, ngày27 tháng 10 năm 2020
MÔN TOÁN
CHỦ ĐỀ 2: CÁC SỐ ĐẾN 10
BÀI: SỐ 8 ( 2 tiết )
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng:
 - Đếm, lập số, đọc, viết số 8.
- Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 8.
- So sánh các số trong phạm vi 8.
- Phân tích, tổng hợp số. Giới thiệu bảng tách – gộp số 8.
2. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học, giao tiếp toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
 Giáo viên: 8 khối lập phương, các thẻ chữ số từ 1 đến 8.
Học sinh: 8 khối lập phương.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
TIẾT 1
Hoạt động 1: Khởi động
Giáo viên tổ chức trò chơi “Kết nhóm, kết nhóm”
GV: Kết nhóm , kết nhóm.
HS: Nhóm mấy , nhóm mấy?
GV: Nhóm 7 ( 4 nam 3 nữ)
 Nhóm 6 ( 3 nam 3 nữ)
 Nhóm 5 ( 2 nam 3 nữ)
 Hoạt động 2: Giới thiệu số 8 
a)Lập số
GV cho HS quan sát tranh và nêu yêu cầu: 
 + Có mấy con chim?
 + Có mấy chấm tròn?
- GV nói: có 8 con chim, có 8 chấm tròn, ta có số 8.
b)Đọc viết, số 8
GV giới thiệu: số 8 được viết bởi chữ số 8 – đọc là “sáu”.
GV hướng dẫn cách viết số 8. 
GV đọc số từ 1 đến 8
GV nhận xét, chốt và chuyển ý.
Hoạt động 3: Thực hành đếm, lập số 
- GV hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay, khối lập phương để đếm và lập số.
GV vỗ tay lần lượt từ 1 tới 8 cái và ngược lại.
- GV chia nhóm 5 và phân công nhiệm vụ: (HS sẽ lần lượt thay đổi nhiệm vụ)
 + 1 HS vỗ tay.
 + 1 HS bật ngón tay.
 + 1 HS viết bảng con. 
 + 1 HS xếp khối lập phương.
 + 1 HS tìm thẻ số gắn lên bảng cài.
GV quan sát, nhận xét, chuyển ý.
Hoạt động 4: Đếm xe và trả lời câu hỏi 
Các em quan sát tranh và cho biết có bao nhiêu chiếc xe?
HS nhận xét.
TIẾT 2
Hoạt động 5: Luyện tập 
Bài 1: Nói các cách tách và gộp 8:
Các em lấy 8 khối lập phương và tách thành 2 phần bất kì.
Các nhóm trình bày ( Ví dụ: 8 gồm 7 và 1)
Các nhóm nhận xét cho nhau, GV nhận xét
Sau đó, GV ghi lại trên bảng và giới thiệu : đây là bảng tách – gộp 8 thu gọn.
Các em mở SGK và GV mời HS đọc bảng tách – gộp số ( lưu ý mỗi trường hợp đọc 4 cách).
Bài 2: >, <, =
GV tổ chức cho các em sử dụng thẻ dấu để so sánh và thẻ số để hai bạn ngồi cạnh nhau đố nhau.
Sau khi các em chơi với nhau thì GV cho các em nêu cách trả lời và giải thích vì sao chọn dấu đó.
Bài 3:Mỗi con vật có mấy chân?
Các em quan sát tranh và viết kết quả vào bảng con.
Trong 4 con vật này, con nào có lợi, con nào có hại?
 Hoạt động 6: Củng cố
- GV tổ chức trò chơi: Truyền điện
- GV hướng dẫn cách chơi, nêu yêu cầu: đếm nhanh từ 1 đến 8 những đồ vật có trong lớp.
- HS về thực hiện các hoạt động ở nhà: nói trôi chảy cách tách – gộp 6, 7, 8
HS làm theo yêu cầu của GV.
HS đếm và trả lời
+ Có 8 con chim.
+ Có 8 chấm tròn.
- HS lắng nghe.
- HS nhận biết số 8 và đọc số theo dãy, cả lớp.
- HS quan sát.
- HS viết số 8 vào bảng con và đọc “tám”.
- HS viết bảng con các số từ 1 đến 8. 
- HS đọc xuôi, ngược dãy số vừa viết.
HS bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 8 ngón, (bật từng ngón như sách giáo khoa trang 42) vừa bật ngón tay vừa đếm. Một, hai, ba, . Và ngược lại: tám, bảy,sáu, năm, bốn 
- HS lấy 8 khối lập phương rồi đếm lần lượt từ 1 đến 8. 
- HS thực hành trong nhóm. 
Có 8 xe
HS thảo luận nhóm 2
HS trình bày
HS nhận xét
HS quan sát
HS đọc bảng tách – gộp số 8
Vd: 8 gồm 7 và 1
8 gồm 1 và 7
Gộp 7 và 1 được 8
Gộp 1 và 7 được 8
HS chơi nhóm 2
HS trả lời và có thể giải thích:
8 > 5 ( vì 8 chấm tròn nhiều hơn 5 chấm tròn .) 
2,4,6,8
Có lợi: Vịt, bò sữa
Có hại: Kiến, Nhện
HS tham gia trò chơi
HS về nhà thực hiện
BÀI 2: ôi – ơi 
I. MỤC TIÊU :
1.Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ôi, ơi
2.Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ôi, ơi. Đánh vần và ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “i”; 
3.Viết được các vần ôi, ơi và các tiếng, từ ngữ có các vần ôi, ơi 
4. Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.
5. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên : SGV,VBT,thẻ từ, chữ có các vần ôi ơi, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề.
2. Học sinh : SHS, VTB
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài cũ
- GV cho HS viết vào bảng con : xe tải, chào hỏi, gà mái.
- GV tổ chức HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần ai, oi.
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Khởi động
- GV yêu cầu HS mở SGK và quan sát tranh SGK( Thảo luận nhóm đôi )
- GV yêu cầu HS nêu những điều mình quan sát được trong tranh ( gợi mở cho HS nêu được các từ có chứa vần mới).
+ Hãy nêu một số tiếng, từ có vần ôi ơi về những hoạt động của các bạn có trong hình.
- Yêu cầu tìm điểm giống nhau từ các tiếng có vần ôi ơi
- GV giới thiệu bài: ôi ơi
3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới.
3.1 Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần ôi
- GV viết vần ôi đọc mẫu.
- Yêu cầu HS phân tích vần “ôi”
- Yêu cầu HS nhận xét
- Yêu cầu HS đánh vần “ôi”
- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần ơi 
- GV viết vần ơi đọc mẫu.
- Yêu cầu HS phân tích vần “ơi”
- Yêu cầu HS nhận xét
- Yêu cầu HS đánh vần “ơi”
- GV nhận xét.
c. Tìm điểm giống nhau giữa vần ôi ơi.
- GV yêu cầu HS so sánh tìm điểm giống và khác nhau giữa các vần ôi ơi
3.2. Đánh vần đọc trơn từ khóa.
- Yêu cầu HS tìm vần mới trong tiếng đại diện “rối” và phân tích tiếng “rối”.
+ Yêu cầu HS đánh vần tiếng rối. 
+ Yêu cầu HS đọc trơn tiếng rối.
+ Yêu cầu đánh vần và đọc trơn thêm tiếng chơi.
- Cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ khóa rối que
+Yêu cầu HS tìm vần mới trong từ rối que 
+ Yêu cầu HS đánh vần tiếng khóa “ rối”. 
+ Yêu cầu HS đọc trơn từ khóa “ rối que”
- Cho Hs quan sát tranh, giới thiệu từ khóa xe hơi
+Yêu cầu HS tìm vần mới trong từ xe hơi
+Yêu cầu HS đánh vần tiếng khóa “ hơi”. 
+Yêu cầu HS đọc trơn từ khóa “ xe hơi”
- Yêu cầu hs đọc lại toàn bảng.
4. Tập viết
- Viết vào bảng con:
* Viết vần ôi, rối que
- GV vừa thao tác viết vừa hướng dẫn cách viết trên bảng lớp vần ôi, rối que.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
* Viết từ ơi, xe hơi
- GV vừa thao tác viết vừa hướng dẫn cách viết trên bảng lớp vần ơi, xe hơi
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
b. Viết vào vở tập viết:
+ Yêu cầu HS viết ôi, rối que, ơi, xe hơi vào VTV
+Yêu cầu HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
 +Yêu cầu HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
+ GV nhận xét.
 Hoạt động tiếp nối
- GV gọi HS đọc lại bài.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
 TIẾT 2 
5. Luyện tập đánh vần, đọc trơn
5.1 Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu các từ mở rộng chứa vần ôi, ơi ( ngôi sao, đồ bơi, bộ nồi, đồ chơi câu cá)
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng 
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa ôi, ơi
- Yêu cầu đặt câu chứa từ vừa tìm được 
- HS trao đổi nhận xét
- Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi.
- GV nhận xét
5.2 Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc mở rộng.
- GV giới thiệu bài đọc. GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc nhẩm tìm tiếng có vần mới học trong bài .
- GV hướng dẫn HS tìm và luyện đọc từ khó 
- Yêu cầu hs đọc câu nối tiếp nhau.
- Gv nhận xét tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài cho nhau nghe.
- GV sửa sai nếu có. Nhận xét tuyên dương
- GV hướng dẫn HS nội dung của đoạn, bài.
+ Bà khâu đồ chơi gì cho bé?
+ Chú gấu có đặc điểm gì ?
+ Chú thỏ có đặc điểm gì?
GV nhận xét
6. Hoạt động mở rộng
- Yêu cầu HS đọc câu lệnh “ Tôi là ai”
-Yêu cầu HS quan sát tranh 
+ “Tranh vẽ những ai?
+ Đang làm gì?”
- GV hướng dẫn mỗi HS lần lượt đưa ra 1 đồ chơi, nêu tên đồ chơi, màu sắc hoặc kiểu dáng đồ chơi.
- GV cho HS thực hành nêu tên đồ chơi, giới thiệu về đồ chơi ( nhóm, trước lớp)
7. Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- Về đọc lại bài, tìm thêm tiếng, từ, câu có chứa âm mới học ôi, ơi
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài ui – ưi )
- HS đọc
- HS viết vào bảng con
-HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS mở SGK và thảo luận nhóm đôi.
- Hs chia sẻ, trao đổi theo nhóm đôi : 
+ các bạn đang ngồi chơi rối que hình chú bộ đội, ngôi sao, hoa mặt trời.
- HS phát hiện ra vần ôi ơi : ngồi, chơi, rối, đội, trời
- HS phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng là đều có âm i ở sau
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới và quan sát chữ ghi tên bài ( ôi ơi)
- HS nhận diện vần mới.
- HS quan sát, phân tích vần ôi gồm âm ô đứng trước, âm i đứng sau
- HS chia sẻ và nhận xét bạn
- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh
- HS nhận diện vần mới.
- HS quan sát, phân tích vần ơi gồm âm ơ đứng trước, âm i đứng sau
- HS chia sẻ nhận xét bạn
- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh
- HS so sánh : giống nhau có âm i, khác nhau vần ôi có âm ô, vần ơi có âm ơ
- HS thực hiện : tiếng rối gồm âm r, vần ôi và thanh sắc.
- Cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Cá nhân, nhóm , đồng thanh.
- HS thực hiện
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS thực hiện
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cả lớp thực hiện
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần ôi và từ rối que
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS quan

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_chan_troi_sang_tao_tuan_8_nam_hoc_2020.doc