Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

Chào cờ

Học vần

Học vần

GDTC

Bài 100: oi, ây (Tiết 1)

Bài 100: oi, ây (Tiết 2)

Học vần

Học vần

Toán

Đạo đức

Bài 101: ôi, ơi (Tiết 1)

Bài 101: ôi, ơi(Tiết 2)

số có hai chữ số (T4)

Lời nói thật (Tiết 1)

Toán

Tập viết

Học vần

Học vần

 Số có hai chữ số (T5)

 Sau bài 100, 101

Bài 102: ui, ưi(Tiết 1)

Bài 102: ui, ưi (Tiết 2)

Học vần

Học vần

Tập viết

TNXH

Bài 103: uôi, ươi (Tiết 2)

Bài 103: uôi, ươ (Tiết 2)

Sau bài 103, 104

Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi

Kể chuyện

Toán

HV: ôn tập

SHTT

 Thổi bóng

số có hai chữ số(Tiết 6)

ôn tập

 

doc 60 trang thuong95 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 20
Từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 1 năm 2021
Thứ ngày
Môn học
Tiết
PPCT
Tên bài dạy
Thứ hai
25/1
Chào cờ
Học vần
Học vần
GDTC
1
153
154
39
Bài 100: oi, ây (Tiết 1)
Bài 100: oi, ây (Tiết 2)
Thứ ba
26/1
Học vần
Học vần
Toán
Đạo đức
155
156
58
20
Bài 101: ôi, ơi (Tiết 1)
Bài 101: ôi, ơi(Tiết 2) 
số có hai chữ số (T4)
Lời nói thật (Tiết 1)
Thứ tư
27/1
Toán
Tập viết
Học vần
Học vần
59
39
157
158
Số có hai chữ số (T5)
 Sau bài 100, 101
Bài 102: ui, ưi(Tiết 1) 
Bài 102: ui, ưi (Tiết 2)
Thứ năm
28/1
Học vần
Học vần
Tập viết
TNXH
159
160
40
39
Bài 103: uôi, ươi (Tiết 2)
Bài 103: uôi, ươ (Tiết 2)
Sau bài 103, 104
Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi
Thứ sáu
29/1
Kể chuyện
Toán
HV: ôn tập
SHTT
 20
 60
20
Thổi bóng
số có hai chữ số(Tiết 6)
ôn tập
 CHIỀU TUẦN 20
Thực hiện từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 1 năm 2021 
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tên đầu bài dạy
Thứ hai
 19/1
1
2
3
Tiếng Việt 
Tiếng Việt
Toán
Ôn tập : 
Ôn tập
Ôn tập: số có hai chữ số (T4)
Thứ ba
20/1
1
2
3
Hát nhạc
Mĩ thuật
Thể dục
Thứ tư
21/1
1
2
3
Tiếng việt
Tiếng việt
Toán
Ôn tập
Ôn tập
Ôn số có hai chữ số (T5)
Thứ năm
22/1
1
2
3
TN-XH
HĐTN
Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi
Em ươm cây xanh
Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2021
Học vần
 Bài 100: oi - ây
I.MUC TIÊU 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- HS nhận biết vần oi, ây; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oi, ây .
- Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần oi, vần ây.
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sói và dê
- Viết đúng các vần oi, ây, các tiếng (con) voi, cây (dừa) cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Từ sự tự tin, thông minh của nhân vật Dê con hình thành sự tự tin trong giao tiếp.
*HSKT: Đọc theo bạn,viết theo mẫu GV viết.
II- CHUẨN BỊ
 - Bộ đồ dùng tiếng việt
 - VBT Tiếng Việt 1, tập hai 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú gà quan trọng (2) (bài 99) (HS 1 đọc 4 câu đầu, HS 2 đọc 3 câu cuối).
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới, đó là vần oi – ây.
- 2 HS đọc bài.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại tựa bài.
2. Các hoạt động chủ yếu
HĐ 1. Chia sẻ và khám phá
- Mục tiêu: HS nhận biết vần oi, ây; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oi, ây.
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, cả lớp.
1.1 Dạy vần oi
- Ai đọc được vần mới này?
+ GV chỉ từng chữ o và i.
- Ai phân tích, đánh vần được vần oi?
- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:
oi
O
i
:o - i - oi / oi
Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì? 
- Chúng ta có từ mới : con voi
Trong từ con voi, tiếng nào có vần oi?
- Em hãy phân tích tiếng voi?
- GV chỉ mô hình tiếng voi , yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:
voi
V
oi
: vờ - oi - voi / voi.
1.2 Dạy vần ây
- Ai đọc được vần mới này?
+ GV chỉ từng chữ â và y.
- Ai phân tích, đánh vần được vần ây?
- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:
ây
Â
y
: â - y – ây / ây
- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì? 
- Chúng ta có từ mới : cây dừa.
Trong từ cây dừa, tiếng nào có vần ây?
- Em hãy phân tích tiếng cây?
- GV chỉ mô hình tiếng cột, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn
cột
C
ây
: cờ - ây – cây / cây.
1.3. Củng cố
- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? 
- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?
+ 1 HS đọc: o – i – oi
+ Cả lớp nói: oi
- Vần oi có âm o đứng trước, âm i đứng sau 
ð o - i - oi 
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn
- Tranh vẽ con voi.
- Tiếng voi có vần oi.
- Tiếng voi có âm v (vờ) đứng trước, vần oi đứng sau ð đánh vần, đọc trơn tiếng voi: vờ - oi - voi / voi.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn
+ 1 HS đọc: â - y – ây.
+ Cả lớp nói: ây.
- Vần ây có âm â đứng trước, âm y đứng sau 
ð â - y - ây.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
- Tranh vẽ cây dừa.
- Tiếng cây có vần ây.
- Tiếng cây có âm c (cờ) đứng trước, vần ây đứng sau ð đánh vần, đọc trơn tiếng cây: cờ - ây – cây / cây.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
- Vần oi, vần ây. Đánh vần: o – i - oi / oi; â – y - ây / ây.
- tiếng voi, tiếng dừa. Đánh vần : vờ - oi - voi / voi; cờ - ây – cây / cây.
HĐ 2. Luyện tập
- Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sói và dê. Viết đúng: oi, con voi, ây, cây dừa (trên bảng con).
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp.
2.1 Mở rộng vốn từ (BT 2)	 
- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần oi, tiếng có vần ây?
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.
- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.
- Yêu cầu HS làm vào VBT: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần oi, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần ây.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
2. 2 Tập viết
a) Yêu cầu HS đọc các vần, tiếng vừa học.
b) Viết vần: oi, ây.
- Vần oi: chữ o viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ o sang i.
- Vần ây: chữ â viết trước, chữ y viết sau. Chú ý nối nét từ â sang y.
Lưu ý: các con chữ cao 1 ô li.
c) Viết tiếng: (con) voi, cây (dừa)
- voi : viết v trước, oi sau.
- cây: viết c trước, ây sau.
- Nhận xét, sửa sai.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp đọc nhỏ.
- HS làm vào VBT: nhà ngói, chó sói, cấy lúa, đám mây, cái còi, nhảy dây.
- HS viết bảng con: oi, ây (2 lần). 
- HS viết: (con) voi, cây (dừa) (2 lần).
TIẾT 2
2.3 Tập đọc
2.3.1 Giới thiệu bài
- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.
- Trong tên bài, tiếng nào có vần vừa học?
- Yêu cầu HS quan sát tramh. Tranh vẽ cảnh gì?
2.3.2 Hướng dẫn HS luyện đọc
a) GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Luyện đọc từ ngữ: 
- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: gặm cỏ, thấy sói, ngay trước mặt, bình tĩnh nói, ngon miệng, lấy hết sức, vác gậy chạy lại, nện, nên thân.
- Giải nghĩa từ: thiêm thiếp (quá yếu mệt, nằm như không biết gì).
- Giải nghĩa từ: nện (đánh thật mạnh, thật đau).
c) Luyện đọc câu:
- Bài đọc có mấy câu?
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.
- Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp.
d) Thi đọc đoạn, bài:
- Chia bài làm 2 đoạn: 3 câu / 4 câu.
2.3.3 Tìm hiểu bài đọc
- Nêu yêu cầu: Các ý 1, 2 của truyện đã được đánh số. Cần đánh tiếp số thứ tự các ý 3, 4.
+ Nội dung tranh (1) là gì?
+ Nội dung tranh (2) là gì?
- Em hãy đánh tiếp số thứ tự các ý 3, 4 vào VBT.
- Gọi HS trình bày kết quả.
+ Nội dung tranh (1) là gì?
+ Nội dung tranh (2) là gì?
- Gọi 1 HS giỏi nói nội dung 4 tranh, tranh 3 nói trước tranh 4.
- Sói và dê.
- Tiếng Sói có vần oi.
- Tranh vẽ con sói bị người đuổi đánh và con dê.
- Lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- Lắng nghe.
- Bài đọc có 7 câu.
- HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại ðHS 2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại, tương tự với các câu còn lại.
- Đọc nối tiếp, đọc liền 2 đến 3 câu ngắn (cá nhân, cặp).
- Thi đọc theo nhóm, tổ.
+ (1) Sói sắp ăn thịt dê con. 
+ (2) Dê con nói muốn hát tặng sói một bài để sói ngon miệng.
- Số thứ tự đúng của các tranh là 1 – 2 – 4 – 3.
+ (4) Ông chủ nghe thấy chạy tới nện sói một trận nên thân. 
+ (3) “Dê con hét “be... be...” thật to.
- HS nói:
(1) Sói sắp ăn thịt dê con. 
(2) Dê con nói muốn hát tặng sói một bài để sói ngon miệng. 
(3) Dê con hét “be... be...” thật to.
(4) Ông chủ nghe thấy chạy tới nện sói một trận nên thân. 
3. Hoạt động nối tiếp:
- Tìm tiếng ngoài bài có vần oi, ây?
- Đặt câu với tiếng có vần oi/ây.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe, xem trước bài 101 (ôi, ơi).
- Vần oi (VD: giỏi, mỏi, củ tỏi...); có vần ây (VD: vây cá, cục tẩy, đấy...)
- Đặt câu.
 - Lắng nghe.
 - Lắng nghe.
BUỔI CIỀU
Tiếng việt
MỤC TIÊU:
* Phát triển năng lực ngôn ngữ 
- Tìm được đúng tiếng chứa vần mới học.
- Đọc trôi trảy bài đọc: Tập đọc Sói và dê
- Viết đúng các từ, câu trong phần luyện viết cỡ chữ nhỏ.
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
-Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi
-Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
*HSKT: Đọc theo bạn,viết theo mẫu GV viết.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - VBT Tiếng Việt 1, tập hai 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Ổn định: 
- Yêu cầu cả lớp hát tập thể bài hát “Chú ếch con’’
HS hát. 
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu trực tiếp 
2.2.Hướng dẫn ôn tập:
a. Đố em
-HS lắng nghe
Bài 1/1( Tập 2)
- GV nêu nội dung bài tập 1, gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
* HĐ nhóm đôi.
-HS quan sát tranh, nắm yêu cầu của bài tập.
-HS đọc yêu cầu 
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm Đố nhau :Tìm tiếng có vần anh, tìm tiếng có vần ach trong các từ đã cho
-Gọi đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
-GV nhận xét, nêu đáp án đúng
-HS thực hiện: Tiếng có vần oi: nhà ngói, chó sói, cái cồi
Tiếng có vần ây: cây lúa, đám mây, nhảy dây
Hỏi: Trong tiếng lịch có chứa vần nào?
Bài 2: Đánh số thứ tự 
- GV nêu yêu cầu
- HS đọc bài Sói và dê 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nêu nội dung từng bức tranh rồi sắp xếp theo thứ tự câu chuyện
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả
- HS làm việc nhóm 4
 b) Luyện đọc
- GV tổ chức cho học sinh luyện đọc bài Sói và dê 
- HS thực hiện nhóm 2
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc với nhau 
- GV tổ chức cho HS giúp đỡ bạn đọc bài
- HS học nhóm 2
*Hướng dẫn viết 
- GV hướng dẫn học sinh viết chữ cỡ nhỏ các từ: con voi, cây dừa
 GV lưu ý HS khoảng cánh giữa các tiếng trong 1 từ và 1 câu. 
- GV nhận xét và sửa bài của HS trên bảng.
- Cho HS luyện viết vở. Gv theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS. 
- Chữa bài- nhận xét.
-HS lắng nghe
- HS viết bảng.
- HS viết vở
- HS viết mỗi từ 3 dòng
3. Củng cố, dặn dò
-Em hãy nêu lại các nội dung đã ôn tập.
HS nêu lại.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực
-Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe.
 Toán
SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( Tiết 4 / trang 10 , 11 ) 
*HSKT: Tập đếm số lượng ,viết số theo mẫu GV viết.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4 phút
10 phút
15 phút
4 phút
Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng 
- GV giơ các bó que tính tương ứng với các chục ( 30 , 50 , 20 )
- GV quan sát, nhận xét, khen HS chơi tốt.
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá
* GV lấy 2 thẻ 1 chục que tính và 4 que tính rời .
- Trên tay trái cô có mấy chục que tính ?
Vậy cô có 2 chục ( GV bắn máy chiếu số 2 vào khung như trong SGK/ 10, vào cột chục )
- Trên tay trái cô có mấy que tính ?
- GV tiếp tục bắn MC 4 vào cột đơn vị .
- GV : Cô có 2 chục , 4 đơn vị , cô viết được số 24 ( GV bắn số 24 vào cột viết số )
- 24 : đọc là Hai mươi tư ( GV bắn máy chiếu vào cột đọc số )
* GV lấy 3 thẻ 1 chục que tính và 5 que tính rời .
- Cô có mấy chục và mấy đơn vị ?-
- Có 3 chục và 5 đơn vị , bạn nào có thể viết và đọc số cho cô ?
- GV lưu ý HS : Với số có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị là 5 thì đọc là : lăm
* GV lấy 7 thẻ 1 chục que tính và 1 que tính rời .
- Bạn nào viết và đọc số cho cô ?
- GV nhận xét , khen HS 
- GV lưu ý HS : Với số có hai chữ số mà hàng đơn vị là 1 , các em không đọc là một mà đọc là mốt : VD : Bảy mươi mốt 
- Tượng tự với 89 
- GV chốt : Khi đọc số có hai chữ số , các em đọc chữ số chỉ chục rồi mới đến chữ số chỉ đơn vị ,giữa hai chữ số phải có chữ mươi . 
- GV đưa thêm yc HS đọc : 67 , 31 , 55 , 23 , 69
GIẢI LAO 
3. Hoạt động 
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
- Quan sát tranh và dựa vào chữ ở dưới, thảo luận nhóm 2 tìm số đúng.
? Vì sao ở hình 4 em lại tìm được số 18.
? Vì sao ở hình cuối em lại tìm được số 25 .
- Bài củng cố KT gì ?
* Bài 2 :
- YC HS đọc yc bài 2 .
- GV bắn MC đáp án đúng .
- Đọc lại các số 
- Em có nhận xét gì về các số này
* Bài 3 :
- GV yc HS thảo luận nhóm 2 , đọc các số trên con chin cánh cụt 
- G nhận xét , chốt cách đọc số và khen HS .
4. Củng cố
- G nhận xét , khen HS .
- G nhận xét tiết học .
- H thi đua quan sát và viết nhanh số tròn chục vào bảng, mỗi lần đúng đươc 1 điểm .
- Có 2 chục que tính
- Có 4 que tính .
- Có 3 chục và 5 đơn vị .
- Viết số : 35 
Đọc số : Ba mươi lăm
- Viết số : 71 
Đọc số : Bảy mươi mốt 
- HS đọc nhóm đôi .
- HS đọc 67 : Sáu mươi bảy
 31 : Ba mươi mốt 
 55 : Năm mươi lăm 
 23 : Hai mươi ba 
 69 : Sáu mươi chín 
- HS khác nhận xét .
- HS thảo luận nhóm 2 nói các số mình vừa tìm được.
- HS nêu các số tìm được theo dãy. 
+ 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị
+ 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị
+ 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị
+ 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị
+ 69 gồm 6 chục và 9 đơn vị
+ 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị
HS1 : Vì có 1 túi quả 1 chục và 8 quả lẻ
HS 2 : Vì số đó gồm 1 chục và 8 đơn vị .
- Vì có 2 túi quả 1 chục và 5 quả lẻ .
- Củng cố KT : cấu tạo của số .
- H nêu yêu cầu : Số 
- H đọc các số theo thứ tự và tự tìm số còn thiếu .
- H trao đổi đáp án với bạn trong nhóm 2 .
- H nêu đáp án của mình .
a. 10 ,11 ,12 ,13 ,14 , 15 , 16, 17, 18, 19
b. 20 , 21 , 22 , 23 , 24 , 25 , 26 , 27 , 28 , 29
c . 90 , 91 , 92 ,93 ,94 ,95 ,96 , 97 ,98 ,99
- Đây là các số có hai chữ số .
- H nêu y/c 
- H đọc số trong nhóm 2 .
- H đọc số theo dãy trước lớp .
- H khác nhận xét .
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2021
Học vần
 Bài 101: ôi – ơi
I.MUC TIÊU 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
HS nhận biết vần ôi, ơi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôi, ơi.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng các tiếng có vần ôi, vần ơi.
Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ong và bướm.
Viết đúng: ôi, trái ổi, ơi, bơi lội (trên bảng con).
Học thuộc lòng bài thơ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
Qua bài tập đọc giúp HS rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề việc nào nên làm và không nên làm.
Qua nhân vật ong và bướm học sinh nhận biết được việc nào nên làm và không nên làm.
*HSKT: Đọc theo bạn,viết theo mẫu GV viết.
II. CHUẨN BỊ
- Bộ đồ dùng tiếng việt
 - VBT Tiếng Việt 1, tập hai 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS đọc bài tập đọc Sói và dê tr.15, SGK Tiếng Việt 2, tập hai).
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới, đó là vần ôi, ơi.
- Hát.
- 2 HS đọc bài.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại tựa bài.
2. Các hoạt động chủ yếu
HĐ 1. Khám phá
- Mục tiêu: HS nhận biết vần ôi, ơi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôi, ơi.
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, cả lớp.
1.1 Dạy vần ôi
- Gọi HS đọc được vần mới
+ GV chỉ từng chữ ô và i.
- Gọi HS phân tích, đánh vần vần ôi
- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:
Ôi
ô
I
:ô - i - ôi / ôi
Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ trái gì? 
- Chúng ta có từ mới : trái ổi.
- Trong từ trái ổi, tiếng nào có vần ôi?
- Em hãy phân tích tiếng ổi?
- GV chỉ mô hình tiếng ổi, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:
ổi
ô
I
: ô - i - ôi - hỏi - ổi / ổi
1.2 Dạy vần ơi
- Gọi HS đọc được vần mới.
+ GV chỉ từng chữ ơ và i.
- Gọi HS phân tích, đánh vần được vần ơi.
- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:
Ơi
ơ
I
:ơ - i - ơi / ơi
- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ hoạt động gì? 
- Chúng ta có từ mới : bơi lội.
- Trong từ bơi lội, tiếng nào có vần ơi?
- Em hãy phân tích tiếng bơi?
- GV chỉ mô hình tiếng bơi, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn
Bơi
b
Ơi
: bờ - ơi – bơi / bơi
1.3. Củng cố
- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? 
- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?
+ 1 HS đọc: ô - i – ôi
+ Cả lớp nói: ôi
- Vần ôi có âm ô đứng trước, âm i đứng sau ð ô - i - ôi.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
- Tranh vẽ hình trái ổi.
- Tiếng ổi có vần ôi.
- Tiếng ổi có âm ô đứng trước, âm i đứng sau ð đánh vần, đọc trơn tiếng ổi: ô - i – ôi - hỏi - ổi / ổi.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
+ 1 HS đọc: ơ - i – ơi
+ Cả lớp nói: ơi
- Vần ơi có âm ơ đứng trước, âm i đứng sau ð ơ - i - ơi.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
- Tranh vẽ bơi lội.
- Tiếng bơi có vần ơi.
- Tiếng bơi có âm b (bờ) đứng trước, vần ơi đứng sau ð đánh vần, đọc trơn tiếng bơi: bờ - ơi - bơi / bơi.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
- Vần ôi, vần ơi. Đánh vần: ô - i - ôi / ôi; ơ - i - ơi / ơi.
- tiếng ổi, tiếng bơi. Đánh vần: ô - i – ôi - hỏi - ổi / ổi; bờ - ơi - bơi / bơi.
HĐ 2. Luyện tập
- Mục tiêu: Ghép đúng chữ với hình. Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Nụ hôn của mẹ. Viết đúng: ôi, trái ổi, ơi, bơi lội (trên bảng con).
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp, thực hành, quan sát.
2.1 Mở rộng vốn từ 	 
- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần ôi, tiếng có vần ơi?
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.
- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.
- Yêu cầu HS làm vào VBT.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
Giải thích nghĩa từ rối nước: đó là con rối được làm bằng gỗ dùng để trình diễn múa rối nước. 
2. 2 Tập viết
a) YC HS đọc các vần, tiếng vừa học.
b) Viết vần: ôi, ơi.
- Vần ôi: chữ ô viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ ô sang i.
- Vần ơi: chữ ơ viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ ơ sang i.
Lưu ý: các con chữ cao 2 ô li.
c) Viết tiếng: (trái) ổi, (bơi) lội.
- ổi: viết ô trước, i sau, dấu hỏi đặt trên ô.
- bơi: viết b trước, ơi sau.
- Nhận xét, sửa sai.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp đọc nhỏ.
- HS làm vào VBT: Tranh 1 ghép với rối nước. Tranh 2 ghép với đĩa xôi. Tranh 3 ghép với cái chổi. Tranh 4 ghép với đồ chơi. Tranh 5 ghép với cái nồi. Tranh 6 ghép với phơi thóc.
- Sửa bài
- Lắng nghe.
- ôi, trái ổi, ơi, bơi lội.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS viết vào bảng con.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS viết vào bảng con.
Tiết 2
2.3 Tập đọc
2.3.1 Giới thiệu bài
- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.
- Yêu cầu HS quan sát tramh. Tranh vẽ cảnh gì?
2.3.2 Hướng dẫn HS luyện đọc
a) GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Luyện đọc từ ngữ: 
- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: bướm trắng, lượn vườn hồng, bay vội, rủ đi chơi, trả lời, việc chưa xong, chơi rong, không thích.
- Giải nghĩa từ: đi chơi rong nghĩa là đi chơi lang thang, không có mục đích. Suốt ngày rong chơi, chằng học hành gì.
c) Luyện đọc câu:
- Bài thơ có mấy dòng?
- GV chỉ 2 dòng thơ cho HS đọc vỡ.
- Đọc nối tiếp 2 dòng thơ.
d) Thi đọc đoạn, bài (mỗi đoạn 6 dòng)
2.3.3 Tìm hiểu bài đọc
- Nêu yêu cầu: chọn ý đúng.
- Yêu cầu HS làm vào VBT.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Nhắc lại kết quả.
2.3.3 HTL bài thơ.
- GV hướng dẫn học sinh học thuộc long bằng cách xóa dần từng chữ, chỉ giữ lại những chữ đầu dòng.
- Tổ chức HS thi đọc thuộc 6 dòng thơ đầu / 6 dòng thơ đầu / cả bài.
- Nhận xét.
- Ong và bướm.
- Tranh vẽ bướm đang bay lượn trong vườn hoa còn ong thì đang chăm chỉ lấy mật.
- Lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- Lắng nghe.
- Bài thơ có 12 dòng.
- HS 1 đọc 2 dòng, cả lớp đọc lại ðHS 2 đọc tiếp 2 dòng, cả lớp đọc lại, đến hết bài thơ.
- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).
- Thi đọc theo nhóm, tổ.
- HS đọc câu hỏi.
- HS trình bày.
- 1 HS hỏi, cả lớp trả lời.
- HTL bài thơ.
- Cá nhân thi HTL.
3. Hoạt động nối tiếp:
- YC HS tìm tiếng ngoài bài có vần ôi, ơi.
- YC HS đặt câu với tiếng tìm được.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về đọc bài Tập đọc cho người thân nghe., xem trước bài 102 (ui, ưi).
- HS nêu.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
	Toán
SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( Tiết 5 / trang 12 , 13 ) 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8 phút
8 phút
9 phút
9 phút
4 phút
Khởi động: * Trò chơi : Tìm nhanh số 
- G chuẩn bị sẵn các biển ghi các số ( 20 , 53 , 99 , 27 ) , chọn 2 đội chơi . Khi GV đọc số nào , HS tìm nhanh số đó và gắn lên bảng theo đội chơi của mình . Đội nào nhanh và đúng được nhiều sẽ giành chiến thắng .
- GV quan sát, nhận xét, khen HS chơi tốt.
- Giới thiệu bài.
2. Luyện tập 
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
- Quan sát tranh thảo luận nhóm 2 tìm số đúng .
? Số 36 gồm mấy chục và mấy đơn vị
? Vì sao ở phần c em lại tìm được số 59.
- Bài củng cố KT gì ?
* Bài 2 :
- YC HS đọc yc bài 2 .
- Hãy quan sát vào phần phân tích số và điền số vào dấu ? 
- GV bắn MC đáp án đúng .
+ Số 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị .
+ Số 64 gồm 6 chục và 4 đơn vị 
- Tương tự cố có các số sau : 90 , 18 , 55 . Hãy phân tích các số đó .
* Bài 3 :
- Thảo luận nhóm 2 tìm hình thích hợp với chim cánh cụt và ô chữ .
* Bài 4 :
- Đọc các số ?
- Trong các số đó 
a. Tìm các số có 1 chữ số .
b. Tìm các số tròn chục .
Vậy em có nhận xét gì các số còn lại : 44 , 55 .
3. Củng cố
- G nhận xét , khen HS .
- G nhận xét tiết học
- H thi đua chơi .
- H nêu yêu cầu : Số ?
- HS thảo luận nhóm 2 nói các số mình vừa tìm được .
- H nêu các số tìm được theo dãy . 
a. 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị
b. 36 gồm 3 chục và 6 đơn vị
c. 59 gồm 5 chục và 9 đơn vị
d.18 gồm 1 chục và 8 đơn vị
e. 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị
- Số 36 gồm 3 chục và 6 đơn vị 
HS1 : Vì có 5 chục que tính và 9 que tính lẻ
- Củng cố KT : cấu tạo của số .
- H nêu y/c 
- H làm bài .
- Đại diện nhóm trình bày 
+ Số 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị .
+ Số 64 gồm 6 chục và 4 đơn vị 
- H phân tích số 
- H nêu yc .
- H thảo luận nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày
+ Hình 1 - 21 - Hai mươi mốt 
+ Hình 2 - 36 - Ba mươi sáu 
+ Hình 3 - 28 - Hai mươi tám
+ Hình 4 - 15 - mười lăm
- H nêu y/c .
- H đọc các số.
- Các số tròn chục là : 30 , 50
- Các số có 1 chữ số là :1 , 2 , 8
- Đây là các số có hai chữ số giống nhau . 
ĐẠO ĐỨC
 BÀI 10: LỜI NÓI THẬT (Tiết 1)
 	I. MỤC TIÊU
	Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
 	- Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật .
	- Giải thích được vì sao phải nói thật.
	- Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác
- Đồng tình với những lời nói thật, không đồng tình với những lời nói dối . 
	 II. PHƯƠNG TIỆN
	- GV: SGK Đạo đức 1; sưu tầm câu chuyện có nội dung về việc dũng cảm nói thật; tranh câu chuyện Cậu bé chăn cừu
 - HS: SGK Đạo đức 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Trò chơi: Đoán xem ai nói thật
2. Khám phá
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh Cậu bé chăn cừu
Mục tiêu
- HS nhận diện tình huống có vấn đề liên quan đến việc cần nói thật
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo
 Cách tiến hành
- GV YC HS trao đổi theo nhóm đôi quan sát từng bức tranh, nêu nội dung chính trong mỗi bức tranh
- HD HS bình chọn nhóm kể chuyện hay
- GV có thể kể lại rõ ràng câu chuyện
- Nhận xét, khen ngợi
Hoạt động 2: Thảo luận
Mục tiêu
- HS giải thích được vì sao cần nói thật
Cách tiến hành
Nêu câu hỏi để HS trả lời
+ Vì sao khi chó sói xuất hiện, dân làng lại không đến giúp cậu bé?
+ Nói dối có tác hại gì?
+ Nói thật mang lại điều gì?
* GV tổng kết 3 nội dung HS vừa trình bày
Hoạt động 3: Xem tranh
Mục tiêu
- HS nêu được một số biểu hiện của nói thật
Cách tiến hành
Tranh 1:
- GV YC HS làm việc cá nhân quan sát tranh ở mục c trang 51 nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh
- GV nêu lại nội dung tình huống trong tranh rồi đưa ra câu hỏi: 
+ Bạn nam trong tranh nói như vậy là nói thật hay nói dối?
+ Em có đồng tình với việc làm của bạn nam không?
+ Theo em, cô giáo sẽ cảm thấy thế nào trước lời nói của bạn nam?
+ Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nam chưa? Em đã ứng xử như thế nào khi ấy?
* GV kết luận đối với tình huống trong tranh (tranh 1, 2, 3)
- Tổng kết bài học
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- YC HS đọc Lời khuyên SGK
- Dặn HS chuẩn bị: Phần Luyện tập và Vận dụng 
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp tham gia chơi
- Kể chuyện theo nhóm đôi, trình
 bày trước lớp
- Bình chọn
- HS lần lượttrình bày, HS khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Trình bày
- HS đọc Lời khuyên SGK
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2021
TẬP VIẾT:
(1 Tiết - sau bài 100, 101)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Viết đúng các vần oi, ây, ôi, ơi; các tiếng con voi, cây dừa, trái ổi, bơi lội - chữ thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét.
- Chữ viết rõ rang, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí.
*HSKT: Đọc theo bạn,viết theo mẫu GV viết.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết các vần, từ cần viết.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ 
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc và viết: máy bay
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
- GV treo bảng phụ giới thiệu nội dung bài học.
Hoạt động 2. Luyện tập:
Mục tiêu: viết đúng, đẹp các vầnvà tiếng.
Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, luyện theo mẫu. 
Các bước tiến hành:
a) Cho HS nhìn bảng đọc: oi, ây, ôi, ơi, con voi, cây dừa, trái ổi, bơi lội
b) Tập viết: oi, ây, con voi, cây dừa, 
- Cho HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần ui, ưi, từ ngọn núi, gửi thư.
- GV nhận xét.
- GV vừa viết từng chữ ghi vần, tiếng, vừa HD độ cao của các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.
- Cho HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập 1.
- Trước khi HS viết bài GV nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết và cách chữa lỗi trong bài.
c) Tập viết: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
GV HD tương tự phần b.
GV HD học sinh hoàn thành phần Luyện tập thêm.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn chậm, còn lúng túng.
- GV nhận xét.
3.Củng cố - chấm bài 
- GV nhận xét tiết học.
- GV cùng HS bình chọn những bạn viết sạch, đẹp nhất tiết học để tuyên dương.
- HS lên bảng đọc và viết: máy bay
- Lớp theo dõi nhận xét. 
- HS quan sát và lắng nghe.
Hình thức: cả lớp, cá nhân.
- HS quan sát và đọc các chữ trên bảng
- HS quan sát các chữ trên bảng lớp.
- Vần oi: chữ o viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ o sang i.
- Vần ây: chữ â viết trước, chữ y viết sau. Chú ý nối nét từ â sang y.
- cách viết chữ và đánh dấu thanh các từ ngọn núi, gửi thư.
 - HS theo dõi
- HS luyện viết các chữ vào bảng con.
- HS viết vở luyện viết.
- HS viết ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
 vào vở luyện viết.
- HS theo dõi bình chọn những bạn viết sạch, đẹp để GV nhận xét tuyên dương. 
Học vần
 Bài 104: ui– ưi
I.MUC TIÊU 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
HS nhận biết vần ui, ưi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ui, ưi.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng các tiếng có vần ui, vần ưi.
Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hạt nắng bé con.
Viết đúng: ui, ngọn núi, ưi, gửi thư (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ:
Qua hình ảnh hạt nắng giúp hs nhận biết cần phải quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.
*HSKT: Đọc theo bạn,viết theo mẫu GV viết.
II. CHUẨN BỊ
- Bộ đồ dùng tiếng việt
 - VBT Tiếng Việt 1, tập hai 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS đọc bài tập đọc Ong và bướm tr.17, SGK Tiếng Việt 2, tập hai).
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới, đó là vần ui, ưi.
- Hát.
- 2 HS đọc bài.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại tựa bài.
2. Các hoạt động chủ yếu
HĐ 1. Khám phá
- Mục tiêu: HS nhận biết vần ui, ưi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ui, ưi.
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, cả lớp.
1.1 Dạy vần ui
- Gọi HS đọc vần mới.
+ GV chỉ từng chữ u và i.
- Gọi HS phân tích, đánh vần vần ui
- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:
ui
u
i
:u - i - ui / ui
Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì? 
- Chúng ta có từ mới: ngọn núi.
- Trong từ ngọn núi, tiếng nào có vần ui?
- Em hãy phân tích tiếng núi?
- GV chỉ mô hình tiếng núi, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:
núi
n
ui
: n - ui - nui - sắt - núi / núi
1.2 Dạy vần ưi
- Gọi HS đọc vần mới
+ GV chỉ từng chữ ư và i.
- Gọi HS phân tích, đánh vần vần ưi.
- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:
ưi
ư
i
:ư - i - ưi / ưi
- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì? 
- Chúng ta có từ mới: gửi thư.
- Trong từ gửi thư, tiếng nào có vần ưi?
- Em hãy phân tích tiếng gửi?
- GV chỉ mô hình tiếng gửi, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn
gửi
g
ưi
: gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi / gửi
1.3. Củng cố
- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? 
- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?
+ 1 HS đọc: u - i – ui
+ Cả lớp nói: ui
- Vần ui có âm u đứng trước, âm i đứng sau ð u - i - ui.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
- Tranh vẽ ngọn núi.
- Tiếng núi có vần ui.
- Tiếng núi có âm n (nờ) đứng trước, vần ui đứng sau ð đánh vần, đọc trơn tiếng núi: nờ - ui - nui – sắt - núi / núi.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
+ 1 HS đọc: ư - i – ưi
+ Cả lớp nói: ưi
- Vần ưi có âm ư đứng trước, âm i đứng sau ð ư - i - ưi.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
- Tranh vẽ một bạn gái đang gửi thư.
- Tiếng gửi có vần ưi.
- Tiếng gửii có âm g (gờ) đứng trước, vần ưi đứng sau ð đánh vần, đọc trơn tiếng gửi: gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi / gửi.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
- Vần ui, vần ưi. Đánh vần: u - i - ui / ui; ư - i - ưi / ưi.
- tiếng núi, tiếng gửi. Đánh vần: nờ - ui - nui - sắt - núi / núi; gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi / gửi.
HĐ 2. Luyện tập
- Mục tiêu: Tìm đúng tiếng có ui và ưi. Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hạt nắng bé con. Viết đúng: ui, ngọn núi, ưi, gửi thư (trên bảng con).
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp, thực hành, quan sát.
2.1 Mở rộng vốn từ 	 
- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần ui, tiếng có vần ưi?
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.
- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.
- Yêu cầu HS làm vào VBT: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần ui, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần ưi.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
Giải thích nghĩa từ khung cửi: đó là vật dụng dùng để dệt vải. 
2. 2 Tập viết
a) YC HS đọc các vần, tiếng vừa học.
b) Viết vần: ui, ưi.
- Vần ui: chữ u viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ u sang i.
- Vần ưi: chữ ư viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ ư sang i.
Lưu ý: các con chữ cao 2 ô li.
c) Viết tiếng: (ngọn) núi, gửi (thư).
- núi: viết n trước, ui sau, dấu sắt đặt trên u.
- gửi: viết g trước, ưi sau, dấu hỏi đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_20_nam_hoc_2020_2021.doc