Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

1. Phần mở đầu (5p)

- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.

- Giáo viên giúp lớp trưởng tập hợp lớp thành 3 hàng dọc, sau đó quay thành 3 hàng ngang để giáo viên nhận lớp.

- Đứng vỗ tay hát.

- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1 - 2, 1 – 2.

2. Phần cơ bản (25p)

- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng ngang, đứng nghiêm, đứng nghỉ

- Lần 1 và lần 2 giáo viên điều khiển cả lớp tập

- Lần 3, 4 lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập

- GV quan sát, sửa sai cho học sinh

- Học quay phải, quay trái

- Khẩu lệnh: ''Bên phải (hoặc bên trái) .quay''

- Động tác: học sinh nhận biết hướng và quay người theo khẩu lệnh

- Giáo viên làm mẫu, vừa làm vừa phân tích động tác

- Ôn trò chơi: ''Diệt các con vật có hại''

3. Phần kết thúc (5p)

- Đứng vỗ tay và hát, tập hồi tĩnh.

- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học.

 

doc 7 trang thuong95 2400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4- Buổi sáng
Ngày soạn: 27/ 09/ 2019	Thứ hai, ngày 30 tháng 9 năm 2019
Chào cờ
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 31+ 32: LUẬT CHÍNH TẢ E, Ê.
(STK trang 177 – SGK trang 28- 29)
Toán
TIẾT 13: BẰNG NHAU. DẤU =
I. MỤC TIÊU
Nhận biết sự bằng nhau về số lượng; mỗi số bằng chính nó; biết sử dụng từ bằng nhau và dấu = để so sánh các số.
HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS tích cực tham gia học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bộ đồng dùng Toán, nội dung bài dạy 
HS: Bộ đồ dùng Toán, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động (1p)
Bài mới
Giới thiệu bài (1p)
Tìm hiểu bài mới
Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bằng nhau (10p)
- GV Đưa các nhóm đồ vật có số liệu bằng nhau.
- HS Tìm dấu
Hoạt động 2: Thực hành (20p)
Bài 1(22): HS làm bài cá nhân – Viết dấu bằng
Bài 2(22): HS làm bài cá nhân. Củng cố cách so sánh điền dấu.
Bài 3(23): HS làm nhóm 2 vào vở.Chữa bài, đọc kết quả
Củng cố: Cách so sánh số cho trước.
3. Củng cố, dặn dò (2p)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 28/ 09/ 2019	 Thứ ba, ngày 1 tháng 10 năm 2019
Thể dục
TIẾT 4: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI 
I. MỤC TIÊU
HS biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. Trò chơi “Diệt các con vật có hại” 
Thực hiện tập hợp cơ bản đúng, nhưng chưa cần nhanh. Nắm đựơc cách chơi, luật chơi. Biết thêm tên một số con vật
Giáo dục ý thức tổ chức tập luyện, rèn luyện tư thế tác phong, sự nhanh nhẹn khéo léo.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, kẻ sân cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu (5p)
Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
Giáo viên giúp lớp trưởng tập hợp lớp thành 3 hàng dọc, sau đó quay thành 3 hàng ngang để giáo viên nhận lớp.
Đứng vỗ tay hát.
Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1 - 2, 1 – 2.
2. Phần cơ bản (25p)
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng ngang, đứng nghiêm, đứng nghỉ
Lần 1 và lần 2 giáo viên điều khiển cả lớp tập
Lần 3, 4 lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập
GV quan sát, sửa sai cho học sinh 
Học quay phải, quay trái
Khẩu lệnh: ''Bên phải (hoặc bên trái) ...quay''
Động tác: học sinh nhận biết hướng và quay người theo khẩu lệnh
Giáo viên làm mẫu, vừa làm vừa phân tích động tác
Ôn trò chơi: ''Diệt các con vật có hại''
3. Phần kết thúc (5p)
Đứng vỗ tay và hát, tập hồi tĩnh.
Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
Giáo viên nhận xét , tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
Toán
TIẾT 14: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5.
Vận dụng kiến thức đã học về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để tự làm đúng các bài tập.
Thực hiện việc chủ động hợp tác với bạn khi làm bài. 
Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bộ đồng dùng Toán, nội dung dạy học. 
HS: Bộ đồ dùng Toán, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (2p)
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Hướng dẫn HS làm bài tập (30p)
Bài 1(24): 
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét - chỉnh sửa.
- GV cho HS quan sát kết quả bài làm ở cột thứ ba rồi yêu cầu HS nhận xét: 2<3, 3< 4, vậy 2 < 4.
Bài 2(24):
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét - chỉnh sửa
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi về cách làm sau đó làm bảng lớp, bảng con
Bài 3(24):
- Cho HS nêu yêu cầu bảng phụ
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu. Gọi HS giải thích tại sao nối như hình vẽ.
- HS làm bài, nếu thấy bạn gặp khó khăn thì có thể chia sẻ với bạn.
- Nhận xét - chỉnh sửa.
3.Củng cố, dặn dò (2p) 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài - chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt
TIẾT 33 + 34: ÂM /g/
(STK trang 155 – SGK trang 3)
Ngày soạn: 30/ 9/ 2019	Thứ tư, ngày 2 tháng 10 năm 2019
Toán
TIẾT 15: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU
- Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5.
- Có khả năng tự học, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập
- Mạnh dạn khi thực hiện hiệm vụ học tập và trình bày ý kiến cá nhân 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Nội dung bài dạy, bảng phụ.
HS: Bảng con, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (3p)
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1p)
b. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30p) 
Bài 1(25):
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS cách làm trên bảng phụ
- Nhận xét - chỉnh sửa.
Bài 2(25): 
- Cho HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận cách làm theo nhóm đôi
- Nhận xét - chỉnh sửa
- HS dùng bút chì cùng mầu để nối mỗi ô vuông với các số thích hợp.
- HS đọc kết quả nối: " một bé hơn năm" 
Bài 3(25):
 - Cho HS nêu yêu cầu 
- HS làm tương tự bài 2
- Nhận xét - chỉnh sửa.
3.Củng cố, dặn dò (2p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 35 + 36: ÂM /h/
(STK trang 159; SGK trang 32)
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 4: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I. MỤC TIÊU
Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt, tai.
Thực hiện được các việc đã học để bảo vệ mắt và tai.
Luôn có ý thức tự giác làm các việc vừa sức để bảo vệ mắt và tai. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3p)
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Làm việc với SGK (10p)
*MT: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắt.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK(T10), thảo luận theo cặp: 
+Bạn nhỏ đang làm gì?
+Có nên làm như bạn không? Tại sao?
- GV KL theo tranh (có liên hệ thực tế)
- Yêu cầu 2 nhóm lên phân loại tranh theo 2 phần: nên và không nên làm để bảo vệ mắt, nhóm nào nhanh thì thắng cuộc.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK (10p)
*MT: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ tai.
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi theo tranh (T11): 
+Hình 1: Hai bạn đang làm gì?
 Việc làm đó đúng hay sai? Tại sao?
+Hình 2: Bạn gái trong hình làm gì?
 Làm như vậy có tác dụng gì?
+Hình 3: Hỏi tương tự hình 2
+Nếu bạn ngồi học gần đấy bạn sẽ nói gì với những người hát to?
- GV kết luận (có liên hệ thực tế)
Hoạt động 3: Đóng vai (10p).
*MT: Tập ứng xử để bảo vệ mắt, tai.
- GV nêu tình huống: Hùng đi học về, thấy Tuấn(em trai của Hùng)và bạn của Tuấn đang chơi kiếm bằng 2 chiếc que.Nếu là em, em sẽ xử lí như thế nào?
- Yêu cầu HS giải quyết tình huống và phân công đóng vai
- GV nhận xét đánh giá
3.Củng cố, dặn dò (2p)
- GV tóm tắt lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học(tuyên dương)
- Dặn HS về ôn bài và thực hành giữ gìn mắt, tai.
Ngày soạn: 01/ 10/ 2019	Thứ năm, ngày 3 tháng 10 năm 2019
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 37 + 38: ÂM /i/
(STK trang 162 – SGK trang 33)
Toán
TIẾT 16: SỐ 6
I. MỤC TIÊU
Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6. Đọc, đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6. Biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
Thực hiện làm việc cá nhân một cách tích cực.
Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ cá nhân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bộ đồng dùng Toán 
HS: Bộ đồ dùng Toán, bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (2p)
2.Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Lập số (10p)
- Yêu cầu HS quan sát trong SGK và hỏi: 
+Lúc đầu có mấy bạn đang chơi trò chơi?
+Có mấy bạn đang đi tới?
+5 bạn thêm 1bạn, tất cả là mấy bạn ?
- GV: “năm bạn thêm một bạn là sáu bạn.Tất cả có sáu bạn”.
- Yêu cầu HS lấy 5 que tính rồi lấy thêm 1 que tính nữa.Em có tất cả bao nhiêu qt? 
- Tương tự yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hỏi: Có 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn. Tất cả có mấy chấm tròn?
- Tương tự: 5 con tính thêm 1 con tính, tất cả có mấy con tính?
- GV kết luận và cài bảng số 6 (in, viết) và hướng dẫn HS viết chữ số 6 (viết)
- Nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 2: Thứ tự của số 6: (5p)
- Yêu cầu HS lấy 6 que tính và đếm từ 1 đến 6
- Số 6 đứng liền sau số nào?
- Số nào đứng liền trước số 6?
+Những số nào đứng trước số 6?
- GV ghi bảng: 6 5 4 3 2 1
- Trong dãy số từ 1 đến 6 thì số nào lớn nhất?
Hoạt động 3: Luyện tập (15p)
Bài 2(26): 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn.
 +Có mấy chùm nho xanh?
 +Có mấy chùm nho chín?
 +Tất cả có mấy chùm nho?
GV: 6 chùm nho gồm 5 chùm nho xanh và 1 chùm nho chín.Ta nói: “6 gồm 5 và 1;1 và 5”
- GV làm tương tự với các tranh khác- rút ra cấu tạo số 6.
Bài 3(26):
 - GV nêu yêu cầu bài tập- Hướng dẫn cách làm
- Nhận xét
+Số 6 đứng sau các số nào?
+So sánh số ô vuông trong các cột và cho biết cột nào có số ô vuông nhiều nhất?
+Số 6 lớn hơn những số nào?
+Những số nào bé hơn số 6?
3.Củng cố, dặn dò: (2p)
- Trò chơi: “Xếp tương tự các số trong phạm vi 6”
- GV hướng dẫn cách chơi trò chơi
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài, làm BT4- viết 3 dòng chữ số 6.
Ngày soạn: 02/ 10/ 2019	Thứ sáu, ngày 4 tháng 10 năm 2019
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 39+ 40: ÂM /c/
(STK trang 123 – SGK trang 22)
Hoạt động tập thể
TIẾT 4: KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TRONG TUẦN 4
I. MỤC TIÊU 
Nêu được những ưu, khuyết điểm có trong tuần.
Đề ra kế hoạch tuần tới.
Giáo dục HS tự giác thực hiện tốt các nề nếp theo quy định.
II. CHUẨN BỊ: 
Nội dung sinh hoạt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu em chủ tịch hội đồng tự quản lên duy trì buổi sinh hoạt tuần 4.
Hoạt động 2: Đề ra kế hoạch tuần 5.
- GVchủ nhiệm nhận xét ưu điểm, tồn tại.
- Phương hướng tuần tới:
+ Duy trì nề nếp học tập.
+ Duy trì sĩ số HS.
+ Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, vệ sinh.
+ Ôn tập cho HS.
+ Kiểm tra vở học ở nhà của HS.
+ Tập trung rèn chữ viết cho HS.
+ Bồi dưỡng HS chậm tiến.
- Yêu cầu ban văn nghệ lên duy trì.
- Chủ tịch hội đồng tự quản duy trì sinh hoạt: Từng ban nhận xét
+ Ban nề nếp nhận xét
+ Ban văn nghệ nhận xét
+ Ban học tập nhận xét
- CTHĐTQ nhận xét chung tuần qua và nêu phương hướng tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_4_nam_hoc_2019_2020_giap_thi_phuo.doc