Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng

Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng

Chào cờ - Trang trí cây tri ân

Bài 58: ăn, ăt

Bài 58: ăn, ăt

Phép trừ trong phạm vi 6 (tiếp theo) (tiết 1)

Bài 59: ân - ât

Bài 59: ân - ât

 Tập viết

Bài 7: Thực hành: Quan sát cuộc sống xung quanh trường (T2)

Phép trừ trong phạm vi 6 (tiếp theo) (tiết 2)

Bài 60: en - et

Bài 60: en - et

Biết ơn thầy cô

Bài 6. Em tự giác làm việc của mình (Tiết 1)

Bài 61: ên - êt

Bài 61: ên - êt

Tập viết

Bài 7: Thực hành: Quan sát cuộc sống xung quanh trường (T3)

Luyện tập

Bài 62: Kể chuyện Sư Tử và Chuột Nhắt

Bài 63: Ôn tập

SHL - Em và các bạn đã làm gì để tỏ lòng

biết ơn thầy cô?

 

docx 33 trang thuong95 5140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 12
(Từ ngày 23/11/2020 đến ngày 27/11/2020)
Thứ ngày
Môn học
Tên bài dạy
Thứ hai
23/11/2020
1
HĐTN
Chào cờ - Trang trí cây tri ân
2
Tiếng việt
Bài 58: ăn, ăt 
3
Tiếng việt
Bài 58: ăn, ăt 
4
Âm nhạc
Thứ ba
24/11/2020
1
Toán
Phép trừ trong phạm vi 6 (tiếp theo) (tiết 1)
2
Tiếng việt
Bài 59: ân - ât 
3
Tiếng việt
Bài 59: ân - ât
4
Thể dục
5
Tiếng việt
 Tập viết
6
TNXH
Bài 7: Thực hành: Quan sát cuộc sống xung quanh trường (T2)
7
TCTV
Thứ tư
25/11/2020
1
Toán
Phép trừ trong phạm vi 6 (tiếp theo) (tiết 2)
2
Tiếng việt
Bài 60: en - et
3
Tiếng việt
Bài 60: en - et
4
HĐTN
Biết ơn thầy cô
5
Đạo đức
Bài 6. Em tự giác làm việc của mình (Tiết 1)
6
Mĩ thuật
7
Thể dục
Thứ năm
26/11/2020
1
Tiếng việt
Bài 61: ên - êt
2
Tiếng việt
Bài 61: ên - êt
3
Tiếng việt
Tập viết 
4
TNXH
Bài 7: Thực hành: Quan sát cuộc sống xung quanh trường (T3)
Thứ sáu
27/11/2020
1
Toán
Luyện tập 
2
Tiếng Việt
Bài 62: Kể chuyện Sư Tử và Chuột Nhắt
3
Tiếng Việt
Bài 63: Ôn tập
4
HĐTN
SHL - Em và các bạn đã làm gì để tỏ lòng
biết ơn thầy cô?
5
********************** 
Ngày soạn: 22/11/2020
Ngày dạy: Thứ hai, 23/11/2020
Buổi sáng 4 tiết
Lớp dạy: 1A1
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
TRANG TRÍ CÂY TRI ÂN
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Biết một hình thức thể hiện tình cảm của bản thân để tỏ lòng biết ơn thầy cô, đó là trang trí Cây tri ân bằng những bông hoa, tấm bưu thiếp tự làm với những lời hay, ý đẹp về thầy cô.
 - Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 là để tri ân thầy cô giáo
 II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường tổ chức cho HS trang trí Cây tri ân theo gợi ý dưới đây: 
- Mỗi khối lớp chuẩn bị 1 Cây tri ân, có thể là cây thật chậu cây cảnh) hoặc bức
tranh vẽ cây gắn trên bảng phụ (như SGK). 
– Mỗi HS mang những tấm thiếp, bài thơ, bài văn, lời chúc tốt đẹp dành tặng
thầy cô đã chuẩn bị sẵn để gắn lên Cây tri ân của khối lớp mình. 
- HS tham quan Cây tri ân của của các khối lớp (tổ chức theo kĩ thuật phòng tranh): Mỗi khối lớp cử một số bạn giới thiệu về Cây tri ân của khối lớp mình với các bạn, những HS còn lại đi quan sát, học tập, đánh giá về Cây tri ân của khối lớp khác. 
- HS chia sẻ về bài học các em rút ra được qua hoạt động trang trí và triển lãm Cây tri ân.)
********************** 
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Bài 58: ăn - ăt
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các vần ăn, ăt; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có các vần: ăn, ăt
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có các vần: ăn, ăt
- Đọc đúng bài Tập đọc: Ở nhà Hà ( Biết điền, đọc thông tin trong bảng)
- Viết đúng các vần: ăn, ăt, chăn, mắt.
 2. Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
* GDHS: tình yêu gia đình, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Máy chiếu hoặc tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ.
 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
* Kiểm tra 
- GV y/c HS đọc bài Tóm cổ kẻ trộm
-GV nhận xét đánh giá. 
2/ Hình thành kiến thức mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em cùng học vần mới: ăn, ăt.
2.2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1)
a, Dạy vần ăn:
-Chia sẻ: GV chỉ từng chữ và phát âm “ăn”
-Khám phá: GV đưa ra hình ảnh cái chăn
 +Đây là cái gì?
-Phân tích: Tiếng chăn có âm ch đầu, vần ăn sau.
-GV giới thiệu mô hình vần ăn
-GV giới thiệu mô hình tiếng chăn.
b, Dạy vần ăt:
- Chia sẻ: GV chỉ từng chữ, phát âm “ăt”
- Khám phá: GV đưa ra hình ảnh đôi mắt
 +Đây là gì?
- Phân tích: Tiếng mắt có âm đầu m, vần ăt, dấu sắc đặt trên chữ ă.
- GV giới thiệu mô hình vần ăt
- GV giới thiệu mô hình tiếng mắt
*Củng cố: các em vừa học vần mới và tiếng mới là gì?
-GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
3/ Thực hành – Luyện tập
3.1, Mở rộng vốn từ: ( BT2)
-GV nêu yêu cầu của bài tập: Tiếng nào có vần ăn? Tiếng nào vần ăt? 
-GV y/c HS đọc từ ngữ và quan sát tranh minh họa.
+Chim cắt: loài chim ăn thịt, nhỏ hơn diều hâu, cánh dài, nhọn, bay rất nhanh, có câu: Nhanh như cắt.
-GV y/c HS nối trong VBT
-GV y/c HS báo cáo 
-GV nhận xét, chốt đáp án.
-Gv chỉ từng từ.
-Ngoài những tiếng có vần ăn, ăt có trong SGK, các em hãy tìm những từ có vần ăn, ăt ngoài sách.
-GV tuyên dương.
3.2/, Tập viết: ( Bảng con - BT3 )
-GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và dùng bảng.
*GV viết bảng: ăn, ăt, chăn, mắt.
-GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng vừa hướng dẫn quy trình.
+ Vần ăn: viết ă trước, viết n sau.
+Vần ăt: viết ă trước, viết t sau.
+Chăn: Viết âm đầu ch trước, viết vần ăn sau
+Mắt: Viết âm đầu m trước, viết vần ăt sau, dấu sắc đặt trên chữ ă. 
- GV y/c HS thực hiện bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương.
*Củng cố:
- Gọi 2 HS đọc lại nội dung tiết 1
Tiết 2:
4/ Vận dụng:
4.1/Tập đọc (BT 3)
*Giới thiệu bài:
-GV: Nhà Hà có những ai?
-GV chỉ hình ảnh minh họa bài đọc: Mỗi người trong gia đình Hà đều có những công việc riêng trong ngày. Lịch làm việc buổi sáng của mỗi người thế nào, các em hãy lắng nghe.
*GV đọc mẫu
*Luyện đọc từ ngữ: giúp má, sắp có em, cho gà ăn, rửa mặt, dắt xe đi làm.
*Luyện đọc câu:
-GV Bài đọc có mấy câu?
-GV chỉ từng câu:
-GV y/c HS đọc tiếp nối.
-Thi đọc tiếp nối theo đoạn 3 đoạn theo cặp/ tổ.
-GV nhận xét, tuyên dương.
*Tìm hiểu bài đọc: 
-GV nêu y/c: Dựa vào bài đọc, điền miệng thông tin vào những chỗ trống có dấu ( .) để hoàn chỉnh bảng kể công việc của từng người trong nhà Hà.
-GV chỉ từng từ ngữ ( theo chiều ngang, từ trái sang phải )
-GV chỉ từng từ ngữ ( cả cột dọc và cột ngang)
-GV y/c HS làm bài
-GV chốt đáp án.
-GV: bài đọc giúp em hiểu điều gì?
-GV y/c cả lớp đọc lại bài học.
5/ Tìm tòi, sáng tạo
- Khắc sâu nội dung bài
- Nhận xét giờ
Hát
-2/3 HS đọc
- Nhận xét
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc nt: ăn
-Cả lớp: ăn
- HS quan sát
+ Cái chăn
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: ă-nờ-ăn/ăn.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp:chờ-ăn-chăn/ chăn.
-1 HS đọc: ăt
- Cả lớp: ăt
-HS quan sát
+ Đôi mắt 
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: ă-tờ-ăt/ ăt.
- HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: mờ-ăt-măt-sắc-mắt/ mắt.
-HS: vần ăn, ăt và tiếng chăn, mắt.
-Cả lớp đánh vần, đọc trơn.
-HS đọc từng từ ngữ, quan sát tranh.
-HS thực hiện làm bài tập trong VBT
-2 HS báo cáo.
- HS đọc đồng thanh: Tiếng cắt có vần ăt, tiếng sắn có vần ăn ..
-HS thi nhau tìm.
-HS lấy bảng con.
-Đọc đồng thanh.
-HS lắng nghe, quan sát
- HS viết bảng con
ăn chăn 
ăt mắt
- HS đọc bài.
HS quan sát
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc
-HS: 9 câu.
-HS/ cả lớp đọc.
-HS đọc tiếp nối cá nhân/ cặp.
-Các cặp/ tổ thi nhau đọc tiếp nối.
- Nhận xét tổ bạn.
-1 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc đồng thanh.
-1 HS làm mẫu: Má/ 6 giờ-sắp cơm/ 7 giờ-dắt xe đi làm.
-Cả lớp nhắc lại.
-HS làm bài vào VBT.
-1 HS nêu kết quả
-HS đọc đồng thanh đáp án
+Má / 6 giờ - sắp cơm/ 7 giờ- dắt xe đi làm.
+Hà/ 6 giờ- giúp má sắp cơm/ 7 giờ- ra lớp
+ Ba/ 6 giờ- cho gà ăn / 7 giờ- dắt xe đi làm.
+ Bà/ 6 giờ- rửa mặt cho bé Lê/ 7 giờ- đưa bé đi nhà trẻ.
-HS: Nhà Hà có 5 người. Ai cũng có công việc, ai cũng bận rộn.
-HS đọc đồng thanh 
-HS báo cáo kết quả
- HS nghe và thực hiện
********************** 
Tiết 4: Âm nhạc
(GV bộ môn)
********************** 
Ngày soạn: 22/11/2020
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 24/11/2020
Buổi sáng: 4 Tiết
Lớp dạy: 1A1
Tiết 1: Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo) (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
* Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập bảng trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các năng lực toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bộ đồ dùng. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong PV 6.
- HS: Bộ đồ dùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
- GV Cho học sinh chơi trò chơi“ Đố bạn”, để tìm kết quả của các phép trừ phạm vi 6 đã học.
- GV tổng kết trò chơi
- HS chơi trò chơi.
2. HĐ hình thành kiến thức
- GV hướng dẫn HS tìm kết quả của từng phép trừ trong phạm vi 6: 
1-1=0; 2-1=1; 3-1=2; 4-1=3; 5-1=4; 
6-1=5; .
- HS thảo luận theo cặp đôi: Bạn A rút một thẻ, đọc phép tính, đố bạn B nêu kết quả của phép tính.
-> Giáo viên chỉ vào từng bức tranh và nhấn mạnh các thuật ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước sau, ở giữa.
- Sắp xếp các thẻ phép trừ theo một quy tắc nhất định.
- GV giới thiệu bảng trừ trong phạm vi 6 và HD HS đọc các phép tính trong bảng.
- CN-N-L
+ Con có nhận xét gì về đặc điểm của các phép tính trong từng dòng?
- GV tổng kết: Dòng thứ nhất được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi 1; .; Dòng thứ sáu được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi 6.
- HS trả lời
3. Hoạt động thực hành luyện tập 
Bài 1. Tính nhẩm:
- HS nêu yêu cầu
- GV dành 1’ để HS tự nhẩm kết quả của các phép tính.
- Cá nhân nhẩm
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”
- HS chơi trò chơi
4-3=1
4-1=3
5-4=1
5-1=4
6-1=5
6-3=3
5-5=0
6-5=1
3-3=0
- GV nhận xét, củng cố
Bài 2. Tìm các phép tính có kết quả là 2:
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân
- Tìm kết quả các PT trừ
- Chọn các phép trừ có kết quả là 2.
4-2=2
5-3=2
3-1=2
6-4=2
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
- Chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, củng cố
- HS nêu miệng
- GV nhận xét, củng cố
- GV nhận xét, củng cố
4. Hoạt động vận dụng 
- Yêu cầu HS suy nghĩ một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong PV 6.
 - HS nêu tình huống, phép tính. 
- Nhận xét, tuyên dương.
5. tìm tòi, sáng tạo
- Bài học hôm nay em biết được điều gì?
- Về nhà tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để ngày mai chia sẻ với các bạn.
- HS trả lời
********************** 
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Bài 59: ân – ât
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các vần ân, ât; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có các vần: ân, ât
- Nhìn chữ, hoàn thành trò chơi: sút bóng vào khung thành có vần ân, vần ât
- Đọc đúng bài Tập đọc: Chủ nhật.
- Viết đúng các vần: ân, ât, cân, vật.
 2. Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
* GDHS: tình yêu gia đình, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Máy chiếu hoặc tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ.
 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Khởi động
* Kiểm tra bàu cũ
- GV y/c HS đọc bài Ở nhà Hà
-GV nhận xét đánh giá. 
2/ Hình thành kiến thức mới
2.1. Giới thiệu bài 
- Hôm nay các em cùng học vần mới: ân, ât
2.2 Chia sẻ và khám phá: ( BT1)
a, Dạy vần ân:
- Chia sẻ: GV chỉ từng chữ â, n
- Khám phá: GV đưa ra hình ảnh cái cân
 +Đây là cái gì?
-Phân tích: Tiếng cân có âm c đứng trước, vần ân đứng sau.
-GV giới thiệu mô hình vần ân
-GV giới thiệu mô hình tiếng cân.
b, Dạy vần ât:
-Chia sẻ: GV chỉ từng chữ â, t.
-Khám phá: GV đưa ra hình ảnh môn vật
 +Đây là bộ môn gì?
-Phân tích: Tiếng vật có âm đầu v, vần ât, dấu nặng đặt dưới chữ â.
-GV giới thiệu mô hình vần ât
-GV giới thiệu mô hình tiếng vật.
*Củng cố: các em vừa học vần mới và tiếng mới là gì?
-GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
3/ Thực hành luyện tập
3.1, Mở rộng vốn từ: ( BT2)
-GV nêu yêu cầu của bài tập: Sút bóng vào hai khung thành cho đúng.
-GV y/c HS đọc từ ngữ và quan sát tranh minh họa.
-Gv: Mỗi cầu thủ phải sút 7 trái bóng vào đúng khung thành: bóng có vần ân, sút vào khung thành vần ân, bóng có vần ât, sút vào khung thành vần ât. Ai sút nhanh, trúng là người thắng cuộc.
-GV y/c HS nối trong VBT
-GV y/c HS báo cáo 
-GV nhận xét, chốt đáp án.
-GV chỉ từng từ.
-Ngoài những tiếng có vần ân, ât có trong SGK, các em hãy tìm những từ có vần ân, ât ngoài sách.
-GV tuyên dương.
3.2/Tập viết: ( Bảng con-BT3 )
-GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và dùng bảng.
*GV viết bảng: ân, ât, cân, vật.
-GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng vừa hướng dẫn quy trình.
+ Vần ân: viết â trước, viết n sau.
+Vần ât: viết â trước, viết t sau.
+Cân: viết âm c trước, vần ân sau.
+Vật: viết âm v trước, vần ât sau, dấu nặng đặt dưới chữ â. 
-GV y/c HS thực hiện bảng con.
-GV nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
4/ Vận dụng
4.1, Tập đọc: ( BT4) 
*Giới thiệu bài:
-GV chỉ hình ảnh minh họa bài đọc: Bài đọc kể về một ngày chủ nhật ở gia đình bạn Bi, những việc mỗi người trong gia đình Bi làm vào ngày hôm đó.
*GV đọc mẫu
*Luyện đọc từ ngữ: chủ nhật, phở bò, giặt giũ, rửa mặt, phụ, rửa bát, gật gù.
+Phụ: giúp đỡ người khác.
*Luyện đọc câu:
-GV : Bài đọc có mấy câu?
-GV chỉ từng câu:
-GV y/c HS đọc tiếp nối.
-Thi đọc tiếp nối theo đoạn 3 đoạn theo cặp/ tổ.
-GV nhận xét, tuyên dương.
4.2/Tìm hiểu bài đọc: 
-GV nêu y/c: Ghép đúng các từ ngữ nói đúng về công việc ngày chủ nhật của bé Bi, bé Li.
-GV chỉ từng từ ngữ.
-GV y/c HS làm bài
-GV chốt đáp án.
-GV: Bài đọc giúp em hiểu điều gì?
-GV y/c cả lớp đọc lại bài học.
5/ Tìm tòi, sáng tạo
- GV tổng kết bài 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
Hát
-2/3 HS đọc
- Nhận xét
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc: â-nờ-ân/ân
-Cả lớp: ân
-HS quan sát
+ Cái cân
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: â-nờ-ân/ân.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp:cờ-ân-cân/ cân.
-1 HS đọc: â-t-ât/ăt
-Cả lớp:ât
-HS quan sát
+ Môn vật 
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: â-tờ-ât/ ât.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: vờ-ât-vât-nặng-vật.
-HS: vần ân, ât và tiếng cân, vật.
-Cả lớp đánh vần, đọc trơn.
-HS đọc từng từ ngữ, quan sát tranh.
-1 HS làm mẫu.
-HS thực hiện làm bài tập trong VBT
-2 HS báo cáo.
- HS đọc đồng thanh: Tiếng đất có vần ât, tiếng sân có vần ân 
-HS thi nhau tìm.
-HS lấy bảng con.
-Đọc đồng thanh.
 ân cân 
 ât vật
-HS lắng nghe, quan sát
-HS thực hiện viết bảng con 2-3 lần.
-HS giơ bảng.
-HS quan sát tranh, lắng nghe.
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc từ ngữ.
-HS: 10 câu.
-HS/ cả lớp đọc.
-HS đọc tiếp nối cá nhân/ cặp.
-Các cặp/ tổ thi nhau đọc tiếp nối.
- Nhận xét tổ bạn.
-1 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc đồng thanh.
-HS làm bài vào VBT.
-1 HS nêu kết quả
-HS đọc đồng thanh đáp án
+a-2: Bi cho gà ăn, phụ bố rửa bát.
+b-1: Bé Li rửa mặt, rửa chân cho búp bê.
-HS: Ngày chủ nhật, Gia đình Bi mỗi người một việc nhưng không khí rất vui vẻ.
-HS đọc đồng thanh 
- HS nghe, ghi nhớ
**********************
Tiết 4: Thể dục
(gv bộ môn dạy)
*********************
Buổi chiều: 3 tiết
Tiết 1: Tập viết
TẬP VIẾT ( sau bài 58, 59)
I. MỤC TIÊU
 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Tô đúng, viết đúng các vần: ăn, ăt, ân, ât, các từ: chăn, măt, cân, vật- chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đặt đúng vị trí, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết 1, tập một.
 2. Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
- Rèn HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Máy chiếu, mẫu chữ.
 - HS: SGK, vở luyện viết 1, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động .
2/ Khám phá – Luyện tập
2. 1. Giới thiệu: 
- GV nêu mục tiêu tiết học 
2. 2. Luyện tập – vận dụng
a,GV giới thiệu : ăn, chăn, ăt, măt, ân, cân, ât, vật
b,Tập tô, tập viết: ăn, ăt, chăn, mắt.
-GV vừa viết mẫu lại từng tiếng vừa hướng dẫn cách viết:
+ Vần ăn: viết ă trước, viết n sau.
+ Từ chăn: viết âm ch trước, viết vần ăn sau.
+Vần ăt: viết ă trước, viết t sau.
+ Từ mắt: Viết âm m trước, vần ăt sau, dấu sắc đặt trên chữ ă.
- GV y/c HS thực hành viết.
- GV hướng dẫn, giúp đỡ HS kết hợp nhận xét đánh giá.
c, Tập viết: ân, ât, cân, vật.
- GV y/c HS đọc các chữ cần viết.
-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+Vần ân: viết â trước viết n sau. 
+Từ cân: viết âm c trước viết vần ân sau.
+Vần ât: viết â trước, viết t sau.
+Từ vật: viết âm v trước, viết vần ât sau, dấu nặng đặt dưới chữ â.
- GV y/c HS viết bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS, đánh giá, tuyên dương các em viết đẹp.
3/ Tổng kết tiết học
- GV tổng kết bài 
- Nhận xét tiết học.
Hát
-HS nhìn bảng,đọc
 -HS đọc: ăn, ăt, chăn, mắt.
-HS nói độ cao, cách viết các con chữ.
-HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện viết ( 2 lần)
-1 Hs đọc bài.
-HS nói độ cao, cách viết các con chữ.
-HS quan sát lắng nghe.
- HS thực hiện viết ( 2 lần)
- Nghe thực hiện 
********************* 
Tiết 2: Tự nhiên và Xã hội
THỰC HÀNH
QUAN SÁT CUỘC SỐNG XUNG QUANH TRƯỜNG ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
 * Về nhận thức khoa học:
- Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toà nhà, đường phố, ... xung quanh trường học. 
 - Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở quanh trường bằng những hình thức khác nhau ( vẽ, viết, đóng vai, ... ) .
 - Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát. 
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
-Biết cách quan sát, ghi chép và trình bày kết quả quan sát.
 * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Định vị được mình đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học.
* Tích hợp giáo dục địa phương: Biết được tên gọi, một số cảnh quan thiên nhiên nơi em ở.
. II. ĐỒ DÙNG
- GV: Các Phiếu quan sát ( theo SGK ). 
- Giấy A0, giấy màu, bút màu, băng keo, kéo. 
- HS: VBT Tự nhiên và Xã hội 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Tiết 2: Quan sát cuộc sống xung quanh trường
Mục tiêu: - Tập trung quan sát những gì nhóm phân công
 - Hoàn thiện được phiếu quan sát.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GTB – ghi bảng
2. Luyện tập và vận dụng 
* Cách tiến hành 
- GV HD HS đi theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ quan sát hiện trường theo sự phân công của nhóm. 
- Trong quá trình đi tham quan HS cần tập trung theo sự HD của GV
-- GV bao quát hoạt động của các nhóm, hỗ trợ hướng dẫn thêm các em. 
- Hết thời gian, GV tập hợp HS và dẫn các em trở lại trường. 
- GV nhận xét quá trình tham quan
* GV giới thiệu cho các em tên xã, cảnh rừng cọ, đồi chè của địa phương.
. 3. Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Hát
- HS đi tham quan theo sự hướng dẫn của GV
- HS nghe, ghi nhớ
- HS lắng nghe
*********************** 
Tiết 3: Tăng cường Tiếng Việt
Rèn đọc, viết những vần đã học
********************* 
Ngày soạn: 22/11/2020
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 25/11/2020
Buổi sáng: 4 tiết
Lớp dạy: 1A1
Tiết 1: Toán
I. MỤC TIÊU
* Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập bảng trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các năng lực toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bộ đồ dùng. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong PV 6.
- HS: Bộ đồ dùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động
Kiểm tra : Kết hợp trong bài giảng
2/ Thực hành, luyện tập
Bài 3. Nêu các phép tính còn thiếu:
- Hát
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Thực hiện theo nhóm 4.
- Chia sẻ trước lớp:
1-1
2-1
3-1
4-1
5-1
6-1
2-2
3-2
4-2
5-2
6-2
3-3
4-3
5-3
6-3
4-4
5-4
6-4
5-5
6-5
6-6
- GV nhận xét, củng cố
Bài 4. Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu
- HS nêu miệng
- GV nhận xét, củng cố
Bài 5. 
a. Số?
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thực hiện bảng con
- HS thực hiện trên bảng con
5; 5-1=4; 4-2=2; 2-2=0
b. Xem tranh rồi tập kể chuyện theo mỗi phép tính trên.
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 2.
- GV nhận xét, củng cố
VD tranh 2: Bạn Huy thổi được 5 quả bóng. Sau đó 1 quả bóng bị vỡ. Bạn Huy còn bao nhiêu quả bóng chưa vỡ.
4. Hoạt động vận dụng 
- Yêu cầu HS suy nghĩ một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong PV 6.
 - HS nêu tình huống, phép tính.
- Nhận xét, tuyên dương.
5. Tìm tòi, sáng tạo
- Bài học hôm nay em biết được điều gì?
- Về nhà tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để ngày mai chia sẻ với các bạn.
- HS trả lời
********************* 
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Bài 60: en – et
 I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các vần en, et ; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có các vần: en, et
- Làm đúng trò chơi xếp trứng vào hai rổ có vần en và vần et.
- Đọc đúng bài Tập đọc: Phó Lò Rèn
- Viết đúng các vần: en, et, xe ben, vẹt.
 2. Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
* GDHS: Tình yêu quê hương đất nước, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Máy chiếu hoặc tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ.
 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động 
*KTBC
- GV y/c HS đọc bài Chủ nhật
-GV nhận xét đánh giá. 
2/ Hình thành kiến thức mới
2.1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em cùng học vần mới: en, et
2.2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1)
a, Dạy vần en:
- Chia sẻ: GV chỉ từng chữ e, n
- Khám phá: GV đưa ra hình ảnh xe ben
 +Đây là cái gì?
- Phân tích: Tiếng ben có âm b đầu, vần en sau.
- GV giới thiệu mô hình vần en
- GV giới thiệu mô hình tiếng ben
b, Dạy vần et:
-Chia sẻ: GV chỉ từng chữ e, t.
-Khám phá: GV đưa ra hình ảnh con vẹt
 +Đây là con gì?
-Phân tích: Tiếng vẹt có âm đầu v, vần et, dấu nặng đặt dưới chữ e.
-GV giới thiệu mô hình vần et
-GV giới thiệu mô hình tiếng vẹt.
*Củng cố: các em vừa học vần mới và tiếng mới là gì?
-GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
3/ Thực hành – Luyện tập
3.1, Mở rộng vốn từ: ( BT2)
-GV nêu yêu cầu của bài tập: xếp trứng vào hai rổ cho đúng.
-GV y/c HS đọc từ ngữ và quan sát tranh minh họa.
-GV: Mỗi HS phải xếp nhanh 6 quả trứng vào rổ vần tương ứng: trứng có vần en vào rổ vần en, trứng có vần et vào rổ vần et.
- GV y/c HS nối trong VBT
- GV y/c HS báo cáo 
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- GV chỉ từng từ.
-Ngoài những tiếng có vần en, et có trong SGK, các em hãy tìm những từ có vần en, et ngoài sách.
- GV tuyên dương.
3.2/ Tập viết: ( Bảng con-BT3 )
-GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và dùng bảng.
*GV viết bảng: en, et, xe ben, vẹt
-GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng vừa hướng dẫn quy trình.
+ Vần en: viết e trước, viết n sau.
+Vần et: viết e trước, viết t sau.
+Xe ben: Viết âm x trước âm e sau/ viết âm b trước, vần en sau.
+Vẹt: viết âm v trước, vần et sau, dấu nặng đặt dưới chữ e. 
-GV y/c HS thực hiện bảng con.
-GV nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
4/ Vận dụng
4.1, Tập đọc: ( BT4) 
*Giới thiệu bài:
-GV chỉ hình ảnh minh họa bài đọc: Bài đọc cho các em biết một vài đặc điểm của phố, của nghề rèn.
*GV đọc mẫu.
+Các em có biết thợ rèn làm ra những gì không?
+Thợ rèn nung sắt trong than đỏ rực cho sắt mềm ra rồi dùng búa đập mạnh, dát mỏng, làm lưỡi dao, . Xưa, cả phố của Bi làm nghề rèn. Giờ chỉ còn năm ba nhà làm nghề rèn.
*Luyện đọc từ ngữ: lò rèn, dăm nhà, phố xá, san sát, đỏ lửa, chan chát, phì phò, khét lẹt.
+Dăm: vài nhà, năm nhà.
+San sát: Rất nhiều nhà và liền nhau như không còn khe hở.
*Luyện đọc câu:
-GV: Bài đọc có mấy câu?
-GV chỉ từng câu:
-GV y/c HS đọc tiếp nối.
+GV HD ngắt nghỉ hơi: Giữa phố xá nhà cửa san sát/ mà lò rèn đỏ lửa như ở chợ quê.
-Gv nhận xét, đánh giá.
-Thi đọc tiếp nối theo đoạn 2 đoạn theo cặp/ tổ.
-GV nhận xét, tuyên dương.
1 HS đọc cả bài.
4.2/ Tìm hiểu bài đọc: 
- GV nêu y/c: 
- GV chỉ từng từ ngữ của mỗi ý.
- GV y/c HS làm bài
- GV chốt đáp án.
- GV: Bài đọc giúp em hiểu điều về nghề rèn gì?
- GV y/c cả lớp đọc lại bài học.
5/ Tìm tòi, sáng tạo
- GV tổng kết bài 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
- Hát
-2/3 HS đọc
- Nhận xét
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc: e-nờ-en/en
-Cả lớp: en
-HS quan sát
+ xe ben
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: e-nờ-en/en.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp:bờ-en-ben/ ben.
-1 HS đọc: e-t-et/et
-Cả lớp:et
-HS quan sát
+ Con vẹt 
- HS thực hiện
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: e-tờ-et/ et.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: vờ-et-vet-nặng-vẹt.
-HS: vần en, et và tiếng xe ben, vẹt
- Cả lớp đánh vần, đọc trơn.
-HS đọc từng từ ngữ, quan sát tranh.
-1 HS làm mẫu.
-HS thực hiện làm bài tập trong VBT
-2 HS báo cáo.
- HS đọc đồng thanh: Tiếng đèn có vần en, ...
-HS thi nhau tìm.
-HS lấy bảng con.
-Đọc đồng thanh.
-HS lắng nghe, quan sát
en xe ben 
et vẹt 
-HS thực hiện viết bảng con 2-3 lần.
-HS giơ bảng.
-HS quan sát tranh, lắng nghe.
-HS lắng nghe
+Thợ rèn làm ra dao, kiếm, cuốc, xẻng .
-HS luyện đọc.
-HS: 7 câu.
-HS/ cả lớp đọc.
-HS đọc tiếp nối cá nhân/ cặp.
-HS luyện đọc.
-Nhận xét bạn đọc.
-Các cặp/ tổ thi nhau đọc tiếp nối.
- Nhận xét tổ bạn.
-1 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc đồng thanh.
-HS làm bài vào VBT.
-1 HS nêu kết quả
-HS đọc đồng thanh đáp án
+ Ý a: Sai
+Ý b: Đúng.
-Cả lớp nhắc lại ý b: Lò rèn ở phố đỏlửa như ở chợ quê.
-HS: Nghề rèn có cả ở thành phố, mặc dù còn ít nhà làm.
-HS đọc đồng thanh 
- HS nghe và thực hiện
******************** 
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
BIẾT ƠN THẦY CÔ
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động: 
- HS có thể thể hiện tình cảm và lòng biết ơn thầy cô giáo bằng những việc làm cụ thể như: tự làm được tấm thiếp, tự vẽ bức tranh tặng các thầy cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ làm thủ công như kéo, giấy màu, keo dán, sáp màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định: 
- Hát
- Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta thực hiện tiết cuối cùng của chủ đề Biết ơn thầy cô.
- Lắng nghe
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
*Mục tiêu: 
- HS có thể thể hiện tình cảm và lòng biết ơn thầy cô giáo bằng những việc làm cụ thể như: tự làm được tấm thiếp, tự vẽ bức tranh tặng các thầy cô.
Hoạt động 1. Làm thiếp tặng thầy cô
Mục tiêu: HS tự làm được tấm thiệp tặng các thầy cô giáo để thể hiện để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của bản thân với thầy cô giáo.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận về các nội dung:
+ Công lao của thầy cô giáo đối với các em HS.
 + Vì sao HS phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo? 
+ Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo? 
- GV hướng dẫn để HS làm các tấm bưu thiếp tặng thầy cô giáo theo gợi ý: 
+ Trang trí tấm bưu thiếp bên ngoài như thế nào?
+ Em sẽ viết gì bên trong tấm bưu thiếp? 
- GV cho HS xem mẫu một số tấm bưu thiếp tặng thầy cô giáo.
- Cho HS thực hành làm bưu thiếp
- Làm việc theo nhóm 4
- Cùng thảo luận nội dung, hình thức trình bày bưu thiếp theo gợi ý của GV.
- HS quan sát.
- Thực hành theo nhóm
*GV kết luận.
- Có nhiều hình thức thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo như lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy cô, chăm ngoan học giỏi hoặc em tự làm một sản phẩm ý nghĩa như tấm bưu thiếp, bức tranh để tặng thầy cô. 
- Theo dõi, lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2. Chúc mừng thầy cô
* Mục tiêu: HS thể hiện tình cảm của bản thân với thầy cô giáo qua hoạt động gặp gỡ, chúc mừng, tặng thiếp thầy cô.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ: 
+ Khi tặng thiệp cho thầy cô em sẽ nói gì?
- GV tổ chức cho HS tự tặng các tấm bưu thiếp mà em đã làm cho các thầy cô giáo vào giờ nghỉ giải lao, hoặc cuối giờ học.
 - Tổ chức cho HS chia sẻ về cảm xúc của em khi tặng thiếp thầy cô
- Làm việc theo nhóm thảo luận và chia sẻ trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp.
* Kết luận: 
- Để thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo và những người thân yêu, em có thể tặng các món quà đơn giản nhưng ý nghĩa, kèm theo cách biểu lộ tình cảm hợp lí và thái độ chân thành.
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà chia sẻ với người thân về tấm thiếp, bức tranh tự làm để tặng các thầy cô.
- Lắng nghe
******************* 
Buổi chiều: 3 tiết
Tiết 1: Đạo đức
Bài 5: CHĂM SÓC BẢN THÂN KHI BỊ ỐM (Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nhận biết được các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm. 
- Nêu được vì sao cần tự chăm sóc bản thân khi bị ốm. 
- Tự làm được những việc làm vừa sức để chăm sóc bản thân khi bị ốm. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, SGV, hình ảnh
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống
Mục tiêu:HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù họp khi bị ốm. HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp. 
Cách tiến hành:
GV giới thiệu rõ nội dung ba tình huống

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_canh_dieu_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_ng.docx